*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Tôi và Đặng Thiệu hao phí nhiều thể lực, làm xong một hiệp liền ngủ thẳng cẳng đến chiều. Cuối cùng vẫn là mẹ tôi chạy tới đập cửa gọi mới dậy nổi. Hai chúng tôi mặc quần áo, nhanh nhẹn lấy giấy vệ sinh lau dọn tàn cục, trước khi ra cửa thì vứt vào thùng rác.
Ra đến phía trước nhà, Đặng Thiệu nhìn một lần cả nhà, nói: “ Sân nhà em rộng thật đấy, phòng cũng nhiều nữa.”
Tôi chỉ vào hai gian phòng phía trước, nói: “ Đó là phòng bố em, đằng sau là phòng ông nội em ở lúc còn sống. Nhà em quanh đi quẩn lại cùng chỉ ở có bốn gian thôi.”
Đặng Thiệu liếc mắt một cái, chỉ vào máy bơm nước đặt ở góc sân: “ Cái này gọi là máy bơm à?”
Tôi gật gật đầu: “ Đúng rồi, anh chưa từng thấy qua à?”
Đặng Thiệu lắc đầu: “ Mới xem qua trên TV thôi, chưa được thấy tận mắt bao giờ” Đặng Thiệu lại gần máy bơm, cẩn thận xem xét, nói: “ Mọi người ở đây đều dùng cái này à?”
Tôi nói: “ Cũng tùy thôi,ở đây có hệ thống cung cấp nước mà. Có điều mùa đông lạnh thì nước trong đường ống dễ bị đông lắm, nhiều nhà mua máy bơm này để bơm trực tiếp luôn, ai có quan hệ với bên địa chất thì có thể xin nước từ bên đó. Thế nên cứ đông đến là lại có vài nhà lục tục đi bán nước kiếm ít tiền lời.”
“Ở đây mọi người còn bán nước cơ à? Bán thế nào?” Đặng Thiệu kinh ngạc nói.
Tôi nói: “ Thì đặt một thùng cỡ lớn lên xe ngựa, đổ thật đầy nước bên trong, thêm một cái chậu nữa.. Thùng gắn thêm vòi, ai mua thì tính tiền theo cái chậu.”
“Thế bao tiền một chậu?”
Tôi nói: “Cái này còn tùy thời tiết, mùa hè thì 5 xu một chậu, mùa đông thì 1 đồng một chậu, thỉnh thoảng cũng có nhà bán 1 đồng ba chậu.”
Đặng Thiệu âm thầm chậc lưỡi, cười nói: “ Anh phát hiện ra thôn em khắp nơi đều là vàng cả đó.”
Tôi khinh thường xì một tiếng, kéo Đặng Thiệu ra trước nhà, lúc đi ngang qua nhà vệ sinh, tôi cười nói: “ Có vàng hay không thì chịu nhưng nhà xí thì chắc chắn có “vàng” đó, anh muốn xin ít không?”
Đặng Thiệu nhấc chân đá mông tôi, cười nói: “Chồng mà em cũng dám đùa giỡn, muốn chết à.”
“Anh nói nhỏ thôi” tôi nhắc Đặng Thiệu khe khẽ cái mồm, hai mắt nhìn chằm chằm trong phòng, nói: “ Em còn chưa biết phải nói sao với bố mẹ đây, anh tốt nhất ngoan ngoãn tí đi, lỡ để họ nhìn ra thì hai chúng ta chết chắc.”
“Không thể nào.” Đặng Thiệu nhướng lông mày không chút để tâm, nói: “Anh thấy bố mẹ em hiền hòa như vậy, chắc sẽ không đánh đâu nhỉ?”
“Anh thì biết cái rắm gì” Tôi chỉ cái đòn gánh đặt ở chân tường, nói: “ Thấy cái gì kia không, công cụ trừng phạt của bố em đó. Hiền hòa con khỉ, bố mẹ em diễn sâu đấy.”
