Huyết Hải Thâm Thù


Chương 1: Ân cừu vướng vít
Ở tỉnh Vân Nam có một khu rừng rậm bao la toàn là đá tảng chập chùng, hòn thì uy nghiêm như một thiền sư nhập định, hòn thì cheo leo như lơ lửng giữa không trung, thực là một cảnh kỳ vĩ lạ lùng xứng đáng với tên gọi “Thiên hạ đệ nhất kỳ quan”.

Cứ theo truyền thuyết thì vùng này từ khai thiên lập địa vốn là biển cả, trải qua nhiều cơn biến động địa chất nước biển khô đi bày ra đáy biển toàn là đá tảng biến thành một vùng bao la toàn đá và đá.

Bỗng đột nhiên giữa chốn hoang vu xuất hiện một trung niên thư sinh với dáng vẻ phong trần đang chậm rãi băng theo lối đá đi vào. Hình dung thư sinh tuy rất tiều tụy nhưng vẫn không giấu được nét tinh anh ánh lên đôi mắt sáng quắc.

Thư sinh đi đến trước cửa rừng đá, ngửa đầu lên nhìn chỉ thấy trên một tảng đá lớn cheo leo có viết bốn chữ: “Thiên khai dị cảnh” bằng nét sơn đại tự mà nét bút vô cùng xương kính không biết do tay danh bút nào viết lên.

Hai bên tảng đá cheo leo ấy lại có hai tảng đá rất lớn, đều có viết hai dòng chữ, một bên đề bốn chữ “Đại khí bàng bạc”, một bên cũng viết bốn chữ là: “Quỷ phủ thần công”.

Thư sinh muốn dấn bước vào rừng đá ấy, nhưng nhìn chung quanh toàn là những khối đá chập chùng trông rất kỳ quái ghê rợn bày thành cảnh vật như muôn ngàn con quái vật, bất giác trong lòng hơi sợ hãi, nghĩ thầm: “Trong sách du ký của Từ Hà Khách có câu rằng ‘Thạch lâm vạn hộ thiên môn khai, bất á Võ Hầu bát trận đồ’ (rừng đá mở ra muôn hình vạn trạng như bát trận đồ của Võ Hầu Gia Cát Lượng) nếu không có người bản địa ở đây hướng dẫn làm sao ta dám một mình dấn thân vào? Quả là câu thơ ấy không phải lời khoa trương vậy”.

Nghĩ vậy, thư sinh trầm ngầm một lúc, nhưng rồi cuối cùng đành phải tiến vào rừng đá.

Quả nhiên càng vào sâu, cảnh sắc rừng đá càng mở ra những vẻ kỳ lệ, đường lối lại hết sức quanh co, đá liên tiếp đá. Lại có dòng suối ngầm tách ra khỏi một mạch đá nhưng chỉ nghe tiếng nước chảy róc rách đâu đấy, chứ không nhìn thấy nước đâu cả.

Càng đi sâu vào rừng đá thâm u, lại như đi xuống mặt đất mê cung. Thư sinh hoảng hốt vì không phân biệt được đâu là nam, bắc, đông, tây gì nữa. Chàng nghĩ thầm trong bụng: “Thiên khai dị cảnh, thực là danh bất hư truyền, chỉ tiếc cảnh hùng vĩ thâm u thế này mà ta không có thì giờ rỗi rảnh để cứ yên tâm du ngoạn”.

Chính lúc đang nghĩ như thế thì chân chàng cũng vừa bước qua cảnh sắc thảm đạm đầy những loạn thạch xếp chập chùng lên nhau. Đột nhiên chàng nghe có một luồng gió nhẹ, rồi bỗng có một người xuất hiện sau lưng chàng, dùng trảo đánh vào huyệt Tỳ Bà của chàng. Xuất thủ rồi người ấy mới lên tiếng :

- Ngươi là ai?

Thư sinh hơi trầm vai tránh đòn nghiêng mình nửa vòng theo thế Quái Mãng Phiên Thân di chuyển ra xa đối thủ mà không thèm trả lời câu hỏi trống không ấy.

Người kia vươn tay ra thành chỉ đánh tiếp vào vai thư sinh, nhưng chàng cũng vừa xoay thế thi triển thượng thừa võ học chữ “khước” ra hóa giải đòn tấn công của địch thủ khiến chỉ công của đối phương đánh vào khoảng không, khiến đối phương kinh hoảng vì biết gặp tay cao thủ, hoang mang hỏi gằn giọng :

- Ngươi là ai? Nếu không trả lời, đừng trách ta đó nhé!

Trung niên thư sinh vẫn không buồn đáp, chỉ hơi di động chân, lập tức thân đã di chuyển về vị trí cũ, lưng xoay lại phía đối phương.

Người nọ bỗng cất tiếng hú lên một hồi dài rồi nói :

- Chỉ một chút nữa là sư phụ ta đến đây, lúc ấy ngươi có muốn nói cũng không được!

Miệng nói vậy, nhưng y cũng biết hôm nay đã gặp tay võ công tuyệt hảo nên vội xuất chiêu Bài Sơn Đảo Hải song chưởng cùng một lúc chém xuống, khiến tiếng gió rít lên ghê rợn như tiếng sấm sét. Chưởng lực rất mạnh như muốn “dời non lấp bể”.

Trung niên thư sinh, chớp nhoáng lật ngửa bàn tay xuất chiêu Huyền Điểu Hoạch Sa dùng đơn chưởng đề song chưởng của đối phương. Đối phương cố vận dụng hết sức, nhưng cũng không thể tiến lên được một bước.

Đột nhiên không biết trung niên thư sinh thi triển võ công gì mà người nọ bỗng nhiên không thấy sức cản của chưởng lực nữa, thân thể như bị mất trọng tâm, chân lảo đảo mấy bước như sắp ngã.

Nhưng người nọ cũng là tay cực kỳ mẫn tiệp, trong lúc nguy khốn vì không còn trọng lực liền chớp nhoáng biến thế chuyển thân về vị trí cũ rồi phản thế liền. Hữu chưởng đánh bạt ra ngoài, còn tả chưởng cất lên thành chiêu Linh Dương Quải Giác đánh thẳng vào mặt thư sinh.

Trung niên thư sinh dường như không thèm chú ý đến các chiêu pháp biến đổi mau lẹ của đối phương, chỉ buông một tiếng khen “tốt lắm”, song thủ hốt nhiên cùng lúc điểm vào đùi đối phương.

Thực là thủ pháp biến ảo ra ngoài cả dự đoán của người nọ. Quyền thế của thư sinh mau lẹ chớp nhoáng qua, như người nọ không kịp né tránh thì song thủ của thư sinh đã điểm đến khiến y sợ run vì biết không còn kịp tránh đòn.

Nói thì chậm, nhưng thực sự đòn thế ra cực kỳ chớp nhoáng, chỉ nghe một tiếng “binh” lớn, người nọ đã bị trúng chưởng của thư sinh.

Người nọ lảo đảo lùi lại mấy bước, mặt cứ ngây ra nhưng chỉ một phần vì đau còn phần lớn vì quá kinh ngạc trước chưởng pháp của thư sinh, miệng y há hốc ra đến mấy phút mới ấp úng thốt ra :

- Ngươi... ngươi có phải là nhị sư phụ không?

Sở dĩ người nọ hỏi câu ấy vì chiêu pháp thư sinh vừa đánh ra chính là Thinh Thủ Thức của Điểm Thương phái.

Ngoài Điểm Thương phái không có môn phái võ học nào có thể đánh được Thinh Thủ Thức này nên người nọ mới hốt hoảng hỏi câu ấy.

Thường thường người muốn học Thinh Thủ Thức phải là người nhập môn Điểm Thương phái từ lúc tám, chín tuổi. Nay tận mắt nhìn thấy công phu siêu tuyệt của trung niên thư sinh nên người nọ mới lấy làm kinh ngạc.

Trung niên thư sinh cười một hơi dài rồi nói :

- Hoa nhi, ngươi cũng đã tiến bộ về võ công lắm rồi đó!

Đến đây, chúng ta cũng nên biết mục đích của trung niên thư sinh khi dấn chân vào rừng đá này.

Trung niên thư sinh định tâm nhìn người nọ, trước mắt chỉ thấy một thiếu niên, tuy về tuổi tác có phần không tương đồng nhưng càng nhìn càng thấy giống người bạn thân thiết của chàng là Mạnh Nguyên Siêu.

Trung niên nhớ tới bạn là Mạnh Nguyên Siêu cùng với Vân Tử La, hiện nay hành tung của Mạnh Nguyên Siêu chưa biết ra sao, chỉ có Vân Tử La chắc chắn chết mất rồi. Nghĩ tới đó, thư sinh không ngăn được hai dòng lệ thảm vì tiếc thương một người bạn.

Riêng thiếu niên thì lại rất vui mừng, vội vàng chắp hai tay vái trung niên thư sinh :

- Nhị sư phụ, đệ tử không ngờ người lại về đây sớm thế, còn đại sư phụ có được khỏe mạnh chăng?

Nguyên lai trung niên chính là Ân Cừu Thế, là một trong Điểm Thương song kiệt, còn thiếu niên là đệ tử của môn phái này tên gọi là Dương Hoa theo người sư huynh của Ân Cừu Thế là Bốc Thiên Điêu. Trước đây bảy năm, đột nhiên Bốc Thiên Điêu thọ tử chính vào ngày Dương Hoa bị cừu nhân bắt đi. Về cái chết của sư phụ, Dương Hoa ngờ trong ấy còn ẩn nhiều điều bí mật nên gặp mặt nhị sư phụ y hỏi ngay :

- Nhị sư phụ, về cái chết của sư phụ con trước đây sự thực ra sao, xin người cho con biết tường tận.

Y hồi tưởng lại thời trước đây mới gặp sư phụ được một thời gian ngắn đã xảy ra đột biến, dẫn đến cái chết của phụ thân y. Phụ thân y cũng là một võ sư có tiếng, không hiểu vì nguyên nhân gì bỗng nhiên vào một buổi chiều ấy ông ấy thắt cổ tự ải chết khi y còn rất nhỏ, nên ấn tượng về người cha rất mơ hồ chỉ mang máng nhớ rằng, hôm ấy tự nhiên phụ thân cho gọi y và mẫu thân tới như muốn nói một điều gì đó rồi sau ông không nói gì cả mà lại tự ải chết.

Khi xác còn ở nhà, mẫu thân y và cô cô y dắt nhau bỏ đi mất.

Linh tính báo cho y biết có lẽ thủ phạm gây ra cái chết của thân phụ y chính là cô cô, nhưng lúc ấy y còn nhỏ lắm nên chỉ dám ngờ vực trong bụng vậy thôi, chứ không dám nói với ai cả.

Y nhớ lại lúc ấy có hai người khách lạ đến tự xưng là bằng hữu rất thân thiết với phụ thân y và dắt y đuổi theo tìm mẫu thân và cô cô y.

Hai bằng hữu của cha y sau này chính là đại sư phụ Bốc Thiên Điêu và nhị sư phụ Ân Cừu Thế.

Đại sư phụ tướng mạo rất hung dữ nên thoạt đầu y cũng rất sợ, nhưng rồi đại sư phụ đối với y rất tốt nên y cũng dần dần yêu mến, còn nhị sư phụ đối với y đặc biệt ưu ái, chẳng những dạy võ nghệ mà còn dạy y cả đọc sách viết chữ nữa.

