Chương 8
Từ sau hôm tụ tập nhau ở quán bar ấy, Đàm Áo gần như chấp nhận sự thực Trì Gia Ưu không còn là Trì Gia Ưu nữa. Anh rất thản nhiên đối diện với cô kể cả trong việc công và việc tư.
Tháng 9 trôi qua rất bận rộn, Đài tổ chức cuối tháng đi du lịch, lại chuẩn bị nghỉ quốc khánh, nên việc lớn việc nhỏ kéo nhau đến, không ai được nghỉ phép. Chính vào lúc này, không hiểu gặp xui xẻo gì mà công việc của cô đυ.ng đâu hỏng đấy. Mấy bản thảo vất vả làm xong trình lên trên đều bị trả lại. Không phải vì không có sáng kiến mà vì viết chưa sâu, phải viết lại.
Cô xem lại từng bản thảo, nhưng vẫn không hiểu nổi có sáng kiến nhưng thiếu suy nghĩ là gì nên tìm gặp Trưởng ban. Trưởng ban nói dăm ba điều, nhưng khuôn mặt lại toát lên những suy nghĩ rất khó nắm bắt.
Thế này chưa là gì cả, đau nhất là lần cô thức trắng mấy đêm để làm kế hoạch. Làm xong trình lên bị sếp sổ toẹt luôn. Lúc biết tin ấy cô đang đứng ở dưới tầng một của Đài, khóc tu tu như một đứa trẻ.
Đồng nghiệp nhìn cô với ánh mắt đồng cảm, nhét tập kế hoạch ấy vào tủ cho cô rồi cười cười, ra hiệu như không sao đâu.
“Anh nói xem, em có nên đi lễ chùa cầu khấn không nhỉ?” Trong bữa ăn, cô chán nản, kéo áo Thiếu Hàng hỏi: “Em thấy mọi người bảo xui xẻo đi lễ chùa cũng may mắn lắm anh ạ”.
Anh nghe xong nhướn mày lên hỏi: “Em tin là được?”.
Gia Ưu ủ rũ nói: “Em không biết, nhưng thấy tháng này đen đủi quá. Cứ thế này sớm muộn em cũng phải cuốn gói khỏi Đài mất thôi”.
“Em đã bao giờ nghĩ đến việc xin nghỉ phép vài ngày chưa?”
Cô tròn xoe đôi mắt nhìn anh: “Lúc này á?”
“Dù gì em cũng đang xui xẻo mà, đi làm cũng vậy thôi. Thà rằng cho mình nghỉ xả hơi một chuyến có hơn không. Tinh thần thoải mái rồi mọi việc sẽ thuận lợi hơn”.
Cô suy tư một lát rồi lắc đầu: “Mãi mới có tí kết quả, giờ bỏ ngang thì uổng hết công sức”.
“Vậy em định thế nào?”.
“Đành phải đối mặt với khó khăn thôi”.
Thiếu Hàng thờ ơ nhận xét: “Dũng cảm, đáng khen ngợi”.
Nghe xong cô lại hiểu là em thật ngốc. Gia Ưu cười cười, không luẩn quẩn về vấn đề này nữa, cô lau mồm đứng dậy cầm cái túi khá đẹp ở trên ghế sô pha.
“Gì đấy em?”
“Ít đồ dưỡng da, em mua tặng mẹ”. Mẹ chính là mẹ đẻ và mẹ chồng.
Hôm gặp Đàm Áo ở quán trà bị hai bà nhìn thấy. Bà Dĩnh đã gặp cô nói chuyện thẳng thừng còn mẹ chồng không thấy động tĩnh gì, không gọi về hỏi han, không chất vấn qua điện thoại. Cô đoán chắc bà nói với con trai, nhưng Thiếu Hàng là người tốt tính nên không nói lại với cô.
Gia Ưu không muốn làm khó Thiếu Hàng, cô muốn nhân cơ hội này cuối tuần về nhà xoa dịu tình hình khó chịu này.
Ai ngờ Thiếu Hàng buông đũa bát xuống nói: “Cuối tuần này anh phải làm thêm, qua vài tuần nữa tính sau đi”.
“Vâng, cũng được ạ”. Gia Ưu đành phải buông xuôi, vì không muốn về nhà một mình. Có Thiếu Hàng, bà Dĩnh mới kiềm chế được tình cảm của mình. Cô chịu hết nổi những lời nói châm chọc và vui buồn thất thường của mẹ mình.
Ăn xong, hai vợ chồng ai vào máy người đấy lên mạng làm việc của mình. Cô xem lướt qua những tin nhắn trong ngôi nhà chó mèo. Cách đây không lâu Đóa đã thuê người thiết kế một trang web cho trung tâm. Chủ yếu là đưa ảnh chó mèo lang thang lên đây để tìm chủ mới và kêu gọi tiền quyên góp. Mới mở được vài ngày, tần suất người vào xem rất đông và số người đăng ký phục vụ miễn phí cũng nhiều.
Cô thấy vui thay cho Tiểu Đóa, công sức bỏ ra không bị uổng phí.
Gửi vài câu cổ vũ cô tắt trang web rồi vùi đầu vào những bản thảo của mình. Đúng lúc này Dao gọi điện đến: “Buổi chiều có nhìn thấy mình ở chỗ đường vòng không?”
Cô sững người, không ngờ Dao lại hỏi độp như thế, ngần ngừ rồi quyết định nói thật: “Tớ không thích dò xét bí mật của người khác”.
Dao cười gượng gạo: “Cậu lúc nào cũng kiêu ngạo như thế!”.
Gia Ưu không lấy làm ngạc nhiên, trong lòng chỉ lấy làm làm tiếc.
Chiều nay hết giờ làm việc cô hẹn chồng ra ngoài ăn cơm, tiện đường rẽ vào Plaza gần đấy mua ít đồ dưỡng da. Vô tình nhìn thấy Dao Dao đang khoác tay một người đàn ông đi ra từ trong một câu lạc bộ VIP. Dao đeo chiếc kính râm loại to che gần hết nửa khuôn mặt, mái tóc màu hạt dẻ được buộc cao ra sau gáy, trang điểm nhẹ nhàng, đôi môi đỏ trông vừa hấp dẫn vừa kiêu sa.
Cô thấy lúc này sao Dao xa lạ thế.
Cô vờ như không nhìn thấy, chọn xong đồ dưỡng da ra quầy thu ngân thanh toán rồi đi về.
“Gia Hảo à, tớ xin lỗi cậu”. Dao Dao xin lỗi vì lời nói vừa rồi: “Tớ không thể sống như cậu chẳng đam mê, chẳng nhu cầu gì cả”.
Gia Hảo im lặng trong giây lát: “Tại sao hả?”.
“Danh lợi, địa vị, tiền đồ”. Dao Dao trả lời thẳng thắn.
Gia Ưu nói khẽ: “Dao à, đừng đùa với lửa”.
Người đàn ông ấy không chỉ đã có gia đình mà còn quyền cao chức trọng, có thể cho cô lên chín tầng mây nhưng cũng có thể vùi dập cô đến mười mấy tầng địa ngục.
“Cậu yên tâm. Tớ biết mình làm gì mà”.
Gia Ưu không nói nhiều nữa. Mỗi người đều có cuộc đời riêng, Dao theo đuổi cuộc đời danh lợi, còn Đóa thì quẩn quanh bên những con chó con mèo tránh xa sự cạnh tranh tầm thường của cuộc đời. Đó là sự lựa chọn của họ, tương lai tốt hay tồi cũng do mình cả.
Cô nghĩ ngay tới mình, cuộc sống thực của mình bị sổ toẹt, lúc cần đấu tranh thì lại lựa chọn sự thỏa hiệp. Giờ đây ván đã đóng thuyền, muốn dỡ thuyền thì người sống yên phận trên thuyền phải làm sao đây?
Đang suy nghĩ miên man thì thấy Dao nói: “À, tối nay cậu đã xem chương trình tuần này của tớ chưa?”.
“Chưa, cậu phỏng vấn ai đấy?”.
“Họa sĩ Thẩm Gia Thố, không phải cậu nói sẽ xem sao? Cũng gần như ông xã của cậu đấy, mỗi người có một cái tài riêng, đều rất giỏi”.
Gia Ưu với lấy điều khiển bật ti vi và điều chỉnh âm thanh thật to. Trên màn hình đang chiếu đến đoạn hai người đang nói chuyện gì đó cười vui vẻ. Cô chú ý đến diện mạo của khách mời, thấy vui lạ.
Không tìm thấy được khuyết điểm gì ở khuôn mặt, lôi cuốn nhất là đôi mắt, sáng tươi, không giống như đôi mắt sâu thẳm của Quan Thiếu Hàng. Nói năng nhẹ nhàng, từ tốn, ăn mặc có gu, thoải mái nhưng vẫn lịch sự.
Cười xong, Dao bèn hỏi: “Đấy là câu chuyện đáng sợ nhất mà anh gặp phải đúng không?”.
Thẩm Gia Thố lắc đầu: “Phải nói là thích thú chứ kinh sợ thì chưa. Lần ấy tôi lê mình mệt mỏi trên đường dài, không gọi được xe, trời mưa to lại không tìm được chỗ trú mưa. Trời mưa đường trơn, khó nhìn nên rất nguy hiểm. Tôi đứng một mình bên đường thì một chiếc xe lao nhanh đến”.
Dao hoảng sợ bịt miệng thốt lên: “Trời ơi, đâm vào à?”
Thẩm Thố lắc đầu: “Không, nếu đâm thì giờ đây tôi đang ngồi uống cà phê trên thiên đường rồi”.
Câu trả lời hài hước khiến khán giả bật cười sảng khoái.
Dao hỏi dồn: “Sau đó thì sao?”
“Đúng lúc tôi nghĩ mình chết chắc thì chiếc xe ấy phanh kít lại, quay ngoắt đầu sang bên kia. Nhưng cô có biết không, bên ấy là sông. Khi ấy tôi đứng gần cầu Thụy Vân mà. Chiếc xe mất lái lao thẳng sang bên đường và rồi rơi xuống sông. Tôi đứng sững người vì lần đầu tiên trong đời tận mắt chứng kiến vụ tai nạn kinh hoàng…”
Đang xem đầu cô tự dưng giật giật đau khủng khϊếp, cô vội day day, mãi sau mới khỏi thì đã hết chương trình.
Cô ngẩn người ngồi nhìn ti vi như chẳng ý thức được mình đã làm sai việc gì.
“Bà xã à…” Thiếu Hàng ở trong phòng đọc gọi với ra: “Pha cho anh cốc cà phê”.
Cô mơ màng đi vào trong bếp rót một cốc nước lọc mang ra cho anh. Anh nắm lấy tay thấy lạnh buốt: “Bà xã à, em sao thế? Sao hồn bay phách lạc thế này?”.
