- Cái bà này, người giống người thôi. Lần trước bà cũng nhìn nhầm vợ thằng Tuân còn gì - Ông nội Việt Phương đang đi đưa võng nghe thấy liền bảo.
- Nhưng ông xem, cái cách ăn cháo của nó, y chang cái thằng bé Thiên Phong đó. Nó không thích ăn hành phi còn gì, cứ ngồi gấp ra cho bằng hết. Còn nữa, cái bộ dạng cúi đầu chào, chẳng khác thằng bé kia là mấy. Tui nhìn thế nào cũng thấy giống - Bà nội Việt Phương càng nghĩ càng thấy giống, bèn nêu lên.
- Bà thôi đi. Nếu nó là Thiên Phong, chẳng lẽ không nhận ra mình - Ông nội Việt Phương dừng đu đưa võng nghe vậy liền quở - Bà đừng có mà nhắc tới thằng nhóc đó, con bé Phương nghe thấy lại buồn.
Bà nội Việt Phương liền im lặng, sau đó thở dài nói một câu:
- Con bé đó giống ai mà đa sầu đa cảm như vậy không biết. Cái gì cũng giữ làm kỷ niệm rồi cứ nhìn nó mà buồn. Tui nhớ hồi xưa, nó giữ kỹ cái đầm nó bận về đây lúc bị ba mẹ bỏ. Nói thế nào cũng không chị bỏ, cứ bảo mặc thế ba mẹ mới nhận ra nó rồi đưa nó về nhà.
- Con gái mà đa sầu đa cảm thì chỉ có khổ mà thôi – Ông nội than dài một câu thương cho số phận đứa cháu gái của mình.
- Tui chỉ hy vọng, sau này nó gặp được một thằng nào tốt, yêu thương nó, để cho đời nó bớt khổ - Bà nội cũng rưng rưng nước mắt rầu rĩ nói.
- Tui thấy thằng Bảo cũng được. Cái thằng thật thà hiền lành, cũng là người hiểu chuyện. Nghe nói nó đang xin dạy học ở trường con Phương, xem như đã có nghề nghiệp tốt rồi. Để tui hỏi ý nó có ưng con Phương hay không, tui gả con Phương cho nó.
- Cái ông này, ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên. Ông chưa hỏi ý con Phương, đã vội đặt đâu con ngồi đấy rồi. Lỡ con Phương nó không thương thằng Bảo thì ông làm sao. Nữa đời trước con nhỏ đã chẳng có một gia đình hạnh phúc rồi, chẳng lẽ nửa đời sau ông muốn nó cứ bất hạnh hoài như vậy sao – Bà nội bèn lên tiếng rày ông nội.
Việt Phương nghe xong khẽ cười, cô lắc đầu bước ra ngoài, vòng tay ôm lấy bà nội nhõng nhẽo nói:
- Con có ông nội, bà nội và gia đình chú Nhân yêu thương, con đâu có bất hạnh, con sống rất hạnh phúc. Bây giờ con vẫn còn trẻ mà, chuyện lấy chồng để thêm vài năm nữa hãy tính. Con muốn được phụng dưỡng ông bà nội thêm ít năm nữa.
Bà nội gnhe cháu gái nói, thương đứa cháu hiền lành ngoan ngoãn, bà vuốt tóc Việt Phương, giọng khàn khàn bảo:
- Thương cho cháu gái của bà. Con phải biết phụ nữ sợ nhất là chọn lầm chồng. Bây giờ con phải kiếm ình một người, tìm hiểu thêm ít thời gian nữa để hiểu rõ con người nó. Sau đó hẵng lấy, rồi sống cuộc sống hạnh phúc bên chồng con. Ông bà nội già rồi, sống được bao nhiêu năm nữa đâu. Con cứ ở bên cạnh ông bà, đến khi ông bà nội chết đi, con sẽ thế nào. Có người già nào nhẫn tâm nhìn cháu mình một thân một mình cô đơn như thế chứ. Con với Việt Tình, hai chị em tuy sinh đôi nhưng tính tình lại khác nhau như vậy, thật không hiểu nổi. Mà người nội thương nhất chính là con, lo nhất cũng chính là con. Đến khi thấy con lấy chồng sinh con sống hạnh phúc, nội có chết cũng thấy an lòng.
