Ngoài lề một chút.
Ngay từ khi bắt đầu có ý định viết review trên voz, mình đã sắp xếp sẵn thứ tự các vụ việc mình viết.
Viết
Khiêu vũ giữa bầy gõ đầu tiên để thu hút sự quan tâm của anh em.
Viết
Cát tặc tiếp theo để anh em hiểu rõ hơn về nghề luật của mình.
Nhưng cả 2 chuyện đó đều có thêm một mục đích khác là giới thiệu trước cho anh em về gấu của mình. Để anh em có thể hiểu trước một phần tính cách và khả năng của gấu.
Mục đích ban đầu của mình là viết về chuyện với các bạn les này. Vì nó gây cho mình quá nhiều rắc rồi nhưng cũng để lại cho mình ấn tượng cực kỳ sâu đậm.
Dần dần anh em sẽ hiểu vì sao mình lại nói thế.
Lại nói, sau hôm gấu vào gặp mình thì mọi chuyện với mình dễ thở hơn nhiều, các đồng chí điều tra viên vẫn gọi mình lên lấy cung, tuy nhiên không còn những buổi hỏi cung ban đêm, không còn đánh đập doạ dẫm nữa, thay vào đó là sự lịch thiệp, xã giao thiện chí trên tinh thần hợp tác,hoà bình hữu nghị, và tôn trọng lẫn nhau. Đồng chí hành hạ mình đêm hôm đầu tiên cũng tuyệt nhiên không thấy xuất hiện. Chắc anh ấy cũng chột.
Cuộc sống của mình tại nơi tạm giữ cũng đã thoải mái hơn rất nhiều. Có nắng, có gió, có không khí trong lành, thậm chí mình còn được cho cả 1 cuốn “triết học mác lê nin” để ngồi ngâm cứu trong tiết nông nhàn. Thức ăn thì dù không có cao lương mĩ vị gì nhưng cũng đủ thịt, cá chứ không chỉ có cái bánh mì như trước nữa. Thiết nghĩ cuộc sống cũng chỉ cần đến thế thôi. Nếu cứ được ngồi chơi không và hưởng thụ mãi như thế thì … thích nhỉ.
Gấu mình thì ngày nào cũng vào thăm, qua câu chuyện với gấu mình cũng nắm bắt được phần nào tình hình. Giờ không gọi là gấu nữa, gọi là Quỳnh đi.
Theo như Quỳnh nói, thì em đã gặp gặp thủ trưởng cơ quan điều tra để xin cung cấp thông tin, nhưng không được chấp thuận. Dù có được sự tác động của viện kiểm sát, nhưng công an vẫn là một thế lực hết sức khó nhằn.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra cũng phải có chút nể nang với VKS nên các đồng chí ấy cho Quỳnh được tiếp cận với hiện trường vụ án. Quỳnh cũng gặp được Vi và Ơ rô để hỏi một số thông tin. Một điều đáng lưu ý là Tuấn vẫn ung dung và nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, Quỳnh tìm cách gặp Tuấn nhưng không được Tuấn đồng ý.
Sau khi gặp Vi và Ơ rô, Quỳnh có vào gặp mình nói chuyện. Qua cách em phân tích, mình thấy màn sương mù đang dần được hé mở.
Thứ nhất: Việc vết đâm ở gần gáy của Đô la thẳng đứng và không có vết rách chỉ có thể có 2 khả năng:
– Đô la bị đâm khi đã chết.
– Đô la bị đâm khi đang bị hôn mê.
Chỉ như vậy thì mới không có sự vùng vẫy làm rách vết thương.
Tuy nhiên khả năng Đô la bị đâm khi đã chết có thể loại trừ, vì nếu chết rồi thì hệ tuần hoàn không hoạt động nữa nên máu không thể chảy ra nhiều đến ướt đệm như vậy nữa.
Vậy chỉ còn trường hợp Đô la bị đâm khi hôn mê.
Thứ hai: Việc máu chảy thành dòng và không có vết máu bắn chứng tỏ hung thủ chỉ đâm một lần duy nhất và không rút dao ra. Nếu không rút dao ra thì máu sẽ không phun ra được.