Cô nhìn anh đấy nhưng mãi sau ánh mắt rã rời mới tập trung vào khuôn mặt anh.
“Không hiểu vì sao mà tim em đập nhanh quá anh ạ”. Cô giơ tay ra ôm chặt lấy cơ thể ấm áp của anh, như muốn hút hết sức lực ở người anh.
Rốt cuộc cô đã sai gì nhỉ? Không thể nghĩ ra, đầu lại đau như búa bổ.
“Em vẫn nghĩ về công việc đấy à?” Thiếu Hàng thấy sắc mặt cô xanh xao, đoán nguyên nhân.
Gia Ưu trấn tĩnh lại, chăm chú nhìn anh: “Lúc nãy ngủ gật, em nằm mơ thấy… vụ tai nạn hồi ấy”.
Đôi tay anh đang đỡ lấy vai cô bỗng như ghì chặt hơn: “Chỉ là giấc mơ thôi mà, em căng thẳng quá nên mới như vậy. Đừng nghĩ ngợi lung tung nữa em ạ”.
Cô nhìn anh và nói xa xôi: “Hình như anh chưa bao giờ nhắc đến chuyện xảy ra ngày hôm ấy với em thì phải?”.
“Chỉ là cơn ác mộng, có gì đáng nói đâu?”.
Lòng cô đang rối bời, buột miệng hỏi: “Hồi ấy bọn em bị rơi xuống sông anh cũng nhảy xuống cùng à… anh có bao giờ nghĩ là không cứu được cả hai không?”.
Ánh mắt của anh bỗng lóe lên những suy nghĩ phức tạp, đôi môi anh run lên: “Lúc nhảy xuống anh còn chả chắc là cứu được một trong hai hay không nữa là…”.
“Thế sao anh còn nhảy xuống? Muốn chết à?”.
Quan Thiếu Hàng cười cười, bỏ chiếc kính cận xuống đặt lên tập hồ sơ rồi mãi sau mới nói: “Cũng may là cứu được em”.
Nghe anh nói thế tim cô run lẩy bẩy.
Sáng hôm sau, cô gọi điện cho Thẩm Gia Thố theo số điện thoại Dao Dao đưa. Sau khi xưng danh tính, cô đề nghị làm một phóng sự thì bị từ chối khéo. Cô là người trực tính nên vào thẳng vấn đề: “Là thế này anh Thẩm ạ, vừa rồi tôi có xem anh trên chương trình đối thoại với Dao Dao. Tôi rất quan tâm vụ tai nạn giao thông anh kể trong chương trình. Tôi muốn hỏi anh vài câu được không?”.
Thẩm Gia Thố rất bất ngờ: “Tại sao cô lại quan tâm đến việc đó?”.
Gia Ưu im lặng trong giây lát rồi nói: “Vì hồi ấy tôi là người ngồi trong chiếc xe bị rơi xuống sông”.
Hai người hẹn gặp nhau tại sân bay, vì Thẩm Gia Thố đang trên đường đi đến sân bay. Gia Ưu đến nhà chờ sân bay với tốc độ nhanh nhất có thể.
Đi cùng Thẩm Gia Thố là một người phụ nữ cao ráo xinh đẹp, nhưng vẻ mặt hờ hững, lạnh nhạt. Gia Thố giới thiệu: “Đây là Lâm Kinh Hồng, vợ tôi”.
Hai người phụ nữ bắt tay nhau, nói khách sáo dăm ba câu. Sau đó Lâm Hồng lấy cớ đi vệ sinh để hai người nói chuyện.
“Rất cảm ơn anh đã nhận lời nói chuyện với tôi”.
Thẩm Gia Thố mỉm cười: “Cô Hảo khách sáo quá. Có ít thời gian nên chúng ta vào thẳng vấn đề nhé. Trong chương trình ấy tôi đã kể rất cụ thể rồi, không hiểu cô muốn biết thêm điều gì nữa?”.
Gia Ưu ngẫm nghĩ rồi nói: “Tôi muốn tìm hiểu xem trước khi xe gặp sự cố anh có nhìn thấy dáng dấp người lái xe ra sao không?”.
“À, là một người phụ nữ, còn khuôn mặt thế nào thì nhìn không rõ”.
“Anh thấy người ấy để tóc dài hay ngắn?”.
Thẩm Gia Thố nhớ lại: “Hình như… là tóc ngắn”.
Gia Ưu lộ rõ vẻ kinh ngạc tột độ, gần như không đứng vững nổi trên đôi chân của mình nữa. Thẩm Gia Thố giật mình vội đỡ lấy cô.
“Cô Hảo, cô không sao chứ?”.
Sắc mặt vẫn hoảng hốt, nắm chặt lấy tay Gia Thố hỏi: “Anh… anh chắc chắn là tóc ngắn chứ?”.
“Cái này…”
“Anh Thẩm này, tôi cầu xin anh đấy. Việc này vô cùng quan trọng với tôi, tôi cầu xin anh hãy nhớ lại thật kỹ”.
Thẩm Gia Thố ngẫm nghĩ một hồi rồi đáp: “Tôi không thể trả lời cô chắc chắn 100%, lúc ấy xe lao nhanh lắm, góc nhìn nghiêng, nhưng tôi thấy đó là một cô gái trẻ để tóc ngắn”.
Gia Ưu trấn tính lại: “Anh có biết tại sao xe lại mất tay lái không?”.
“Vì đường trơn do mưa to mà. Lúc ấy người đi bộ và xe cộ lưu thông rất ít. Xe lao từ xa tới đã thấy có gì không ổn rồi, không giảm tốc độ mà còn tăng lên như bay ấy. Tôi nghĩ lái xe không phải là say rượu thì cũng là mới tập lái. Đương nhiên đấy là do tôi đoán thế”.
“Xe lao xuống sông rồi còn xảy ra chuyện gì nữa không?”.
“Tôi còn nhớ lúc ấy có một chiếc xe màu bạc đuổi theo, dừng lại chỗ chiếc xe kia rơi xuống sông và một người đàn ông bước xuống. Tôi nhìn thấy người đàn ông ấy đi nhanh lắm, không hề chần chừ nhảy luôn xuống sông cứu người”.
“Người đàn ông ấy có điểm gì đặc biệt không?”.
Thoạt đầu Thẩm Thố lắc đầu nhưng rồi bỗng nhớ đến điểm được gọi là “đặc biệt”: “Người đàn ông ấy xuống xe đã bị thương rồi, tôi không nhìn thấy rõ được vết thương của anh ấy ở đâu. Chỉ nhớ là áo sơ mi trắng anh ấy mặc nhuộm đỏ màu máu”.
Đầu óc Gia Ưu bấn loạn, trên đường từ sân bay về cô nghĩ mãi: Theo như lời của Thẩm Thố thì có hai điểm mâu thuẫn với nhau. 5 năm trước cô cắt tóc ngắn, cô em gái song sinh để tóc dài. Gỉa sử như những gì Thẩm Thố chứng kiến, người lái xe là cô gái tóc ngắn thì người ấy chắc chắn phải là cô rồi. Nhưng sau đó Thẩm Thố có nói, người lái xe say rượu hoặc là mới học lái thì cả hai trường hợp này đều không thể là cô.
Mặt khác, điểm cô hoang mang nhất chính là tại sao Thiếu Hàng bị thương?
Trong lúc đầu óc bấn loạn, cô nhận được email của Trưởng ban nói rõ sẽ hủy chương trình cô đang làm. Tạm thời chưa sắp xếp được công việc gì cho cô và Đàm Áo chuyển sang Ban thời sự làm mảng chính trị.
Cô đọc hai lần liền mới khẳng định mình không bị hoa mắt. Từ khi khởi động chương trình cô dốc biết bao nhiêu tâm sức vào đó, biên tập cẩn thận từng câu chữ. Chương trình cũng đã tuyên truyền cho cộng đồng xã hội quan tâm tới chó mèo lang thang và trung tâm… những kết quả này đối với người ngoài cuộc chẳng là gì nhưng lại là nguồn cổ vũ thôi thúc cô vươn lên. Cô thấy yêu nghề phóng viên, cái nghề trước kia cô không có tình cảm gì cả.
Cô toàn tâm toàn ý làm việc với niềm tin sẽ không bị gục ngã. Mấy lời vẻn vẹn trong email không khiến cô đau lòng, tất cả mọi thứ sổ toẹt mọi công lao cũng không làm cô lo sợ, ngược lại càng khơi dậy ý chí chiến đấu trong cô, khiến cô sôi lên sùng sục.
Cô in bức thư điên tử ra, cầm đi thẳng đến phòng Trưởng ban nhưng bị thư ký chặn ngay từ ngoài cửa. Đại khái là nhìn thấy ánh mắt tức tối của cô nên thư ký Trưởng ban đã khéo léo, khách sáo nói: “Là thế này chị ạ, tuần này Trưởng ban đi công tác ở Bắc Kinh, đến thứ sáu tuần sau mới về. Nếu có việc gấp chị cứ gọi điện thoại di động cho sếp”.
“Biết rồi, cảm ơn em”. Gia Ưu quay về phòng làm việc, cầm ngay điện thoại bấm số gọi. Vừa gọi đi thì Đàm Áo bước vào gõ gõ lên mặt bàn: “Đi theo tôi, tôi biết lý do tại sao”.
Gia Ưu không đợi nói lần thứ hai, đi theo anh ra sảnh chính. Đàm Áo dừng chân quay lại nhìn thẳng cô nói: “Cô thích nghe ngắn gọn hay dài dòng?”.
“Ngắn gọn thôi”.
“Mẹ đẻ và mẹ chồng cô đã chầu chực ở Đài hai ngày liền, hết cứng rắn đến mềm mỏng yêu cầu sếp hủy bỏ công việc hiện nay của cô. Còn tôi nếu không phải có chú đỡ thì số phận cũng như cô rồi”.
Nghe xong, khuôn mặt cứng đờ của cô hiện lên nụ cười thật đáng sợ: “Qúa nực cười, nhưng sao họ dám làm và làm được nhỉ?”.
“Ba mẹ hai bên quan hệ rộng, nhất là con gái của Giám đốc Đài mình đang trong diện quản lý của mẹ chồng cô. Hơn nữa chương trình của chúng ta là phi lợi nhuận, không mang lại nguồn thu nào cho Đài, ngược lại tiêu tốn nhiều kinh phí, đã có nhiều sếp phản đối rồi nên Đài quyết định dừng để khỏi lỗ. Dù gì, lần này chương trình của chúng ta tan là chắc chắn rồi”.
Nói xong Đàm Áo liền im lặng chờ cô lên tiếng. Nhưng nhìn sắc mặt cứ trắng bệch ra, ánh mắt u u mê mê biết ngay cô không có ý định nói.
