Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Khai Thị

Quyển 1 - Chương 33: Phật Tánh Là Bổn Nguyên Của Tất Cả Chúng Sanh

« Chương TrướcChương Tiếp »
Phật Tánh Là Bổn Nguyên Của Tất Cả Chúng Sanh

Lúc ban sơ, vũ trụ mênh mông, bắt đầu khai thiên lập địa, thời chẳng có người, chẳng có chúng sinh, chẳng có thế giới, căn bản chẳng có gì cả. Nhưng từ từ đến cái kiếp thành thì bắt đầu có chúng sinh. Thử hỏi chúng sinh từ đâu lại? Có người nói từ nơi loài khỉ tiến hóa mà thành. Nhưng khỉ từ đâu tiến hóa ra? Nếu như loài khỉ tiến hóa thành người, thì sao bây giờ không thấy các loài khỉ tiếp tục biến thành người? Ðây chẳng qua là học thuyết của những kẻ không có trí thức. Nếu như thế tại sao họ không nói rằng người có thể do chuột biến thành, hoặc là những con vật đầy lông lá tiến hóa ra! Làm sao họ có thể biết rằng con chuột không phải là loài người biến thành? Tất cả những loại bay, nhẩy, lội dưới nước, động vật, thực vật; cho đến những loài có cánh trên trời; dưới biển những loài cá, cua, tôm, ếch cùng loài người là những có khí huyết; hoặc là loại thảo mộc. Tổ tiên các thứ phi, tiễn, động, thực ở đâu mà ra? Tất cả đều lưu xuất từ nơi Phật tánh.

Ở trong trời đất thì thiên địa có cái đặc tính là sinh sinh bất tức, hóa hóa vô cùng; không ngừng sinh hóa. Bởi vì có Phật tánh, nếu không có Phật tánh mọi thứ đều bị hủy diệt, chỉ có Phật tánh là trải qua trăm ngàn vạn năm mà không diệt, luôn luôn trường tồn. Bởi vì do Phật tánh nên mới có biến hóa thành mười Pháp giới. Mười Pháp giới này cũng không ngoài cái niệm tâm, cái niệm tâm này tức là Pháp tánh, cũng là một cái tên khác của Phật tánh; cho nên con người do Phật tánh mà biến hóa thành, súc sinh do con người đọa lạc mà thành, trong mười pháp giới này mình có thể thấy một cách rõ ràng vậy. Kẻ ngu si thì cho rằng tổ tiên người là loài khỉ, Ấn Ðộ cho bò là thần; đó tức là biên kiến; chỉ biết chỉ biết một chút mà không biết toàn thể một cách triệt để, làm thế giới trở thành mê hoặc. Những người đó còn viết sách lập thuyết, có kẻ nói rằng khoa học, có kẻ nói rằng triết học, phân chia môn loại. Kỳ thật đó chính là nhàn cư vi bất thiện, ăn xong thiếu chuyện làm, nên mới nói những chuyện mê hoặc kẻ khác. Cứu cánh, như vậy con người ở đâu mà có? Quý vị coi thử con gà ở đâu mà ra? Con gà có trước hay trứng có trước? Nếu không có gà thì làm sao có trứng, mà nếu như không có trứng thì cũng không thể có gà được! Ðó là chuyện của con gà không ra cái lý tự nhiên của nó. Như con người thì đàn ông có trước hay đàn bà có trước? Như đàn ông có trước thì đàn ông từ nơi bụng mẹ mà ra, nếu như đàn bà có trước thì phải có đàn ông mới có thai được. Bởi vì thời gian trải qua lâu dài, loài người chúng ta quên đi chuyện này như thế nào, không ai tìm hiểu nữa.

