Quyển 2: Khống chế - Chương 16: Tôi và khoảnh khắc cười trên nỗi đau khổ của người khác

Toàn bộ kinh phí của văn phòng Hội học sinh được học viện trích ra riêng để tổ chức các buổi xã giao, các sự kiện vào các dịp lễ Tết, hỗ trợ tiệc tùng để học viên giao lưu học hỏi và liên hoan hay mừng lễ tốt nghiệp,… Không chỉ vậy, quỹ từ những hoạt động buôn bán mà học viên tự tổ chức cũng tập trung tại đó. Các học viên có thể lựa chọn tặng nguồn thu mình kiếm được cho văn phòng Hội học sinh, hoặc có quyền giữ lại để tiêu xài.

Các loại quỹ được chia ra làm rất nhiều mục riêng nên tổng quỹ khá lớn, phải cần đến ba thành viên đều là những người giỏi chi tiêu để cùng ngồi lại bàn bạc. Đi đến thống nhất về chi phí cho các sự kiện, họ sẽ trình lên Chủ tịch Hội học sinh xem xét và cùng tổ chức họp xin ý kiến. Khi cả bốn người đều thống nhất kết quả thì sẽ đưa ý kiến này cho các học viên trong học viện bỏ phiếu. Lắng nghe cả trường đóng góp ý kiến và tán thành mới trình lên Hiệu trưởng phê duyệt và cuối cùng mới bắt đầu triển khai kế hoạch.

Ngoài ra, Học viện cũng không cấm việc các thành viên tự bỏ tiền túi để mua các trang thiết bị hay những vật dụng có ích cho các hoạt động có liên quan.

T b tin túi thì trường ch sướng quá đi ch li.

Trường học là một xã hội thu nhỏ nên đương nhiên sẽ không thể thiếu mấy đội ngũ như Cờ đỏ hay Đội Kỷ luật được rồi.

Đội Tuần tra theo khối mà tôi dựng nên chỉ có ba nhiệm vụ chính, đó là lấy thư từ hòm thư góp ý và hòm thư xin phụ đạo để mang đến văn phòng Chủ tịch Hội học sinh xem xét. Không chỉ vậy, học lực của các thành viên trong Đội Tuần tra cũng không hề yếu kém nên họ còn phải phụ trách dạy phụ đạo cho những học viên có nhu cầu sau giờ học và số còn lại sẽ đi tuần quanh trường để tránh học viên trốn học, đánh nhau hay bỏ tiết.

Với việc phụ đạo thì Việt Nam ta thường có câu: “Hc thy không tày hc bạn”. Mà trước nay, trẻ nhỏ luôn nhút nhát và không hay giãi bày tâm sự của mình trước người lớn, nhất là những thầy cô giáo nên nhà trường đã cho phép Chủ tịch Hội học sinh cử một hoặc hai thành viên của Đội Tuần tra hoặc một ai đó thuộc Đội Tuần tra được chỉ đích danh trong hòm thư yêu cầu đến kèm cặp và phụ đạo học tập vào mỗi cuối buổi học. Còn các thành viên khác sẽ tiếp tục tuần tra xung quanh sân trường để phát hiện, ngăn chặn các vụ ẩu đả giữa học viên và ngăn học viên trốn tiết ở những nơi khó phát hiện trong các buổi tự học.

Thực ra, vic ph đo này được m ra đ to cơ hi cho n chính Vi Yến và nam chính Hoài Nam có cơ hi gp nhau và bên nhau.

Trước đó, Vi Yến đã được xếp học phụ đạo với nam chính Hoài Nam, nhưng vì Hoài Nam bận tham gia tranh cử Chủ tịch Hội học sinh nên đã có người khác đến dạy thay. Sau khi cuộc tranh cử kết thúc, Hoài Nam mới bắt đầu dạy thêm cho nữ chính Vi Yến.