“Tại sao họ lại làm thế? Họ ép em thì có ích gì cho họ chứ?” Đàm Áo tự hỏi.
Gia Ưu hờ hững nói: “Họ muốn tôi an phận thủ thường, muốn tôi sinh con cho Thiếu Hàng, muốn tôi phải nhớ rằng tôi là Trì Gia Hảo, làm một người dẫn chương trình nổi tiếng mới là đường đi của tôi”.
“Chuyện này…”, Đàm Áo sửng sốt: “Thật quá đáng, chẳng lẽ em cứ phải sống chiều theo ý họ thế này sao?”.
Gia Ưu hít thở thật sâu rồi gọi điện cho mẹ mình. Giọng cô bình tĩnh đến lạ lùng: “Mẹ à, con làm việc không tốt nên Trưởng ban sẽ đẩy con đi. Con muốn quay trở lại làm người dẫn chương trình, không biết các sếp chỗ con có đồng ý không nhỉ?”.
“Thế là con hiểu ra rồi đấy! Mẹ nói rồi mà, săn tin có gì hay ho đâu, vừa mệt vừa khổ. Con cứ ngoan ngoãn làm người dẫn chương trình có tốt hơn không. Con yên tâm, mẹ sẽ nói với các sếp chỗ con. Để xem có chương trình gì hay tìm cơ hội nhét con vào”.
Cô nhếch môi cười khẩy và nói: “Mẹ, lần này thì mẹ hài lòng rồi chứ?”.
Do mải vui nên bà Dĩnh đã không nhận ra được ý tứ lạnh nhạt của con gái: “Cá không ăn muối cá ươn, con biết nghe lời sớm thì đâu có nhiều chuyện rắm rối thế? Mấy hôm nay bà thông gia lại ca thán với mẹ về chuyện đang muốn bế cháu nội lắm rồi đấy. Ngẫm cũng phải, con lấy Thiếu Hàng mấy năm rồi nhỉ? Thôi tranh thủ thời gian này chuẩn bị, cuối năm có cũng tốt”.
“Mẹ nói gì thì nó là cái đấy”.
Đàm Áo thấy hoảng sợ trong lòng, phản ứng của Gia Ưu không bình thường chút nào. Anh cúi đầu thấy tay cô đang bấu chặt vào da thịt cô, quan sát kỹ mới thấy toàn thân cô run lẩy bẩy.
Gia Ưu ấn nút dừng cuộc gọi, ngước mắt nhìn Đàm Áo: “Anh về đi, sang mảng chính trị cũng tốt, đạo diễn Di bố trí cũng chu đáo đấy”.
Gia Ưu không nói nhiều nữa cầm chìa khóa xe đứng lên đi thẳng. Đàm Áo theo đến bãi đỗ xe rồi nắm lấy tay cô hỏi: “Em định đi đâu? Bình tĩnh lại đi em!”.
“Tôi đang rất bình tĩnh. Tôi biết mình đang làm gì”. Cô văng tay anh ra rồi ngồi vào ghế lái, nhoáng cái lái xe đi thẳng.
Đàm Áo nhìn bóng xe lao vυ"t khỏi tầm mắt, anh lộ rõ đau khổ đang giằng xé trong lòng. Và rồi anh quyết định rút điện thoại gọi cho Thiếu Hàng.
Khi ấy Thiếu Hàng đang họp nội bộ bàn về việc triển khai công tác trong thời gian tới. Trước lúc họp anh luôn có thói quen chỉnh máy về chế độ rung. Lần này cũng không ngoại lệ, anh từ chối hai cuộc gọi của Đàm Áo, lần thứ ba gọi tới anh mới nghe vì nghĩ có việc gì quan trọng.
Nói lời xin lỗi và tạm dừng cuộc họp, anh ra ngoài hành lang nghe điện thoại. Đàm Áo vội vàng kể hết đầu đuôi câu chuyện cho anh nghe, anh bình tĩnh nói: “Tôi biết rồi, cứ để tôi giải quyết”.
Đàm Áo không hiểu nổi vẻ hời hợt của anh: “Hình như anh chẳng lo lắng gì nhỉ? Cô ấy bị ép ra nông nỗi này là do anh đấy. Mẹ anh chính là một trong những người khiến cô ấy thành ra như vậy”.
Quan Thiếu Hàng lạnh lùng đáp trả: “Đây là chuyện riêng của vợ chồng chúng tôi, không cần anh can thiệp”.
Dừng cuộc gọi xong, anh gọi thư ký vào phòng nói qua về những việc phải làm trong sáng hôm sau, sau đó lái xe về nhà bố mẹ đẻ. Đến nơi anh nhìn ngay thấy xe của Trì Gia Ưu, chiếc xe màu vàng trông càng rực rỡ trong ánh nắng ban mai.
Chính anh đã chọn màu này cho cô, rực rỡ, trẻ trung và phóng khoáng.
Anh ra khỏi xe đi lên hành lang mát rượi, bước chân đi có phần nặng nhọc.
Giơ tay gõ cửa mà mãi không thấy ai ra mở. Anh linh tính có điều gì đó không ổn, vội lấy chìa khóa ra mở cửa. Bước vào nhà nghe thấy tiếng cãi vã ầm ĩ ở trong phòng đọc.
Anh đứng chôn chân tại chỗ.
Hai người ở trong phòng đọc đang trong giai đoạn lên án lẫn nhau không hề để ý đến tiếng động ở phòng ngoài. Thiếu Hàng vô tình biết được bí mật anh muốn lẩn tránh bao năm nay.
“… Mẹ có thể tiếp tục sắp đặt cuộc đời của Trì Gia Hảo, nhưng con sẽ không làm con rối trong tay mẹ nữa. Cho dù con đang dùng tên người khác, thì con vẫn là con. Con có quyền lựa chọn cuộc đời của mình. Con có thể thôi việc, rời bỏ Quan Thiếu Hàng, cao chạy xa bay, bắt đầu lại từ đầu ở một nơi xa lạ không ai quen biết. Việc đã đến nước này, mọi thứ ràng buộc với con giờ không phải là mẹ, cũng không phải là ba. Ba mẹ đều không thể làm gì con nữa rồi! Mẹ đừng lấy cớ tình cảm ruột thịt để bắt con phải theo ý mẹ”.
“Con… con khốn nạn!”. Bà Dĩnh giận dữ, lập bập mắng: “Cút cho khuất mắt ta. Cút ngay đi, coi như ta chưa có đứa con này”.
Chưa dứt lời cánh cửa phòng đọc bật mở, bà Dĩnh tức giận thở hồng hộc đứng ở bên trong nắm lấy tay nắm cửa nhìn về người đang ngồi trên ghế sô pha.
“Em con chết rồi, nhưng có lúc nào mẹ coi con là con mình đâu?”.
Giận dữ hệt bà Dĩnh, nhưng cô tỏ ra bình tĩnh hơn nhiều, cô vừa nói vừa bước ra khỏi phòng đọc. Khi chạm phải ánh mắt của người đàn ông đang đứng ở phòng khách thì cô cứng đờ lại. Tim đập thình thịch và mặt toát lên nhiều cung bậc tình cảm.
Kinh ngạc, bối rối, hoảng sợ và xen lẫn cả đau khổ tuyệt vọng.
Quan Thiếu Hàng thấy vậy cũng thấy lòng nhói đau.
Bà Dĩnh quay đầu lại thấy con rể, mặt đang đỏ chuyển sang trắng bệch. Cũng may là có tuổi rồi, trải qua nhiều biến cố nên chỉ vài giây sau khuôn mặt ấy cũng cố nặn ra nụ cười ảm đạm: “Thiếu Hàng à? Con về lúc nào thế? Sao không lên tiếng hả?”.
“Con vừa về tới thôi.” Anh cúp mắt xuống: “Mẹ à, con muốn nói chuyện với vợ con”.
“Ừ, các con nói chuyện đi”. Ôm ấp tia hy vọng may mắn, bà Dĩnh liếc nhìn cô con gái ngầm cảnh cáo cô. Nhưng bà vẫn không yên tâm, cứ quanh quanh ấm trà, chần chừ không chịu đi.
Tiếc là hành động ấy của bà đã đè bẹp lý trí cuối cùng trong cô.
Lòng cô chẳng khác gì mạch nước giếng, cảm giác trả thù thật sung sướиɠ, sảng khoái tuôn trào. Cô cười khẩy đi qua mẹ bước đến bên Thiếu Hàng với quyết tâm sắt đá và nói rõ từng chữ một: “Em nói thật với anh một chuyện, em không phải Trì Gia Hảo. Gia Hảo chết mấy năm nay rồi. Người làm vợ anh chính là em, Trì Gia Ưu”.
Cô vừa dứt lời thì có tiếng loảng xỏang. Ấm trà trong tay bà Dĩnh đã rơi tuột xuống nền nhà vỡ vụn thành nhiều mảnh. Toàn thân bà run lẩy bẩy, mặt cắt không còn giọt máu nhìn con rể.
Không khí trong phòng ngột ngạt đến nỗi không ai thở nổi.
Quan Thiếu Hàng nhếch mép đứng nguyên tại chỗ, nhìn nụ cười biến dạng của Trì Gia Ưu mà giờ không biết phải nói gì. Chỉ cảm thấy rằng chưa bao giờ lại mệt mỏi như bây giờ. Mãi sau, anh đỡ mẹ vợ đi vào phòng rồi gọi cho ba vợ nhanh chóng về nhà.
Xong xuôi, anh quay đầu định đi thì bà Dĩnh xúc động níu lấy tay anh khóc lóc: “Hàng à, con đừng trách vợ con. Tất cả… đều là ý của mẹ. Mẹ sai rồi. Nó chỉ nghe theo lời mẹ! Hai con lấy nhau lâu như vậy rồi chắc cũng có tình cảm đúng không? Hai con…”
“Mẹ đừng nói nữa”. Quan Thiếu Hàng ngăn lại: “Việc của chúng con hãy để chúng con tự giải quyết”.
Lao ra ngoài phòng khách đã không thấy bóng dáng Gia Ưu đâu. Xuống sân thấy cô đang úp mặt vào vô lăng, vai rung lên từng hồi.
Anh không bước tiếp và chậm rãi lùi vào sau bóng cây, châm điếu thuốc lên hút.
Cảnh vật xung quanh như hiển hiện trước mắt, tiếng chơi đùa ồn ã vang dội khắp sân.
Mười năm trước, anh, hai chị em song sinh Ưu, Hảo và mấy cậu bạn nữa giờ đã dọn ra khỏi khu này ngày nào cũng rủ nhau chơi đùa dưới sân.
