Chương 11: Học viết

Khổ Qua được mọi người đưa về, và dạy dỗ cho 1 trận về chuyện tự ý đi ra ngoài hồ nước đó. Bác Hai vẫn cực kỳ nhẹ tay, không đánh đòn cậu. Sáu đứa nhỏ được gọi lại tập trung 1 chỗ:

- Kể từ bây giờ, thời khóa biểu của các con đã có. Sáng dậy từ 5 giờ, có 15 phút thu xếp chăn gối, vệ sinh cá nhân. Đúng 5 giờ 20 phải có mặt tại sân lớn rèn thân thể, luyện võ rồi. Đúng 6 giờ là vào ăn sáng. Khi vào thời gian các con đi học trên trường thì thời gian đọc kinh dời vào buổi tối 8h. Rõ chưa

- Dạ, dạ

- Các con ngay từ bây giờ đã là các ấu sĩ, được đặt dưới sự giám sát và kỷ luật chặt chẽ. Và ta cũng nói luôn, 1 người phạm tội thì toàn phòng chịu phạt. 1 người vì mọi người, chứ không có chuyện mọi người vì 1 người đâu. Nhắc lại lời ta

- 1 người vì mọi người, kỷ luật thép, kỷ luật thép

Thấy đám nhỏ đã đứng trước mặt, ngẩng cao đầu và mặt mũi đứa nào cũng cực kỳ nghiêm túc làm cho ông nhớ lại thời gian mình còn nhỏ, cũng được các vị tiền bối đời trước dạy dỗ. Ngày hôm sau, đúng 5 giờ thì tiếng chuông ngân lên làm 5 đứa nhỏ còn ngái ngủ bật dậy mở mắt ra. Chúng gấp rút thu gấp chăn màn, đứa nào đứa nấy cực kỳ hào hứng về ngày đầu tiên đi học của mình. Khi chúng đứng ra sân đá, trời vẫn còn lạnh làm đứa nào cũng run rẩy, nhưng trước mắt chúng là chú Tư. Chú Tư mặc võ phục cổ truyền đen, chân bó vải, tay cầm 1 cây roi rõ dài, rõ to và nhìn chúng:

- Làm việc gì cũng cần có sức khỏe cường tráng, phải rèn thể, luyện võ để có sức tự bảo vệ mình NÀO, có thấy lạnh không?

- Dạ có, có, ó, ó

- Phải khởi động cho nóng người. Nhìn theo ta mà làm theo. Bài khởi động buổi sáng bắt đầu, dứt khoát lên

- Dạ

Sáu đứa nhỏ được chú Tư rèn cho thể lực, chú Tư nghiêm khắc cầm roi đánh vào tay từng đứa:

- Nâng cao tay lên, lưng thẳng, chân bằng vai

Kết thúc bài khởi động, chú Tư nhìn đám nhỏ vẫn còn chưa đủ nóng người, chú Tư cầm roi quất vào mông. Chúng kêu lên đau:

- Oai oái oái

- Biết vì sao, bị ăn đòn không

- Tụi con không biết?

- Ta đánh vì tinh thần không tự giác. Khởi động chưa nóng người mà đứng đực. Mỗi đứa chạy 10 vòng sân đá. Nhanh lên

- Dạ, dạ

Đám nhỏ bị phạt chạy 10 vòng quanh sân đá, mồ hôi đổ ra đầm đìa, kèm theo đó là tiếng thở hổn hển đầy mệt nhọc. Thấy chúng chuẩn bị ngồi xuống thì lại bị ăn đòn roi:

- Vừa chạy xong thì không được ngồi sẽ gây ép tim, cực kỳ nguy hiểm, đã có nhiều trường hợp chết người đó. Thả lỏng đi bộ cho chú

- Dạ

Đôi chân dù mềm nhũn, run run vì căng cứng sau thời gian chạy lâu. Mũi đứa nào cũng phồng to vì mệt, tham lam hít thở. chú Tư làm chúng nóng người xong thì hô to:

- Chú ý, tập hợp thành hàng ngang.

- Rõ

Đám nhỏ nuốt nước bọt, hơi sợ vì nghĩ sẽ ăn đòn. chú Tư đứng ở giữa, giọng hô to lên:

- Bài tập đầu tiên, tụi bây cần học, ghi nhớ cho rõ, ngày nào cũng luyện cho nắm vững, thuộc nhuyễn như cháo. Hôm nay, chú dạy Mạ

- Hả, mạ là gì chú

- Là đi cấy mạ ở ruộng đó hở chú Tư?