Nguyên nhân Hoài Nam được xếp phụ đạo cho nữ chính Vi Yến là vì cô ấy đã yêu cầu một người phụ đạo có thể cùng học tập, giải thích mọi thắc mắc và phải dạy cô ấy ngắn gọn, nhanh chóng như đi chạy sô. Vị gia sư đó có thể dạy cô ấy bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu theo yêu cầu của cô ấy. Người này cũng phải có kiến thức vững chắc để thúc đẩy cô ấy học tập nhanh nhất có thể. Kiểu học ấy còn được tôi đặt biệt danh là “Điên cung luyn thi”. Học như nhồi gà để có thể chạy theo các bạn đồng trang lứa chính là mong ước của Vi Yến ở thời điểm đó. Lý do cô ấy cố gắng như vậy rất đơn giản.

Trong cốt truyện gốc, tôi đã nói rõ rằng, nhân vật nữ chính Vi Yến luôn tự ti vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên cô ấy muốn mình nổi bật ở góc tri thức để lấp đầy khuyết điểm. Cô ấy cũng rất muốn được học cùng lớp với nam phụ phản diện Khải Thành nên mới nỗ lực hết mình để chứng minh, mình không hề thua kém bất kỳ ai.

Đặc điểm này ở cô ấy đã cuốn hút nam chính Hoài Nam.

Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén đấy!

Vì tiếp xúc với nhau lâu nên cả hai ngày càng thân thiết. Khi Hoài Nam trở thành Chủ tịch Hội học sinh, anh ta vẫn duy trì mối quan hệ người chỉ dẫn với cô ấy nên giữa cả hai mới nảy sinh tình cảm trên mức bạn bè.

Thầy dạy quân sự hồi đại học của tôi từng nói đùa rằng: “Các em ngoan thì mun gì cũng có.”

Câu nói này rất đúng với nữ chính.

Nữ chính Vi Yến học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn, dễ hòa đồng, ham học hỏi nên rất được lòng nam chính Hoài Nam.

Không phải vì cô ấy là mẫu người mà anh ta yêu cầu với một người vợ tương lai, mà là vì anh ta đã chán ngán vẻ hào nhoáng và vênh váo của những cô nàng sang chảnh thuộc danh gia vọng tộc luôn sống trong nhung lụa và được cha mẹ bảo bọc, cưng nựng.

Khác với những cô gái kia, nữ chính Vi Yến có xuất thân bần hàn, dễ khống chế, bảo gì nghe nấy, không bao giờ tranh cãi mà chỉ im lặng chịu đựng. Nhưng một khi đạt đến giới hạn của mình, cô ấy vẫn sẽ sẵn sàng liều mạng vì điều mình muốn. Đó cũng là lý do cô ấy có đủ can đảm và tự tin để cứu nam phụ phản diện Khải Thành khỏi tay bọn bắt cóc năm ấy.

Điểm nổi bật của cô ấy chính là chân thành, hiền lành và chung thủy.

Con gái cưng ca tôi đâu thể để mình nhẫn nhục mãi?

Nhưng những điểm đẹp của cô ấy lại khiến tôi lo sợ. Sợ rằng một ngày nào đó, Khải Thành sẽ lại thích cô ấy, bị cô ấy thu hút.

Lặng nhìn bóng lưng khuất sau hàng cây và đi xa dần, tôi chợt nhớ đến điều kiện quái đản của mình với mỗi kỳ tranh cử chức Chủ tịch Hội học sinh, cũng là lý do chính khiến Khải Thành không muốn tham gia tranh cử trong cốt truyện gốc.

Phi biết rng, chuyn tham gia tranh c Ch tch Hi hc sinh ca ngôi trường này là mt vic cc kỳ mt hình tượng!

Tuy nhiên, người tranh cử chỉ mất hình tượng một lần trong đời mà thôi.

Tân Chủ tịch tương lai chính là ngọn lửa nhiệt huyết khơi gợi khả năng tiềm tàng trong mỗi học viên và thức tỉnh học viên toàn trường.

