Quyển 2: Khống chế - Chương 22: Tôi và lửa trại đêm Trung thu (1)

Chà, vy là sp đến ngày t chc hi la tri đêm trăng tròn ri…

Lần đầu tiên tôi được tham dự một lễ hội do chính mình tạo ra nên khó tránh khỏi để tâm một chút.

Những yếu tố văn hóa truyền thống luôn hiện hữu ở mỗi con người Việt Nam và nó đã thấm nhuần vào từng ngõ ngách trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật của tôi. Vì vậy, mọi câu chuyện mà tôi viết ra luôn không thể thiếu những hoạt động cộng đồng thể hiện rõ tình đoàn kết, gắn bó dân tộc, một nét đặc trưng của người Việt.

Để tăng thêm phần hữu nghị giữa các học viên của Học viện Hưng Vương cũng như lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc, tôi đã tạo dựng nên một tiết mục đốt lửa trại và cho học viên của ngôi trường quý tộc này mặc trang phục của dân tộc thiểu số. Hoặc trang phục tượng trưng cho những ngành nghề có công với cách mạng để tưởng nhớ họ, cũng coi như là một cách bày tỏ lòng nhiệt thành và kính trọng đối với cha ông ta đã hy sinh thân mình để giành lại sự tự do và hòa bình cho hậu thế. Ngoài ra, các học viên cũng có thể lựa chọn áo dài truyền thống hoặc trang phục của các ông vua bà chúa thời xưa,…

Trong buổi lễ hội tất nhiên không thể thiếu những khoản thi thố để hâm nóng bầu không khí và khơi gợi nhiệt huyết tuổi trẻ, tôi đã mở thêm hai cuộc thi là thiết kế trang phục và làm bánh trung thu.

Với phần thi trang phục, các thí sinh tham dự có thể tự tay thiết kế những bộ trang phục với những kiểu dáng đẹp mắt, độc đáo, làm đa dạng thêm cho tà áo dài và áo ngũ thân của Việt Nam. Những bộ trang phục được yêu thích nhất sẽ được nhà trường phụ giúp đăng ký bản quyền và quảng bá trên diện rộng.

Đây cũng là một trong những chiến lược được sử dụng để nâng cao danh tiếng của Học viện Hưng Vương đến nhiều nơi cả trong lẫn ngoài nước.

Các thí sinh tham dự được phép thiết kế trên máy tính với phần mềm mô phỏng tại nhà. Việc trình chiếu tác phẩm ở chế độ mô hình ba chiều được khuyến khích sử dụng nhằm giảm thiểu rác thải từ vật liệu may mặc, góp phần bảo vệ môi trường. Các thí sinh cũng có thể chọn lựa để tạo ra các loại vải bằng vật liệu thân thiện với môi trường như bã cà phê, mía hoặc vỏ của các loại hạt trong phần thi của mình.

Cuộc thi làm bánh trung thu cũng tương tự.

Việc cấm sử dụng những vật dụng khó tái chế đã là quy định chung của trường nên cũng có thể coi đó là một thử thách để các thí sinh tham gia thi đấu phải tự tìm ra cách làm sao đóng gói món ăn sao cho tiện lợi nhất, tạo nên các ý tưởng mới độc đáo và mới lạ dùng cho việc khắc phục chuyện này.

Trong cốt truyện gốc của tôi, nữ chính Vi Yến là người đã thu gom lá bàng, lá chuối và đường để làm hộp đựng bánh nên phần thi làm bánh trung thu của cô ấy được đánh giá rất cao. Hương vị bánh mà cô ấy làm rất dân dã và lành mạnh, nhân bánh chủ yếu được làm từ các loại hạt nên rất dễ ăn và không khiến hệ tiêu hóa của mọi người trở nên quá tải trong việc chuyển hóa thực phẩm thành chất dinh dưỡng.

Khoảng thời gian sống ở vùng hẻo lánh xa xôi đã giúp cách chế biến của Vi Yến mang đậm nét đặc trưng vùng miền. Kỹ năng nấu nướng thủ công rất khác với cách làm bánh của các loại máy móc tân tiến theo kiểu công nghiệp như hiện nay, tạo nên hương vị nổi bật hơn hẳn những loại bánh cầu kỳ mà những thí sinh khác làm ra.