Hồi ức của y cuối cùng là thời gian ở trên núi Điểm Thương. Khi ấy nhị sư phụ không hiểu vì việc gì vắng mặt tại nhà và đại sư phụ không biết nguyên do gì bị trúng thương rất nặng phải nhờ y cõng đến nhà Lăng bá bá cũng ở trên núi để dưỡng thương.

Nhớ lại thời gian ấy, đến bây giờ lòng y vẫn còn nửa sợ nửa hoang mang.

Lúc ấy y đang nằm mơ màng, nửa thức nửa ngủ trên giường thì có bốn kẻ lạ mặt đột nhập vào nhà Lăng bá bá tấn công đại sư phụ. Y nhìn ra thấy Lăng bá bá đã bị trúng thương máu ra ướt đẫm cả chiếc áo màu trắng nằm rên la thảm thiết.

Y sợ quá nằm co vào một góc giường, không biết số phận của đại sư phụ ra sao nữa. Sau đó y bị bốn người lạ mặt (sau này y mới biết bốn người ấy gọi là Điền Nam tứ hổ) bắt đi giao cho một đạo sĩ. Đạo sĩ mang y xuống núi chạy càng ngày càng xa đến vùng toàn núi đá tảng này.

Tính tình đạo sĩ cực kỳ hung dữ, ông ta đổ riệt cho phụ thân y có ý phản loạn triều đình và gọi cha y là “đại tặc”, trong bụng y rất lấy làm kỳ quái vì nếu cha y là “phản tặc” sao không bị bọn công sai đến bắt mà trái lại khi động quan bọn huyện quan trong huyện đến đưa ma một cách rất trân trọng?

Đã nhiều lần y muốn trốn khỏi tay tên đạo sĩ hung ác này, nhưng chưa có cách nào, thì hôm nay bỗng nhiên gặp nhị sư phụ ở đây, y không mừng sao được?

Đang miên man hồi tưởng chuyện cũ, bỗng y nghe tiếng cười gằn của nhị sư phụ Ân Cừu Thế kéo y về thực tại.

Ân Cừu Thế cười gằn nói rằng :

- Sự việc của đại sư phụ ngươi, từ từ rồi ta sẽ kể rõ cho ngươi nghe. Ngay bây giờ ta muốn ngươi dẫn ta đến gặp sư phụ hiện tại của ngươi đi.

Dương Hoa vừa mừng vừa sợ vội nói :

- Nhị sư phụ, nguyên lai thân thế đại sư phụ ra sao chắc người có biết, sau này xin nói cho con rõ.

- Đương nhiên, vì đại sư phụ ngươi với ta là hảo bằng hữu, ta sẽ kể cho ngươi nghe chuyện môn phái ta bảy năm trước.

Ân Cừu Thế nói vừa dứt câu bỗng nghe có tiếng gió nhẹ thổi tới, chàng liền cong tay như chiếc móc câu, ngón tay cái quặp lại đánh bạt về sau lưng. Một người lạ xuất hiện đánh “chỉ” vào trên xương tỳ bà của chàng. Ân Cừu Thế hô lớn :

- Kinh Thần chỉ pháp giỏi lắm!

Thân liền hơi chùng xuống tránh đòn, chưởng cũng lật ra liền đánh trúng một mặt đá xẹt ra lửa như sét đánh.

Dương Hoa hoảng hốt la to :

- Nhị sư phụ, chúng ta cùng là... cùng là...

Y định nói “cùng là bằng hữu cả” nhưng chưa kịp nói hết câu thì cả hai đều đã xuất thế và thu thế xong rồi, cùng chắp tay lại nhìn nhau cười lớn. Người kia không ai xa lạ, chính là sư phụ hiện tại của Dương Hoa, tên gọi là Đan Khâu Sinh.

Ân Cừu Thế nói lớn :

- Rất mừng khi thấy huynh đã luyện thành Kinh Thần chỉ pháp thất truyền đã lâu, còn thu được đồ đệ giỏi nữa!

Đan Khâu Sinh cũng cười nói :

- Cẩm Chưởng Công Phu của huynh cũng đã lên tới tuyệt đỉnh rồi. Cứ chỗ ta thấy, có lẽ trên đời khó ai có thể luyện được độc chưởng này bằng. Còn nói về đồ đệ, ha ha, đó chẳng qua là ta hưởng đồ đệ thừa của huynh đó thôi. Hôm nay huynh đến đây có phải để hỏi tội ta chăng?

Ân Cừu Thế cười rằng :

- Huynh đã dạy dỗ đồ đệ đến độ xuất sắc như vậy, ta cảm thấy cảm kích còn chưa kịp, hà huống nói đến tội? Chỉ lấy làm lạ là tại sao huynh không ở trên núi Không Động mà lại đem đứa trẻ này đến đây?

Đan Khâu Sinh hỏi :

- Nơi này không tốt sao?

Ân Cừu Thế đáp :

- Không phải là không tốt, nhưng chỉ hiềm hiểm trở quá, khiến ta tìm kiếm bảy năm qua bây giờ mới gặp.

Đan Khâu Sinh cười ha hả :

- Nơi đây phong cảnh cực kỳ tuyệt thú, tại vì huynh chưa có dịp quan lãm hết đó thôi.

Rồi quay sang Dương Hoa :

- Hoa nhi, con hãy mau mang rượu lại đây cho ta.

Ân Cừu Thế theo Đan Khâu Sinh bước thêm vài bước nữa, bỗng nhiên trước mắt hiện ra một cảnh hồ nho nhỏ đẹp như trong tranh vẽ, chung quanh hồ là kỳ hoa dị thảo, hương thơm đưa ngào ngạt nức mũi, cạnh hồ có một hòn đá đứng chót vót một mình, trên hòn đá có viết hai chữ “Kiếm Phong” bằng chữ đại tự, cạnh hòn đá chót vót có thêm một phiến đá bằng phẳng viết hai chữ “Kiếm Trì” bằng lối chữ thảo nhỏ.

Hai hòn đá đứng cạnh hồ soi mình xuống mặt nước long lanh, dưới đáy hồ phảng phất có hình ảnh nụ hoa mọc chung quanh soi ngược bóng xuống nước trong vắt tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ. Ân Cừu Thế trước cảnh đẹp ấy liền than một câu :

- Cảnh này thật là cảnh đào nguyên của cõi trần khiến cho ta đến quên về mất thôi!

Đan Khâu Sinh kể :

- Tương truyền rằng từ đời Minh đại hiệp Trương Đan Phong đã từng đến đây luyện kiếm trong ba năm, hằng ngày vẫn thường xuống hồ này rửa kiếm cho nên đỉnh núi này mới có tên là “Kiếm Phong” và hồ này có tên là “Kiếm Trì” đó.

Ân Cừu Thế cười rộ, khoanh tay lại :

- Tìm được nơi ẩn cư đẹp mỹ lệ như nơi đây, huynh đáng để cho ta khâm phục lắm.

Đan Khâu Sinh trố mắt :

- Ta có gì đáng để cho Ân huynh khâm phục chẳng qua ta bị bức bách phải ở nơi đây mà thôi.

Ân Cừu Thế kinh ngạc :

- Tại sao lại bức bách? Ai có quyền bức bách được Đan Khâu huynh?

Đan Khâu Sinh cười buồn :

- Ta là kẻ có tội với Chưởng môn sư thúc của ta, lại không được sự dung tha của đồng môn, nên trở thành một tên đồ đệ bỏ đi của Không Động phái.

Ân Cừu Thế kinh ngạc :

- Huynh là một nhân vật kiệt xuất của phái Không Động, cứ xét theo lẽ thường thì huynh phải phạm vào lỗi lớn lắm mới bị môn phái tuyệt tình như vậy?

Đan Khâu Sinh đáp :

- Thực ra ta cũng chẳng có lỗi lớn gì, chẳng qua chỉ vì ta không thể hùa theo các bạn đồng môn làm việc bậy mà thôi.

Nói xong câu ấy, Đan Khâu Sinh thở dài, gương mặt đầy nét phẫn khích.

Ân Cừu Thế lại hỏi :

- Phải chăng lỗi của Đan Khâu huynh bắt nguồn từ việc cứu Dương Hoa chăng? Cứ theo ta biết thì người đem Hoa nhi giao cho huynh là bọn Điền Nam tứ hổ kia mà?

Đan Khâu Sinh lại thở dài :

- Việc này chắc huynh cũng đã nghe biết rồi, đừng bắt ta phải kể lại nữa. Chỉ cần biết trong việc này ta bị sư thúc xử ép đẩy ta vào thế kẻ phản đồ là đủ rồi!

Ân Cừu Thế kêu lên :

- Sao gọi là phản đồ? Đan Khâu huynh nói thế khiến ta càng thêm mười phần bất bình.

Đan Khâu Sinh buông thõng :

- Thôi, chuyện xấu trong môn phái ta không nên cho người ngoài biết. Ân huynh, huynh là bạn tốt của ta, đừng bắt ta phải nói rõ.

Ân Cừu Thế nghe Đan Khâu Sinh nói câu ấy biết đây là chuyện đau khổ thầm kín của bạn, không tiện hỏi thêm nên hỏi lảng qua chuyện khác :

- Ờ, nhưng dù cho huynh có lỗi lớn gì đi nữa, chỉ cần về sư môn tạ lỗi cùng các đồng môn là xong chứ gì?

- Tạ lỗi thì ta sẵn sang tạ lỗi, nhưng đây là Không Động phái buộc ta đến chỗ chết, chứ có muốn ta tạ lỗi đâu?

Ân Cừu Thế nghe tới đây, đoán rằng trong chuyện Đan Khâu Sinh bị đuổi ra khỏi môn phái tất có điều gì khuất khúc lắm mà Đan Khâu Sinh không muốn nói ra nên cũng dám hỏi tiếp nữa, nhưng bỗng nhiên Đan Khâu Sinh lại nói :

- Hiện tại ta chưa thể nói rõ cho huynh biết được, vì nói ra sợ huynh sẽ vì ta mà nộ khí xung thiên.

Ân Cừu Thế đành nói :

- Việc trong môn phái huynh, ta đâu dám can dự, nhưng nghe thoáng qua ta cũng e rằng sư thúc của huynh là người bất thông sự lý. Ta có thể giúp huynh chút nào để giải nỗi oan cho huynh chăng?

Đan Khâu Sinh có vẻ xúc động vì vẻ chân tình của Ân Cừu Thế, đáp rằng :

- Ân huynh, thịnh tình của huynh khiến ta cảm kích lắm, nhưng việc của ta phiền toái lắm.

- Chính vì việc phiền toái mà ta muốn giúp huynh một tay, không lẽ huynh muốn chịu suốt đời ở chốn toàn núi đá này sao, dù cho cảnh này có là đào nguyên nơi trần thế mà khi bị bắt buộc phải ở cũng đáng buồn lắm!

Đan Khâu Sinh nói :

- Nhưng ta biết làm sao? Huynh còn chưa biết chuyện ba năm trước ta bị lệnh sư môn đến đây thì nơi đây vốn có chủ cũ rồi, ta phải dùng võ lực đuổi người đó đi, nên cũng gây thêm một mối thù ở đây nữa.

Ân Cừu Thế hỏi liền :

- Chủ cũ ở đây là ai?

Đan Khâu Sinh đáp :

- Ba mươi năm trước, trên giang hồ có một tên ma đầu hoành hành thiên hạ chắc huynh cũng đã nghe tên, chính y là chủ cũ của vùng đất này tên là Mạnh Thần Thông.

- Ồ, ta có nghe đến tên này, hình như là người cùng thời với tiền bối Kim Thế Di? Và hình như hai vị tiền bối đệ nhất cao thủ này đã có lần giao đấu bất phân thắng bại, thế mà sau này nghe nói Mạnh Thần Thông chết dưới kiếm của nữ hiệp Lệ Thắng Nam?

