Ở cuối Chương 143. Sâu có chú thích cho mọi người về việc Nữ Bạt chính là người đã giúp Hiên Viên đế đánh thắng Xi Vưu.
Thử tìm hiểu về Nữ Bạt thì tình cờ thấy 1 bài viết khá hay muốn chia sẻ cùng mn.
*Lưu ý: Nội dung có yếu tố ghê rợn và bạo lực.
----
Trong các câu chuyện, truyền thuyết dân gian, Hạn Bạt là một loài quái vật thời thượng cổ chuyên gây hạn hán.
Mỗi khi nó xuất hiện thường kéo theo những đợt hạn hán dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân. Chính vì thế nó cũng là một trong những loài quái vật bị cổ nhân kinh sợ và kiêng kị nhất.
Theo Kinh Thi, Thần Dị Kinh và Hoài Nam Tử, Hạn Bạt được miêu tả là một con quái vật có đầu, thân trọc lóc, lưng còng, dáng lòm khòm. Nhưng trong thiên cổ kì thư Sơn Hải Kinh, Hạn Bạt lại là một thần nữ thân phận cao quý, nàng từng lập rất nhiều công lao và từng góp phần giúp bộ lạc Viêm Hoàng quật khởi.
Vậy vì đâu mà một thiên nữ cao quý lại trở thành con quái vật đáng sợ như vậy?
Từ thiên nữ BạtNgười mặc áo xanh, tên Hoàng Đế Nữ Bạt. Xi Vưu xua binh tấn công Hoàng Đế, Hoàng Đế lệnh Ứng Long đến Ký Châu. Ứng Long gọi nước gây ra lũ lụt, Xi Vưu mời Phong Bá, Vũ Sư đến hô mưa gọi gió chống lại. Ứng Long dần yếu thế, Hoàng Đế lệnh thiên nữ tên Bạt ra ứng chiến. Bạt đi đến đâu, mưa ngừng, lũ cạn đến đó. Hoàng Đế nhân cơ hội gϊếŧ Xi Vưu, thống nhất thiên hạ, sau khi sự thành, trục xuất Bạt lên phía bắc.Từ những miêu tả trong Sơn Hải Kinh chương Đại Hoang Bắc Kinh, có thể biết được thiên nữ Bạt vốn là con gái của Hoàng Đế, nàng thường mặc một bộ quần áo màu xanh, đầu như kim kê, mặt như trăng tròn, người như rắn xanh, hai cánh như khổng tước, chân có móng như gà.
Khi Xi Vưu đem quân tấn công Hoàng Đế, Hoàng Đế gọi Ứng Long ra ứng chiến với Phong Bá, Vũ Sư. Ứng Long không địch lại, Hoàng Đế bị buộc phải rút binh phòng thủ, lúc này mới gọi Bạt đến trợ giúp. Thượng cổ thần Nữ Bạt vừa ra trận, mưa gió lập tức dừng lại, mặt trời xuất hiện tỏa ánh nắng chói chang, mặt đất khô cằn, trải dài ngàn dặm. Tình thế nhanh chóng biến hóa, Hoàng Đế nhân cơ hội gϊếŧ Xi Vưu và Khoa Phụ, bộ lạc Viêm Hoàng giành chiến thắng từ đây, thống nhất thiên hạ.
Có thể nói trong trận chiến này Nữ Bạt là nhân vật mấu chốt giúp Hoàng Đế xoay chuyển chiến cuộc. Nhưng không rõ có phải vì đã trút hết sức mạnh vào trận chiến này hay là vì bị dính tà khí của yêu ma quỷ quái tham chiến, mà khi Hoàng Đế dẫn theo chúng thần bay lên trời thành lập thiên đình, nàng không thể bay lên theo phụ thân mà chỉ có thể ở lại nhân gian.
