Chương 25

Chap 25



Lại nói Liễu vừa dìu đưa Gấu ra ngoài thì gặp ngay cô Thanh và Sóc cũng cùng đi tới, hóa ra khi Sóc nhắc đến Gấu thì Liễu vội chạy đi ngay, còn lại hai người chẳng biết làm gì thì cũng đứng dậy tản bộ đi theo về lại đền Tử Hậu, vừa hay tới cổng thì gặp Liễu đang dìu Gấu ra ngoài.

Liễu cười với hai người, đoạn nhìn lên thì thấy bầu trời đã trong trở lại, vừa thấy giông lốc sấm rền, mây đen vần vũ như thế mà nay lại bặt chẳng một hạt mưa, Liễu nhìn trời rồi nói với Gấu:

– Cứ tưởng mưa, vừa rồi trời động mưa ghê lắm anh à.

Gấu đáp:

– Trời trông như thế chứ chẳng mưa được đâu, mà nay đang đi đâu vậy?

Mọi người đều nhìn Gấu lấy làm lạ, rồi Sóc hỏi:

– Thế ra từ hôm qua đến giờ anh vẫn không biết đi đâu à?

Gấu lặng thinh không đáp. Đang còn chần chừ thì đã thấy cụ ông trông đền chạy vội ra theo gọi, rồi cụ tiến lại sát đưa cuốn sách vào tay Gấu dặn dò:

– Anh cứ cầm về đi nhé.

Nói rồi cụ chào mọi người, sau đó lại đi vào trong, đóng cửa đền có lẽ định về.

Liễu bấy giờ mới có thời gian nhìn kĩ, liền cầm sách ấy lên rồi hỏi Gấu:

– Sách gì đây anh Gấu? Anh có biết xem không? Sao tôi thấy trong sách này toàn tiếng người xưa, trông như tiếng Tàu…

Sóc mới cười nói:

– Tiếng việt Gấu còn không biết sao biết tiếng Tàu được.

Gấu chỉ cười không đáp, đoạn nói:

– Ông già đi đâu rồi?

Sóc cũng trả lời vô tư, rồi giục mọi người cùng về kẻo trời đã xế chiều, sợ lát nữa tối sầm xuống thì bố lại mong, thế rồi họ cùng về cả.

Liễu cũng đồng ý, vậy là họ cùng đi, nhưng mọi người đã quay đi cả thì đột nhiên Gấu dừng bước chân, anh quay lại hướng về phía đền, quỳ xuống cung kính lại ba lạy rồi nói:

– Chào Tử Hậu, tôi đi nhé…

Cô thanh vội vàng nói:

– Ấy chết sao lại ăn nói thế? Vô phép quá…

Sóc và Liễu thì không nói gì, chỉ tủm tỉm cười, rồi họ cùng chắp tay, cúi đầu mà khấn chào xin về theo Gấu.

Ngay khi ấy thì nơi tay trái Gấu và nơi con dao vu cùng nhất loạt bốc ra hai làn khói một đỏ một đen, đều mờ mờ ảo ảo, chúng tụ lại phía sau Gấu chúng cùng khấn chào:

– Chào tướng quân chúng tôi xin đi.

Dọc đường đi mọi người vẫn nói chuyện bâng quơ vui vẻ, không ai để ý gì, chỉ riêng có Liễu thi hoặc lại liếc nhìn trộm Gấu…

Rõ ràng có điều gì đó lạ kì lắm…

Từ sau khi anh ngất đi và tỉnh dậy, có gì đó rất lạ kì…

Anh đã đổi khác, có gì đó đã biến đổi trong con người anh…

Vẫn là hình dáng ấy, con người ấy, nhưng âm điệu câu từ đều đã thay đổi, giọng không còn run run sợ hãi…

Điệu bộ thái độ anh trông cũng như rất tỉnh táo, sáng suốt đến lạ, không còn ngây ngốc như thường…

Đầu anh cũng không còn cúi gằm mắt lúc nào cũng nhìn chỉ xuống đất…

Đưa Sóc và Gấu về lại nhà thầy Bình, cô thanh chủ tiệm cũng chào hai người rồi đi.