Từ nhỏ anh đã được ba mẹ chăm sóc kỹ lưỡng, dạy bảo khắt khe, suốt ngày chỉ biết học với học. Cũng may là đầu óc thông minh nên học không mệt mỏi gì, chỉ có điều ngày càng có rất ít thời gian chơi đùa như lũ bạn trong khu. Trì Gia Hảo cũng có số phận giống hệt anh, ba mẹ nghiêm khắc, lúc nào cũng là biển học vô biên, lúc nào cũng phải học, học nữa học mãi. Chỉ có Gia Ưu là khác, sống rất thoải mái. Hình như cô chẳng bao giờ để ý tới việc bị điểm kém, rõ ràng là bài kiểm tra làm được nhưng lại chẳng chịu làm. Nói là đi học nhóm cùng đấy nhưng đến nơi bỏ anh một mình để chạy đi chơi với Đàm Áo. Mà cũng chẳng biết đi chơi ở xó xỉnh nào. Nếu anh hỏi cô liền giở thái cực quyền ra trả lời. Anh được phụ huynh bên đó nhờ vả theo dõi chứ không làm sao dám hỏi han.
“Tớ không giống như cậu”. Cô từng kết luận về mình và Thiếu Hàng như vậy đấy: “Nhưng, cậu là người tốt”.
Quen nhau bao năm, xưa nay cô chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tìm cách gần gũi với anh hơn, thử tìm hiểu con người anh. Anh đành phải đón nhận cô mà chẳng biết phải làm sao, nhưng anh luôn nhắc nhở mình không được tuyệt vọng.
Khi tình yêu đã trở thành thói quen, anh cho rằng cô có thừa nhận hay không, có trả lời hay không tất cả đều không quan trọng.
Nghĩ đến đây, khuôn mặt anh thấp thoáng nụ cười cay đắng. Cô đóng giả người khác cũng không sao cả, dù đổi tên thành gì thì cô vẫn là người anh yêu.
“Chỉ cần Thiếu Hàng không biết được chuyện này, con sẽ không chủ động rời anh ấy…”.
Cô không biết rằng câu nói ấy làm anh đau đớn, tổn thương ra sao. Thực sự, anh mong muốn Gia Ưu nói thật, mặt khác anh muốn kiểm chứng xem cô có rời xa anh vui vẻ đi tìm cuộc sống khác khi anh đã biết rõ sự thật hay không?
Anh giao quyền chủ động cho cô và rồi cái ngày này đã đến.
Điện thoại trong túi reo vang, anh lấy ra xem. Cô nhắn tin: “Em xin lỗi anh”.
Một lời nói lịch sự cổ điển và lâu đời nhất.
Cũng là câu nói khiến cho anh thất vọng nhất.
Quan Thiếu Hàng nhắn lại: “Chỉ có vậy thôi sao?”.
Chẳng mấy chốc điện thoại lại reo. Anh mở ra xem và nhếch môi khi đọc được nội dung tương tự. Anh thấy trái tim mình nhói đau.
“Hiểu rồi”. Gửi xong anh quay người đi ra xe và lái xe đi thẳng, không còn đứng nhìn theo bóng dáng ấy nữa.
Màn đêm buông xuống, đèn đường cao áp bắt đầu được bật lên tỏa ánh sáng vàng vọt.
Một chiếc tắc xi dừng ngay ở dưới nhà B khu tập thể của Đài truyền hình.
Tiểu Đóa ra khỏi xe trả tiền cho lái xe mà chẳng buồn chờ lấy tiền trả lại. Cô vội vã lao thẳng lên tầng hai đập cửa uỳnh uỳnh. Nhìn thấy Gia Ưu cô mới thở phào nhẹ nhõm: “Gọi điện mãi sao không chịu nhấc máy thế? Làm tớ sợ chết khϊếp”.
“Ờ, tớ không để ý, xin lỗi nhé!” Gia Ưu vừa tắm xong, tóc vẫn còn ướt, mặc bộ đồ ngủ ở nhà màu xám và trên cổ vẫn còn vắt chiếc khăn tắm màu trắng.
Dưới ánh đèn ne-on, Đóa chăm chú nhìn cô, ngoài đôi mắt mọng đỏ ra mọi thứ đều bình thường.
Mãi tới khi Gia Ưu vào bếp rót cho cô cốc nước lọc mới thấy chân cô đi liêu xiêu, bước đi không nhanh nhẹn cho lắm.
Bụng thầm nghĩ đúng là ai đó liệu việc như thần, nhưng mồm hỏi như không biết gì: “Chân cậu sao thế?”.
“Không cẩn thận bị trẹo ấy mà”. Gia Ưu không muốn nói thêm gì nữa.
“Đi khám bác sĩ chưa?”.
“Không cần khám, xoa dầu là ổn thôi”. Gia Ưu hờ hững đáp.
Tiểu Đóa nhìn xung quanh: “Thế dầu đâu? Đã xoa chưa hả?”.
“Cậu muốn nói chuyện gì nào?” Gia Ưu không chịu được nữa, ngước đôi mắt mọng đỏ lên nhìn: “Khỏi phải lo lắng nữa rồi, mà có phải là chuyện gì to tát đâu. Không thể giấu cả đời nên tớ chuẩn bị tâm lý đón nhận ngày này từ lâu rồi”.
“Đừng có làm phách, nếu đã chuẩn bị tâm lý đón nhận liệu có phải chạy lên núi đày đọa mình thế này không hả?”.
Gia Ưu ngồi bó gối trên ghế sô pha cũ kỹ, bình thường trông cô nhanh nhẹn, tươi vui thế mà giờ thì mơ màng, chẳng tí sức sống.
“Cậu ăn tối chưa?”.
Gia Ưu lắc đầu.
Đóa loanh quanh trong bếp một hồi cũng móc ra được hai gói mì tôm vẫn còn hạn sử dụng. Đun nước sôi lên, úp bát mì xong cô kéo Gia Ưu vào ăn cùng.
Gia Ưu gượng gạo nuốt vài miếng rồi cúi đầu dừng lại.
Đóa cũng chẳng thấy ngon nghẻ gì, ngoáy ngoáy mỳ trong bát nói: “Cậu có dự định gì không?”.
“Hôm nay tớ nói với mẹ tớ rồi, sẽ thôi việc, đi thật xa… giờ chẳng còn gì vương vấn nữa”. Nói xong cô như cười cười, Đóa rất tinh mắt nên nhìn thấy ngay được vài giọt nước mắt rơi xuống bát mì tôm.
“Đừng nói vớ vẩn! Không vương vấn gì thì đã ăn uống chúc mừng, chứ không phải ngồi đây nghiền ngẫm đau khổ! Cậu nghĩ rằng rời xa nơi đây sẽ bắt đầu được cuộc sống mới ư? Thực ra trái tim cậu không thể quên nổi Quan Thiếu Hàng. Tại sao cậu không cho mình một cơ hội nhỉ?”.
“Tớ chỉ là kẻ thay thế”.
“Ừ thì mới đầu là vậy, nhưng năm, sáu năm nay hai người chung sống với nhau có thấy giả tạo không?” Đóa bực mình vì ý nghĩa tiêu cực của cô: “Em gái cậu thì có gì tốt chứ? Có đáng cho Thiếu Hàng vứt bỏ người vợ đầu ấp má kề mấy năm nay để tưởng nhớ một người đã chết không hả? Tớ không tin là cậu không vượt qua được em mình”.
Gia Ưu im lặng.
Đóa đặt cạch đôi đũa lên trên mặt bàn rồi nói: “Phấn chấn tinh thần lên! Sự việc không tồi tệ như cậu nghĩ đâu. Đúng là người trong cuộc lúc nào cũng u mê, rối rắm”.
Gia Ưu nhìn Đóa.
Đóa nghĩ nghĩ rồi bồi thêm: “Ít ra bây giờ vẫn chưa tồi tệ. Nhưng nếu cậu vẫn cứ rụt cổ rùa, tiếp tục lẩn tránh thì sau này khó nói lắm”.
“Cậu bảo đối diện thế nào đây?” Gia Ưu mơ hồ: “Tớ nhắn tin xin lỗi anh ấy, nhắn hai lần liền. Anh ấy chẳng thèm nhìn tớ lấy một cái quay đầu đi thẳng. Tớ lừa dối anh ấy bao năm nay chắc chắn anh ấy sẽ hận tớ đến tận xương tủy”.
“Anh ấy đi rồi cậu không biết đường đuổi theo à?”. Tiểu Đóa đưa ra ý kiến tích cực: “Giờ trâu không tìm cọc thì cọc phải đi tìm trâu. Cậu yêu anh ấy thì phải biết chủ động chứ. Huống hồ hai người đã là vợ chồng bao năm nay, sống có tình cảm với nhau đến thế. Dù có hận cậu đến đâu anh ấy cũng không đánh chửi, hắt hủi cậu đâu”.
Nghe luận điệu của Đóa, Gia Ưu cũng thấy xao động trong lòng. Nhưng chẳng được bao lâu cô lại rơi vào tuyệt vọng: “Tớ không thể chiến thắng nổi bản thân. Tớ chẳng còn mặt mũi nào gặp anh ấy. Trong mắt anh tớ là kẻ lừa dối”.
Đóa thở dài: “Hay là tớ nói giúp cậu nhé? Tớ nhận dịch cho bên công ty anh ấy, tuần sau sẽ đi công tác cùng nhau, có thời gian để nói chuyện”.
“Đừng… đừng… đừng mà, để cho tớ nghĩ kỹ đã”. Gia Ưu như chợt nghĩ ra điều gì, với tay lấy một cái túi giấy nhỏ xíu đưa cho Đóa.
“Gì thế?” Đóa mở ra nhìn, là chai tinh dầu.
“Anh ấy hay bị đau đầu. Hễ bận việc là lại đau. Sáng nay đi qua cửa hàng bán tinh dầu thấy loại này hay quá tớ mua luôn mà chưa đưa được. Cậu đưa giúp cho tớ nhé, nhắc anh ấy nhỏ vào nước trong bồn rồi ngâm mình vào, sẽ thư giãn được tinh thần lắm đấy”.
Đóa định nói thì Gia Ưu chen ngang luôn: “À mà nhớ bịa ra lý do nào đó, đừng nói là tớ mua nhé”.
“Trời ạ, cậu tưởng là mình sẽ giấu được anh ấy ư? Cậu phải biết chỉ số IQ của anh ấy hơn tớ nhé”. Tiểu Đóa dở khóc dở cười, đặt chai tinh dầu xuống và lấy từ trong túi xách ra một chai gì gì đó: “Cậu nhìn xem đây là cái gì?”.