Vạn sự vạn vật, căn bản đều là do nơi Phật Tánh, tự "có" mà hóa thành "vô", từ nơi vô mà biến thành "có", sinh sinh bất tức, hóa hóa vô cùng; cho nên càng hóa thì càng nhiều, giống như những thứ sâu bọ nẩy nở trong gạo vậy, càng ngày càng nhiều. Ở nơi cái chỗ vô tình mà sinh ra hữu tình. Phật Tánh thì có thể từ nơi không biến thành có, biến ra tất cả các loài chúng sinh, nhân loại cũng là cái đạo lý như vậy. Nếu như khỉ biến thành người, cái lý thuyết này hoàn toàn không lập luận được. Nếu mình coi trên thế giới mỗi quốc gia, mỗi loại người, có người da đen, vàng, trắng, đỏ đủ thứ mầu da. Những người đó thì do đâu mà biến ra? Nói đi nói lại thì cũng không tìm ra được nguyên thủy của nó. Nếu mình quy vào Phật Tánh, từ nơi không biến thành có, rồi nơi có biến thành không, hóa hóa vô cùng sinh sinh bất tức, thì lý luận này có thể nói một cách thông suốt được mặc dù ít người có trình độ để hiểu nó. Con người từ nơi chỗ không mà biến thành có, và chúng sinh cũng vậy. Bây giờ những kẻ tu Ðạo thì phải ra sao? Tức là từ có mà biến thành không, gọi là phản bổn hoàn nguyên, quay về cái chỗ bản hữu Phật Tánh. Có người hỏi như vậy thì công dụng gì? Thử hỏi, ngược lại làm người thì có công dụng gì? Mình quay về với Phật Tánh, đó tức là thành Phật Ðạo. Phật Tánh thì trường tồn, nếu khi chúng sinh đều chết hết cả rồi, thì Phật Tánh mãi mãi vẫn còn mà không bị mai một. Quí vị hỏi tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì hôm nay là ngày vía đức Ðịa Tạng. Ngài là người có sức nguyện lực, khiến cho tôi nói điều đạo lý chân thật, căn bản làm người cho quý vị nghe, đó tức là "Tự vô hóa hữu, tự hữu hóa vô", nếu các vị không thì thử hỏi tại sao trong gạo mà sinh ra các loại sâu bọ được? Con người ở trên đời cũng giống như loài sâu bọ vậy, bất quá con người có tri giác, có linh tánh đặc biệt hơn sâu bọ mà thôi; tuy nhiên, nếu đem so sánh với Phật thì chúng ta khác với Ngài xa lắc. Nếu đem so sánh chúng sinh với Phật thì cũng như so sánh sâu bọ với loài người vậy.

Nếu chúng ta hiểu được như thế, thì phải tu hành. Tu thì phải giữ tâm quân bình, giống như cái cân vậy, lúc nào cũng bình bình, tĩnh tĩnh; ở trong tự tánh, không một gợn sóng. Nếu như các vị thật sự hiểu Phật Pháp, thì tôi có thể cùng với các vị đàm luận Phật Pháp, nghiên cứu làm thế nào để tu Ðạo, nếu các vị không thật sự hiểu, chạy theo chuyện ham danh háo lợi, không chịu buông bỏ tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống và ngủ nghỉ, không chịu buông bỏ những thứ đó thì làm sao tôi có thể cùng với các vị đàm luận Phật Pháp được. Các vị phải cảnh tỉnh, cảnh tỉnh!

Giảng ngày 13 tháng 9 năm 1982

Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên

Ở thiền đường, những kẻ đủ tư cách tham thiền, biết được chút ít mùi vị thiền thì không cần nói gì với họ nữa. "Phàm hữu ngôn thuyết đô vô thật nghĩa" nghĩa rằng:

"Nếu còn ngôn ngữ đều là không thật nghĩa"

Tuy nhiên, đói với những kẻ sơ cơ không thể hoàn toàn không nói, nếu không nói mình sẽ đi vào chỗ cực đoan. Cho nên nói để làm chỗ cho quý vị dựa vào rồi tham thiền, đặng mở khai tâm địa. Tham thiền bí quyết là phải khiến tâm chuyên nhất. Vì vậy nói rằng:

"Thiên đắc nhất dĩ thanh, Ðịa đắc nhất dĩ ninh.