Sau khi Vi Yến nhận được giải thưởng vì điều tích cực này, cô ấy đã được nhà trường tài trợ để mở gian hàng bán bánh trong đêm Trung thu của Học viện Hưng Vương. Dưới bàn tay khéo léo của cô ấy, những chiếc bánh trung thu được thu nhỏ với đủ kiểu dáng khác nhau rất đa dạng, không ngọt ngấy và cực kỳ được ưa thích. Vào đêm hội đó, cô ấy đã kiếm được một khoản tiền kha khá kể từ khi theo học tại đây.

Hài lòng với khả năng nấu nướng thành thạo của nữ chính Vi Yến, nam chính Hoài Nam đã thuê cô ấy làm nhân viên trong tiệm phở của nhà mình vào buổi tối ở Vườn Cổ Tích, hỗ trợ cô ấy vừa học vừa có thể làm thêm tại trường.

Bên cạnh các hoạt động thi đua cá nhân, tôi đã đưa thêm một hạng mục hoạt động tập thể khác để đạt được trạng thái lý tưởng nhất của Tết Trung thu, đó là tạo ra xu hướng nhận thức và hiểu biết với tinh thần đoàn kết cao.

Hoạt động ấy có tên là “Khiêu vũ dưới ánh la hng vi bn tình ca đoàn th”.

Có thể nói, ý nghĩa của tiết mục đốt lửa trại là hoạt động thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn của năm tầng lớp sĩ – công – nông – thương – binh tại Việt Nam vẫn luôn được gìn giữ và phát huy từ bao đời nay.

Khi ánh lửa được thổi bùng lên, các học viên ở đây sẽ nhảy các điệu múa dân gian, khiêu vũ với nhau và hát các loại nhạc như: dân ca quan họ, bài hát truyền thống, hoặc làm thơ, vè,… Tất cả những lời ca mà học viên cất lên đều là tác phẩm của Việt Nam, ca từ chủ yếu bằng tiếng Việt, giai điệu là tác phẩm của người Việt.

Trong đêm lửa trại Tết Trung thu tại Học viện Hưng Vương, mọi người có thể ngồi thành vòng tròn quanh đống lửa và lần lượt kể về những vẻ đẹp tiềm ẩn trong từng nếp sống của người Việt Nam bằng niềm vinh dự, thể hiện rõ lòng tự hào và chơi các trò chơi dân gian trong hoạt động đêm lửa trại.

Đặt một dấu mốc thời gian trên tờ giấy trắng vẽ thanh ngang chỉ tiến trình phát triển tình cảm giữa nam chính Hoài Nam và nữ chính Vi Yến, tôi ngẩng đầu ngắm nhìn quang cảnh bên khung cửa sổ, cảm nhận bầu không khí im lặng trong thư viện khiến tâm trạng tôi trở nên bình yên đến lạ.

Ngoài trời mưa rơi tầm tã, gió lạnh thổi mạnh khiến cánh cửa thư viện rung lên. Qua những hạt mưa li ti rơi xuống có thể quan sát được bằng mắt thường, vài tia sét đánh trong chớp nhoáng vào nơi nào đó ở rất xa. Trên sân trường, mấy đứa nhóc học Tiểu học đeo cặp sách hình con vịt Koduck, trên đầu là chiếc mũ màu vàng có tai mèo trông rất đáng yêu, chân đi chiếc ủng và mặc áo mưa chạy đuổi bắt với nhau. Tiếng cười nói vui vẻ hỉ hả của chúng dường như có thể xuyên qua lớp kính chắn gió của cửa sổ thư viện để truyền đến tai tôi.

Dưới cơn mưa mùa thu nng ht như vy, tiếng sét m m rung chuyn đt tri như thế mà chúng vn vô tư chơi đùa như không y nh?

Nghĩ đến đây, lòng tôi khó tránh khỏi lo lắng.

Hình như trong danh sách những vật tư của trường có cả cột thu lôi?