- Nội à! Nôi với ông nội chắc chắn sẽ sống thọ mà. Chắc chắn sẽ thấy được cảnh con lấy chồng sinh con. Ông nội còn phải đặc tên cho cháu cố, còn nội phải hát ru cho cháu cố chứ - Việt Phương gục đầu trên vai bà nội đầy yêu thương đáp.
Ông nội bà nội nhìn nhau không ai nói gì, thế nhưng đứa cháu này luôn khiến người ta yêu thương vô cùng.
Mấy ngày sau, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, có điều Việt Phương không còn gặp Thiên Phong nữa. Chỉ vô tình thấy xe của Thiên Phong đến đón Việt Tình đi làm và đưa về, chứ cô không hề giáp mặt với anh.
Bảo thì từ lúc bày tỏ với Việt Phương, anh thường xuyên lui tới nhà. Ông nội vốn yêu mến Bảo thì càng yêu mến hơn, bà nội tuy cũng không ép buộc Việt Phương, nhưng lời qua ý lại tán thành ngầm cho Bảo với Việt Phương, cũng không ngừng khen Bảo. Việt Phương chỉ biết cười trừ cho qua chuyện, bởi vì cô biết, cô đối với Bảo mãi mãi là bạn.
Những đêm đi dạo cùng Bảo ngoài bờ hồ, cô bất giác nghĩ đến cái đêm ở bên cạnh Thiên Phong dưới ánh trăng sáng kia. Gương mặt cùng nụ cười của anh khiến tim cô đập nhanh, tâm trạng bỗng trở nên hỗn loạn.
“ Mỗi một con người đều hy vọng: Lúc đau buồn, miệng luôn nói vẫn ổn nhưng vẫn có người biết mình nói dối, nhận ra nỗi buồn của mình. Lúc bậc khóc, có người bên cạnh đưa khăn để mình lau nước mắt, và dỗ dành ình vui. Tất cả đều có thể dù đó là tình bạn hay tình yêu”
- Sao vậy? – Bảo đi bên cạnh, thấy tâm trạng Việt Phương trở nên khác lạ, bèn hỏi.
Việt Phương bỗng giật mình quay lại nhìn Bảo bối rối lắc đầu
- Mình không sao. Lúc nãy Bảo nói gì?
Bảo nhìn cô chuyên chú rồi mới nói:
- Thảo đã lãnh lương rồi đó. Tháng lương đầu tiên ở chỗ làm mới, nên bạn ấy có nói muốn đãi tụi mình ăn một bữa.
- Vậy sao? Thảo dạo này cũng ít gặp mình, chỉ nhắn tin nói là mới vào làm mà công việc bận gập đầu. Ngày nào cũng than ngắn thở dài – Việt Phương nghĩ đến bộ dạng của Thảo mà thấy buồn cười.
- Vậy tụi mình hẹn gặp nhau vào tối mai nhé. Mình đã gọi điện thông báo ọi người hết rồi. Mà tuy Thảo có than thở, thế nhưng mình thấy Thảo rất thích công việc này thì phải.
Việt Phương gật đầu cười nói:
- Vậy thì lần này phải bắt Thảo đãi thật là lớn mới được.
- Phương đã suy nghĩ chưa? – Bảo đột nhiên dừng lại quay đầu đối mặt với Việt Phương.
Việt Phương nhìn Bảo cắn chặt môi, cúi đầu im lặng. Cô biết khi Bảo cho cô thời gian, không có nghĩa là anh có sự nhẫn nại lâu. Cho nên trước sau gì, cô vẫn phải đối mặt với câu hỏi của anh lần nữa. Dù Việt phương không muốn làm tổn thương Bảo nhưng cô biết thà đau ngắn còn hơn đau dài, cô không thể để Bảo tiếp tục chờ đợi cho trong vô vọng như thế.
Việt Phương ngẩn đầu nhìn vào ánh mắt của Bảo, cô quyết định nói rõ một lần, thế nhưng Bảo đã giơ tay chặn miệng Việt Phương lại. Anh khẽ nhắm mắt, hai chân mày hơi chau lại, vẻ mặt biểu lộ sự đau khổ:
- Đừng nói. Đừng nói gì cả. Vẫn chưa thể sao?
Bảo mở mắt ra, tay buông ra khỏi miệng Việt Phương, buồn bã quay người, ngửa đầu lên trời nói:]
- Làm sao mới có thể?