Vì hỏa khí quá mạnh, lại là thần Hạn Hán, phàm là nơi nàng ở, không một giọt nước nào tồn tại được, dân chúng không thể trồng trọt, đói khổ tràn lan, tiếng oán than dậy đất. Người dân không chịu nổi, bèn lập đàn tế, bẩm báo chuyện này lên Hoàng Đế. Hoàng Đế hạ lệnh cho Ứng Long xuống trần, xua đuổi Nữ Bạt từ vùng Xích Thủy đến tận vùng hoang vu phía Bắc. Nhưng Bạt trời sinh tính tình ham vui, không muốn ở lại nơi hoang vắng, nên thường xuyên trốn ra ngoài đi dạo nhân gian, gây hạn hán khắp nơi.
Từ đây về sau thiên nữ Bạt trong các điển tích lịch sử dần trở thành hung thần lưu lạc hoang dã, thích cưỡi con cá chép một sừng bay khắp Cửu Châu, bên cạnh luôn đi theo một con cua khổng lồ sinh trưởng ở vùng Bắc Hải.
Cho đến quái vật Hạn BạtNhưng lúc này thiên nữ Bạt vẫn chưa phải là yêu quái Hạn Bạt đáng sợ. Mãi đến sau này, khi sự kiện 10 Mặt Trời diễn ra, nhân gian bị thiêu đốt, con người tìm đủ mọi cách để khẩn cầu thần linh giúp đỡ, họ bèn nghĩ ra kế, lừa bắt Nữ Bạt. Các phù thủy nhốt Bạt lại trong phòng, dùng đèn chuột chiếu sáng, để rồi đến nửa đêm khuya khoắt nàng bị kéo lên đàn tế nghênh đón vận mệnh tàn khốc nhất của mình - trở thành vật tế cầu mưa cho các phù thủy.
Phù thủy cởi xuống bộ quần áo thiên nữ cao quý khi xưa, dùng máu rết bôi khắp thân thể, dùng đằng xà trưởng thành hút khô máu xử nữ, họ bịt kín mắt, rồi dùng nan tre khắc vũ sư bí quyết lên người Nữ Bạt, dùng lưu hoàng và bí dược bôi lên để vết khắc không được chữa lành.
Chờ ngày hôm sau ngay khi Mặt Trời vừa lêи đỉиɦ, họ mở mắt nàng ra, đôi mắt nàng vỡ toang, máu tươi phản ứng với bí dược trên người. Nữ Bạt cứ thế bị thiêu sống. Khi Nữ Bạt sắp chết, phù thủy lại mở bụng nàng ra, bỏ vào đằng xà, khoác lên bộ váy xanh, đặt nàng vào một quan tài đặc chế, chôn ở hướng cửa tử. Cũng ở chỗ này, gϊếŧ chín con trâu, chín con hưu, niệm chú suốt ba ngày ba đêm, rồi mới bắt đầu cầu mưa.
Nữ Bạt khi chết tay phải che nửa mặt, mặt hướng về phía 10 Mặt Trời, bộ dáng cực kì đáng sợ, từ đây Nữ Bạt chính thức trở Hạn Bạt - một trong tứ đại Cương Thần, không còn vinh quang ngày xưa. Tử Bất Ngữ sau này miêu tả Hạn Bạt là do thi cốt người vừa chết trong trăm ngày biến dị mà thành, không có linh hồn hay tinh phách. Sở dĩ Hạn Bạt có thể gây ra hạn hán là vì oán niệm và hận thù khi còn sống.
Nam Hoang Kinh lại miêu tả, ở phương Nam có một quái vật thượng cổ tên Hạn Bạt, vóc người lùn, nhỏ, không mặc quần áo, đầu trọc, mắt nằm trên đỉnh đầu, đi đến đâu, đất khô cằn hạn hán đến đó.
Từ nay chẳng còn thiên nữ Bạt lần đầu xuất hiện trong Sơn Hải Kinh ngày ấy: Thiên nữ xinh đẹp, là con gái Thiên Đế có được huyết thống cao quý và tính tình cao ngạo, lụa là bọc thân, thích mặc áo màu xanh, thường lấy tay áo che ngang mặt,...
Nguồn: lostbird, zhihu