Bấy giờ cả ba đang đứng trước cửa nhà thầy chờ ông Thái gọi thì chợt thấy có một chú đồng cỡ chừng hơn mười tuổi từ trong nhà thầy chạy ra, chú nhìn thấy mấy người thì cười nói:

– Đúng có ba người rồi, thế mời ba người vào đi, thầy tôi đang chờ trong nhà đó.

Liễu cũng chẳng hiểu gì, hỏi lại cho chắc chắn đúng là chú đồng đang hỏi tới mình, mới thầm nghĩ trong lòng, chắc chú thái đã làm việc xong với thầy rồi chăng? Thế rồi liền nắm tay Gấu và Sóc, đi theo sau chú đồng dẫn vào trong nhà.

Nhà thầy xây kiểu phủ, ngay khi bước vào đã thấy được vẻ âm dương kì lạ bên trong, Sóc thì nhìn thích mắt lắm vì sắc đèn kết hoa sặc sỡ đủ thứ sắc màu, Liễu thì khép nép tôn nghiêm giống y như ông Thái, còn riêng Gấu thì cứ ngẩn ngơ nhìn quanh.

Cả ba người vừa bước vào đã thấy ông Thái đang ngồi trên sập quay lại cười chào đón đã, họ cùng lại ngồi trên sập rồi vái chào thầy, thầy Bình cũng cười đáp lễ cho có rồi mắt cứ thế nhìn dán vào Gấu…

Người anh ta cao lớn lêu nghêu, đôi mi dài, mắt rất sắc uốn cong trông như mặt quỷ thần, đôi môi khuôn miệng đều nghiêm trang, khuôn mặt nửa có nét thanh tú, nửa có nét dày dạn từng trải, tuổi thì chạc cỡ hai bảy đến ba chục chẳng sai…

Thầy nhìn ngắm Gấu hồi lâu rồi đoạn nói với cả nhà:

– Thôi cả nhà ngồi xuống phía dưới ghế gỗ kia chờ để cho thầy làm lễ, riêng thằng này thì ngồi trên đây với thầy.

Vậy là ông Thái, Sóc và Gấu đều ngồi xuống hàng ghế gỗ phía sau, cách nơi sập cỡ chừng gần ba mét, chỉ còn riêng Gấu đang ngồi ở đuôi sập, cũng cách chỗ thầy khoảng ba mét.

Bấy giờ thầy Bình mới quy mặt về đền phủ, lưng quay về Gấu, rồi đoạn nhẹ nhàng châm lên một cây hương cắm vào ban giữa, sau đó lại châm tiếp thêm hai cây nữa cùng cắm vào hai bên. Đoạn quỳ xuống lạy tạ cẩn thận, rồi thầy Bình sai chú đồng:

– Mày lấy năm chậu cây mang đặt.

Chú đồng làm đã quen việc nên nghe nói thế là biết ngay cây gì, dặt ở đâu, liền lon ton chạy vội về phía đang xếp năm chậu cây ngải bên mé cánh gá, cứ mang chúng cắp ở tay hai chậu một lần xếp cẩn thận lên trên cung chính thất, còn ông thầy Bình lại khẽ bò lại, gõ lên đầu Gấu ba cái rồi hỏi:

– Thế có đau đầu không?

Gấu lắc đầu nói không, thầy Bình với tay lấy một miếng giấy hồng và một cây bút viết, đoạn lại gọi ông Thái lên nói:

– Viết ngày tháng năm sinh bát tự nó vào giấy này cho tôi.

Ông Thái nhìn thày bình bối rối.

Thầy Bình thở dài một tiếng rồi không nói gì, liền lẳng lặng đem giấy hồng cất đi, lại xua ông Thái xuống, sau đó mới cầm cây hương, hướng về phía cung chính mà khấn vái lầm rầm.

Thầy Bình khấn phải tới hơn năm phút, bấy giờ chợt nơi chậu ngải thứ nhất bên trái cung chính từ từ xuất lên một làn khói khi mờ khi ảo, nó hiện ra tụ lại cô đặc dần dần nhưng cũng không rõ hình thù gì cả, bay lơ lửng bên tả ban, thầy Bình liền niệm chú rồi nói với nó:

– Mày kiểm tra xem người đàn ông kia vì sao mà bị hôn mê lú lẫn như thế? Chứ tao thấy nó có khí âm lực chắc không phải bị bệnh thông thường, xong việc thì báo kết quả tao hay.