- Mình xin lỗi – Việt Phương cảm thấy đau khổ vô cùng khi nhìn thấy điệu bộ của Bảo buồn bã như thế.
- Đừng xin lỗi. Khi Phương nói lời xin lỗi, càng khiến mình đau lòng hơn mà thôi – Bảo lắc đầu, giọng khàn khàn nói.
Sau đó, anh quay đầu lại nhìn Việt Phương khẽ nói:
- Có phải Phương đã thích Jony rồi hay không?
Việt Phương nghe Bảo hỏi mà giật mình, tim đập liên hồi, cô không biết cảm xúc của cô với Jony là gì nữa? Cảm xúc đó cứ cuộn trào cuộn trào giống như từng đợt sóng, vừa êm dịu lại vừa dữ dội, thật khó nắm bắt được. Là yêu hay chi là một chút xúc động nhất thời. Cô chưa kịp trả lời thì từ xa một tiếng gọi từ xa vang lên:
- Cô Phương ơi cô Phương!
Việt Phương giật mình quay đầu nhìn lại, thì ra đó là cậu học trò mà cô đang dạy, hớt hở chạy tới kêu gọi:
- An, có chuyện gì thế. Sao giờ này em còn chạy ra đây.
- Cô ơi…cô… - Cậu bé An mếu máo gọi Việt Phương lần nữa khi chạy đến trước mặt cô, thằng nhóc đưa tay vệt nước mắt – Cô ơi, em sợ lắm.
- Sao vậy? Bình tĩnh nói cô nghe nào – Việt Phương bước đến vỗ về cậu bé – Đã xảy ra chuyện gì mà khiến em sợ như thế.
- Cô ơi, ba má em đang cãi lộn, đập phá đồ đạc ghê lắm. Bà nội em cũng khóc nhiều lắm, em sợ quá nên chạy đến đây. Cô ơi, em phải làm sao đây.
Việt Phương quay đầu nhìn Bảo, cô thở dài dỗ dành An lần nữa rồi bảo:
- Được rồi. Chắc ba mẹ em chỉ cải nhau một chút thôi, sẽ không sao đâu. Cô đưa em về nhà, cô sẽ lựa lời khuyên ba mẹ em.
- Nhưng em sợ lắm cô ơi, bà nội em giận lắm, đã đuổi ba em ra khỏi nhà rồi. Em sợ lắm, em không muốn ngủ ở nhà đâu – Bé An lắc đầu khóc lóc không chịu về, ôm chân Việt Phương cầu xin.
Bảo bước đến bên Việt Phương, anh nhẹ giọng nói:
- Thôi vầy đi, đêm nay Phương cứ để nó ngủ ở nhà Phương đi. Mình thấy nó cứ lao đầu chạy ra ngoài mà chả biết sẽ đi đâu. Bây giờ bắt nó về, nó thấy cảnh ba mẹ nó lại cãi nhau thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của nó. Chỉ nhà của nó để mình đến báo với ba mẹ nó một tiếng cho an tâm.
Việt Phương thấy Bảo nói cũng có lí, cô bèn gật đầu đồng ý, vỗ nhẹ đầu An bảo:
- Tối nay em ngủ với cô nha, để thầy Bảo đến xin ba mẹ em giúp em.
Bé An lúc này mới nhìn Bảo rồi thút thít gật đầu.
- Vậy nhờ Bảo nhé, mình đưa bé An vào nhà đây.
Việt Phương nói xong thì dẫn bé An đi vào nhà, để lại một mình Bảo đứng ngẩn ngơ nhìn theo bóng dáng của cô, câu trả lời của cô, anh vẫn chưa nghe được.
Sáng hôm sau, Việt Phương đưa bé An đi về nhà, cô vừa đến sân nhà đã thấy đầy người đứng đó, còn có rất nhiều xe cẩu, xe xúc… Tiếng bà nội bé An than khóc ầm ĩ khắp nhà:
- Mấy người không được dở nhà của tôi, đây là nhà của tôi, tôi sẽ không để các người tháo nhà của tôi đâu. Các người mau cút đi cho tôi.
- Nội ơi, mẹ ơi… - Bé An vừa đến gnhe vậy thì sợ hãi, vội lao vào trong nhà gào thét.
Việt Phương không hiểu chuyện gì xảy ra, cô cũng len vào bên trong để nhìn, chỉ thấy một cảnh tang hoang mà thôi.