Gia Ưu nhìn kỹ, đây là chai dầu cô hay dùng để ở trong tủ thuốc gia đình. Loại này chuyên để xoa bóp các vết thương trật khớp, bầm tím. Năm nào cô cũng phải nhờ bạn đi Hồng Kông mua cho mấy chai của hãng này. Các cửa hàng thuốc trong nước không bán loại này.
“Anh ấy đoán được cậu đau khổ như thế nhất định sẽ giày vò bản thân. Rõ ràng là không được vận động mạnh ấy thế lại chạy nhảy như điên. Anh ấy họp chiều xong chẳng kịp ăn chạy thẳng về nhà lấy đấy. Đến giờ anh ấy vẫn còn nhớ cậu không thể chạy nhảy mạnh cơ mà. Cậu nói là anh ấy hận cậu, tớ chẳng tin”. Đóa dứt khoát đẩy chai tinh dầu về phía Gia Ưu và chỉ bảo cô từng li từng tí: “Mai cậu đi gặp anh ấy đi. Đây là cái cớ cực tốt để gặp nhau đấy. Ưu à, cậu đừng có tự mình phủ nhận tình cảm của anh ấy như thế. Cái gì là thế thân hay không thế thân, điều quan trọng là cảm giác, tình cảm hai người ở bên nhau. Cậu chỉ đổi tên chứ đâu đổi được số phận của mình”.
Một tay cầm chai dầu còn một tay cầm chai tinh dầu, sắc mặt thay đổi hẳn, rồi mãi sau cô mới chịu gật đầu.
Gia Ưu cả buổi tối lấy hết dũng cảm để sáng hôm sau đến công ty Thiếu Hàng. Đến nơi cô tiêu tan hết ý chí bởi mấy câu nói của Trương Quần. Hóa ra trong lúc cô vẫn đang trăn trở thì Quan Thiếu Hàng đã quẳng hết gánh lo âu phiền muộn, thanh thản đáp máy bay đi công tác ngay trong đêm ấy.
Trương Quần thấy tinh thần cô suy sụp liền đưa vào trong phòng nghỉ, rót cho một cốc cà phê: “Khách hàng về nước trước thời hạn. Tối qua cùng ăn tiệc mà không chịu thông báo trước cho chúng tôi… làm chúng tôi rối tung như canh hẹ…, ơ thế Thiếu Hàng không nói gì với cậu à?”.
Rõ ràng Trương Quần không hề biết chuyện xảy ra giữa hai vợ chồng cô. Gia Ưu không biết phải nói thế nào, chỉ im lặng như ngầm thừa nhận.
Trương Quần thấy vẻ mặt u uất của cô đoán là hai người cãi nhau nên chẳng hỏi nhiều.
Gia Ưu ra khỏi văn phòng và bước vào trong xe ngồi rất lâu. Cuộc sống trong những năm qua cứ trôi chầm chậm trong đầu cô như bộ phim hoạt hình. Nghĩ đến việc phải dứt khoát cô thấy chua xót, cay đắng quá. Cô lấy điện thoại trong túi ra soạn tin nhắn gửi cho anh: “Anh từng nói với em là lúc nào em đau khổ nhất anh sẽ ở bên em. Em chỉ muốn biết rằng liệu giờ đây câu nói ấy có còn ý nghĩa không?”.
Chỉ có vậy thôi mà hết soạn rồi lại xóa, hết xóa rồi lại soạn, khó khăn lắm mới gửi đi được. Gửi xong cô thấy mọi thứ trước mắt bỗng mờ đi và tối sầm lại.
Chờ đợi mười mấy phút mà cô thấy chẳng khác gì dài như một thế kỷ.
Rõ ràng biết được đáp án ra sao mà vẫn ngu ngốc như vậy nhỉ? Tại sao lại đòi hỏi thứ tình yêu không thuộc về mình chứ?
Gia Ưu hận mình không buông xuôi được tất cả. Cô vẫn thường sống theo kiểu chẳng bao giờ vật vã, cầu xin tình yêu làm gì, nhưng giờ đây cô lại trở thành người như vậy.
Cô buộc mình tắt máy, muốn cắt đứt hết mọi suy nghĩ lung tung trong đầu.
Đóa không yên tâm nên kiên quyết ngủ lại nhà cô. Cả đêm qua không ngủ, sáng ra trông khuôn mặt tiều tụy, võ vàng, mất hết cả lòng tốt của Đóa. Trên đường về Đài, cô đi qua một cửa hàng mỹ phẩm tìm cô nhân viên quen thuộc trang điểm giúp cho. Tuốt lại cái dung nhan tàn tạ cho mọi người khỏi dị nghị.
Vừa bước vào Đài, Đàm Áo đã theo sát cô. Cô biết anh muốn hỏi gì nên đi thẳng đến trước anh nói: “Đừng hỏi gì cả, tôi không muốn nói gì hết”.
Đàm Áo lúng túng im lặng, ngồi yên một chỗ lén nhìn cô.
Bật máy tính lên, cô cóp đơn xin thôi việc ra rồi đích thân điền vào. Chủ yếu là viết vào cột báo cáo. Giờ đây cô đã quyết định, có gì nói đấy, tuyệt đối không dài dòng, dây dưa.
Thủ tục xin thôi việc ở Đài khá phức tạp, phải trình xin chữ ký của các sếp. Điền xong cô mới ngớ người ra Trưởng ban đang đi vắng. Hết cách, đành gác lại một bên.
Bật điện thoại lên thấy chuông báo có tin nhắn. Tim cô bất giác đập rộn lên, mở ra thì là tin nhắn của ba và của Đóa. Chuẩn bị soạn tin trả lời thì nhận được điện thoại. Là chị giúp việc gọi đến báo ba mẹ cô đến nhà mấy lần không gặp cô giờ không biết đi đâu rồi ấy. Nhưng túi của mẹ cô vẫn để ở nhà cô, xem ra họ quyết chí chờ cô về bằng được.
Cuộc nói chuyện chưa kết thúc thì lại có cuộc gọi khác chen vào. Cô nhìn nhìn, là điện thoại của ba mình nên không nghe.
Trong lòng cô bỗng thấy bực dọc vô cớ. Nghĩ đến việc ba mẹ không buông tha cho mình, hôm nay không gặp thì ngày mai kiểu gì cũng lại đến. Không về nhà kiểu gì họ cũng tìm đến Đài. Cô ôm đầu đau khổ, hận mình sao không tìm một chỗ nào đó xa lánh tất cả, không còn phải quan tâm, nghĩ ngợi đến bất cứ việc gì, bất cứ ai nữa.
Lòng cô chùng lại và mở ngay ngăn kéo lấy tấm danh thϊếp của một công ty du lịch. Cô liên hệ đặt chuyến đi nghỉ ở Hàng Châu vào ngày mai, à không, phải ngay trong ngày hôm nay. Cô muốn trốn chạy khỏi thành phố này.
Đàm Áo đứng nghe lỏm ở bên cạnh. Thấy cô thu dọn bàn làm việc vội vã chạy theo: “Em định đi Hàng Châu à?”.
Cô nhìn anh: “Vâng, có cần phải đến phòng nhân sự xin phép không nhỉ? Nhưng Trưởng ban đang đi vắng ai ký đây. Để em liên hệ với chị Triệu vậy, trừ vào phép năm nay thôi”.
“Em có thể nói cho anh biết có chuyện gì xảy ra được không?”.
Ra đến ngoài, ngập ngừng bước chân cô dừng lại nói: “Đàm Áo này, tôi biết là anh quan tâm tới tôi, nhưng nhiều khi đừng hỏi gì cả sẽ khiến tôi thấy dễ chịu hơn đấy”.
Sắc mặt anh trông rất phức tạp: “Quan hệ của chúng ta xa lạ đến chừng ấy sao?”.
“Chẳng có liên quan gì tới việc xa hay không xa lạ. Xin lỗi anh, giờ tôi chẳng buồn nói chuyện, chỉ muốn đi đến một nơi không ai quen biết, được đi thoải mái, cả ngày không cần phải nói, không cần phải nghĩ”.
Rời khỏi Đài truyền hình về khu tập thể của Đài lấy vài bộ quần áo rồi vẫy tắc xi đi thẳng ra sân bay. Vẫn còn sớm nên cô tìm một quán cà phê nhỏ gọi cốc cà phê, ôm máy tính, lên mạng.
Đăng nhập vào MSN cô thấy tin nhắn của Đóa, sực nhớ vẫn chưa trả lời tin nhắn lúc nãy. Cô liền nhắn lại ngắn gọn mình sẽ đi xa vài ngày.
Mãi đến khi ngồi lên máy bay cô mới chú ý đến các cuộc gọi nhỡ trong máy. Nhiều đến nỗi khiến cô hoảng hồn.
Máy bay cất cánh rồi cô mới cảm thấy uể oải. Lấy chiếc áo khoác mỏng và chiếc kính râm ở trong túi trang bị cho cá nhân xong cô ngủ thiêm thϊếp cả chặng đường. Cô bừng tỉnh giấc khi máy bay hạ độ cao, cô vặn vẹo lưng cho đỡ mỏi và mở tấm ngăn cửa sổ xem mây bay bên ngoài. Lòng cô dần ấm áp lại.
Rời xa thành phố trói buộc cô bao năm nay, dù chỉ là tạm thời nhưng trong lòng cô cũng thấy thoải mái.
Cô vác ba lô màu cam ra khỏi sân bay, chào đón cô là không khí oi bức hệt như ở nhà, nắng chiếu chói chang ùa vào mắt. Nhưng cô cảm nhận được hơi thở sung sướиɠ của mình, da đen đi vì nắng càng đẹp chứ sao. Cô sung sướиɠ hít thở thật sâu, hành động phấn khích của cô khiến mọi người đứng quanh nhìn chằm chằm.
Cô cười nhìn họ rồi chui vào một chiếc xe tắc xi. Nói địa điểm khách sạn rồi rút bản đồ trong ba lô ra nghiên cứu.
Bao năm rồi cô chưa tới Hàng Châu. Lần này cô định đi thăm thú những thị trấn nhỏ quanh quanh. Thế nên cô gọi điện cho tổng đài xin số điện thoại của công ty du lịch và đăng ký theo đoàn đi thăm thị trấn Ô.
Tối đến tắm xong cô leo lên giường nằm. Cơn buồn ngủ kéo đến nhưng cô vẫn cố chống chọi để mở điện thoại ra xem. Cô tỉnh táo hơn chút khi thấy tin nhắn của ba mình. Vì dài quá nên hệ thống tự động chuyển thành mấy tin nhắn.
