Xem xong “Hữu Phỉ” hơn 600 ngàn chữ, đoạn khiến tôi xúc động nhất là đoạn sau khi sư huynh chết, một mình A Phỉ bảo vệ Sở Sở bình an, lòng đầy phẫn uất nhưng đành bất lực trong tiểu viện của Đoàn Cửu Nương. Tôi nhớ mãi khi A Phỉ thấy từng thi thể các sư huynh được khiêng ra, nàng nghĩ
“với tính tình của mình sẽ bất chấp tất cả lao ra liều mạng với đám người đó, dù có mất mạng cũng phải sung sướиɠ trước rồi nói sau”;
“Nàng cảm thấy có lẽ mình sẽ khóc lớn một trận, dù sao từ nhỏ không ai dạy nàng rằng người lớn không được thể hiện buồn vui ra bên ngoài, trước giờ nàng luôn muốn khóc là khóc, muốn cười là cười. Nhưng nàng cũng không như vậy.”. Thông thường, một người trưởng thành khi tất cả mọi người đều rời đi. Các sư huynh chết là lần đầu tiên A Phỉ đối diện với tử vong, cũng là một bước ngoặt trong quá trình trưởng thành của nàng, và nhẫn nại là điều đầu tiên nàng học được.
“Dấu hiệu của người chưa chín chắn là sẵn lòng chết anh dũng vì một chuyện nào đó, còn dấu hiệu của người chín chắn là sẵn lòng sống thấp hèn vì một chuyện nào đó.”(Bắt trẻ đồng xanh). Khoái ý ân thù, liều lĩnh chém gϊếŧ không tiếc bỏ mạng rất sung sướиɠ, đương nhiên khiến người ta hâm mộ, nhưng sau đó thì sao? Người chết không thể báo thù. Nên A Phỉ phải nhẫn nại, dù sự nhẫn nại ấy khiến nàng đau thấu tim gan. Cái nhẫn nại của nàng lúc này là để sau này có thể triệt để báo thù cho các sư huynh đã mất. Từ xưa tới nay, kẻ làm nên đại sự đều là kẻ biết nhẫn nại, Câu Tiễn nằm gai nếm mật hơn mười năm, cuối cùng báo được thù mất nước, Tư Mã Thiên không tiếc chịu nỗi khổ cung hình để hoàn thành “Sử ký”. A Phỉ chung quy không để các sư huynh của nàng chết vô ích, lúc tôi xem đến đoạn A Phỉ liều mình tự tay đâm Lộc Tồn, tôi đã không kìm được buông tiếng thở dài.
Dưới ngòi bút Pi Pi, không chỉ nhân vật chính khiến người ta thích mà nhân vật phụ cũng luôn đặc sắc. Những nhân vật ấy tuy không được miêu tả nhiều, chỉ dăm ba nét nhưng hình tượng nhân vật lại vô cùng sống động. Trong “Hữu Phỉ”, Đoàn Cửu Nương và Ân Bái là hai nhân vật phụ tôi thích nhất. Đối với Ân Bái, có lẽ chỉ có thể hình dung cảm giác của tôi là “thương vì bất hạnh, giận vì không tranh”. Cả đời Ân Bái tội ác tày trời, có lẽ việc tốt duy nhất hắn làm là gϊếŧ Thẩm Thiên Khu, không phải vì công nghĩa trong thiên hạ mà vì tư thù cá nhân. Tôi không khỏi nghĩ, nếu không có những hiểu lầm ấy, nếu phụ thân Ân Bái không qua đời quá sớm, thì cuộc đời Ân Bái phải chăng đã khác, có lẽ hắn sẽ thành một thiếu gia công tử chơi bời, một nhân vật nổi bật rạng ngời… nhưng loạn thế nào có nếu như. Còn Đoàn Cửu Nương, nỗi bất hạnh lớn nhất đời bà có lẽ là yêu một người không nên yêu. Đến khi bà chết, tôi khó có thể quên, A Phỉ vẫn chờ bà cùng về 48 trại, bà chưa tranh lấy một danh phận thì sao lại chết như thế chứ?
Trước khi xem “Hữu Phỉ”, đã lâu tôi không xem tiểu thuyết BG, càng không xem về đề tài võ hiệp. Ở thời đại tiểu thuyết võ hiệp dần suy thoái này, có thể xem “Hữu Phỉ” đúng là có phúc ba đời. Võ hiệp của Pi Pi có yếu tố nhân văn vững chãi, có trải nghiệm của bản thân cô ấy về nhân tính và xã hội, có hài kịch đen mang tính tượng trưng ở mọi nơi, quả là cầm lên rồi không nỡ đặt xuống, đương nhiên nếu không phải vào giai đoạn cuối kỳ thì càng tốt orz. Nhưng tuyến tình cảm giữa tam công chúa và Phỉ ca được miêu tả quá ít! Hoàn toàn không đủ ăn! Xin nữ thần lần sau viết nhiều phần tình cảm hơn nhé.
13/5/2019