- Cô tám, chuyện gì xảy ra ở nhà bé An vậy cô – Việt Phương bèn lên tiếng hỏi một người phụ nữ trạc tuổi đứng gần đó.
- Thiệt là ác quá mà. Cái thằng con trời đánh của thím tư, nó nỡ nào đem giấy tờ đất bán hết cho người ta, giờ đây người ta đến đòi nhà. Thử hỏi lấy nhà rồi, ba bà cháu thằng An lấy chỗ đâu mà ở. Nghe nói, họ đã ra thông báo cả tháng trời rồi, bảo thím tư dọn đi. Nhưng đây là đất tổ thờ ông bà mà, làm sao thím ấy chịu dọn đi, mà có đi thì biết đi đâu. Đất đai bị thằng quỷ sống kia bán hết rồi, má thằng An phải đi làm để kiếm ăn hàng ngày, tiền ở trọ còn không có lấy đâu ra tiền dư mà mua đất cất nhà. Cho nên thím tự nhất quyết ở lì không chịu dọn đi. Họ xuống đấy nhắc nhở thêm mấy ngày nữa, cuối cùng không được bèn cưỡng chế.
Việt Phương không ngờ mọi việc lại như vậy, cô cũng không biết phải làm sao, chỉ biết giống như bà con an ủi bà nội với mà bé An mà thôi. Người ột ít, mong bà nội thằng An dọn đi có chỗ mà ở, thế nhưng bà nội An nhất quyết không muốn rời xa mảnh đất tổ tiên này.
- Các anh còn làm gì nữa, mau mau lôi họ ra ngoài rồi phá đi ngôi nhà cho tôi – Giọng Việt Tình từ bên ngoài vọng đến khiến Việt Phương giật cả mình – Nếu hôm nay không dở xong ngôi nhà, các anh đừng hòng nhận lương.
Mấy người công nhân, nghe giọng Việt Tình vội vàng chuẩn bị làm công việc đã định của mình. Thế nhưng bà nội và má bé An lại lao ra đằng trước ngăn cản không ấy người công nhân làm việc. Tiếng khóc la vang rền khiến mọi người xung quanh đầu đau lòng, nhưng đất đã bán rồi, họ không có quyển can thiệp vào.
- Ba bé An đâu rồi thím.
- Ai mà biết. Hôm qua nó gây một trận với gia đình rồi bỏ nhà đi mất, để lại cho người già phụ nữ và trẻ em thế này – Thím tám chép miệng than thở.
Mấy người công nhân nhận lệnh vội vàng muốn làm việc cho nhanh, thế nhưng bị ngăn cản thì đâm bực mình. Họ chẳng chút nhân nhượng, hất mạnh bà nội và mẹ bé An ngã sóng xoài dưới đất. Bé An thấy vậy thì khóc thét lên trong sợ hãi, tiếng khóc, tiếng la khiến Việt Phương và mọi người thương xót. Việt Phương thấy vậy thì không nhẫn tâm, cô bèn lao ra hét lên:
- Dừng lại đi. Các anh làm như vậy trước mặt trẻ con, có biết sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của nó như thế nào không?
Mấy người công nhân nghe Việt Phương nói, đưa mắt nhìn nhau, nhưng cũng đành phải làm theo lệnh cấp trên.
Việt Phương thấy mấy người họ vẫn quyết tâm phá dỡ ngôi nhà, cô vội vàng nhìn Việt Tình nói lời cầu xin
- Chị! Mau ngăn họ lại đi! Chị không thấy cả gia đình họ khóc lóc rất đáng thương hay sao - Việt Phương nhìn Việt Tình bằng ánh mắt vừa giận vừa cầu xin.
Việt Tình nhìn em mình, cô thở dài bất đắc dĩ đáp:
- Chị cũng không muốn làm như thế, nhưng đây là lệnh cấp trân đưa xuống, tụi chị phải thực thi ngay lập tức. Hơn nữa, tụi chị cũng đã gửi thông báo rất nhiều lần yêu cầu gia đình họ chuyển đi, là do họ cố chấp không chịu chuyển mà thôi. Tụi chị bắt buộc phải làm biện pháp mạnh thôi.
- Nhưng mà, chị làm vậy thì cả gia đình ba người họ biết đi đâu về đâu chứ? Làm sao mà sống?