Thảo nào mà thấy thầy cô giáo để chúng chạy nhảy vui vẻ như thế mà chng bao gi s sét đánh trúng.

Ngớ ra vì nhớ đến chuyện này, tôi không khỏi lắc đầu.

Có lẽ vì người lớn quá bảo bọc nên trẻ nhỏ mới “điếc không sợ súng” đến vậy. Tôi lo lắng đến một ngày nào đó chúng sẽ quen với tiếng ồn ào của sấm rền nên không còn coi đó là hiện tượng cần phải e ngại. Tôi biết, trẻ em đang ở độ tuổi đó chưa thực sự phải đối mặt với những chuyện nguy hiểm hay lâm vào cảnh khốn cùng vì luôn có người lớn ở bên. Chẳng qua việc từ nhỏ đã được nuông chiều chỉ e sẽ hình thành thói quen khi lớn không sợ trời, không sợ đất.

Hừm

Chc là vy ri.

Nỗi băn khoăn của tôi bắt nguồn từ ngày đến văn phòng Chủ tịch thử đồng phục mới với Khải Thành và gặp được ba vị thư ký bận rộn đến mức chỉ có dịp lễ lớn mới chịu ló mặt. Có lẽ họ là những thành viên hiếm có dịp gặp mặt hơn cả Chủ tịch Hội học sinh.

Hoặc có lẽ là do tôi chỉ ở trong văn phòng nên mới không gặp được họ.

Người thứ nhất phụ trách công việc thủ quỹ là Tùng Dương, con trai của một giám đốc ngân hàng họ Tùng. Người thứ hai đảm nhận xã giao là Huy Anh, con trai một gia đình chuyên đầu tư mạo hiểm tài chính. Cuối cùng là Kim Thanh, con gái của một ông trùm đầu tư chứng khoán, giữ chức vụ phiên dịch văn bản và tài liệu. Cả ba người họ đều là thư ký của Chủ tịch nhiệm kỳ trước và đã làm công việc này được gần hai năm nay với kinh nghiệm đầy mình. Còn tôi chỉ là người mới học việc, thường được gọi là Thư ký dự bị, nên được phép ngồi tại văn phòng và nghe họ bàn luận với nhau như đang chuẩn bị đấm nhau đến nơi rồi vậy.

Vấn đề muôn thuở trong lời nói của họ không phải là chi phí mà là những đứa trẻ Tiểu học và Trung học sẽ đến tham dự đêm Trung thu.

Lũ trẻ luôn là vấn đề đau đầu của người lớn khi họ đưa chúng đi chơi hay đi dự tiệc. Người lớn sẽ nhận thức được những gì họ nên và không nên làm, hiển nhiên là họ sẽ nghiêm túc hơn những đứa trẻ.

Tôi luôn thấy rất khó hiểu về thái độ của Ban Thư ký với nhóm trẻ nhỏ.

Tôi vẫn còn nhớ những lần trò chuyện với các học viên nhí của Học viện này. Mỗi khi tán gẫu với nhau, tôi nhận thấy mấy đứa bé ấy rất lịch sự và đáng yêu mà? Làm gì giống như những gì họ kể?

Để nói đỡ cho bọn trẻ, tôi đã khen chúng rất ngoan và dễ thương trước mặt ba vị Thư ký và thắc mắc rằng, tại sao họ lại căng thẳng khi phải thêm các hoạt động khác để bọn trẻ có thể ngồi yên cho đến phút cuối của đêm lửa trại?

Ba người họ đã rất sốc khi nghe tôi khen ngợi bọn trẻ và nhìn chằm chằm vào tôi một lúc lâu. Ngẩn người nhìn mỗi người một vẻ mặt khác nhau, người thì mặt mày sa sầm, người thì thở dài lắc đầu, người thì tái nhợt như thể đã từng nhìn thấy một điều gì đó ghê gớm lắm, đáng sợ lắm. Cuối cùng, họ ba mặt một lời mà khẳng định, tôi chưa từng tham gia hội trường bao giờ.

Thật khó xử khi phải thừa nhận rằng, đúng là mình chưa từng tham gia thật, còn “tôi” kia thì tôi không biết…