Đặng Thiệu nhếch miệng, lại gần sờ sờ cái đòn gánh, nói: “ Em đúng là da thô thịt dày, cái đòn gánh thế này đánh vào người mà chưa hỏng hả? Sao bố em nỡ đánh chứ?” Người ta đều nói hổ dữ không ăn thịt con huống gì là con người. Đặng Thiệu hoàn toàn không tin trên đời này có người cha nào đủ nhẫn tâm dùng thứ này đánh con ruột mình.
Tôi nhức đầu ngồi xuống ghế đá, bất đắc dĩ nói: “ Hồi bé em ăn đòn không ít với cái này đó. Sau này lớn rồi bố đánh không nổi nữa mới bớt đấy.”
Đặng thiệu ngồi chồm hỗm sờ nắn cái đòn gánh, nói: “ Tiểu hỗn đản như em bị đánh cũng đáng lắm. Sau này nếu bố mẹ em đồng ý cho tụi mình ở cùng nhau, em biết điều thì ngoan ngoãn nghe lời, đừng có chọc giận anh. Bằng không anh mang cái đòn gánh này trị em.”
Tôi khinh thường bĩu môi, vừa tính đốp lại hai câu thì mẹ từ phòng đi ra, mỉm cười nói: “ Hai đứa tỉnh rồi đó à? Đói bụng chưa?”
Tôi ôm bụng tỏ vẻ khó chịu, nói: “ Mẹ, tối con muốn ăn thịt kho tàu (*)”
Mẹ tôi nói: “ Bố con biết con mang bạn về thì cao hứng lắm, ban nãy đi mua thịt lợn ngoài chợ rồi.”
Đặng Thiệu trộm nháy mắt, nhỏ giọng nói: “ Sao em không nói cho anh biết em thích ăn thịt kho tàu?”
Tôi hạ giọng nói: “ Nói với anh làm gì? Lỡ anh nói em tham ăn thì sao?”
Mẹ tôi đứng ở cửa phòng thấy hai đứa kề tai nói nhỏ, cười nói: “ Hai đứa bây nói gì gì vậy? Có gì mà không cho mẹ nghe được?”
“Cô à, thực ra cũng không có gì. Cháu thấy Tiểu Lục đúng là không hiểu chuyện để cô phải làm lụng vất vả thế này.” Đặng Thiệu nói mà mặt không đỏ, tim không đập nhanh, gương mặt cương trực, thái độ thành thật đến mức kẻ nói dối lão làng như tôi nhìn còn không ra sơ hở.
Mẹ tôi cầm theo hai cái xoong, lắc lư vài cái nói: “ Tiểu Lục còn nhỏ, lớn lên khác hiểu chuyện thôi.”
Đặng Thiệu lơ đãng liếc tôi một cái, trong lòng khẳng định đang cười trộm cho coi.
“À đúng rồi” Đặng Thiệu đứng lên, tay sờ túi quần móc ra một xấp tiền, nói: “ Cô, đây là tiền Tiểu Lục kiếm được ở Bắc Kinh, tuy không nhiều lắm nhưng cũng không ít, tính em ấy lại ruột để ngoài da nên cháu cầm hộ. Đợt này về Tiểu Lục dặn riêng cháu đêm chỗ tiền này gửi cô đó.”
Đặng Thiệu đưa tiền nhét vào tay mẹ, mẹ tôi đặt hai cái xoong xuống đất, lau lau vệt bẩn lên tạp dề, cầm lấy tiền nói: “ Sao lại nhiều tiền thế này? Tiểu Lục, con ở thành phố làm cái gì? Có làm gì phi pháp không?”
Đặng Thiệu nói: “ Cô yên tâm, Tiểu Lục ở thành phố mở quán cùng Đại Bằng, vừa kiếm được liền mang về biếu cô đấy. Cô yên tâm đi, sau này Tiểu Lục sẽ còn kiếm được nhiều hơn nữa.”
Mẹ tôi hớn hở nhét tiền vào túi, nghi ngờ hỏi: “Con trai, con đưa hết tiền cho mẹ lúc quay lại thành phố sống bằng cái gì? Bao giờ con quay lại thành phố?”