- Đúng đó, chuyện của Mạnh Thần Thông trong giới võ lâm ai cũng biết, tuy nhiên rất ít người biết rằng sau khi họ Mạnh chết rồi có một người cháu của y họ Dương đã khổ luyện được Tu La Âm Kiệt công của y.

Ân Cừu Thế nghe tới đó kinh hoảng la lên :

- Trời ơi, vậy phải chăng cừu thù của huynh chính là người cháu của Mạnh Thần Thông chăng?

- Đúng vậy, họ Dương ở đây thu nạp đệ tử định khai sáng một môn phái mới nên mới độc chiếm khu rừng đá này làm căn cứ định tranh hùng cùng các danh môn chính phái, nhưng cũng may y đang luyện dở dang Tu La Âm Kiệt công nên rất sợ tiết lộ ra ngoài biết, nên chung quanh khu rừng đá này có bao nhiêu dân số, y đều hạ độc thủ gϊếŧ sạch.

Ân Cừu Thế nghĩ thầm: “Thảo nào khi ta tìm người hướng đạo vào đây, tuyệt nhiên không gặp ai”, rồi nói với Đan Khâu Sinh :

- Tên họ Dương thực là tàn độc quá, nếu đổi địa vị ta là huynh, ta cũng sẽ gϊếŧ chết y thôi.

Đan Khâu Sinh đáp :

- Rất tiếc ta không gϊếŧ chết y được, cũng may y chưa luyện thành Tu La Âm Kiệt công nên ta mới đuổi y ra khỏi khu rừng đá này được đó.

Ân Cừu Thế dặn :

- Như vậy huynh cũng nên đề phòng có ngày y sẽ quay trở lại để báo cừu chứ!

- Khi ta với y tỷ thí, y cũng đánh ta trọng thương phải đến ba năm ta mới hồi phục được công lực đó!

Ân Cừu Thế hỏi :

- Thế y có biết huynh bị đồng môn phái ghét bỏ không? Nếu biết chắc y thể nào cũng liên kết với Không Động phái để phục thù chứ?

- Dù ta chỉ là một tên đồ đệ bị đuổi, nhưng Không Động phái xưa nay là một danh môn chính phái, không lẽ nào lại đi câu kết với một tên ma đạo để làm việc báo thù ti tiện ấy?

- Ta cũng mong như vậy.

Đột nhiên Đan Khâu Sinh nói :

- Từ khi ta bị đuổi khỏi Không Động phái rồi kế cừu với bọn ma đầu trên chốn giang hồ, không biết ngày nào chết bỏ thây ở chốn này. Ta vì tiếc chút sở học võ công nên ngày đêm lo lắng lấy máu mình viết lên một bí kíp võ công của phái Không Động mà ta sở đắc được. Lâu nay ta trân tàng bí kíp võ công này, nay ta muốn nhờ huynh một việc...

Ân Cừu Thế ngắt lời :

- Huynh muốn nhờ ta trao lại cho ai chăng?

- Sau khi ta chết rồi, nhờ huynh mang di thư của ta trao lại cho Chưởng môn sư thúc. Nếu sư thúc cũng không còn tại thế, huynh hãy trao cho một người nào kế vị làm Chưởng môn nhân Không Động phái, huynh giúp ta việc ấy chứ?

Ân Cừu Thế cười đáp :

- Việc trao di thư thì dễ rồi, nhưng sao huynh lại nói gở thế, như huynh còn sống ít nhất vài trục năm nữa, chưa chắc ta hay huynh ai là người chết trước.

Đan Khâu Sinh cười lớn :

- Huynh là kẻ đại trượng phu mà cũng kỵ húy với chữ “chết” hay sao? Huynh hiện nay còn khỏe mạnh làm sao có thể chết trước ta được?

- Trời còn có lúc mưa gió, người ta họa phúc sớm tối bất định làm sao nói trước được?

Đan Khâu Sinh nghiêm nét mặt :

- Ân huynh, ta không nói đùa với huynh đâu, khi nào huynh đi rồi, ta sẽ trao cho huynh bí kíp của ta, xin nhờ huynh thực hiện tâm nguyện giùm ta.

Ân Cừu Thế thấy Đan Khâu Sinh trân trọng quá nên đành đáp :

- Được, ta sẽ làm theo lời huynh, nhưng... nhưng... chỉ sợ bọn đồng môn.

Khâu Sinh ngắt lời :

- Ta biết huynh định nói gì rồi, huynh sợ rằng đồng môn của ta không nhận vì ta là tên đệ tử trục xuất chứ gì? Nhưng huynh ơi, cuối cùng ta với họ vẫn là đồng môn dù có ghét bỏ nhau tới đâu đi nữa. Chẳng lẽ họ lại để võ học của Không Động phái rơi vào tay bọn yêu nhân hay sao?

Ân Cừu Thế hỏi lại :

- Sao huynh không trao bì kíp cho Hoa nhi nhờ y trao lại cho môn phái?

Khâu Sinh cười buồn :

- Ta vốn là người khoáng đạt nên bị sư môn từ khước, các sư thúc, sư huynh sư đệ của ta đều ghét bỏ ta. Nay Hoa nhi là đồ đệ của ta, cũng đã từng là đồ đệ của huynh, lại là con trai Dương Mục, nghĩa là tự nhiên Hoa nhi học được võ công của ba môn phái. Xưa kia ta chưa bị đuổi khỏi sư môn ta thu y làm đồ đệ cũng đã phạm vào luật cấm của môn phái, bây giờ có nhờ y mang bí kíp về sư môn chỉ sợ y bị liên lụy vì tội cấm của ta thôi!

Vừa lúc ấy Dương Hoa đã mang một bình rượu cùng với vài cái chung nho nhỏ. Đan Khâu Sinh đỡ lấy bình rượu vừa định rót ra bỗng nghe ngoài cửa đá có tiếng động nhỏ rồi một giọng rất sắc cất lên liền :

- Đan Khâu Sinh, ngươi tưởng ta không dám trở về chốn này nữa ư?

Đan Khâu Sinh không có vẻ gì là ngạc nhiên cũng lớn tiếng đáp :

- Ta vốn biết người sẽ trở lại, muộn hay sớm thì có gì khác nhau? Ngươi đến đây với bằng hữu nào sao không xuất hiện cho rồi?

Đan Khâu Sinh vừa dứt lời, trước cửa vách đá xuất hiện một người hình dạng rất ư dị kỳ, miệng cọp mũi như mũi chim ưng, thân thể ngắn cũn cỡn như một cục thịt biết đi, người lạ cười hăng hắc :

- Việc gì mà phải gấp thế!

Dương Hoa bấy giờ đứng cạnh Ân Cừu Thế hạ thấp giọng nói với chàng :

- Nhị sư phụ, người này chính là tên ác ma họ Dương đó.

Ân Cừu Thế nhìn kỹ người lạ, mặt mũi y tuy hết sức cổ quái, nhưng đặc biệt có đôi mắt rất linh động, chàng biết về nội công, y đã luyện đến mực vô cùng thâm hậu. Chàng cũng nói nhỏ với Dương Hoa :

- Hoa nhi đừng sợ, không biết bọn chúng đến đây mấy người. Nếu chẳng may phải động thủ, Hoa nhi cứ đứng sau ta.

Dương Hoa đáp :

- Con đâu thèm sợ, trước đây y đã từng bị Đan sư phụ đánh chạy rồi.

Người lạ có vẻ dương dương tự đắc rất dễ ghét, y không thèm nhìn Đan Khâu Sinh và Ân Cừu Thế, cứ ngửa mặt lên trời hỏi trống không :

- Ở đây mấy năm có thích không?

Đan Khâu Sinh trầm giọng :

- Dương Kế Mạnh, ngươi đến đây với mục đích gì?

Nghe Đan Khâu Sinh gọi, Ân Cừu Thế mới biết danh tánh của người lạ, nghĩ thầm: “Tên y là Kế Mạnh, chắc có liên quan đến Mạnh Thần Thông, hay y chính là đồ đệ hay con cháu gì của Mạnh Thần Thông không biết chừng?”.

Dương Kế Mạnh cười nhẹ :

- Đan Khâu Sinh, trước đây ngươi đã dùng võ lực cướp đoạt động đá này của ta, chắc đã hưởng sung sướиɠ ở đây nhiều rồi?

Đan Khâu Sinh đáp :

- Hà, té ra người đã luyện xong Tu La Âm Kiệt công nên định đến đây để cướp lại động đá này chứ gì?

Trước đây ba năm, Đan Khâu Sinh đã đả thương Dương Kế Mạnh chính tại nơi đây rồi đuổi y đi, không ngờ y lại khôi phục công lực mau lẹ đến thế. Hôm nay nghe âm thanh trầm trọng của y, Đan Khâu Sinh biết rằng y đã hoàn toàn bình phục mà võ công của y so với ba năm trước đây chắc chắn đã tiến bộ nhiều.

Dương Kế Mạnh chậm rãi nói :

- Nhãn lực của ngươi quả không sai, nhưng rất tiếc cũng chỉ đúng một nửa thôi.

Đan Khâu Sinh cười nhạt :

- Dĩ nhiên ta cũng dư biết nếu ngươi có thiện ý thì đã không tìm về đây, đã tìm về đây là không có thiện ý. Vậy hãy nói mau ngươi muốn gì?

Dương Kế Mạnh lạnh lùng :

- Nợ tiền thì trả bằng tiền, nợ máu thì trả bằng máu. Ngươi đã chiếm đoạt đất này của ta thì lẽ đương nhiên bây giờ phải trả lại cho ta, có gì đâu mà dài lời?

Đan Khâu Sinh cười gằn :

- Ta đả thương ngươi năm xưa nên ngươi muốn hôm nay chúng ta tính toán nợ nần với nhau chứ gì, thế thì còn bọn dân thôn quanh vùng rừng đá này bị ngươi gϊếŧ chết bao nhiêu người, ngươi có nhớ không?

Dương Kế Mạnh quát lên :

- Chuyện đó là của riêng ta, ta chỉ muốn tính nợ vơi ngươi hôm nay thôi.

Đan Khâu Sinh cũng gầm lên :

- Được lắm, ta cũng chờ ngươi tính nợ đây.

Vẫn chưa thấy Dương Kế Mạnh động thủ, y bỗng cười lớn một hồi :

- Ngươi đã từng là một nhân vật của Không Động phái, do đó ta cũng có gia ân cho ngươi, chỉ cần ngươi dập đầu lạy ta ba lạy và kêu ta là “gia gia” một tiếng là ta...

Không đợi y dứt lời, Đan Khâu Sinh cười gằn bước lên một tiếng chuẩn bị động thủ :

- Đồ con rùa, ta phóng sinh cho ngươi cút đi đó!

Dương Kế Mạnh vẫn không di chuyển, lạnh lùng ngó Đan Khâu Sinh :

- Ngươi định hôm nay cậy đông áp bức ta chứ gì? Ta cũng có trợ thủ như ngươi thôi!

Y vừa dứt lời trên ngọn đá đề hai chữ “Kiếm phong” bỗng xuất hiện hai người. Đi Trước là một đạo sĩ tóc bạc phơ, theo sau là một trung niên mặc đồ võ quan.

Lão đạo sĩ mặt như mặt sắt, mới xuất hiện đã chỉ Đan Khâu Sinh mắng liền :

- Đan Khâu Sinh, ngươi thật là lớn mật, dám coi thường cả bậc trưởng thượng như ta nữa ư?