“Ưu à, ba biết con trách ba mẹ nhẫn tâm, không quan tâm đến cảm nhận của con. Có lẽ là ba mẹ đã quá quan tâm tới Hảo, nhưng gì thì con cũng là con gái của chúng ta, ba mẹ luôn yêu con. Ba biết mấy năm nay con sống không được như ý mình. Ba rất xin lỗi con vì điều ấy, có lẽ ba mẹ đã sai thật rồi. Ba mẹ thấy đau lòng khi thấy con đau khổ. Gọi điện con không chịu nghe máy. Ba mẹ muốn con biết rằng, khi hai con đang nằm ở phòng cấp cứu, ba mẹ đều không cố tình thay đổi thân phận của hai con. Thực sự lúc ấy ba mẹ lo lắng hoảng sợ nên nhất thời sơ ý không phân biệt nổi hai con…”
Cô cố gắng chống mắt lên đọc nốt tin nhắn. Cô cảm thấy có điều gì không ổn, nhưng trong chốc lát không nghĩ ra được. Đầu óc cô bùng nhùng, đôi mắt cay xè, thần người ra rồi lặng lẽ tắt máy, vùi đầu vào gối ngủ.
Sáng sớm hôm sau, cô đeo ba lô, lên xe đi theo doàn. Cô lướt mắt nhìn, đoàn đủ mọi thành phần, già trẻ trai gái có hết. Họ đi có đôi có lứa, có bè có bạn, chỉ duy có cô là một mình cô độc.
Hướng dẫn viên du lịch ngồi cùng hàng với cô. Đi được nửa đường, hướng dẫn viên quay sang bắt chuyện với cô, hỏi cô người ở đâu, làm nghề gì… cô lịch sự trả lời qua loa. Tranh thủ hướng dẫn viên quay ra trả lời hành khách phía sau, cô lấy trong túi MP4 nhét tai nghe, lấy mũ che nửa mặt ngồi dựa hẳn vào thành ghế như đang ngủ. Kiểu này chẳng ai dám làm phiền cô nữa rồi.
Đến nơi, cô đi theo đoàn. Hướng dẫn viên đi đằng trước luôn miệng giới thiệu thế này thế kia nhưng cô không buồn nghe. Cô ngắm nhìn ngôi nhà ngay trước mặt nước và cả dãy qυầи ɭóŧ xanh đỏ phơi lơ lửng ngoài hiên. Sơ ý bị người đi sau giẫm vào chân, cô quay đầu lại nhìn, là một đôi đang yêu. Chàng trai tay cầm điện thoại trông có vẻ lo lắng hốt hoảng, cô gái nhìn cô chăm chú với ánh mắt trông mong.
Thực lòng Gia Ưu chẳng muốn bắt chuyện với ai, nhưng lúc này cũng đành lên tiếng: “Có việc gì à?”.
Đối phương như gặp được họ hàng, cứ nắm lấy tay cô không rời, nói liên hồi. Vì giọng khá nặng, nói lại nhanh nên cô nghe được đại khái: điện thoại bị hỏng, có việc gấp phải gọi điện về nhà muốn hỏi cô cho gọi nhờ điện thoại.
Cô chẳng nghĩ ngợi gì, móc túi lấy điện thoại đưa cho họ. Chợt nhớ ra điện thoại vẫn chưa mở máy vội vàng mở rồi đưa cho họ. Chàng trai gọi mấy cuộc điện thoại và cô nghe thấy có chuông báo tin nhắn.
Cô chẳng ôm hy vọng gì nên không buồn giục giã họ. Cô lặng lẽ ngồi bên để cho họ gọi điện xong rồi mới thờ ơ cầm máy kiểm tra tin nhắn. Bỗng nhiên cô sững người lại.
Nội dung mẩu tin đơn giản, nhưng dễ hiểu.
“Giữ lời”.
Não cô như bị thiếu oxy, ngừng hoạt động trong giây phút rồi mới tiếp tục vận hành tiếp. Nhưng cô không tin vào mắt mình… anh… chính anh đã gửi tin nhắn trả lời mình?
Cô nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại không biết nên hiểu thế nào, lặng người ngẫm nghĩ. Đôi tình nhân đứng bên vậy sợ phát khϊếp, luôn mồm hỏi cô bị làm sao. Cô kéo vạt áo chàng trai hỏi: “Em đọc cho chị xem là chữ gì đấy?”.
Chàng trai cúi đầu rồi đọc to: “Giữ lời. Tức là nói thì giữ lời”.
Gia Ưu ấn nút back, quay sang hỏi chàng trai: “Em có thấy tên người gửi là ai không?”.
“Chị không biết chữ?”, đến lượt cô gái buột miệng thốt lên: “Quan Thiếu Hàng, tên hay thế. Chồng chị à?”.
Gia Ưu thở dài đánh thượt một cái, ngẩng đầu nhìn trời, trời trong xanh, không phải ảo giác rồi.
Nhưng, có câu nói gì ấy nhỉ, cuộc sống luôn chứa đầy những điều bất ngờ, tất nhiên bao hàm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bản thân cô hiểu sâu sắc về điều ấy, giây phút trước thôi cô còn dừng lại trong niềm vui mất và được, nhưng giây phút sau lại xảy ra việc khiến cô chẳng biết phải làm sao. Phía trước rối loạn nên mọi người vội vã lùi hết về phía sau. Cô mải mê nhìn điện thoại không để ý đến sự việc xảy ra. Một bác lớn tuổi đứng đằng trước đã giẫm lên chân cô một cái rõ mạnh.
Trong khu du lịch đông đúc, chật chội này thường xảy ra những chuyện như vậy nên chẳng có gì là lạ. Bác ấy quá béo nên cái giẫm ấy gần như dồn cả sức nặng của cơ thể gần một tạ lên chân cô. Lại giẫm vào đúng vết đau cũ khiến cô thấy đau buốt lên tận đỉnh đầu, cô thất thanh kêu lớn và lấy sức đẩy bác ấy ra. Điện thoại đang cầm trong tay rơi xuống đường đá trong khung cảnh hỗn loạn, phần pin điện thoại bắn tung xuống sông.
Đợi đến khi hoàn hồn lại, người nhễ nhại mồ hôi thì chàng trai đưa cho cô phần còn lại của điện thoại. Cô buồn bực mãi.
Chuyện ấy cũng đặt dấu chấm hết cho chuyến du lịch ở thị trấn Ô.
Hướng dẫn viên đỡ cô, chân thấp chân cao quay về ô tô. Cô vội đòi quay lại Hàng Châu. Cũng may bên cạnh có gia đình bốn người đang thuê một chiếc xe con quay về. Cô đi cùng họ. Hai đứa con của họ còn nhỏ nên trên đường đi vừa giành nhau lại vừa khóc lóc làm đầu cô như sắp nổ tung ra. Chân không duỗi thẳng ra được nên gót chân càng đau nhức dữ dội.
Mãi đến sẩm tối cô mới về đến khách sạn.
Vừa bước vào sảnh, cô lê tấm thân mệt mỏi của mình ngồi xuống ghế sô pha. Giám đốc lễ tân đến bên cô hỏi han, mặt cô trông thật tồi tệ, trắng bệch ra. Cô lấy điện thoại ra hỏi: “Anh cho hỏi ở gần đây có cửa hàng bán điện thoại không? Pin của tôi bị rơi xuống sông rồi. Tôi đang cần gấp, có thể tìm người đi mua giúp tôi được không?”.
Giám đốc lễ tân cầm điện thoại của cô lên nhìn rồi nói: “Giờ chưa có người đi ngay được, nhưng nhân viên chúng tôi có người sử dụng loại máy này. Tôi sẽ hỏi giúp cô xem có mượn được pin không? Nếu được cô cứ dùng tạm”.
Gia Ưu mừng rỡ luôn miệng cảm ơn.
Thoáng cái giám đốc quay trở lại và đưa cho cô mượn pin điện thoại.
Mặc kệ Giám đốc nhìn, cô thản nhiên ngồi lắp pin điện thoại. Tranh thủ trong thời gian chờ máy hoạt động lại cô đi về phòng mình. Vừa đến cầu thang thấy điện thoại báo có tin nhắn. Cô vội ấn đọc ngay. Mắt mới lướt được dòng chữ đầu tiên thì đã bị ai đó huých cùi chỏ thật mạnh vào vai. Suýt nữa thì rơi mất điện thoại, cô bực mình quay đầu lại và kinh ngạc há mồm.
“Anh… ơ sao anh lại ở đây?”.
Đứng trước mặt cô là Quan Thiếu Hàng bằng xương bằng thịt. Tay anh kéo một chiếc va li đen, đau đáu nhìn vào chân cô: “Em bị sao thế?”.
“À, em bị người ta giẫm vào chân? Mà anh ở đâu ra đấy?”.
“Không đọc được tin nhắn của anh à?”. Anh quay lại chủ đề chính: “Trước khi lên máy bay anh liền gửi cho em”.
Cô vội cầm điện thoại lên: “Em chưa kịp xem thì bị rơi mất pin”.
Cô thấy lúng túng khi nhìn thẳng vào mắt anh, vội nhìn lảng ra chỗ khác thì nghe anh nói: “Về phòng đã”.
Cô khẽ khàng “vâng” một tiếng rồi cắm cúi bước. Hai người, người trước người sau đi vào trong thang máy, im lặng. Không gian chật hẹp, hơi thở gần như rất gần nhưng trái tim thì xa nhau vời vợi.
Ra khỏi thang máy là hành lang dài tăm tắp. Cô đi chầm chậm lại, cũng là không muốn để cho anh nhìn thấy bộ dạng của mình. Cô gắng đi thẳng lưng để bước chân trông tự nhiên hơn. Đi chưa được bao xa mồ hôi đã ra ướt đẫm lưng.
Không nói câu nào Thiếu Hàng liền bế thốc cô lên và sải bước đi thẳng.
Nép vào bờ ngực vững chãi, rắn chắc của anh, sóng lòng cô trào dâng, xúc động vô cùng. Trước kia anh cũng thường bế cô, giờ đây cái cảm giác xúc động ấy nó vừa xa lạ, lại vừa thân quen.
“Anh, tới rồi… phòng 1516”. Cô khe khẽ nhắc anh.
Thiếu Hàng đặt cô xuống, cầm lấy chìa khóa phòng cô đưa mở toang cửa ra. Rồi anh bế cô đặt lên trên giường, sau đó mới ra ngoài mang hành lý vào.
“Em có mang theo dầu không?”. Anh hỏi.
Cô lướt nhìn chai dầu để ở trong ngăn kéo táp đờ luy. Anh hiểu ý vội bước đến lấy.
“Để em tự xoa cũng được”. Cô giơ tay ra.
Anh mặc kệ, quỳ xuống dưới đất cần mẫn xoa dầu lên chân cô rồi day rất nhẹ nhàng.