Nhân đắc nhất dĩ thánh.

Vạn vật đắc nhất các chính tính mạng" nghĩa là:

"Trời được Một nên thanh.

Ðất được Một nên yên.



Người được Một thành Thánh.

Mọi sự được Một mới chính là nó"

Nhất, số một, là nguyên thủy của vạn vật, tuy nhiên nó chưa phải là pháp cứu cánh. Tuy nói rằng:

"Ðắc nhất vạn sự tất." Nghĩa là:

"Khi được con số một, vạn sự đều xong."

Nhưng nếu chấp trước vào cái này thì mình sẽ tự nhiên sinh ra hai, ba, bốn,... đó không phải là cảnh giới chân không. Thế nào là chân không? Có nghĩa là số không. Cái số không này giống như vòng tròn vậy, không lớn không nhỏ, không có trong, không có ngoài, không có trước cũng chẳng có sau; không rơi vào mà cũng chẳng rớt ra. Tuy nhiên, tất cả số mục không ly khai số không này.

Người tu hành chính là tự nơi số một mà quay về số không, ở nơi số không mình có thể phát sinh vô lượng vô biên tác dụng. Tuy nói rằng "Ðắc nhất vạn sự nhất", nhưng khi tới được số không này rồi thì số một cũng không còn nữa. Ðó chính là: "Nhất Pháp bất lập, vạn lự giai không." nghĩa là:

"Chẵng lập Pháp gì, mọi tư tưởng đều không" Ðó là cứu cánh giải thoát vậy.

Nếu muốn tới số không, thì trước hết phải chuyên nhất cái tâm của mình, đừng khởi vọng niệm, tâm thể chuyên nhất thì mới có cảm ứng. Cho nên chúng ta thường nghe nói: "Cảm ứng đạo giao nan tư nghị" là vậy.

Chuyên nhất thì mới đến được chỗ không. Muốn chuyên nhất là chuyện không phải dễ. Muốn trở về số không lại càng khó khăn hơn nữa. Tuy gặp khó khăn chẳng lẽ mình không tham thiền sao? Nếu không tham thiền thì vĩnh viễn mình không thành đạo. Cái số không là mẹ của vạn Phật, nó là bổn nguyên của chư Phật vậy. Cho nên các vị học tọa thiền, đầu tiên phải học thế ngồi kiết già. Nếu như chân đau tê cứng, không chịu được, thì mình có thể phương tiện ngồi bỏ hai chân xuống, sau đó một thời gian thì phải tập ngồi bán già, ngồi bán già nếu chân không còn đau như trước thì phải tập ngồi kiết già. Khi ngồi kiết già vững rồi, chân không đau thì lúc đó mình mới bắt đầu tham thiền để phá bỏ vô minh. Người tu đạo, ăn mo mặc ấm đã đầy đủ, hết chuyện làm, nên tham thiền, đó gọi là du hí nhân gian. Tham thiền thì phải tham thoại đầu. Tham thiền tức là tham cứu niệm trước khi nó sinh ra, không phải là thoại vĩ. Thoại vĩ tức là niệm đã sinh ra rồi. Cho nên cái niệm chưa sinh thì gọi là thoại đàu. Thoại đàu phổ biến nhất là câu "Niệm Phật là ai?" Chữ "ai" này chính là cái mà mình phải tham. Tưởng tượng như mình có cái khoan, bây giờ mình lấy nó ra mà khoan, mà đυ.c, dùi mài nó cho tới lúc đâm thủng được núi đá. Tìm coi "ai" là người niệm Phật cũng vậy. Tham lui tham tới mãi cho đến khi đâm thủng được núi vô minh. Thì lúc đó mình sẽ khai ngộ. Nhưng không phải dụng tâm ý thức mà tham thiền, không phải dụng tư tưởng mà suy nghĩ, phải dụng cái tâm chưa hề dùng tới, chưa hề biết qua bao giờ. Khi phá thủng được cái bổn tham của mình, thì sẽ khai ngộ, hư không sẽ nát vụn, ngũ ấm đều là không. Nhưng trong Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh có nói rằng:

"Quán tự tại Bồ Tát, hành thâm Bát Nhã,

Ba La Mật Ða thời

Chiếu kiến ngũ uẩn

Giai không độ nhất,

Thiết khổ ách, Xá Lợi Tử!