Tôi nói: “ Về lại kiếm là được mà. Chắc tầm vài ngày nữa con quay lại thành phố.”
“Nhanh vậy à?”Mẹ tôi kinh ngạc: “ Còn hơn một tháng nữa là tới trung thu rồi, hay hai đứa ở lại nhà ăn trung thu xong hẵng quay lại đó.” Mẹ hỏi tôi mà mắt lại nhìn Đặng Thiệu.Lễ trung thu với tôi mà nói cũng không có gì quá đặc biệt, huống hồ tôi cũng không khoái bánh trung thu. Trung thu mấy năm trước tôi cũng toàn ra ngoài chơi nên lần này ở lại hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì lắm.
“Vậy cũng được, chúng ta ở qua trung thu thì quay lại” Đặng Thiệu không đợi tôi cự tuyệt đã mở miệng đồng ý.
“Vậy đi, ở nhà ăn trung thu xong hẵng đi. Hai đứa ở lại nói chuyện đi, mẹ vào nấu cơm” Mẹ tôi xoay người nhặt xoong quay vào bếp.
“Sao anh không nói trước với em một tiếng?”
“Nói gì cơ?” Đặng Thiệu hỏi ngược lại.
“Tiền chứ cái gì nữa.”
Đặng Thiệu cười đi đến cạnh tôi rồi ngồi xổm xuống: “ Sao nào? Anh đưa mẹ em tiền em không vui sao? Tiếc à?”
“Cút” Tôi hung hăng lườm Đặng Thiệu: “ Anh đưa mẹ em tiền đương nhiên em vui, nhưng sao lại nhiều thế? Chỗ kia ít ra cũng phải 6,7 ngàn đồng. Anh còn phải trả tiền cho anh trai nữa, đã không có còn đưa nhiều như vậy, anh nói em không hỏi tội anh có được không?”
Đặng Thiệu nhìn tôi chằm chằm, ý cười mười phần: “ Bây giờ còn học được quản lí anh rồi à? Xem ra cho em ngồi ở cái ghế bà xã này là quá chuẩn rồi” Đặng Thiệu ngồi chồm hỗm một lúc lâu có chút tê chân, tay vịn lấy bàn mới đứng dậy nói, nói: “ Tiền này bao gồm cả tiền Đinh Đại Bằng trả em mấy ngày làm ở quán mà,anh bỏ ra chút xíu thôi, anh vốn muốn giữ cho em nhưng lần này về anh chẳng chuẩn bị gì, chi bằng đưa tiền cho mẹ như vậy mẹ em cũng vui hơn.”
“Thế giờ tính sao đây? Tiền anh mang cho mẹ em hết rồi, giờ về chúng mình sống thế nào? Không ăn không uống à?” Tôi cũng chẳng phải tiếc gì mấy đồng tiền mà là lo lắng cho cuộc sống tương lai.
Đặng Thiệu thở dài: “ Em yên tâm đi, anh trước giờ làm việc đều tính đường lui cho mình mà. Chưa nắm chắc tình huống sẽ không làm càn đâu. Vả lại tiền đưa cũng đưa rồi giờ cằn nhằn cũng có để làm gì đâu. Biếu mẹ em sau này hai đứa mình cũng dễ ăn nói hơn.”
“Lười quản anh “ Tôi vặn thắt lưng, ngáp một cái thật to, nói: “ Anh nói anh làm gì cũng tính trước đường lui, vậy lần này anh tính lui thế nào?”
Đặng Thiệu nhăn mặt, không nhịn được cười tươi: “ Em đúng là càng ngày càng tinh, anh nói thế em không coi như nghe tai này ra tai nọ được sao? Giờ còn quay lại bắt bẻ anh.”