Loại dầu này thật hiệu nghiệm, vừa bôi đã thấy man mát và rồi cơn đau giảm rõ rệt. Cô nhìn chăm chú cạp lông mày rậm: “Em đỡ rồi, cảm ơn anh!”.
Anh dừng tay đứng dậy đi vào trong phòng tắm.
Nhân cơ hội ấy Gia Ưu tranh thủ đọc tin nhắn. Nội dung chủ yếu là anh sẽ đến. Có lẽ Tiểu Đóa cho anh địa chỉ, cô chăm chăm để ý đến thời gian gửi. Trước 3 giờ chiều.
Đợi anh ra cô quyết định nói thẳng: “Anh vẫn chưa nói lý do tại sao lại đến đây?”.
“Trước đó anh nhận lời đi chơi với em rồi còn gì?” Anh cúi người lục tìm gì đó, không buồn quay đầu lại: “Cuối tháng rồi bận quá không có thời gian, giờ rảnh rồi anh thực hiện lời hứa đấy thôi”.
Cô muốn hỏi thêm, nhưng anh đã cầm quần áo đi vào phòng tắm, lát sau nghe tiếng nước chảy ào ào. Hết cách, cô đành ngồi yên chờ đợi. Cô từng nghĩ nếu Thiếu Hàng quay lại tìm, yêu cầu giải thích thì mình phải nói thế nào để giữ lại anh ấy bên mình. Nói thế nào, làm cái gì… cô đều đã nghĩ tới hết. Nhưng có nghĩ nát óc cô cũng không thể nghĩ ra tình huống ngày hôm nay. Bộ dạng chẳng buồn nói gì của anh, chỉ có sắc mặt mệt mỏi và người đầy bụi đường. Giờ giống hệt như hồi hai người sống với nhau, cô luôn là người nói mãi không thôi.
Nhưng có một số việc giống như một rãnh sâu đào giữa hai người, vờ quên đi hoặc coi như không nhìn thấy đều không phải là cách hay. Có lẽ Quan Thiếu Hàng muốn được quay lại những năm tháng xưa, nhưng cô không thể đóng giả được nữa rồi.
Sự thật đã được phơi bày, dù kết quả thế nào cũng vẫn phải đối mặt.
Cô nghĩ mãi không ra. Thiếu Hàng tắm xong bước ra, anh đã thay bộ trang phục thể thao gọn gàng, khỏe khoắn. Đầu vừa gội xong, tóc vẫn còn dính lấm tấm nước. Sắc mặt xanh xao càng khiến đôi mắt anh sâu thẳm đến kỳ lạ.
“Nếu anh nói cho em biết rằng đã từ lâu anh biết em không phải là Gia Hảo thì em sẽ làm gì?”.
Chiếc máy sấy cô đang cầm trên tay rớt phịch xuống thảm, nằm trơ trọi. Mặt cô biến sắc, nhìn chằm chằm vào anh: “Anh nói lại lần nữa”.
“Anh biết em không phải…” Anh nói lại như cô muốn, sắc mặt và giọng nói không hề có gì dao động.
“Anh biết từ bao giờ? Tại sao không nói?” Giọng cô thốt lên run rẩy.
“Anh biết từ lúc cầu hôn em”. Quan Thiếu Hàng cúi xuống nhìn cô say đắm: “Nếu hồi ấy anh nói, liệu em có đồng ý lấy anh không?”.
Gia Ưu bàng hoàng: “Anh… anh nói thật á?”
Khuôn mặt trắng xanh xao nở nụ cười yếu ớt: “Em nói cái gì là thật?”.
“Tại sao? Như thế có nghĩa là gì?” Gia Ưu như bị đánh cho mụ mị bởi sự thật bất ngờ ấy: “Anh biết thừa em không phải là Gia Hảo, sao lại còn lấy em”.
Quan Thiếu Hàng nhìn nét mặt tức giận, đau khổ tột cùng của cô, rồi nhếch mép cười nhạt: “Em không hiểu tại sao ư? Vì anh yêu em, có thế thôi. Đúng đấy anh luôn yêu em chứ không phải yêu ai khác”.
“Không thể nào…”. Cô lụng bụng trong mồm, hoảng hốt tròn mắt nhìn người đối diện. Cô ngẫm, thôi não mình teo rồi, còn không chắc mình bị ù tai.
“Để em tiêu hóa lời nói của anh đã”. Gia Ưu thụt lùi vài bước rồi lò cò nhảy vào phòng tắm, vỗ nước thẳng vào mặt cho tỉnh táo hơn.
Mấy phút sau cô mới điều chỉnh được tâm trạng của mình, quay về đối mặt với anh. Cô nhìn thẳng vào mắt anh nói từng từ một: “Nếu anh nói là thật thì tại sao hồi ấy còn ở bên Gia Hảo?”.
Quan Thiếu Hàng nhìn cô đau đáu: “Nếu em cho rằng ở bên nhau tức là yêu nhau thì anh trả lời thẳng cho em biết: không hề có, bọn anh chưa bao giờ ở bên nhau”.
“…” Gia Ưu nhìn trân trân không nói nên lời.
“Em không tin ư?”.
“Từ nhỏ tới lớn thời gian Hảo ở bên anh còn nhiều hơn là bên em. Anh tặng nó cái gì, dù chỉ một tờ giấy thôi nó cũng lưu giữ cẩn thận ở trong tủ. Anh thích giống chó Chukchi, dù nó rất sợ nhưng vẫn cứ đòi nuôi một con. Anh dành được những giải gì nó nhớ hết trong đầu và rồi ngày ngày phấn đấu noi theo với ý nghĩ rằng kém cỏi sẽ bị anh coi thường, xa lánh… Hảo làm bao nhiêu việc ấy cũng chỉ vì anh. Giờ anh lại nói hai người không phải yêu nhau là sao?”.
Quan Thiếu Hàng mím môi, khuôn mặt như giăng một lớp sương mờ lơ đãng.
Mãi sau cô thở dài não ruột: “Cho dù có như anh nói là hai người không ở bên nhau, nhưng anh có bao giờ theo đuổi em đâu? Anh nói xem em làm sao tin được là anh yêu em chứ?”.
“Không, trong mười năm qua, chí ít anh cũng đã bộc bạch lòng mình ba lần rồi, với những hình thức khác nhau”.
“Sau đó thì sao?”.
“Em đều từ chối”.
Đầu óc cô như chùng lại, ánh mắt kinh ngạc toát lên vẻ ngờ vực như anh đang đùa giỡn với mình. Cô chầm chậm lùi về bên giường và đặt phịch mông xuống.
“Hóa ra em mất trí nhớ thật rồi… em cứ nghĩ là mẹ em lừa em”.
Gia Ưu gọi xe ra Tây Hồ mặc dù chân vẫn chưa đi lại được nhanh nhẹn cho lắm. Nhưng cô cần được hít thở không khí trong lành cho đầu óc được vận hành bình thường.
Nhân lúc Thiếu Hàng đang nói chuyện điện thoại, cô cầm điện thoại và ví tiền đi thẳng ra ngoài. Cô đi bộ lang thang không mục đích một đoạn đường dài, hòa mình vào dòng người đông đúc.
Cô nhìn xung quanh mà mãi vẫn chưa trấn tĩnh lại được. Đứng đờ người một chỗ thì bị ai đó vỗ vào vai. Cô quay đầu lại thấy một người phụ nữ đứng tuổi ăn mặc giản dị đang cười xun xoe: “Định đi xem Ấn tượng Tây Hồ à? Mua được vé chưa? Chị có vé đây này, chỗ ngồi rất đẹp, rẻ hơn mua ở trong nhiều lắm”.
Gia Ưu ngẩn người rồi lắc đầu từ chối.
Người phụ nữ ấy cũng không níu kéo nữa, tiếp tục tìm kiếm mục tiêu khác.
Gia Ưu chẳng có nơi nào để đi, không có tâm trạng và sức lực dạo phố, cũng không muốn quay lại khách sạn để đối mặt với Thiếu Hàng. Cô liền giật giọng gọi người phụ nữ ấy: “À này, chị cho em một vé. Bao nhiêu tiền vậy?”.
Cô qua cửa soát vé đi vào trong tìm đúng vị trí của mình ngồi xuống. Đúng là vị trí rất đẹp, gần khán đài, lại ở giữa nên tầm nhìn rộng. Vẫn chưa tới giờ biểu diễn. Mặt hồ phẳng lặng trong đêm, gió thổi vi vu. Cô nhắm nghiền mắt lại, cảm nhận được cái mát của gió hồ.
Lòng cô đang ngổn ngang trăm mối. Tất tật những lời nói của Thiếu Hàng đã lật nhào mọi ký ức cũng như mọi thứ cô biết. Gác sang một bên mọi thứ khác, nếu như người Thiếu Hàng yêu là cô, thế thì những năm nay cô cứ phải sống miễn cưỡng. Trong mắt anh cô mới khôi hài, nực cười làm sao.
Cô rất muốn tin anh, nhưng không thể kìm nén nổi sự nghi ngờ đang trỗi dậy trong lòng mình.
Đang nghĩ miên man bỗng thấy xung quanh náo nhiệt hẳn lên. Ngồi bên cạnh cô là gia đình có cả con nhỏ, tiếng trẻ con nhí nha nhí nhảnh cứ vang bên tai cô.
Cô mở mắt ra thấy chương trình bắt đầu biểu diễn. Thoạt đầu cô chỉ nghĩ xem để gϊếŧ thời gian, nhưng rồi càng xem càng thấy cuốn hút bởi câu chuyện tình của đôi trai gái. Họ quen nhau rồi yêu nhau và rồi phải chia tay nhau. Cô thấy trái tim mình tan nát. Chương trình kết thúc bởi tiếng vỗ tay không ngớt của khán giả. Gia Ưu rưng rưng nước mắt cũng đứng dậy ra sức vỗ tay.
Xin đừng chia ly, đừng có tìm lại quá khứ, đừng để mất đi rồi mới tiếc thương… ai cũng trải qua những giây phút như vậy, nên cô cần gì phải tính toán sự mở đầu và kết thúc. Tất cả đều do bản thân mình phải không?
Trên đường về khách sạn, cô ngồi trong xe lòng xúc động, nôn nóng vô cùng. Cô rất muốn sớm được gặp lại anh, nói cho anh biết nỗi lòng cô, trái tim cô. Cô giục lái xe đi nhanh hơn. Lái xe không nói nhiều, tăng ga ngay lập tức. Cô nhắn tin mãi nhưng không thấy anh trả lời. Chẳng hiểu là anh chưa nhận được hay là nhận rồi không buồn nói chuyện nữa.
Vuốt lại mái tóc rối bung vì gió, cô gõ cửa phòng mình. Tim đập liên hồi trong giây phút chờ đợi. Quan Thiếu Hàng ra mở cửa chờ cô bước vào. Anh nhấc hành lý đã được thu dọn gọn gàng nói ngắn gọn: “Anh đã thuê phòng 1527. Có việc gì cứ gọi anh”.
