"Thì tiến hành động bộ, nhà đầu tư Tả Hi Dung là con gái lớn của Tả lão, bản thân Tả lão rất có nghiên cứu về văn hóa dân gian. Tôi nghe trưởng phòng Hứa nói, hình như có ý xây một viện bảo tàng văn hóa dân gian ở Lộ Châu, chỉ tiêu này đặt lên phòng tuyên truyền chúng tôi chứ còn sao nữa." Một người khác nói mục đích của phía bên mình:
Có điều bạn đồng hành lại liếc qua gò má tuyệt mỹ của cô gái, tâm tư rõ ràng không ở vấn đề văn hóa, chuyển về đề tài cũ: “Tôi gặp tổng giám đốc Tả rồi, hơn 40 tuổi, tôi thấy cô Tả này còn trẻ lắm, có phải là em gái của tổng giám đốc Tả không?"
Ý lời này là, một ông già tóc trắng bạc phơ, một thiếu nữ tuổi hoa đôi tám, tuổi tác chênh lệnh như ông cháu ấy. Người biết nội tình giải thích : “Cô lớn là con vợ trước, cô nhỏ là con của vợ nhỏ. Tôi nghe nói Tả lão kết hôn ba lần, người có văn hóa đều thế cả."
Hai người không dám nói lớn, vừa thì thầm với nhau bám theo.
Mấy người phía trước khá trầm mặc, trừ trưởng phòng Hứa tuổi hơi lớn, phó thị trưởng là cán bộ trẻ chưa tợi 40, rõ ràng là chẳng có tí tiếng nói chung nào với ông già nghe nói là giáo sư về hưu của một trường đại học phương nam, trừ lời khách sáo ra thì chỉ cung cung kính kính, làm không khí hơi tẻ nhạt.
Phó thị trưởng Lý khi tới đỉnh núi mới có cơ hội hỏi thăm một chút, khi vô tình hỏi tới thân thích Tả lão, ông già tóc trắng da hồng nói.
"Chẳng còn ai nữa, có người chú thì đã qua đời ở thập niên 70, đó là lần cuối cùng tôi về nơi này. Khi trở về trong thôn còn vài ngôi nhà, hiện giờ đi hết rồi, đúng là thương hải tang điền. Khi tôi sinh ra, mẹ tôi là cán bộ hội phụ nữ cứu quốc, cha tôi là giáo viên, cách nơi này không xa.”
“Nhà tôi khá gần tổng bộ Bát lộ quân. Nói ra thì tôi chính là con cháu cách mạng đời hai, nhưng mà thời đó con cháu cách mạng sống gian nan lắm, cảm giác còn nhớ được một là đói, hai là sợ.”
“Nhớ nhất là nghe thấy tiếng súng một cái, bà nội tôi liền bế tôi chạy vào hầm .... Sau khi kháng chiến thắng lợi lại là nội chiến, nơi này là chiến trường chính của chiến dịch Thượng Đảng, tôi ngày ngày bị bà nội bế vào hầm.”
“Khi đó bắt lính dữ lắm, tôi có đứa bạn mới 12, vì nó cao một chút, nên bị bắt đi lính ... Tới khi toàn quốc giải phóng, cha mẹ tôi theo quân nam hạ, khi đi đặt tên cho tôi là Nam Hạ. Năm 13 tuổi bà tội tôi qua đời, họ mới đón tôi tới Phúc Kiến, lúc đó tôi mới bắt đầu đi học."
Ông già nói là nói cả tràng, toàn là chuyện vụn vặt, đa phần là ký ức với chiến tranh. Từ xa xưa vùng Thượng Đảng dân phong hung hãn, trong chiến tranh cũng gặp khổ nạn lớn.
Có điều chiến tranh thảm liệt đã qua nửa thế kỷ rồi, cho dù là bàn luận, cũng chắc gì đã có ai có tâm tình đau thương, thời gian sẽ nhất chìm hết thảy.
Thấy cha bị trôi qua xa vào quá khứ, cô con gái Tả Hi Dĩnh sợ cha thương tâm nên nói lảng đi : “Cha, lúc còn nhỏ con nghe cha kể chuyện quê hương suốt, giờ tận mắt nhìn thấy, còn tốt hơn tưởng tượng nhiều, không khác gì Cổ Lãng Tự (*). Đặc biệt là sông núi nơi này, môi trường tốt như thế, khác hẳn ấn tượng của con về phương bắc."
"Đương nhiên rồi, riêng có Kính hồ bày trước cửa, gió xuân không đổi sóng thời xưa. Cha hồi nhỏ nghịch lắm, lên núi hái quả, xuống núi mò cá. Chính là ở nơi này này, ở lưng núi vốn có rất nhiều đào mọc hoang. Cụ nội con cứ không tìm thấy cha là đứng ở dưới núi gọi, Sơn Oa, bá cháu về đón cháu này, có món ngon cho cháu đấy, mau về ăn."
Ông Tả nói giọng Lộ Châu chính tông, gọi "cha" là "bá", mấy vị đi cùng phụ họa. Tả Hi Dĩnh nhìn theo chỗ cha chỉ, nhìn thấy một ngọn núi xanh um tùm, nhô lên vài tảng đá, cơ hồ là cao điểm ở quanh đây, có thể nhìn khắp hồ chứa nước. Quay đầu lại thì cha cô đã dừng bước rồi, khuôn mặt tươi cười không biết vì sao chảy ra giọt nước mắt, cô muốn khuyên mà chẳng biết nói sao.
" Nơi này, nơi này này, nơi này chính là nhà ta đó ..." Tới đỉnh núi rồi, ông già dừng bước, tay run run chỉ hô một câu:
Nơi ông chỉ tới là căn nhà đắp bằng đá và đất đã sụp đổ, chỗ cao một chút là cỏ đuôi có khô héo nhiều năm, nơi thấp hơn thì cây ngải mới nhú mầm. Nhà xưa chẳng thể đợi lãng tử quay về, sớm chỉ còn đống hoang tàn.
Giây phút đó, nước mắt Tả Nam Hạ trào ra như suối, chân run run đã chẳng còn vững vàng như lúc lên núi, loạng choạng bước tới.