Sắc bất dị không,



Không bất dị sắc,

Sắc tức thị không, Không tức thị sắc,

Thọ tưởng hành thức diệc

Phục như thị..."

Khi tham thiền đến chỗ như vậy thì ngũ ấm đều thành không, lục trần không còn nhiễm được nơi mình. Ðó chính là bước đầu tiên để thành Phật; nhưng mình phải khổ công mới được. Phải biết rằng tham thiền không như niệm Phật. Miệng niệm "Ai là người niệm Phật? Ai là người niệm Phật? Ai là người niệm Phật?...." thể như là cầu cứu vậy, là sai lầm. Tham thoại đầu thì cần phải từ từ dùi mài nó hết sức tế tâm, miên mật, ở nơi tự tánh mình mà dụng công. Cho nên gọi là Tham Ngộ. Tham ngộ nghĩa là tham tức là ngộ; muốn ngộ cần phải tham. Thực ra "Niệm Phật là ai?" chỉ là một vọng tưởng. Tuy nhiên mình muốn dụng phương pháp dĩ độc công độc. Dùng một vọng tưởng chế phục tất cả vọng tưởng khác. Dùng một niệm mà dẹp trừ tất cả vọng niệm khác.

Vừa rồi tôi nói đến số không, số không này là con đường để thành Phật. Ðối với phàm phu thì đó là không. Sau khi thành Phật rồi thì nó trở thành:

"Ðại quang minh tạng, đại viên kính trí."

Số không này có thể sinh ra các Pháp, nhưng cũng có thể quét trừ các Pháp. Nó là gốc để mình phản bổn hoàn nguyên. Cho nên cần ở số không này mà dụng công phu. Có nghĩa rằng dụng công ở chỗ cái gì cũng không có. Tất cả các pháp đều do số không mà sinh, tất cả các pháp đều trở về số không. Cho nên:

"Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù nãi qui nhất bổn." nghĩa là:

"Một gốc mà phân ra trăm vạn hình thù,

trăm vạn hình thù rốt cuộc qui về một gốc."

Ngày hôm nay tôi nói điều này cho quí vị nghe không phải là một nhân duyên nhỏ, mà đây là tiết lộ thiên cơ, tiết lộ cái bí mật của trời đất. Nói đến cái bổn nguyên của chư Phật. Ðó là điều kinh thiên động địa, khϊếp vía quỷ thần. Con người làm sao thành Phật? Là khi hiểu số không này. Con người tại sao đọa địa ngục, bởi vì không hiểu số không này. Do đó tất cả thiên ma ngoại đạo, sơn yêu thủy quái, hồ ly tinh, hoàng thù lang, đủ thứ yêu quái, vỉ không hiểu số không này mới đi ngược lại với Ðạo, rồi đọa lạc.

Số không này tự nó mà sinh ra các thứ khác, tự nó mới sản sinh ra đủ thứ biến hóa dị đoan. Tuy rằng hình tướng bất đồng nhưng gốc lại là một. Phàm phu bởi vì không hiểu nó nên bỏ gốc theo ngọn, xa rời cái số không này. Dẫu sao tất cả chúng sanh có Phật Tánh, đều có thể thành Phật. Tạm thời mình không hiểu, nếu hiểu thì có thể lập tức thành Phật.

Giảng ngày 11 tháng 11 năm 1982 nhân ngày Ðả Thiền Thất

********
« Chương TrướcChương Tiếp »