Vừa nhìn thấy đạo sĩ, nét mặt Đan Khâu Sinh bỗng tái hẳn đi không biết vì hoảng sợ hay vì đau khổ, lắp bắp đáp :

- Trời ơi, sư thúc, ta... ta... không ngờ... không ngờ lão nhân gia lại... đến đây.

Té ra đạo sĩ này chẳng ai khác chính là một trong ba trưởng lão của Không Động phái tên là Động Huyền Tử mà Động Huyền Tử lại là sư đệ của Chưởng môn nhân hiện giờ là Lăng Hư Tử, tức là sư thúc của Đan Khâu Sinh vậy.

Vừa mới trước đây một chút, Ân Cừu Thế đã có y nghi ngờ tên ác ma họ Dương có thể liên kết với Không Động phái, thì bây giờ rõ trước mắt lời tiên đoán đã thành sự thật.

Tất nhiên Đan Khâu Sinh hết sức bối rối kinh sợ mà Ân Cừu Thế cũng phải kinh ngạc không kém.

Ân Cừu Thế tuy chưa từng quen biết với trưởng lão Không Động phái Động Huyền Tử, nhưng đối với trung niên mặc võ phục đi sau thì chàng lại biết rõ, đó là tên Âu Dương Nghiệp, sư điệt của thống lãnh Ngự lâm quân Bắc Cung Vọng và là con trai của tên ma đầu Âu Dương Kiên trước đây mười năm đã tác yêu tác quái trên chốn giang hồ. Từ khi Âu Dương Kiên và Bắc Cung Vọng qua đời, y kế thừa nghiệp nhà, lưu lại trong Ngự lâm quân và nay đã lên đến chức phó thống lãnh Ngự lâm quân.

Bon Dương Kế Mạnh kéo bè kết đảng là chuyện thường tình, nhưng y cấu kết được cả với Không Động phái và phó thống lãnh Ngự lâm quân quả là điều Ân Cừu Thế chưa bao giờ nghĩ đến. Chàng phân vân tự hỏi: “Việc này xảy ra không biết là do cá nhân Động Huyền Tử bị mua chuộc hay là triều đình nhà Thanh đã mua chuộc được toàn bộ Không Động phái rồi?” và chàng hy vọng chỉ là sự sa đọa của một mình Động Huyền Tử.

Ân Cừu Thế đang nghĩ ngợi như thế bỗng nghe Động Huyền Tử nói với Đan Khâu Sinh :

- Ngươi đã biết có ta tới sao không làm lễ bái yết? Ta đến đây là theo lệnh của sư môn xem xét hành vi của ngươi ra sao. Ha ha, Đan Khâu Sinh có phải võ công ngươi ngày nay tiến bộ lắm phải không?

Đan Khâu Sinh trong lòng đang rối loạn, nhưng vẫn nhớ phải tôn kính bậc trưởng lão của môn phái nên trả lời nhỏ nhẹ :

- Không dám, mấy năm nay võ công của sư điệt không tiến bộ chút nào, chỉ sợ làm nhục đến bản môn thôi!

Động Huyền Tử cười nhạt :

- Ngươi cứ mở miệng ra là bản môn với bản phái. Ngươi đã quên rằng từ lâu ngươi đã không còn là đệ tử của bản môn sao?

Đan Khâu Sinh cũng lạnh lùng đáp :

- Sư thúc đã không thừa nhận kẻ này là đệ tử của bản môn, thế lão nhân gia đến đây để gọi là “xem xét” cái gì?

Động Huyền Tử cả giận :

- Ngươi tuy đã bị đuổi khỏi bản môn nhưng trước đây ngươi đã phạm tội mà chưa bị trừng phạt nên hôm nay ta vâng lệnh Chưởng môn sư huynh đến bắt ngươi về hỏi tội đây.

Khâu Sinh cao giọng :

- Ta đã phạm tội gì?

Huyền Tử đáp :

- Ngươi đã phạm tội cũ lại thêm tội mới. Tội cũ là lộng quyền bức tử cả sư đệ, tội mới là chiếm đoạt đất của người còn đả thương cả người ta. Nay vị Dương tiên sinh đến đây giảng giải lý lẽ cùng ngươi, chỉ cần ngươi dập đầu nhận tội là có thể khoan dung, mà ngươi còn lấy bá đạo ra ương ngạnh đuổi người ta đi. Chuyện ấy xảy ra trước mắt ta, người còn cố cãi nữa ư?

Đan Khâu Sinh đáp :

- Sư thúc, sư thúc kể tội cũ của tôi, tôi đã từng giãi bày với sư thúc nhiều lần rồi, nay không cần nói lại. Sư môn đã không nguyên lượng cho tôi, tôi còn biết làm sao nữa? Còn nói về chuyện hôm nay, chắc sư thúc không thể chối rằng sư thúc không biết “Dương tiên sinh” chính là đồ tôn của tên ma đầu Mạnh Thần Thông?

- Nếu thế thực thì có sao?

- Cũng chẳng sao, người ác thì là ác, kẻ hiền vẫn cứ hiền, nhưng hành vi của tên “Dương tiên sinh” này so với sư tổ của y chẳng có gì khác nhau, cũng chỉ là một bọn ma giáo cả thôi. Sư thúc không biết ư?

Động Huyền Tử cười nhạt :

- Những lời vu khống của ngươi, ta không có thì giờ xem xét là thật hay giả, nhưng trước mắt ta chứng kiến thái độ của ngươi là tự phụ võ công cao cường, rồi ngang ngược vô lý chiếm đoạt nơi cư ngụ của người, đuổi người xa chạy. Ta nay được mời tới đây để phân giải còn bị ngươi mắng át giọng huống là...

Đan Khâu Sinh đã có vẻ giận, vùng vằng nói :

- Sư thúc, tôi đã hết lời, nếu không tin tôi thì thôi vậy.

Động Huyền Tử đáp :

- Ngươi có tội thì phải chịu trừng phạt, khỏi cần phân biện nữa.

Lúc ấy Dương Hoa đứng ngoài lên tiếng :

- Thái sư thúc, ngươi cứ đổ cho sư phụ của tôi là chiếm đoạt đất đai của người ta, thế khu rừng đá này có thể gọi là sản nghiệp của ai được chăng?

Động Huyền Tử liếc nhìn Dương Hoa một cái, hỏi :

- Tên tiểu súc sanh này có phải là con của Vân Tử La chăng?

Dương Hoa nghe nhắc tới tên mẫu thân thì giận lắm đáp liền :

- Ông tuy là thái sư thúc, nhưng cũng không được chửi người khác đó!

Đan Khâu Sinh nói :

- Hoa nhi, đây là người mà ta tôn kính, ngươi thấy ta đã nhẫn nại từ nãy đến giờ, đừng hỗn láo với thái sư thúc.

Rồi quay lại Động Huyền Tử :

- Đứa bé này chính là con của Vân nữ hiệp, như vậy có gì lạ?

Động Huyền Tử cười gằn :

- Khi xưa người ép bức các sư đệ để đến nỗi sau đó bị chết dưới lưỡi kiếm của Vân Tử La, người có biết chuyện ấy không?

Dương Hoa nhảy một cái lại gần, giọng run lên vì giận :

- Ông chửi mắng tôi sao cũng được, nhưng nếu chửi mắng mẫu thân tôi thì tôi không kể gì ông là thái sư thúc hay không thái sư thúc nữa đâu, đồ đạo tặc...

Động Huyền Tử cau mày :

- Ai là thái sư thúc của ngươi? Ta sẽ tóm cổ ngươi về cho đệ tử bản môn báo thù.

Đan Khâu Sinh bước lên một bước đứng án ngữ giữa Động Huyền Tử và Dương Hoa. Động Huyền Tử đánh một trảo xuống, chỉ thấy một luồng chân lực rất nhu hòa phát ra cản trảo thủ của lão lại. Chân lực ấy tuy rất nhu hòa nhưng cũng đủ đẩy lão lùi lại một bước, Lão hết sức kinh hoàng nghĩ thầm: “Tên nghịch đồ này võ công quả tiến bộ hơn ba năm trước rất nhiều. Xem chân lực của y chắc đến phải Chưởng môn sư huynh mới có thể đối đầu được”.

Đan Khâu Sinh mắng đệ tử :

- Hoa nhi không được vô lễ.

Rồi quay sang Động Huyền Tử :

- Sư thúc, sư thúc là bậc tôn trưởng của bản môn, lý sự làm gì với tên trẻ con non nớt ấy? Vả chăng sư đệ bổn môn có chết là chết dưới kiếm của mẫu thân y chứ y có tội gì đâu. Cứ theo tôi biết thì các sư đệ bổn môn hợp cùng bọn quân nhà Thanh làm điều xằng bậy nên mới bị Vân Tử La nữ hiệp gϊếŧ chết chứ có phải lỗi của Vân nữ hiệp đâu?

Động Huyền Tử đã giận lắm rồi, hai mắt lão đỏ ngầu, miệng lão xùi cả bọt mép :

- Ngươi nói thế nghĩa là ta vô lý ư?

Đan Khâu Sinh cười nhạt :

- Hoa nhi dù sao cũng là đồ đệ của tôi, tôi xin chịu hình phạt của sư thúc.

Động Huyền Tử hơi tươi nét mặt :

- Tốt lắm, vậy ngươi hãy nghe rõ hình phạt của ngươi theo lệnh của Chưởng môn đây: Ngươi hãy tự phế võ công rồi theo ta về Không Động Sơn đợi mệnh.

Đan Khâu Sinh nhợt nhạt :

- Nếu tôi không vâng lệnh thì sao?

- À, nếu không vâng lệnh, ta bắt buộc phải ra tay phế bỏ võ công của tiểu tử này, vì võ công ấy là của phái Không Động do ngươi lén lút truyền thụ cho y.

Đan Khâu Sinh phá lên cười ba tiếng thật lớn, Động Huyền Tử nghe tiếng cười khinh mạn của họ Đan tức giận quát :

- Ngươi cười cái gì? Không tuân lệnh của Chưởng môn chăng?

Đan Khâu Sinh vẫn cười nhạt :

- Sư thúc đã không nhận tôi là người của bản môn, thì làm sao bắt tôi vâng lệnh của Chưởng môn? Huống gì lệnh ấy chưa biết thật hay giả nữa.

Động Huyền Tử chuyển bộ bước xéo qua, giọng nói hết sức trầm trọng :

- Ngươi tuy đã bị đuổi khỏi bản môn, nhưng vốn phạm tội mà chưa bị trừng phạt. Ngươi không chịu tự phế bỏ võ công, ta sẽ phế bỏ giùm ngươi.

Đan Khâu Sinh lại bật cười ba tiếng lớn :

- Không dám, tội của tôi chưa biết ra sao. Nhưng xin được kể cho sư thúc nghe tội của sư thúc. Thứ nhất là các huynh đệ sư môn đã theo sư thúc đầu hàng triều đình nhà Thanh để mong kiếm chút công danh lợi lộc, tôi không đồng ý với hành động ô nhục ấy nên bị bọn sư thúc ép vào tội phản bội sư môn. Thứ hai, những việc xấu xa tày đình trong bản môn của sư thúc và Chưởng môn chỉ một mình tôi biết nên bị đẩy đến chỗ phải chết. Sư thúc có công nhận những điều ấy là hoàn toàn sự thật?

Động Huyền Tử nghe Đan Khâu Sinh hỏi câu ấy, lộ vẻ vừa tức giận vừa kinh hoàng đến độ há miệng ra ấp úng :

- Ngươi... ngươi nói bậy bạ gì thế? Ta... ta... làm việc gì mà gọi là xấu xa tày trời?