Việt Phương nhìn Việt Tình đầy bất nhẫn hỏi, không ngờ Việt Tình nhìn cô trừng trừng bảo:
- Việt Phương! Em nên biết, không ai phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của người khác cả. Đây là một cuộc mua bán sòng phẳng, công ty chị đã trả tiền đầy đủ một cách hợp pháp để mua lại mảnh đất này. Họ đã cầm tiền rồi thì phải dọn đi chỗ khác.
- Họ cũng không biết chuyện này mà - Việt Phương nhìn bà nội bé An đang ôm lấy tủ thờ khóc than thì thương xót, cô cố nói giúp họ.
- Được! Cứ cho họ không biết đi. Nhưng tiền đã trao ra hết rồi, công ty chị không ăn quỵt một xu nào hết. Bây giờ, nếu họ vẫn khăng khăng giữ lại mảnh đất này thì bảo họ trả tiền lại cho công ty chị - Việt Tình nhìn Việt Phương nói, nụ cười trên môi hơi hếch lên nói ra những lời cầm chắc là không ai có thể phản bác lại. Tiền rõ ràng bị người đàn ông trụ cột gia đình này xài hết rồi, nếu không họ cần gì phải bám trụ nơi này chứ - Bây giờ chỉ cần họ giao tiền ra, chị sẽ thu hồi lại lệnh, đến gặp giám đốc nói giúp họ một tiếng.
Việt Phương trầm mặt, cô đưa mắt nhìn bà nội và mẹ bé An, mặt họ cũng thất sắc khi nghe Việt Tình nói. Bà nội bé An bưng mặt khóc, bà nức nở nói:
- Thằng bất hiếu đó, nó nợ người ta tiền, nên bán đất, bàn nhà lấy tiền trả nợ hết rồi. Bao nhiêu của cải trong nhà cũng đội nón mà đi, bây giờ tôi lấy tiền đâu mà đền lại cho nhà người ta cơ chứ.
Mọi người trong xóm, ai cũng bùi ngùi thương xót, góp vài ba đồng để giúp đỡ họ còn có thể, nhưng lấy đâu ra số tiền lớn như thế để giúp đỡ gia đình họ chứ.
- Cô ơi cô! Cô cứu gia đình em đi cô – Bé An nắm lấy tay Việt Phương lay lay, ánh mắt thấm đẫm nước mắt cầu xin.
Việt Phương thương xót đứa học trò nhỏ của mình, tuổi còn nhỏ đã chứng kiến một tấm bi kịch thê thảm như thế. Cô quay sang nhìn Việt Tình.
- Chị! Không thể nhân nhượng một chút hay sao? Cho họ thêm 1 chút thời gian đi có được không? – Việt Phương cắn răng, quyết định cầu xin thêm lần nữa.
Việt Tình nghe Việt Phương cầu xin, trầm mặt ư tư vài giây rồi nói:
- Thôi được rồi, cũng là tình làng nghĩa xóm, chị cũng không muốn dồn họ vào đường cùng. Nếu họ chịu dọn đi ngay trong vòng 1 tiếng nữa, chị thay mặt công ty gửi đến họ 3 triệu đồng, để giúp họ tạm thời trang trải.
- Một tiếng! Như vậy làm sao đủ. Nhất thời như thế họ biết dọn đi đâu cơ chứ? – Việt Phương phẫn nộ nói.
- Đây là giới hạn mà chị có thể, nếu em muốn nói giúp họ, cứ đến gặp Jony mà nói. Anh ấy chính là sếp của tụi chị, chính anh ấy ra lệnh phá bỏ ngôi nhà này. Một tiếng sau, nếu mọi chuyện không thể thay đổi, chị bắt buộc phải ra lệnh dở nhà.
Nói xong, Việt Tình ra lệnh ọi người tạm thời dừng lại công việc rồi rời đi trong vòng một tiếng đồng hồ. Mọi người lúc này mới vội vã đền vực bà cháu bé An dậy. Mẹ bé An nức nở kìm nén nước mắt thu dọn đồ đạc bị mấy người công nhân kia quăng bỏ đầy ra sân nhà. Đồ đạc không có gì nhiều, thế nhưng đối với gia đình họ, từng món đồ đều rất quý giá. Bởi vì bây giờ họ không có khả năng mua lại những thứ này.