Nói đoạn cầm lấy một thanh kiếm nhựa cắm trong bao ở mé bên trái, đang tựa vào cung, cầm lên múa vung vẩy vài đường, đoạn dán một lá bùa vàng lên trên kiếm ấy, sau đó trỏ thẳng vào mặt Gấu.

Người nhà ngồi ở dưới ghế gỗ phía dưới nhìn thế thì đều nín thở quan sát kinh sợ vô cùng…

Vậy là bóng ma xuất ra từ cây ngải liền theo đó từ từ bay về hướng Gấu, thế nhưng lạ thay khi còn cách Gấu chỉ độ chừng hơn một mét thì nó đột nhiên đứng lại…

Từ nơi con dao dắt bên hông Gấu bay ra một bóng khói đỏ rực, rồi dần dần tụ lại, chính là hình quỷ Hoả Thiên Di, một tay cầm chiếc đồng hồ cát, tay kia cầm thanh kiếm. Quỷ ấy đứng đối diện với bóng ma kia ngay giữa ban thờ, đoạn trỏ tay kiếm vào bóng ma mà quát:

– Láo xược, có biết đây là ai không?

Thầy Bình mở mắt âm dương lên xem thì nhìn ngay thấy quỷ, đoạn thầy hét lên, trỏ kiếm thẳng vào nó mà nói:

– Ái chà, không ngờ vong ma ám người mà cũng dám hiện thân ra ngay nơi trong phủ tao, thật không biết sợ là gì, đã thế thì nơi đây chính là nơi cuối cùng ngươi tới.

Thế rồi đoạn thầy lại múa kiếm loạn xạ, miệng lầm rầm niệm chú chỉ chỏ về phía Gấu, xong đoạn thét lớn sai âm binh:

– Bắt ngay nó cho ta!

Thế nhưng lạ thay, thầy thì la hét um xùm như thế nhưng âm binh xuất ra từ cây ngải kia vẫn đứng im không động đậy gì, thậm chí còn có vẻ lùi về sau.

Thầy Bình tức giận hét lớn:

– Sao mày không nghe tao hả?

Hoả Thiên Di mới cười nhếch mép nói;

– Thứ phàm phu ngu dốt nhà mày.

Chợt nhiên bấy giờ có một thanh âm vừa nghe ra khàn đυ.c, lại chầm chậm sâu lắng vang lên:

– Quan nhân xin chớ bận tâm, bọn chó lợn này mà dám đυ.ng vào Tổ, quan nhân cứ để tôi lo.

Thế rồi từ nơi cánh tay băng trái của Gấu bốc lên một làn khói đen, nó tụ lại dần dần nhưng không phải ra một mà ra tới hai hình hài, một quỷ cao lêu nghêu như cây sào, cao rât cao, chỉ thấy hai tay không thấy chân đâu, mặc bộ đồ trắng đeo khăn quàng đỏ, trông cũng giống người trang điểm phấn son, tay mặt cầm cái làn, tay kia cầm cái đai, tên nó là Kỷ Như, quỷ này có phép phong ấn rất mạnh. Quỷ thứ hai thì trông dáng vẻ như người, nhưng không có khuôn mặt, nơi ngũ quan chỉ là một màu trắng bóc chẳng thấy mắt tai mũi lưỡi ở đâu, thân quỷ ấy nhìn không rõ, cũng mờ mờ tựa như sương khói, quỷ ấy tên là Vô Diện, nó có tài giả làm hình hài kẻ khác.

Kỷ Như vừa ra liền hét lớn:

– Mẹ cái giống chó lợn nhà mày!

Nói xong chưa để cho kịp phản ứng, liền nhảy xổ lên, rút trong chiếc làn trắng ra một thanh kiếm dài, xả ngang một nhất ngay giữa bóng ma ngải chú, nó hét lên một tiếng thảm thiết rồi tan đi ngay, nơi cây ngải đầu tiên của cung bên trái, cây ngải ấy chẳng hiểu vì sao chợt khô héo rất nhanh rồi rủ hết lá xuống, mắt thường cũng dễ nhận ra điều đó.

Thật là,

Tổ gặp nguy, âm binh ra cứu

Chống binh phật, vong phủ tan hồn.

———————–