Đan Khâu Sinh cười lạnh lẽo :

- Có cần tôi phải nói ra ở đây không? Ôi, việc xấu trong nhà đúng lý không nên khoe ra. Nếu tôi nói ra việc xấu xa tày trời ấy ra đây chẳng những sư thúc hổ thẹn đến chết mà tôi cũng chẳng đẹp mặt nào.

Ân Cừu Thế đứng ngoài nghe hai người lời qua tiếng lại với nhau trong bụng lấy làm hết sức kinh ngạc nghĩ thầm: “Đan Khâu huynh dường như có điều gì khó nói trong việc này, không biết y định nói đến điều xấu xa tày trời là việc gì, theo ta biết thì Chưởng môn Không Động phái vốn là người có địa vị cực cao, vả chăng xưa nay nổi tiếng là một chính nhân quân tử, sao lại có chuyện xấu xa tày trời?”

Bỗng nhiên nghe Động Huyền Tử quát lên hai tiếng :

- Liệu hồn!

Vừa dứt tiếng, chưởng lực vô cùng mãnh liệt đã nhắm Đan Khâu Sinh đánh tới. Chỉ thấy thân hình của Đan Khâu Sinh khẽ lay động, chưởng phong đã đánh hụt, rồi họ Đan cất tiếng :

- Sư thúc, có thật sư thúc muốn giao đấu cùng tôi chăng? Tôn trọng sư thúc là trưởng bối, tôi xin nhường sư thúc ba chiêu. Vừa rồi là chiêu đầu tiên rồi đấy.

Động Huyền Tử thấy chiêu đầu tiên của mình đánh ra đối phương tránh né được dễ dàng quá, hai con ngươi đổi thành trắng bạch, lão suy nghĩ kỹ nửa muốn thử sức xem bản lãnh của Đan Khâu Sinh tới đâu, nửa sợ rằng mình không thể thắng được. Và nếu bại dưới tay tên sư điệt này trước mặt Dương Kế Mạnh thì thật là ê mặt nên khi nghe Đan Khâu Sinh nói dứt “vừa rồi là chiêu đầu tiên rồi đấy” lão càng hận vì chiêu ấy không đánh trúng nên chiêu thứ nhì lão thận trọng đến độ chưa dám xuất chiêu, trong lòng vừa sợ vừa buồn bã cứ gườm gườm, nhìn Đan Khâu Sinh. Đan Khâu Sinh nhìn qua nét mặt của Động Huyền Tử biết tâm trạng của lão nên cười nói :

- Sư thúc, chúng ta nên bãi bỏ cuộc đọ sức này ở đây được không?

Dương Kế Mạnh nhìn qua tình hình, thấy Động Huyền Tử lúng túng quá, y liền tiến lên nói :

- Động Huyền đạo huynh bất tất phải nổi giận, đạo huynh đã vì ta đã xử lý công đạo, ta rất lấy làm cảm kích, nhưng việc này xin đạo huynh nhường cho ta tính toán với tên này, khỏi phiền tới đạo huynh.

Động Huyền Tử được lời trong bụng đã vui vẻ lắm, nhưng ngoài miệng vẫn nói cứng :

- Tên này là nghịch đồ của bản phái, đúng lý phải do ta tự tay thanh lý. Nhưng vì giao tình thâm trọng của ta và huynh, ta không tự tay trừng trị y được, trong lòng ta đau khổ lắm. Xin nhường lại cho huynh.

Đan Khâu Sinh thấy Dương Kế Mạnh tiến lên, giác ngộ liền hôm nay phải một mất một còn với y, nên lớn tiếng hỏi :

- Xin nói cho rõ ràng, hôm nay ta với ngươi chỉ hai người giao đấu để thanh toán việc cũ thôi chứ?

Dương Kế Mạnh đáp :

- Ta mời sư thúc của ngươi đến đây là để chứng giám thôi. Đương nhiên, hôm nay ta với ngươi giao đấu thôi, không có ai được tham dự vào.

Nguyên là Dương Kế Mạnh cũng lo Ân Cừu Thế ra tay hỗ trợ cho Đan Khâu Sinh, nhưng thực ra bên y còn có Động Huyền Tử và Âu Dương Nghiệp, nếu hợp lực lại chưa chắc Ân Cừu Thế làm gì được, nên y mới mạnh miệng hẹn cùng giao đấu với Đan Khâu Sinh để tìm hiểu xem võ công họ Đan đã tiến bộ đến đâu. Y cũng đã suy nghĩ kỹ, chưa chắc y có thể dễ dàng thua Đan Khâu Sinh, nếu hỗn chiến bên y đông hơn, dù có thủ thắng đi nữa cũng mang tiếng lấy đông đánh người không hay ho gì, chẳng bằng cứ giao đấu tay đôi với Đan Khâu Sinh mà có lợi hơn.

Đan Khâu Sinh nghe Dương Kế Mạnh trả lời liền khen ngay :

- Tốt lắm, sự việc hôm nay chỉ có ta và ngươi phân được thua còn mất, không người nào khác được tham dự vào. Động thủ đi thôi!

Động Huyền Tử nghe Đan Khâu Sinh nói câu ấy cứ nghĩ y ám chỉ riêng mình, nên trong bụng lấy làm ấm ức, nhưng không có cớ gì để nói một lời, nhưng trong bụng đã rắp tâm sẽ tìm cách trả thù. Còn Phó thống lãnh Ngự lâm quân Âu Dương Nghiệp liếc nhìn Ân Cừu Thế và Dương Hoa trong bụng cũng đang tìm cách tấn kích, nhưng chưa biết nên tấn kích như thế nào, y nghĩ thầm cứ nên đợi tình hình tỷ thí giữa Dương Kế Mạnh và Đan Khâu Sinh ra sao rồi sẽ liệu sau, do đó bốn người, hai bên Đan Khâu Sinh và hai bên Dương Kế Mạnh cùng đứng bên cạnh hồ Kiếm Trì nín thở theo dõi trận đánh.

Đan Khâu Sinh la lên :

- Sao còn chưa động thủ, còn đợi bao giờ nữa?

Dương Kế Mạnh nghe Đan Khâu Sinh hỏi liền chém xuống một chưởng.

Chưởng lực của y lâu nay ẩn tàng nội lực rất lớn, vì y đã luyện thành đến “đệ bát trùng” của Tu La Âm Kiệt công.

Thực ra thì Tu La Âm Kiệt công tối cao công lực là “đệ cửu trùng” nhưng dù là “đệ bát trùng” chưởng lực của y đã ghê gớm lắm rồi.

Chưởng lực vừa phát ra một luồng gió lạnh đã thổi tới.

Trong động đá lúc này khí trời đang ở mùa xuân ấm áp, đột nhiên bao nhiêu hơi ấm mùa xuân bỗng như bị quét sạch biến thành như đang ở vào mùa đông rét buốt.

Ân Cừu Thế là người có nội công vô cùng thâm hậu mà bỗng cũng cảm thấy một luồng khí lạnh bao bọc chung quanh, nhìn sang Dương Hoa chỉ thấy hai hàm răng y gõ vào nhau lạch cạch và sắc mặt y tái dần, Ân Cừu Thế nghĩ thầm: “Đứa nhỏ này tử thuở bé đã được mẫu thân truyền thụ chính tông nội công và công phu cơ bản, luyện được ‘Đồng Tử công’ so với ta cùng tuổi ấy, y hơn ta nhiều, thế mà hôm nay vẫn tỏ vẻ nao núng”. Lại than thầm: “Tu La Âm Kiệt công quả là danh bất hư truyền, nếu bây giờ ta ở địa vị đối địch với tên ma đầu này, chưa chắc ta dễ dàng thắng y được. Cũng may mấy năm qua Đan Khấu Sinh công phu Tinh tiến nhiều lắm, nếu không thật không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.

Ân Cừu Thê không biết rằng trong lúc đó Đan Khâu Sinh đang than thầm trong bụng.

Khi ngọn hàn phong do chưởng lực của Dương Kế Mạnh đánh tới áp lực mạnh như núi đè, người ngoài thấy phong độ của Đan Khâu Sinh tưởng rằng chàng dễ dàng đối phó, thực sự chàng có cảm giác như khí lạnh sắp vào tới tận tim, lo sợ nghĩ thầm: “Tu La Âm Kiệt công của tên ma đầu này đã hơn hẳn trước đây. Không hiểu sao công phu này của y lại khôi phục mau quá đến như thế?” Nguyên là trong cuộc giao chiến ba năm trước, Dương Kế Mạnh đã bị thọ thương rất nặng, chàng không tưởng tượng được sau ba năm họ Dương đã khôi phục gần như hoàn toàn mà còn tiến bộ hơn trước nữa.

Chàng đâu có biết chuyện sau khi thọ thương Dương Kế Mạnh may gặp được Âu Dương Nghiệp và được tên họ Âu Dương này lấy trộm thuốc Trường Xuân đại bổ hoàn trong dược khố triều đình luyện theo đơn thuốc bí chế của Thiếu Lâm tự cho y uống và cũng vì vậy, y khôi phục công phu một cách vô cùng mau lẹ, nhưng cùng từ đó y phải chịu sự sai khiến của Âu Dương Nghiệp.

Đan Khâu Sinh tuy trong bụng có hơi hoảng hốt, nhưng không để lộ ra ngoài mặt. Dương Kế Mạnh hiện tại đã luyện Tu La Âm Kiệt công đến trình độ cực cao, thêm vào đó nội ngoại công phu của y đều tiến bộ hơn trước. Y sau khi xuất hàn chưởng ép Đan Khâu Sinh lùi lại liên tiếp mấy bước liền chớp nhoáng rút trường kiếm đâm tới. Không biết từ lúc nào trong tay Đan Khâu Sinh cũng có một thanh trường kiếm sắc như nước.

Kiếm thuật của Đan Khâu Sinh quả là ảo diệu, chỉ thấy kiếm quang phóng lên như điện chớp không hiểu chiêu thế ra sao, mũi kiếm đã điểm vào mười ba đại huyệt trên kỳ kinh bát mạch của Dương Kế Mạnh, đến độ Ân Cừu Thế đứng bên ngoài cũng không phân biệt được rõ ràng kiếm thế của Đan Khâu Sinh. Bỗng nhiên nghe một tiếng “đinh” nhức óc vang lên, hai thân ảnh như nhập vào làm một rồi đột nhiên rời ra, ống tay áo phải của Dương Kế Mạnh đã bị phạt rách một đoạn, phần tay áo rơi ra bay lả tả xuống đất, nhưng lạ một điều là không thấy Đan Khâu Sinh thừa cơ hội truy bức tiếp mà lại vội vàng chuyển kiếm từ tay phải sang tay trái và vẻ mặt ngây ra nhìn đối phương.

Nguyên là cả hai vừa trao đổi với nhau mấy chiêu thế cực kỳ hiểm độc. Kiếm của Dương Kế Mạnh ánh lên như chớp đã điểm trúng huyệt Khúc Trì và huyệt Liệu Khí của Đan Khâu Sinh, còn Đan Khâu Sinh cũng sử dụng công phu Huyền âm chỉ đánh rụng tay áo của y và đập trúng sống kiếm của y. Cả hai đều đã biết rõ bản lãnh của nhau, và đều kinh sợ bạt ra hai bên.

Đan Khâu Sinh chuyển kiếm sang tay trái, lo sợ nghĩ thầm: “Tên ma đầu này đã luyện thành ‘Cách Vật Truyền Công’ quả là lợi hại!”.

