Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Khai Thị

Quyển 1 - Chương 3: Cực Lạc Thế Giới Ở Ngay Trước Mắt

« Chương TrướcChương Tiếp »
Cực Lạc Thế Giới Ở Ngay Trước Mắt

Chỉ cần nổ lực tinh tấn, thì mình có thể "Trở Về." Quy khứ lai hề.

Ðiền viên tương vu hồ bất quy.

Ký tự dĩ tâm vi hình dịch.

Hề trù trướng nhi độc bi.

Ngộ dĩ vãng chi bất gián.

Tri lai giả chi khả truy. Thật mê đồ kỳ vị viễn.

Giác kim thị nhi tạc phi.

Nghĩa là:

Về đi chứ!



Ruộng vườn hoang phế, sao chẳng về!

Tâm bị hình đọa, tỏ đã lâu.

Sao còn sầu muộn, than với lòng?

Lỗi xưa chưa sửa, nay đã thấu.

Mới biết tương lai còn đuổi kịp.

Ấy thật đường mê, chửa dấn sâu.

Rõ rằng: Nay đúng, xưa sai xấu.

Bài thơ trên do ông Ngũ Liễu (Ðào Uyên Minh) sáng tác. Nhưng chẳng biết nhà thơ có thật sự liễu ngộ được ý nghĩa thâm sâu của lời thơ chăng? Bởi lẽ nếu lấy Phật-pháp mà soi xét thì bài thơ trên vô cùng khế lý.

Sao gọi là "Quy khứ lai hề?" Chúng ta đã biết tự-tánh Pháp-thân là chốn thường tịch quang của mười phương chư Phật. Kinh viết: "Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh." Bổn tánh của ta và của Phật vốn không có gì khác biệt. Nếu không như vậy, sao nói là "đều có Phật tánh." Nay chúng ta không ngộ được Phật tánh bởi do trần lao ngũ dục của thế giới Ta-ba nầy làm ta ô nhiễm. Bởi bội giác hợp trần, nên ta chẳng hiểu ngộ tự tâm, chẳng thấy suốt được bổn tánh.

Tuy nhiên, ta không thể điên đảo trầm luân mãi được. Ta phải phản bổn hoàn nguyên, bội trần hợp giác. Ðó chính là "Quy khứ." Nghĩa là mình phải khôi phục lại bổn lai diện mục vậy. Khi nương tựa vào nguyện lực của Phật Bồ-tát, nhờ công đức tụng niệm hồng danh của Ngài mà ta sinh Tịnh-độ. Ðó cũng gọi là "Quy khứ."



Khi đã ngộ tự tâm, sinh Tịnh-độ rồi, ta cần phát đại nguyện: "Ðảo giá từ hàng," nghĩa là lái chiếc thuyền từ bi trở lại độ chúng sinh tới bờ an lạc. Ðó gọi là "lai," tức là Trở Về.

Thế nào là "Ðiền viên tương vũ hồ bất quy?" Ðiền tức là ruộng, là ruộng tâm. Khi ta chẳng tu tâm, để mặc cho tạp niệm phát sanh thì cũng giống như ruộng vườn đầy cỏ dại vậy. Ruộng tâm trở thành hoang dã. "Mao tắc bất khai," cỏ dại dẫy đầy, không nhổ sạch được, thì ta không cách gì phản bổn hoàn nguyên, minh tâm kiến tánh được.

"Hồ bất quy" là lời của chư Phật mười phương và các vị Thánhnhân. Các Ngài ân cần dạy dỗ chúng ta rằng: "Chúng sinh ngu độn đáng thương thay! Các con vì sao không mau quay đầu trở về bến?"

"Tâm vi hình dịch" nghĩa là tâm bị thân thể điều khiển và ý nói rằng chúng sinh vì chấp trước lục trần nên chẳng ngộ được tự tâm, luôn luôn bị cảnh trần chi phối nên vì cuộc sống mà lăng xăng, vì danh lợi bất kể sinh mạng, lưu chuyển trong biển khổ sinh tử, thọ vô số khổ đau. Thật là ngàn thu bi thương, khổ không thể nói hết. Ðó chính là ý nghĩa của câu "Trù trướng như độc bi."

Thế thì, phải chăng chúng sinh mình không có thuốc cứu? Phải chăng vĩnh viễn đọa nơi hố thẳm lục đạo luân hồi? Tuyệt đối không phải. Tuy trước kia mình phạm lầm lỗi, song nhìn về tương lai vẫn còn hy vọng. Nên biết "Tri lai giả chi khả truy," biết tương lai còn đuổi kịp, còn cứu vãn được.

Trong tương lai, chúng ta càng không nên giống như dĩ vãng, bỏ giác ngộ, theo bụi trần, tâm làm nô ɭệ cho thân. Xưa kia mình không tin nhân quả, không siêng tu hành, tạo nghiệp, sát sinh v.v... đều là những việc sai lầm. Như hôm nay đả thất niệm Phật là việc đúng. Nên chúng ta "Giác kim thị nhi tạc phi," nghĩa là "Hiểu được hôm nay đúng, hôm qua sai." Ðối với việc tốt thì phải duy trì, đối với việc xấu thì phải lập tức hết lòng hối cải. Cổ nhân nói: "Nhất thốn quang âm nhất thốn kim." Tức là một tấc thời gian là một tấc vàng. Thực sự đối với người tu hành, một đoạn thời gian là một đoạn của mạng sống. Một đoạn thời gian trôi qua tức là mạng mình ngắn đi một chút vậy.

Ngày hôm nay qua đi, mạng cũng tùy giảm;

Ðại chúng! Phải siêng năng, tinh tấn như cứu đầu mình.

Phải mau mau sửa điều xấu ác, làm điều tốt lành. Vì mình "Thật mê đồ kỳ vị viễn," tức là chưa đi sâu vào con đường u mê lắm. Thế giới Cực-lạc ở trước mắt, chỉ cần nổ lực tinh tấn, thì mình có thể "Quy khứ."

Giảng ngày 14 tháng 6, năm 1958
« Chương TrướcChương Tiếp »