Tuy nhiên khi đâm vào cũng có khả năng máu sẽ bắn ra xung quanh, vậy nhưng mình không thấy có vết máu bắn ra xung quanh chứng tỏ lúc đâm đô la hung thủ đã dùng một vật gì đó để che vết máu. Việc không thấy áo của Đô la ở hiện trường tạm thời có thể suy luận là hung thủ dùng chính chiếc áo đó để che không cho máu bắn ra.
Thứ ba: Tại sao hung thủ lại không rút dao ra. Theo Quỳnh thì hung thủ vẫn không muốn máu của Đô la bắn ra xung quanh. Và có 1 khả năng khác nữa có thể có: Hung thủ muốn làm sai lệch thời gian Đô la chết. Vì khi cắm dao vào mà không rút ra. máu sẽ chảy ra từ từ và đô la sẽ lâu chết hơn. Nếu điều này xảy ra, chứng tỏ lượng thuốc mê mà Đô la dính là cực mạnh.
Thứ tư: Quỳnh đã đến nhà Vi và Vi cũng cho biết:
– phòng Đô la ngủ không phải là phòng của Supo,
– tối hôm trước Đô la say nên Ơ rô đưa Vi vào ngủ ở phòng đó.
– Supo với vi và Ơ rô ngủ cùng trên phòng tầng 3. Lý do là Ơ rô không thích ngủ cùng với người say.
– tối hôm trước chính Vi là người khoá cửa, chìa khoá nhà thì Tuấn cũng có một bộ.
Thứ năm: Đây là vụ việc thực tế chứ không phải như trên tiểu thuyết, vì thế tâm lý tội phạm là vấn đề cực kỳ quan trọng.
Nếu là phạm tội bộc phát, không bao giờ thủ phạm có thể có hành động cẩn thận và chi ly đến như vậy. Chắc chắn hung thủ đã có chuẩn bị trước và không ngoại trừ trường hợp có đồng phạm. Đã là tội phạm có tổ chức và lên kế hoạch cụ thể thì chắc chắn phải có thù hằn với Đô la. Cần nhất bây giờ là phải tìm ra động cơ phạm tội của hung thủ.
Thứ sáu: Việc mình bị bắt cũng có nhiều điểm nghi ngờ vì mình đã khẳng định chưa động vào con dao của Đô la thì làm sao có dấu vân tay của mình trên đó được, đồng thời động cơ phạm tội của mình chưa rõ ràng. Không thể vin vào việc chỉ có mình mình là con trai ở đó để lấy lí do mình hϊếp da^ʍ Đô la làm động cơ được. Chắc chắn phải có vấn đề gì ẩn sau đó.
Cứ như thế, mỗi lần gặp, Quỳnh lại làm rõ hơn với mình nhiều tình tiết của vụ việc. Tuy nhiên, những chứng cứ cụ thể để minh oan cho mình thì Quỳnh không thể tiếp cận được.
Đến lần thứ 4 vào gặp mình, Quỳnh rất vui vẻ, em nói vụ việc có nhiều hướng mở, em đang nhờ mối quan hệ của bố mẹ tác động vào để có thể tiếp xúc với hồ sơ của cơ quan điều tra. Chỉ cần đọc được hồ sơ là mọi việc sẽ rõ như ban ngày thôi. Mình nghe thế thì cũng hơi lo lo, đang ở trong này ăn sung mặc sướиɠ, nhỡ mà ra ngoài được để Quỳnh nó xử tội đi ngủ lang thì có mà vỡ mồm.
Vậy nhưng, sau buổi gặp lần thứ 4 đó, mình không thấy Quỳnh vào thăm mình nữa. Lúc đầu mình chỉ nghĩ là Quỳnh đang lo các thủ tục để được tiếp cận với hồ sơ vụ án. Nhưng đến ngày thứ 2 không thấy Quỳnh vào mình bắt đầu lo lắng. Đây thực sự không phải cách làm của Quỳnh.
Cũng may là hôm đó cũng là ngày tạm giữ thứ 8 rồi, đến ngày thứ 9 nếu cơ quan điều tra không có căn cứ để khởi tố thì các chú ấy sẽ phải thả mình. Chắc cũng không có vấn đề gì phát sinh chứ.
Đêm ngày thứ 8, mình đang ngồi trong phòng nghiên cứu triết học Ma Lê nin thì
có tiếng nói ngoài cửa sổ: Nếu mày không nhận tội thì người yêu mày sẽ có kết cục giống Đô la.