Cách Vật Truyền Công là một công phu của bọn tà phái mười phần quái dị, năm xưa Mạnh Thần Thông đã từng dùng công phu này quyết đấu với Chưởng môn của Thiếu Sơn phái là Đường Hiểu Lan bất phân thắng bại. Dương Kế Mạnh là đệ tử của Mạnh Thần Thông, dĩ nhiên công phu chưa bằng sư phụ, nhưng Đan Khâu Sinh võ công hiện nay cũng chưa thể bằng Đường Hiểu Lan khi xưa, thế cho nên khi cùng nhau thi triển võ công, cả hai đều có điểm e dè lẫn nhau.

Dương Kế Mạnh thi triển Cách Vật Truyền Công để đối phó với kiếm pháp Huyền Âm Chỉ của Đan Khâu Sinh, Đan Khâu Sinh có cảm giác như có một luồng khí lạnh theo đầu kiếm của Dương Kế Mạnh thọc thẳng vào tay cầm kiếm của chàng trúng ngay huyệt Quan Xích, khiến chàng phải đổi kiếm qua tay trái không dám truy kích tiếp.

Dương Kế Mạnh tuy vậy cũng bị đối phương đánh trúng huyệt đạo không đứng vững lùi lại liền ba bước, toàn thân đã muốn lạnh toát vừa lúc Đan Khâu Sinh chuyển kiếm sang tay trái.

Nói thì chậm, nhưng tất cả mọi động tác diễn ra rất mau lẹ. Dương Kế Mạnh lại nhắm Đan Khâu Sinh đánh tới mười sáu chiêu nữa, Đan Khâu Sinh khoa kiếm lên không, chỉ thấy kiếm quang lúc thì ở bên đông lúc ở bên tây, lúc ở bên nam lúc ở bên bắc. Trong chớp mắt hoàn toàn không thấy bóng người đâu nữa, chỉ hoàn toàn thấy chỗ nào cũng là ánh kiếm quang.

Dương Kế Mạnh lúc ấy mới than thầm: “Tưởng hắn sử dụng kiếm tay trái vụng về, thực không ngờ cũng không kém phần lợi hại”. Y lại đành đem bản lĩnh Cách Vật Truyền Công ra thi triển.

Bỗng nghe “xoảng” một tiếng, y đã đánh trúng sống kiếm của đối phương. Lợi dụng cơ hội, Dương Kế Mạnh xuất trảo, bấu vào tay Đan Khâu Sinh miệng hô lớn: “Buông kiếm!” năm ngón tay y như năm lưỡi câu quặp vào tay trái của Đan Khâu Sinh theo thế “Đệ bát” trong Tu la Âm Kiệt công.

Thủ pháp của y đã hết sức mau lẹ, nhưng Đan Khâu Sinh còn mau lẹ hơn, trảo thủ của y vừa vụt đến, kiếm của chàng đã nhảy qua tay phải rồi kêu lên “véo, véo, véo” ba tiếng liên tiếp. Mỗi khi kiếm rít lên đều đâm trúng phương vị huyệt đạo của đối phương. Dương Kế Mạnh đã đánh liên tiếp ba thế Cách Vật Truyền Công mà không trúng được kiếm của Đan Khâu Sinh.

Đan Khâu Sinh hô lớn :

- Không được vô lễ, hãy coi kiếm ta đâm trúng huyệt đây.

Kiếm chiêu đột nhiên biến đổi chớp nhoáng đang ở trước mặt bỗng nhiên biến ra sau, đang ở bên trái bỗng chuyển qua phải, Dương Kế Mạnh bất giác thấy bốn bề hướng nào cũng có hình ảnh của Đan Khâu Sinh thoáng qua thoáng lại, chỗ nào cũng bị chưởng phong của đối phương áp bức.

Kiếm thuật của Đan Khâu Sinh quả là đã đến chỗ xuất quỷ nhập thần, không có huyệt đạo nào của họ Dương là không bị kiếm truy bức. Tuy Dương Kế Mạnh chưa bị đánh trúng, nhưng y cũng có cảm giác là nguy hiểm lắm rồi.

Ân Cừu Thế cũng là tay kiếm thuật cao cường, nhưng đứng ngoài quan sát chiêu số của Đan Khâu Sinh cũng phải phục thầm: “Kim Trục Lưu xưa nay từng xưng là “Thiên hạ đệ nhất kiếm thuật” tiếc rằng hôm nay không được thấy Thái Sơn. Ta cũng chỉ thấy vằn con báo, chứ chưa chắc đã biết toàn thể con báo. Cứ theo ta thấy, Đan Khâu Sinh chỉ cần luyện kiếm ít năm, sợ còn hơn tài nghệ của Kim Trục Lưu nữa”.

Ân Cừu Thế chăm chú nhìn vào kiếm pháp của Đan Khâu Sinh rồi bỗng la lên tán thành :

- “Oanh Vân kiếm pháp” tuyệt hay! “Kinh Thần chỉ pháp” tuyệt hay!

Nguyên là Oanh Vân kiếm pháp từ lâu không có ai trong Không Động phái học được, vì là kiếm pháp cực kỳ khó, còn Kinh Thần chỉ pháp thì lại là một công phu điểm huyệt đã thất truyền của Không Động phái. Người của Không Động phái có mặt hôm nay là trưởng lão Đạo Huyền Tử cũng chỉ được nghe thấy tên của các môn võ công ấy chứ cũng không hề biết phương pháp luyện tập ra sao.

Động Huyền Tử nhìn Đan Khâu Sinh thi thố toàn những tuyệt chiêu của môn phái, thì cứ há hốc mồm kinh ngạc, trong bụng lão có phần ghen tức mà hoàn toàn không biết những bí kíp này y học ở đâu. Có lẽ đến sư huynh Chưởng môn của y và y cũng mù tịt về những bì kíp của môn phái mình thì xấu hổ thật! Lão đâu có thể ngờ được đây hoàn toàn là những chiêu số Đan Khâu Sinh tự mình nghiên cứu ra. Đan Khâu Sinh vốn là kẻ có thiên tư lĩnh ngộ thông tuệ hơn người, sau khi nắm được căn bản võ công của Không Động phái liền khổ công nghiên cứu từ một mà lần ra mọi đầu mối bao nhiêu võ công thất truyền của bản môn đều tự tham khảo ra hết, tuy so với Kinh Thần Chỉ Phong xưa kia có chỗ chưa giống hẳn, nhưng đều cùng nguồn gốc. Chàng ứng dụng Kinh Thần Chỉ Phong vào kiếm pháp, khiến “kiếm” và “chỉ” hợp nhất khi vận dụng đối phó với địch thủ thì uy lực càng mạnh mẽ. Có thể nói trong lịch sử Không Động phái chàng dư thẩm quyền để thay thế tổ sư khai sáng.

Riêng về Dương Kế Mạnh là đồ đệ chân truyền của tên ác ma võ lâm Mạnh Thần Thông, nên bản lãnh cũng không phải tầm thường, đương nhiên so với Đan Khâu Sinh cũng không dễ gì khuất phục.

Đấu với nhau đã lâu mà chỉ thấy chưởng phong dồn dập đến nỗi cát bay, đá chạy, kiếm ảnh vun vυ"t như muôn hoa rơi rụng khiến người ngoài hoa cả mắt. Chú bé Dương Hoa đứng như trời trồng vì lần đầâu tiên được chứng kiến hai đại cao thủ thi thố võ công thượng thừa.

Dương Kế Mạnh không chỉ có Tu La Âm Kiệt công cực kỳ lợi hại mà bộ pháp của y cũng vô cùng kỳ diệu. Y chưa hạ được Đan Khâu Sinh nhưng kiếm pháp phiêu hốt của Đan Khâu Sinh xem ra cũng không dễ dàng hạ y, đó là y mới học được ba phần võ học rất nhiều phức tạp của sư phụ y là Mạnh Thần Thông. Trong các môn võ công quái dị của môn Thiên La bộ pháp tuyệt ư ảo diệu có thể tránh được nhưng chiêu số đao kiếm thần kỳ nhất.

Động Huyền Tử quan sát hai bên đánh nhau đã hơn trăm chiêu thế, chưa phân thắng bại, trong bụng nảy ra ý nghĩ: “Xem ra giao đấu đã lâu mà không phân cao hạ, cứ tình thế này chưa chắc biết mèo nào cắn mỉu nào, nhưng xét về căn bản, Tu La Âm Kiệt công của Dương Kế Mạnh càng đánh lâu càng phát huy công lực, may ra...”

Còn Ân Cừu Thế lại nghĩ khác: “Tu La Âm Kiệt công tuy có lợi hại nhưng Đan Khâu Sinh võ học thuần dương nếu trận chiến kéo dài thế nào cũng có cơ thủ thắng”. Tuy người nào cũng mong cho bằng hữu của mình chiếm được thế thượng phong, nhưng cứ tình hình trước mắt không ai dám quả quyết bên nào sẽ hơn bên nào. Chỉ có chú bé Dương Hoa là trình độ võ học còn thấp nhất trong bọn, nên chưa nhận ra được những chỗ ảo diệu, chỉ thấy các chiêu số tuôn ra tới tấp như múa như nhảy rất là khẩn cấp. Có một chiêu thức cực hiểm khi Đan Khâu Sinh đánh ra là cậu nhận ra liền, mừng rỡ kêu lên :

- Tuyệt quá, lần này chắc chắn tên ma đầu chết rồi!

Nhưng rồi cậu lại tiếc rẻ :

- Ồ tiếc qua, chỉ sai có nửa tấc thôi.

Té ra kiếm của Đan Khâu Sinh đanh đánh tới Dương Kế Mạnh.

Những câu reo vui của Dương Hoa lọt vào tai Động Huyền Tử, lão lạnh lùng bảo Dương Hoa :

- Tiểu quỷ đầu ngu quá, làm sao trúng được bằng hữu của ta?

Nói xong câu ấy, nhìn thấy mặt Dương Hoa cứ phớt tỉnh, lão cáu tiết vươn trảo đến chộp vào mặt cậu bé.

Nhưng Ân Cừu Thế đã trông thấy. Chàng quát lên :

- Đừng động đến chú nhỏ!

Tiếng vừa dứt, người cũng đã đảo đến cạnh Dương Hoa. Trảo pháp của Động Huyền Tử chưa kịp hạ xuống mặt cậu bé, lão liền kịp thấy một luồng khí lạnh xẹt tới, trường kiếm của Ân Cừu Thế đã đánh vào cổ tay của lão. Động Huyền Tử hoảng hốt thu tay về miệng quát lớn :

- Ta xử trí đồ đệ của bản môn, có quan hệ gì đến ngươi?

Ân Cừu Thế đáp :

- Y cũng là đồ đệ của ta, lão không biết ư? Vả chăng, Đan Khâu Sinh đã bị đuổi ra khỏi Không Động phái, làm sao có thể gọi Dương Hoa là đồ đệ bản môn được?

Mặt của Động Huyền Tử xanh lừ như màu sắt, lão gầm gừ :

- Y đã từng học công phu của Không Động phái, ta có quyền phế bỏ công phu của học trò y!

Ân Cừu Thế cười nhạt :

- Lão muốn phế bỏ công phu của y cũng dễ thôi, hãy hỏi trường kiếm của ta đây rồi cứ việc.

Nghe câu nói khinh mạn của Ân Cừu Thế, Động Huyền Tử là một tiền bối võ lâm, dù lão biết bản lãnh của Ân Cừu Thế không phải là dễ đối phó nhưng lão cũng tức đến tím mặt, lão quát :

- Ân Cưu Thế, đừng vỗ lễ, ngươi tưởng lão phu không dạy ngươi được một bài học hay sao?