Cô vội vã níu anh lại: “Tại sao anh phải thuê thêm phòng nữa? Em đặt phòng giường đôi mà”.
Thiếu Hàng nhìn cô: “Em chạy biến ra ngoài không phải là cố tình né tránh anh đấy à?”.
“Em…, vừa rồi em rối bời cả lên”.
“Biết anh yêu em nên rối bời hả?”.
Cô rất bực mình vì lối nói xuyên tạc của anh: “Anh đột ngột nói lời yêu như thế làm em hoang mang là chuyện bình thường thôi có gì không được nào? Em lấy anh hơn năm năm rồi, năm năm qua em sống thế nào chứ? Anh có thể hiểu được cho em không?”.
“Em thấy ấm ức à?” Quan Thiếu Hàng lạnh lùng hỏi.
“Đúng, rất ấm ức!”. Gia Ưu tức như sắp phát khùng lên: “Nếu anh sợ nói ra rồi em không lấy anh thì anh có thể nói trong năm đầu hoặc hai, ba năm sau chứ hả? Cũng còn hơn là bắt em phải trải qua năm năm. Anh ích kỷ quá, anh có bao giờ nghĩ đến cảm giác của em không? Trong năm năm qua em luôn sống trong cái cảm giác tội lỗi, cảm thấy có lỗi với anh, có lỗi với Gia Hảo… nhưng…”
Cô ngập ngừng, Quan Thiếu Hàng vội nhìn cô: “Nhưng sao hả?”.
“Nhưng em thấy có lỗi nhất chính là bản thân mình!”. Cô hăng hái nói hết mọi thứ đang nghĩ trong đầu: “Nếu anh yêu em thật lòng thì em là người xui xẻo nhất trên đời. Vì cách yêu của anh quá đặc biệt, quá mới lạ, quá ích kỷ. Có phải thiên tài luôn nghĩ khác người bình thường không? Tuy em không nhớ nổi anh đã bày tỏ tình cảm lần nào chưa, nhưng thái độ hiện nay của anh khiến em thấy từ chối là đúng. Đừng nói là ba lần, chứ bốn hay năm lần em cũng từ chối hết”.
Thiếu Hàng nhìn cô với ánh mắt u ám, chờ cô nói xong quay đầu đi luôn.
“Rầm”…
Cánh cửa phòng sập lại ngay sau lưng anh, cô nhanh chóng ngồi phệt ngay xuống đất. Mấy phút sau như sực tỉnh ra điều gì cô đứng bật dậy mở cửa lao ra ngoài.
Đứng từ xa trông anh tựa lưng vào cửa phòng 1523 buồn bã, hành lý đổ nghiêng ở dưới chân, lòng cô chùng lại và không buồn nghĩ ngợi gì nữa chạy tới ôm ghì lấy eo anh. Cô thấy người anh cứng đơ, như muốn thoát khỏi cô. Cô không buông tay mà càng ghì chặt hơn, chẳng đếm xỉa gì áp mặt vào lưng anh.
Anh thở dài, không cựa người nữa.
“Anh không xem bức hình em gửi à? Sao còn cố tình chọc giận em?” Mãi sau cô nói với giọng nghèn nghẹn.
Thiếu Hàng mở cửa, vừa quay người lại cô lấy đà nhào vào lòng anh, giơ hai tay siết chặt cổ anh.
Không còn cách nào khác anh kéo cô vào trong phòng, bật đèn lên.
“Đấy là tiếng lòng của em đúng không?”. Thiếu Hàng nói.
Gia Ưu ngụy biện: “Tại vừa rồi anh chọc tức em nên em mới nóng mặt…”
“Ừ thì nóng mặt, lúc nãy em nói có phải là thật không?”.
Gia Ưu định mở miệng nhưng rồi thôi.
“Giờ mặt em vẫn đang nóng chứ?”.
Cô lặng lẽ lắc đầu.
“Giờ em muốn nói gì nào?”.
Gia Ưu nghĩ ngợi rồi nói: “Anh yêu em nhường nào?”.
Anh nhìn cô chăm chú: “Năm năm qua anh đối xử với em thế nào?”.
Cô cắn môi: “Không tính năm năm qua, lúc đấy đã biết anh yêu em đâu”.
“Thế thì cho anh thêm năm năm nữa, anh sẽ chứng mình cho em biết”.
Gia Ưu ngẩng đầu lên, nhìn anh chăm chú: “Lòng em vẫn đang rối bời, không thể hiểu nổi nhiều chuyện và cũng không nghĩ ra được gì. Nhưng thật sự em không muốn xa anh”.
Thiếu Hàng nâng cằm cô lên và hôn lên đôi môi ấy: “Đồ ngốc ạ. Nghĩ không ra thì đừng nghĩ nữa, không hiểu được thì đừng tìm hiểu nữa. Trì Gia Ưu, em chỉ cần biết rằng anh yêu em là đủ rồi”.
Cô lâng lâng say trong men tình: “Anh gọi tên em lần nữa đi”.
“Gia Ưu, em thực sự không nhớ được ba lần ấy à?”.
Gia Ưu lắc đầu: “Hay là anh theo đuổi em lần nữa đi? Hoặc là nói cho em biết hồi ấy anh theo đuổi như thế nào vậy?”.
“Thôi, không nhắc lại chuyện cũ nữa”.
Thời gian qua anh đã quá mệt mỏi trong công việc và gia đình. Tối đó đầu anh đau như búa bổ, uống thuốc cũng không ăn thua. Chật vật cả đêm, đến sáng hôm sau mới ngủ thϊếp đi.
Gia Ưu sợ làm anh thức giấc nên không dám dậy, cô lặng lẽ nằm cuộn trong lòng anh.
Quan Thiếu Hàng tỉnh dậy tinh thần đã khá hơn rất nhiều. Hai người xuống tầng trệt khách sạn ăn tự chọn, sau đó gọi xe đi chơi phố cả buổi chiều.
Trời xế chiều, hai người dắt tay nhau vào quán ăn bánh sen.
Chỉ có vẻn vẹn hai tiếng đồng hồ thôi cũng đủ làm cho Gia Ưu thấy lưu luyến vô cùng. Nhưng khoảnh khắc tốt đẹp luôn trôi qua rất nhanh.
“Xin lỗi em, tối nay anh phải bay đến thành phố T rồi. Bên ấy bọn anh có một dự án mới đang chờ anh đến triển khai”. Nhận xong điện thoại Thiếu Hàng quay sang cô nói.
“Không lùi được vài ngày hả anh?”.
Thiếu Hàng lắc đầu: “Khách hàng yêu cầu gấp lắm”.
“Có phải khách hàng lớn mà Trương Quần nói lần trước không?”.
“Ừ, để xong dự án này anh xin nghỉ dài ngày, em thích đi đâu anh sẽ đưa em đi đấy”.
“Anh nói phải giữ lời nhé”. Gia Ưu ngước nhìn ánh mắt đầy lo âu của anh: “Thực ra đi được hay không cũng không sao anh ạ. Em chỉ mong muốn ngày nào anh cũng được ngủ thêm hai tiếng nữa”.
“Anh sẽ cố gắng, em có biết là hai hôm nay làm sao anh đến đây được không?”. Anh cười bí hiểm: “Anh nói với sếp Tổng là không cho anh đi vợ anh sẽ trốn mất theo người khác. Như thế anh sẽ không yên tâm làm việc được”.
Gia Ưu lườm anh nhưng trong lòng thấy ngọt ngào quá đỗi. Cô chợt nghĩ ngay đến việc khác: “Sao anh mãi không chịu trả lời em hả?”.
“Em định lật lại nợ cũ đấy à?” Anh chọc cô: “Anh đọc sót, mãi đến hôm sau mới đọc được nên vội vàng đến ngay còn gì”.
“Thôi được rồi, em là người lớn không thèm chấp vặt anh nữa”.
Tối hôm ấy, cô tiễn anh ra sân bay. Vừa tiễn anh lên máy bay thì Đóa gọi điện đến. Vài câu vu vơ đã lật tẩy được việc Thiếu Hàng nói dối. Đóa nói: “Cái gì mà đọc sót? Cậu đừng nghe anh ấy nói vớ vẩn. Đồng nghiệp anh ấy nói là vừa xuống máy bay anh ấy đi gặp khách hàng luôn, rồi cả đêm mải mê thiết kế, sáng sớm về khách sạn đầu đau như búa bổ, suýt nữa thì đập đầu vào tường cho đỡ đấy. Lúc đó mới chịu đi bệnh viện cấp cứu, nằm ở bệnh viện một ngày một đêm mới sống lại được”.
Những lời Đóa nói càng làm cho Gia Ưu lo lắng thêm: “Tối qua anh ấy cũng đau đầu lắm, tớ khuyên nghỉ mà không chịu”.
“Anh ấy đúng là quá say công việc”. Đóa nhận xét: “Nhưng cậu đừng lo, anh ấy liên tục đau đầu như vậy tớ đoán là có liên quan đến tâm trạng. Giờ hai người hòa thuận, ấm êm như thế, anh ấy không cần phải phân tâm, chắc chắn sẽ không thấy mệt mỏi và áp lực nữa”.
“Ừ mong là như vậy. Về nhà tớ phải tìm mấy bác sĩ Trung y hỏi xem sao”.
Vừa dứt điện thoại với Đóa thì nhận được cuộc điện thoại khác. Cô không nhìn kỹ vì tưởng là của Đóa. Cô cười hỏi: “Lại có việc gì thế?”.
“Ưu à, cuối cùng con cũng chịu nghe điện thoại rồi”. Đó là giọng nói nặng nề của ba cô.
Gia Ưu lúng búng nói: “Ba à”.
“Con đừng nói gì nữa, mẹ con ốm rồi, con về nhanh lên”.
Gia Ưu bán tin bán nghi: “Mẹ ốm ư? Sao thế ạ?”.
Ông Thu thở dài: “Ưu à, mẹ con đổ bệnh vì nghĩ chuyện của con nhiều quá. Bà ấy muốn gặp con, muốn nói chuyện với con, việc có liên quan đến Quan Thiếu Hàng”.
Bỗng dưng cô cảm thấy có linh tính gì không hay: “Việc gì à? Ba nói cho con biết trước được không? Con đang tò mò đấy”.
Ông Thu im lặng không nói: “Về rồi hãy nói”.
“Ba nói đi, nếu không con không về”.
“Trời ạ, cái con bé này… Thiếu Hàng hình như có dính dáng đến cái chết của em gái con”.
Gia Ưu thần người ra, cô thấy vô cùng bất an trong lòng.