Nói cách khác, cuộc thi của các tân Chủ tịch là múa hát quay cuồng, diễn hài, mặc đồ đóng vai, kể chuyện, kể cả việc tự kể điểm xấu và tính xấu của mình,… Họ phải cố gắng tìm đủ mọi cách để gây ấn tượng cho học viên toàn trường với sự chân thành và thẳng thắn chỉ bằng một buổi biểu diễn mở màn duy nhất vào giờ ra chơi của tiết cuối cùng tại Hội trường lớn trong nhà. Và cốt lõi nhất là mỗi khi gặp Chủ tịch, mọi người sẽ nhớ đến những hình ảnh hài hước và gần gũi của anh ta để đánh thức sợi dây thần kinh gây cười. Học viên trong học viện sẽ cảm thấy Hội học sinh gần gũi hơn và họ cũng sẽ dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của mình hơn.

Tóm lại, đây chính là cuc thi xem ai t bôi nh mình mt cách dã man nht đ khiến hc viên toàn trường bật cười!

Nó cũng có một ý nghĩa khác, đó là kẻ nào có thể chấp nhận những điểm xấu của mình, ngậm đắng nuốt cay, nằm gai nếm mật cho đến lúc đạt được mục đích thì kẻ đó chính là người mạnh mẽ và kiên trì nhất…

Ở cốt truyện gốc của tôi, nam chính Hoài Nam đã mặc bộ đồ con vịt vàng, đeo kính, mặt nghiêm túc và chỉ có mình anh ta là người duy nhất hát bài “Mt con vịt”. Phía sau anh ta là dàn phụ họa mặc bộ đồ bông vịt vàng chổng cao cặp mông mẩy lên trời rồi lắc lư đấy.

Kh

Đứa con trai cưng của tôi chắc hẳn đáng yêu lắm nên thật mong chờ buổi biểu diễn vào chiều nay của anh ta. Không chỉ vậy, lần này còn có sự góp mặt của Khải Thành nữa chứ.

Vì chuyện này mà tôi đã bảo với anh trai hờ chuẩn bị một chiếc máy ảnh kỹ thuật số sắc nét nhất trên thị trường hiện nay để lưu lại vài tấm hình làm kỷ niệm.

Nhớ đến vẻ mặt cười thần bí của Đông Khánh, tôi biết anh ta cũng rất mong chờ vào buổi biểu diễn chiều nay. Nhưng quái lạ ở chỗ, ánh mắt anh ta nhìn tôi khi tôi nhắc đến chuyện đó rất đáng ngờ. Nó mang đến cho tôi cảm giác như có một luồng điện chảy qua từ bàn chân vọt thẳng lêи đỉиɦ đầu. Cảm giác đúng như câu, không lạnh mà run. Chẳng hiểu sao khi ấy, tôi đã không tự chủ được mà rùng mình một cái như thể đang đứng trước một con hổ rình mồi. Vẻ mặt vui mừng phơi phới và thèm thuồng của anh trai hờ thật sự khiến tôi muốn trốn về phòng ngay lập tức.

l anh ta đang có âm mưu gì đó rt khng khiếp mà tôi không th biết chăng?

Hừm…

Ngẫm lại thì anh trai hờ của tôi sẽ có âm mưu sâu xa gì chứ? Người vô tư vô lo như anh ta không bị người ta lừa gạt đến cặn bã cũng không còn đã là may mắn lắm rồi!

Chà…

Đứng trước khung cửa sổ nhìn ra phía cổng trường có treo ruy băng đỏ, khóe miệng tôi khẽ nhếch lên. Trong lòng tự hỏi không biết Khải Thành sẽ biểu diễn tiết mục gì.

Anh ta sẽ cho mình bất ngờ gì đây.

Theo như tiêu chuẩn, nếu ứng viên Chủ tịch có tiết mục được học viên yêu thích, họ sẽ được phép bầu chọn người đó ngay tại sân khấu của học viện. Hai việc trình diễn và bầu cử này đều được làm liền một lúc là để tránh tắt nhiệt và gian lận. Vậy nên, đây cũng là tiết mục quan trọng nhất của mỗi kỳ bầu cử.

Hừm…

Hn nhng ngày tháng sp ti s thú v lm đây.

Tht mun ra mt ch xem anh ta sẽ phá hy thế gii quan ca mi người thế nào.