Ân Cừu Thế vẫn khıêυ khí©h :

- Lão không phải là sư thúc của ta. Nếu ta không nể nang tuổi tác của lão thì ta cũng có thể dạy cho lão một bài học được lắm.

Câu khıêυ khí©h ấy khiến Động Huyền Tử không thể không ra tay, Tay trái lão cầm một cây phất trần, tay phải thủ trường kiếm cùng kết hợp đánh tới một lượt. Phất trần đánh theo chiêu Phất Vân Kiếm Nhật còn trường kiếm xỉa thế Độ Kiếp Kim Châm.

Nói về tính năng của các vũ khí thì phất trần chủ về nhu, kiếm chủ về cương không cùng một tính năng rất khó kết hợp, nhưng Động Huyền Tử võ công lên đến chỗ siêu tuyệt nên điều khiển được cả nhu lẫn cương, lấy cương bổ cho nhu và ngược lại cho nên hai chiêu vừa xuất trong công có thủ, trong thủ có công.

Ân Cừu Thế khinh mạn :

- Công phu của lão còn xa mới bằng sư điệt lão.

Thân hình của chàng chuyển động chớp nhoáng, trong tay chỉ có trường kiếm, chàng tung chưởng đối phó với hai thứ võ khí của đối phương.

Hai tay chàng cũng đánh hai chiêu số khác nhau. Phất trần của Động Huyền Tử xem nhẹ nhàng như không dùng một chút sức lực nào, nhưng muôn ngàn sợi phất trần như bị chưởng lực quấn chặt lấy.

Nguyên là trước đây Ân Cừu Thế đã từng luyện qua độc chưởng công phu, nhưng sau nhận thấy độc chưởng công phu không phải môn phái quang minh chính đại, chàng chuyền qua khổ luyện Cẩm Chưởng bảy năm đạt tới mức độ chém đá nát vụn như bột. Từ khi luyện thành Cẩm Chưởng lấy nhu nhuyễn hóa giải nhu nhuyễn nên mới dễ dàng đối phó với phất trần của Động Huyền Tử.

Khi chưởng trái vừa chế ngự phất trần, kiếm ở tay phải chàng đồng thời chớp nhoáng đâm tới nghe một tiếng “choang” rất lớn, hai kiếm chạm nhau, xẹt ra tia lửa, cả hai cùng lùi lại hộ khẩu đều ngấm ngầm chấn động.

Động Huyền Tử xuất chiêu đầu chưa chiếm được tiện nghi, lão hơi ho lên một tiếng, phất trần lại xoay một vòng đánh tới nhưng lần này những sợi phất trần không xòe ra nữa mà tụ lại thành một bó biến thành một thứ Phán Quan bút cứng ngắt nhắm ngay vào huyệt đạo Ân Cừu Thế đánh thẳng tới đồng thời trường kiếm cũng xé gió theo sau cùng phất trần liên hoàn công kích.

Ân Cừu Thế nhìn chiêu số vô cùng lợi hại của đối phương, bất giác nghĩ thầm: “Tên giặc già này mang danh ‘Không Động tam lão’ thực chẳng phải là hư danh. Công phu kết hợp liên hoàn cương và nhu của lão quả là thần diệu, trong võ lâm hiện nay sợ ít người hơn lão được?”.

Lúc nãy Ân Cừu Thế so sánh lão với sư điệt Đan Khâu Sinh là có ý muốn khıêυ khí©h lão. Tuy bản lãnh của Động Huyền Tử chưa bằng Đan Khâu Sinh thật, nhưng cũng không thể gọi là “còn xa mới bằng sư điệt” được, ấy là chưa nói đến công phu hỏa hầu, chưa chắêc Đan Khâu Sinh đã hơn được lão.

Động Huyền Tử là một lão cáo già, tuy bị Ân Cừu Thế chọc giận đem so sánh với sư điệt, nhưng lão không hề tỏ ra vẻ tức giận chút nào vì lão biết rằng hai cao thủ đang giao đấu với nhau điều tối kỵ là để tâm xao động.

Động Huyền Tử lại di động phất trần đánh vùn vụt về phía Ân Cừu Thế. Chỉ còn thấy kiếm ảnh và loang loáng bóng phất trần qua lại vùn vụt không còn thấy bóng người đâu nữa.

Dương Hoa đứng ngoài quan sát trận thế, y cũng muốn ra tay để tiếp sức sư phụ của mình, nhưng chỉ một thoáng, y không còn phân biệt được đâu là Ân Cừu Thế, đâu là Động Huyền Tử, hai thân ảnh xẹt qua lại khi đảo trước, lúc lui sau như hai luồng ánh sáng vô cùng mau lẹ. Dương Hoa tuổi tuy còn trẻ, nhưng y từ lúc lên năm tuổi đã bắt đầu luyện tập võ nghệ, đến nay trải qua mười một năm nhưng về kinh nghiệm thực sự y chưa từng trải qua, bây giờ mới có cơ hội tận mắt hai đệ nhất cao thủ thi thố hết sở học của mình bất giác mới vừa được ấn chứng những lý thuyết đã học xưa kia, y mừng rỡ nghĩ thầm: “Nhị sư phụ đã mở cửa cho ta thấy mặt trời, ta chỉ cần nhìn qua những chiêu thế đơn giản nhất của người cũng đủ biết sự biến hóa tinh diệu của nó rồi, còn tam sư phụ càng đánh càng mau chắc cũng có ý để cho ta biết thủ pháp sau này sẽ chế ngự địch nhân chăng?”.

Khi Dương Hoa đang mê mải suy nghĩ như thế, bỗng nghe Ân Cừu Thế la to :

- Hoa nhi, coi chừng ác cẩu!

Dương Hoa giật mình hoảng hốt vừa chớp mắt nhìn đã thấy Âu Dương Nghiệp chuyển thân đến bên cạnh.

Âu Dương Nghiệp cười to mấy tiếng :

- Tên tiểu quỷ xem ta đùa mấy chiêu chơi!

Dương Hoa vội nhảy lên, kiếm trong tay đã phạt một đường hết sức chớp nhoáng, Âu Dương Nghiệp mau không kém, ngón cái của y vươn ra thành chỉ điểm tới. Chỉ chưa điểm trúng huyệt, nhưng Dương Hoa đã cảm thấy một luồng khí nóng ập tới, cậu vội vàng nhảy tránh qua theo thế Nhϊếp Vân Bộ Pháp trong lòng hết sức kinh hoàng. Âu Dương Nghiệp nhìn thấy thân pháp của cậu bé mau quá phải buột miệng khen :

- Tiểu quỷ đầu linh hoạt thật!

Vừa dứt câu liền biến chỉ thành chưởng chém mạnh tới. Chưởng phong của y nóng nực như lửa bếp lò vì y đã luyện được công phu gia truyền Lôi Thần chưởng.

Đan Khâu Sinh mặc dù đang phải đối phó với địch thủ của mình, nhưng vẫn lo lắng cho tính mạng của Dương Hoa nên chỉ điểm bằng lời nói :

- Hãy chạy sang cửa Càn rồi chuyển về cửa Khảm phản công vào huyệt Lao Cung.

Vốn là Âu Dương Nghiệp luyện Lôi Thần chưởng tối kỵ đánh vào huyện Lao cung, khi nghe Đan Khâu Sinh nói đúng yếu điểm của mình, y hốt hoảng chân khí bị phân tán nên vội vàng thu tay lại ngay.

Nhưng trong lúc Đan Khâu Sinh chỉ điểm cho học trò như thế cũng bị phân thần giúp cho Dương Kế Mạnh cơ hội để phản công, đệ bát chưởng Tu La Âm Kiệt công phát huy công lực đánh tới, Đan Khâu Sinh nội công thâm hậu hơn người mà vẫn bị hàn khí của chưởng lực áp đảo.

Ân Cừu Thế thấy vậy cũng la lớn :

- Mau dùng kiếm tấn công hạ bàn của địch!

Đến đây Ân Cừu Thế cũng bị phân thần giúp Động Huyền Tử thừa cơ tấn công, phất trần phiêu phiêu áp đảo tới.

Chỉ có Dương Hoa là kiếm thế bình tĩnh, đánh liên tiếp liên hoàn kiếm ba thế lợi hại, khiến đối thủ phải lui lại, Dương Hoa nói to lên :

- Nhị sư phụ yên tâm, đồ nhi không sợ tên ác cẩu này đâu.

Ân Cừu Thế cười nói :

- Được lắm, đúng là trâu non không sợ hổ!

Đan Khâu Sinh thêm vào :

- Không phải, phải nói là trâu non không sợ ác cẩu!

Cả hai thấy đồ đệ mình đối phó với cường địch rất dũng mãnh đều lấy làm đắc ý mà không để ý đến chính bản thân của mình đang đối phó với cường địch, không nên phân thần tán khí.

Động Huyền Tử và Dương Kế Nghiệp nhân cơ hội ấy chiêu thế chằng chịt tung ra dũng mãnh như bóc đất lột cây, khiến Ân Cừu Thế và Đan Khâu Sinh muốn tiếp tục chỉ điểm cho đồ đệ cũng không sao thi hành được.

Thực ra nói về bản lãnh của Dương Hoa thì còn xa mới bằng đối phương, cậu chỉ có Nhϊếp Vân bộ pháp là sở trường chứ võ công chưa thể so sánh với Âu Dương Nghiệp được.

Do bản lãnh của hai bên khác biệt nhau rất lớn nên chỉ trong nháy mắt đã biến đổi. Khi được hai sư phụ chỉ điểm cậu còn miễn cưỡng đối phó được với đối phương, nhưng khi sư phụ không thể chỉ điểm được nữa, Dương Hoa đã lúng túng, chiêu phát xuất ra vụng về rõ ràng là kẻ nội công còn rất thô thiển.

Đan Khâu Sinh thấy tình thế của học trò nguy khốn, bèn cấp tốc đánh tới ba chiêu liên hoàn buộc Dương Kế Mạnh phải lùi lại một bước rồi thu hết nội lực la lớn về phía Dương Hoa :

- Hoa nhi hãy nghe ta, con hãy nhớ câu “mục trung hữu địch, tâm trung vô địch” (trước mắt nhìn thấy địch, nhưng trong lòng như không có địch).

Đây là câu gần như là linh nghĩa của cương lĩnh võ học, bình nhật Đan Khâu Sinh đã từng nhiều lần nhắc nhở Dương Hoa cho nên vừa nghe sư phụ nhắc tới cậu liền tỉnh ngộ. Câu này có nghĩa vừa phải xem trọng địch thủ, nhưng đồng thời Vừa phải đừng sợ địch thủ quá đáng. Mắt phải nhìn rõ các động tác của địch thủ để đối phó, nhưng trong tâm phải khinh thường địch thủ để không có tâm lý sợ hãi, đạt được tâm trạng này là đã lên tới cảnh giới tối cao của võ học.

Dương Hoa đã hiểu được ý nghĩa của câu dạy này nên cứ theo chiêu mà giải chiêu, dựa vào thế mà biến thế, sinh tử, vinh nhục, thắng bại loại ra khỏi đầu óc, không cầu khắc địch chế địch thủ cho nên dễ dàng khắc chế địch thủ. Quả nhiên đang ở vào thế bị động, dần dần cậu bé đã biến đổi tình hình khiến Âu Dương Nghiệp càng lúc càng thấy kiếm pháp của cậu bé là lợi hại. Tuy nhiên vì bản lãnh của y so với Dương Hoa là quá cao nên y vẫn không tỏ ra nao núng.