Đám nhỏ nhao nhao lên thắc mắc. Chú Tư hắng giọng rồi giảng giải cho chúng về mạ, "Mạ" là bài tập gồm 1 số "bộ" độc lập, không liên kết thành bài liên hoàn và tập không có dụng cụ hỗ trợ. Mỗi bộ gồm 1 số động tác được thực hành lặp đi lặp lại rất nhiều lần, có mục đích rèn luyện sự cứng chắc của từng bộ phận tay và chân. Thật ra, khi luyện tay, chân theo phương pháp này thì "do phối hợp với hít sâu, thở mạnh và có độ gồng khi phát đòn cộng với phát lực mà các bộ phận cơ thể như ngực, lưng, hông, bụng đều tăng dần sự cứng chắc và sức chịu đựng nội hàm qua thời gian rèn luyện". Chính vì vậy, có thể nói rằng "Mạ" là phương pháp tập nội lực đơn giản rất đặc trưng của võ Ta. Nhìn vào động tác tập thì thấy rất đơn giản, tưởng chừng như bài tập chẳng mang lại tác dụng gì mấy, nhưng thật ra, kết quả rất khó lường. Kết quả đó có được là do lối tập ngày xưa tuân thủ khuôn phép chặt chẽ, dựa trên sự tự giác của người học trò và sự nghiêm khắc của ông thầy võ. Cả sân đá vang to lên những tiếng hô dứt khoát, non nớt của đám trẻ:

- HÔ HA,HA HÔ, HỪ, YA, YA, YA

Khi tiếng chuông điểm 6 giờ thì buổi luyện của chúng kết thúc, 6 đứa tuy mệt vẫn cố đi ra nhà ăn tập thể. Mỗi đứa đều có 1 bữa khuya ăn, bên trong là cơm, thịt, rau, canh, cùng với trái cây. Khổ Qua vừa ăn vừa nói:

- Tập xong, đói ăn ngon miệng thiệt mấy anh hể?

Khổ Qua ăn xong thì kèm theo đó là 1 chén thuốc bồi bổ cơ thể, sau lúc rèn luyện võ nghệ thì sức hấp thụ của con người rất tốt. Ăn xong là lúc đi lên đại điện để học. Ai nấy ngồi vào vị trí tạo thành hình vòng cung quanh chiếc bảng đen. ông Thượng hôm nay đứng lớp dạy chúng, tay vẫn cầm chiếc roi dài lăm lăm đánh lỗi:

- Hôm nay, ta sẽ dạy cho các con tập viết. Nét chữ là nét con người. Chữ đẹp, vuông vức, ngay thẳng. Hôm trước các con học về sử Việt, cho ta biết chúng ta dùng bao nhiêu loại chữ viết? Ta chỉ ai thì người đó trả lời?

ông Thượng định chỉ vào Khổ Qua, nhưng nghĩ cậu là kém nhất nên đành đổi sang anh hai Thiên:

- Dạ, thưa ông Thượng. Thời gian đầu, chúng ta dùng chú Tượng hình, sau đó là dùng các loại chữ cổ ký hình. Vào thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, chúng ta vừa dùng chữ Hán, nhưng vẫn tiếp tục lưu giữ chữ cổ. Vào đầu thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 20, thì chữ Nôm được phát triển và dùng rộng rãi. Chữ Quốc ngữ được hình thành bởi các tu sĩ Dòng Tên trong quá trình truyền đạo Công giáo tại Việt Nam đầu thế kỷ 17 dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha.

- Ừm, tốt lắm

ông Thượng gật đầu hài lòng:

- Ngoài các loại chữ viết đó, thì chúng ta cũng để thất truyền các bộ ký tự, chú Tượng hình thời thượng cổ.Và hiện giờ, đất nước dùng chữ quốc ngữ làm chủ yếu. Tuy nhiên, chúng ta đã biết về lịch sử thì không được phép quên. Hôm nay, ta sẽ bắt đầu học về cổ tự và chú Tượng hình trước. Đây là kỳ công lưu giữ từ nhiều đời của tổ tiên, các con chớ có xem thường. Người Việt đã phát minh ra cổ tự để ghi chép, truyền đạt ngôn ngữ. Trong huyền pháp, thì chúng được xem là chí bảo vô thượng, là bảo chứng được trời đất, đại đạo thừa nhận. Không nói nhiều nữa, bắt đầu học.