Mình chỉ chờ đợi thiền vị đến, một khi chờ đợi thì quên dụng công.
Tọa thiền đừng tham đắc vị thiền. Thế nào là vị thiền? Ðó tức là cảm giác sung sướиɠ của thiền. Ngồi một thời gian khá lâu, tự nhiên mình sẽ có cảm giác rất là tự tại, thoải mái và sung sướиɠ vô cùng. Nếu mình tham trước cảnh giới tự tại sung sướиɠ đó, thì không dễ dàng mà tiến bộ. Mình sẽ ngưng trệ, cứ khởi ý tìm lại thiền vị đó. Nếu như cảnh giới đó qua rồi, lại đi tìm cầu rằng: "Khi nào thì tôi sẽ có được cảnh giới như vậy nữa? Cảnh giới vô nhân, vô ngã, vô chúng sinh, vô thọ giả, vô phiền, vô não, hết sức tự tại an lạc đó, đến lúc nào thì tôi được nữa?...." Khi chờ đợi thiền vị nầy đến, thì mình sẽ quên dụng công, đây gọi là chấp trước vào vị thiền.
Người tọa thiền cần vô quái vô ngại, vô tham vô cầu, vô hỉ vô ưu, vô khủng vô bố. Nên đem thân mình ví như là hư không trong Pháp-giới vậy, không cần phải chấp trước tham cầu. Nếu có tham cầu thì sẽ rớt vào đệ nhị nghĩa.
Sau đây là bốn cảnh giới:
1. Sơ Thiền Thiên, Ly Sinh Hỷ Lạc Ðịa: Nghĩa là mình sẽ ly khai được phiền não của chúng sinh, đắc được món ăn thiền, sung mãn Pháp hỷ an lạc, ra khỏi sự mê đảo của chúng sinh và hướng tới con đường bồ-đề của thánh nhân. Ðạt tới cảnh giới thiền này thì không được mạo xưng, không được tự mình nói ra, mà phải được một vị thiện-tri-thức ấn chứng cho.
Cảnh giới này có cách để chứng minh: Tức là khi hơi thở của mình ngừng lại không còn hô hấp nữa, nhưng không phải là chết, đây tức là nhập định hay nhập sơ thiền. Sơ thiền này khác hẳn với sự ngủ nghỉ, quý-vị đừng cho rằng ngủ tức là nhập định. Ngủ không những là còn hô hấp, mà nhiều người còn ngáy pho pho khiến kẻ khác nghe như sấm vậy. Bởi vậy sự hô hấp của quý-vị đã ngừng hay chưa, những vị thiện-tri-thức nhìn sẽ biết ngay. Có kẻ nói rằng: "Tôi cảm thấy là tôi không còn hô hấp nữa." Ðó tức là giả, tức là mạo xưng. Nếu mà biết thì mình vẫn chưa nhập được sơ thiền. Nên không thể đem nhãn hiệu giả ra rao bán được.
Nếu muốn phân tích tường tận e phải viết cả khối sách. Nếu nói nhiều quá, sẽ sinh ra chướng ngại cho quý-vị. Nên nói một chút thôi, để tránh quý-vị đừng sinh ra tâm cống cao tà kiến, rằng mình đã nhập vào sơ thiền; cho mình như vậy, tức là lừa dối kẻ khác.
2. Nhị Thiền Thiên, Ðịnh Sinh Hỷ Lạc Ðịa: Cảnh giới này thì cao hơn một bước, không những hô hấp đã đoạn rồi, mà mạch tim cũng ngừng lại. Cảnh giới này không phải mình có thể biết hoặc là có thể nói ra. Nếu nói mình đã đạt cảnh giới đó, thì thử hỏi làm sao cảm thấy nó? ắt hẳn mình chưa hề nhập định, rồi lại mạo xưng để lừa người khác chăng?
3. Tam Thiền Thiên, Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa: Tới được cảnh giới này thì hô hấp và mạch tim đều ngừng lại, đến ý niệm cũng không còn. Tới cảnh giới này thì mình ra khỏi sự hoan hỷ, xả đi vị thiền, không còn đắm trước gì nữa. Cảnh giới nầy so với sơ thiền và nhị thiền thì cao hơn nhiều, lúc bấy giờ thì mọi sợi tóc mình cũng sinh ra hoan hỷ khác thường, lông mày con mắt đều tươi cười hết sức vui sướиɠ vô ngần.
3. Tứ Thiền Thiên, Xả Niệm Thanh Tịnh Ðịa: Ðến lúc nầy tất cả mọi thứ đều là không, "nhất niệm bất sinh toàn thể hiện" Nghĩa là khi một niệm chẳng dấy lên, chân tâm bản thể hiện bày. Tới được chỗ:
Thiên đàm hữu thủy thiên đàm nguyệt.
Vạn lý vô vân vạn lý thiên.
Nghĩa là:
Ao hồ ngàn nước, ngàn trăng hiện.
Vạn dặm không mây, vạn dặm xanh.
Ở cảnh giới nầy thì mọi nơi đều thuyết Pháp cho mình nghe. Bởi vì "Lạc hoa lưu thủy diễn Ma-ha," nghĩa là hoa rơi, nước chảy đều như nói Pháp Ðại-thừa. Cảnh giới nầy mình không biết được nó đâu, và cũng không được nói rằng: "Tôi đến được Tứ Thiền Thiên rồi." Nếu vậy là mình sinh ra đại ngã mạn, nói ra lời hết sức láo lếu. Ðiều nầy cũng cần phải có vị thiện-tri-thức ấn chứng cho mình thì mới đúng được.
Tại sao gọi thiện-tri-thức là người có con mắt sáng? Bởi vì vị đó có thể nhìn và biết ngay công phu của mình đã đến trình độ nào rồi. Nếu mình muốn khảo nghiệm Ngài, thì cứ thử xem! Ngài chẳng quan tâm gì đến điều đó cả. Nếu là chân chính thiện-trithức thì không có cách gì bị chúng ta khảo nghiệm đặng. Ngài không vì lẽ bị hỏi mà liền nói toạc ra đâu. Chỉ cần mình thân cận với Ngài sau một thời gian lâu, thì Ngài sẽ nói cho mình biết. Nhưng chưa chắc là Ngài nói rõ hết đâu. Có lúc Ngài dùng ví dụ hoặc chỉ thuyết vài câu đơn giản mà thôi. Cho nên mình không thể đi đâu cũng đánh chuông nổi trống mà nói rằng: "Tôi đã thành Phật rồi!" Nói như vậy là hết sức láo lếu, làm trò hề, tương lai sẽ đọa địa ngục, bị cắt lưỡi. Ðó là điều hết sức đáng thương xót vậy. Giảng vào tối ngày 18 tháng 11 năm 1982 tại Vạn Phật Thánh Thành