Nhìn tổng quát trận đấu sau trên trăm hiệp ác chiến, thì Đan Khâu Sinh đã chiếm được thế thượng phong, Ân Cừu Thế và Động Huyền Tử không bên nào hơn được bên nào. Đánh thêm trăm chiêu thế nữa Dương Hoa là người xuống sức trước tiên vì nội lực của cậu thấp nhất trong bọn, cậu than thầm: “Nếu không được sư phụ chỉ điểm không biết ta còn có thể tiếp tục đối đầu với tên này được chăng”. Cậu không biết rằng, nãy giờ cậu đã tiếp được Âu Dương Nghiệp trên ba trăm chiêu là đã quá khả năng của cậu, vì Âu Dương Nghiệp vốn là một cao thủ võ lâm.

Âu Dương Nghiệp thấy mình đánh với một đứa bé mà đã quá lâu không hạ thủ được, y nóng nảy tung ra toàn những chiêu độc địa, mong kết thúc mau chóng trận chiến.

Dương Hoa càng lúc càng lúng túng, mồ hôi cậu đã tuôn ra ướt cả áo, chiêu pháp của cậu đánh ra đã không còn đúng thứ tự nữa.

Âu Dương Nghiệp nhìn qua chiêu thế của đối phương, biết rằng cơ hội đã đến, y rống lên một tiếng hết sức dữ dội hữu chưởng chụp sấm sét xuống đầu của Dương Hoa còn tả chưởng vươn ra thành ngũ chỉ chớp nhoáng móc xuống đầu cậu bé. Đây là chiêu sát thủ của Âu Dương Nghiệp có thể kết liễu mạng sống của cậu trong nháy mắt.

Đan Khâu Sinh đang ở thế thượng phong dồn Dương Kế Mạnh vào thế bị động. Tuy đánh với họ Dương, nhưng mắt y vẫn nhìn bao quát cả trận chiến, đột nhiên thấy đệ tử bị lâm nguy vào cảnh chỉ treo chuông, liền hú lên một tiếng thân hình chuyển nhanh như chớp tới.

Dương Kế Mạnh chỉ thấy trước mắt một làn chớp trắng, liền bị một luồng khí nóng bao phủ khắp người. Thì ra trong cơn khẩn cấp, Đan Khâu Sinh đã chộp lấy bình rượu từ lúc nào rồi há miệng dùng nội lực hút hết rượu trong bình vào miệng rồi vận hết nội công phun vào người họ Dương, khiến y hoảng hốt phải nhắm mắt lại vì sợ trúng độc tửu của Đan Khâu Sinh, đồng thời giơ song chưởng lên bảo vệ thân mình. Ngụm rượu của Đan Khâu Sinh rất lớn, khiến y ướt hết cả quần áo, nhưng cũng phải nói y đã luyện võ công đến độ mình đồng da sắt, mà vẫn thấy khí nóng rát cả thân thể. Y tưởng Đan Khâu Sinh sắp sửa đánh tuyệt chiêu cuối cùng, bất giác trong lòng sinh ra kinh hoảng.

Thực ra Đan Khâu Sinh khi thi hành chiêu thế này là đã phải vận dụng gần hết nội lực thâm hậu của mình. Tất cả huyệt đạo trên người Dương Kế Mạnh đã bị rượu nóng đánh trúng khiến “Âm Kiệt khí” của y tiêu tan, do đó uy lực cũng giảm sút hẳn. Nhưng Đan Khâu Sinh tự biết mình cũng đã tổn thương nguyên khí nhiều.

Cần phải biết rằng cả hai công lực gần như nhau, bản lãnh cũng tương đương, nếu Đan Khâu Sinh không thi hành chiêu thế này thì thật khó chấm dứt được trận ác đấu.

Ở bên cạnh Ân Cừu Thế thấy tình hình khẩn cấp như thế cũng hú lên một tiếng, múa kiếm như bão táp dùng đến mười thành công lực chém Động Huyền Tử một thế. Động Huyền Tử kinh hoảng khi thấy kiếm khí toát ra dũng mãnh, y la :

- Ngươi muốn chết mau ư?

Chỉ nghe lời đáp :

- Muốn lắm.

Song kiếm đã chạm nhau “xoảng” một tiếng rất lớn gãy liền làm bốn đoạn. Ân Cừu Thế nắm đoạn kiếm gãy quẳng tới rồi không thèm để ý đến Động Huyền Tử xoay liền sang đồ đệ đang lâm vào thế tử.

Thực ra hành động quẳng đoạn kiếm gãy tới của Ân Cừu Thế có tên gọi là Thần Long Trác Vĩ là một chiêu trong Ân gia kiếm pháp chỉ sử dụng lúc đối diện với cái chết, nên gọi là “trong bại cầu thắng” và là chiêu tối hậu tuyệt chiêu.

Tâm tư của Ân Cừu Thế cũng như Đan Khâu Sinh lúc bấy giờ chỉ quan tâm tới tính mệnh của đệ tử Dương Hoa mà thôi, nên cả hai cùng một lúc dở tuyệt chiêu trong sở học của mình ra khiến địch thủ hết sức kinh hãi. Đoạn kiếm gãy của Ân Cừu Thế đúng là tuyệt chiêu vì nó đã cắm vào giữa ngực Động Huyền Tử.

Động Huyền Tử mắt lộ đầy gân máu, vội vàng dùng chỉ pháp điểm liên tiếp vào ba huyệt đạo, đây là phép phong huyệt cầm máu của Không Động phái để vết thương không chảy máu quá nhiều có thể kéo dài mạng sống chờ cấp cứu.

Động Huyền Tử tự biết rằng tính mạng mình khó bảo toàn lâu được, nên lão tranh thủ thời gian, lão cứ để y mũi gươm gãy cắm giữa ngực, tay huy động mũi kiếm gãy còn một nửa của lão tiếp tục tấn công Ân Cừu Thế.

Chính lúc ấy trảo thế của Âu Dương Nghiệp đã sắp chụp xuống đầu Dương Hoa, thì thân ảnh của Đan Khâu Sinh vọt tới, ông lật chưởng thành quyền đánh vào cổ tay Âu Dương Nghiệp, khiến y phải trầm thân thu trảo về xòe ra thành chưởng đỡ quyền của Đan Khâu Sinh, chỉ nghe “bùng” một tiếng lớn, cả hai cùng lảo đảo lùi lại ba trượng.

Ngã xuống trước là Âu Dương Nghiệp, cùng lúc ấy ba ánh chớp lóe lên, ấy là Dương Kế Mạnh, Ân Cừu Thế và Động Huyền Tử cùng chớp nhoáng nhảy đến.

Dương Hoa lúc ấy tinh lực đã cạn kiệt, hai mắt cậu hoa lên vì trảo pháp của Âu Dương Nghiệp, tuy mới chỉ chụp xuống gần đầu cậu thôi, nhưng chưởng lực của Lôi Phong chưởng đã chấn động tới óc não cậu, khiến cậu váng đầu hoa mắt, toàn bộ đầu như bị ngọn lửa nóng thiêu đốt đến nỗi trong một thời gian ngắn cậu không biết sự tình xảy ra như thế nào nữa, chỉ thấy tự nhiên thân hình nhẹ bổng lên, thì ra Ân Cừu Thế đã nắm lấy cậu nhấc lên mang hắn ra xa.

Đan Khâu Sinh sau khi tiếp một chưởng của Âu Dương Nghiệp, tuy đối phương đã bị ngã trước nhưng ông cũng tự biết mình khó đứng vững. Nên biết ông vừa qua trận ác đấu cùng Dương Kế Mạnh, nguyên khí đã bị thương tổn trầm trọng lại phải trực tiếp đối chưởng Lôi Phong chưởng của Âu Dương Nghiệp, Lôi Phong chưởng là chưởng tàn độc và nóng còn Tu La Âm Kiệt công của Dương Kế Mạnh lại độc và lạnh như băng cùng một lúc phát tác vào thân thể ông, khiến ông có lúc như bị dìm vào giá lạnh, có lúc như bị xô xuống hố lửa. Đó là công lực của ông vô cùng thâm hậu mà vẫn không tránh được, chỉ một lúc sau là hai hàm răng của ông đã đánh vào nhau nghe “lách cách”.

Âu Dương Nghiệp lúc ấy đã ngồi trên mặt đất, y trầm giọng hô :

- Đan Khâu Sinh đã bị nội thương, bọn ta hãy ra tay mau mau tế độ cho nó đi!

Dương Kế Mạnh đáp :

- Tốt lắm, ta sẽ vì huynh mà báo cừu!

Song chưởng theo lời đánh cùng lúc tới vận dụng hết sức lực cuối cùng của Tu La Âm Kiệt công.

Đan Khâu Sinh tự biết đây là giờ phút quyết định, cước bộ không dám chậm, vội vàng phản thủ đưa chưởng ra đỡ :

- Hay lắm, hôm nay nếu ta không chết thì ngươi chết!

Chưởng lực vừa phát ra bỗng Đan Khâu Sinh nghe một luồng khí lạnh lẽo xuyên thẳng vào xương cốt, máu huyết trong toàn thân ông dường như ngưng đọng lại, không còn luân lưu nữa. Nhưng Dương Kế Mạnh cũng không hơn gì, khí huyết trong người y cũng nhộn nhạo, lục phủ ngũ tạng như bị đảo lộn.

Lúc ấy Ân Cừu Thế vừa nhấc Dương Hoa ra khỏi vòng ác đấu liền chuyển thân một vòng, Động Huyền Tử đã ở sát bên lưng chọc tới thanh kiếm chỉ còn một nửa, một tay bận giữ Dương Hoa, Ân Cừu Thế trở tay không kịp, bị kiếm gãy của Động Huyền Tử đâm suốt ngang bụng, Dương Hoa bỗng nghe một luồng gió như đập tới ngay mình, vội vàng xuất chiêu ra đối địch, nhưng đó là chưởng cuối cùng của Ân Cừu Thế đẩy cậu tới cùng với tiếng hô lớn :

- Hoa nhi, chạy mau đi!

Tuy chỉ với hơi sức cuối cùng, nhưng chưởng lực của Ân Cừu Thế cũng đủ sức xô Dương Hoa chạy tới hơi mười bước mới dừng lại được. Vừa dừng chân, cậu bé đã quay ngược lại nghĩ bụng: “Nhị sư phụ, xin tha thứ cho đồ nhi lần này không vâng lệnh được!” rồi chạy tới bên Ân Cừu Thế để hỗ trợ động thủ, nhưng chân khí của cậu gần như tiêu tan hết cả đến nhấc chân cũng không được nữa, lúc ấy cậu mới nhận ra thân mình đã bị nội thương, thảo nào Ân Cừu Thế không cho cậu ở lại.

Vừa lúc ấy Dương Hoa chợt nhìn thấy tình cảnh của Ân Cừu Thế và Động Huyền Tử. Cả hai đều bị thương vì lưỡi kiếm gãy đâm vào như nhau nhưng vẫn tiếp tục hỗn đấu. Phất trần của Động Huyền Tử múa lên phấp phới đánh xuống. Chưởng phong của Ân Cừu Thế tung lên bó chặt lấy phất trần. Đột nhiên thân ảnh của mỗi người bay về mỗi phía rồi Động Huyền Tử rống lên một tiếng khủng khϊếp ngã xuống đất và Ân Cừu Thế mặt đầy máu lảo đảo lùi lại cũng ngã luôn xuống.

Thêm Bình Luận