“Vô nghĩa, lỡ anh chỉ tính được đường lui cho anh thì em thành mất cả chì lẫn chài à? Tiền không còn một xu, người đàn ông của mình cũng chạy mất, sống như vậy em còn sống làm gì”
Đặng Thiệu dở khóc dở cười: “ Yên tâm đi, cho dù không có tiền nuôi bản thân đến mức bán hết mọi thứ thì anh vẫn cất mẹ anh và em trong hòm báu vật, tuyệt đối nâng niu luôn.”
“Đệt, em thèm chui vào hòm báu vật của anh.” Tôi đứng lên quay vào nhà, xoay thắt lưng mấy cái: “ Em vào nhà xem TV đây.”
Đặng Thiệu đứng dậy, kéo cái ghế đá trả về chỗ cũ, lon ton chạy theo tôi vào phòng.
Nhà chúng tôi không lớn, phòng khách nối chung với phòng ngủ, từ phòng ngủ cửa thông ra hành lang, đi đến cuối hành lang là bếp. Tôi đưa Đặng Thiệu vào phòng ngủ,đá giày ra góc tường, lăn kềnh ra sô pha mở TV xem.
Đặng Thiệu ngồi xuống cạnh tôi, thoải mái dựa vào sô pha nói: “ Tiểu Lục, chân em thối thật đấy, mới một ngày không rửa thôi mà.”
Tôi không cho là đúng tiếp tục đổi kênh, đến tiết mục mình thích mới ngừng lại: “ Sao nào? Bây giờ anh ghét bỏ em rồi chứ gì?” Tôi lườm Đặng Thiệu.
Đặng Thiệu đen mặt, cả người xụ xuống ra cái vẻ bị ức hϊếp, nói: “ Sao anh lại ghét em chứ? Hiện giờ toàn em bắt nạt anh thôi.” Đặng Thiệu cầm chân tôi đặt lên đùi mình, tôi bất đắc dĩ đành nằm ngửa lên sô pha.
Đặng Thiệu cầm hai chân tôi, nói: “ Thối không đỡ được, cũng may là chân trắng ra phết.” Nói xong, anh lấy tay nhấn vào huyệt bàn chân tôi mấy cái.
Tôi tính thu chân lại bị Đặng Thiệu dùng sức kéo trở về: “ Em ngoan ngoãn để anh sờ một lúc thì chết à?”
Tôi cầm điều khiển ném vào người anh, tất nhiên lực không mạnh: “ Chẳng phải anh nói chân em thối sao? Thế thì đừng có sờ.” Tôi co rụt nửa người trên sô pha.
Đặng Thiệu cợt nhả gãi gãi gang bàn chân, đưa cái vẻ mặt lấy lòng ra nịnh nọt: “ Bây giờ anh là phận ăn nhờ ở đậu nhà vợ, cho dù có thối đến mấy cũng đâu dám ghét bỏ, em thấy có đúng không?” Đặng Thiệu giả vờ giả vịt dí mũi lại gần chân tôi, còn khoa trương hít lấy hít để. Tôi giật mình kéo chân về, nói: “ Anh làm cái gì thế hả? Chính em còn thấy hôi, anh mang ra hít không sợ bị hun chết à?”
Đặng Thiệu cười nói: “ Em không thấy anh diễn sâu à? Đạt thế còn gì nữa, tỏ ra không ghét bỏ ngược lại còn chết mê chết mệt hương thơm tự nhiên ấy.” Đặng Thiệu cụng nhẹ đầu tôi, nhếch miệng nói: “ Nói thật nhé, hôi chết đi được.”
“Thôi đi” Tôi đi chân đất chạy ra cửa phòng ngủ, hướng phòng bếp hét to: “ Mẹ ơi, nếu không vội lấy hộ con chậu nước đi. Con muốn rửa chân.”
“Sao em lại bảo mẹ đi lấy nước rửa chân cho hả?” Đặng Thiệu vội vàng kéo tôi lại nhét lên sô pha ngồi, nói: “ Em đừng làm phiền mẹ nữa, việc này cứ để ông xã em lo. Còn bây giờ, ngoan ngoãn ngồi đây xem TV đi.”
(*) Thịt kho tàu: