“Phạm Long huynh đệ! Hắc hắc hắc!” Kim Thiếc cười một tiếng dài cực kỳ hào sản.
“Công của Võ Tánh huynh đệ Kim mỗ đây làm sao giám tranh công! Thanh đại đao này Võ huynh cứ tùy tiện!”
Phạm Long gật đầu một cái, Võ Tánh hiểu được ý liền tiến đến cầm chắc thanh đại đao trong tay. Thanh đại đao cực nặng chí ít cũng phải 60 -70 cân. Ấy vậy mà võ tánh chỉ nhấc lên bằng một tay, không khác gì một khúc gỗ tầm thường không có một chút sức nặng. Điều này chứng minh Võ Tánh có một sức mạnh vô cùng khủng khϊếp.
Khẻ quơ quơ đại đao vài cái, nét mặt vẫn thản nhiên, hắn không một chút hứng thú với đại đao này. Dù sao đi chăng nữa vũ khí thuận tay dùng mới tốt.
Lòng Kim Thiếc có một chút nhỏ máu, dù sao sau chiến trận này huynh đệ nghĩa quân của hắn tổn hao không hề ít. Nhưng nghĩ lại tài phú cùng các thôn dân bị bắt nhốt nơi này, cũng sẽ mang lại cho hắn một lực lượng không hề nhỏ. Lúc này hắn mới nói.
“ Phạm huynh! Võ huynh! Không biết hai vị có tính toán gì không ?” Kim Thiếc ánh mắt trở nên cao thêm một bậc tỏ ra bản thân là một bậc vĩ nhân cao ngất làm cho người khác muốn phục tùng, muốn dùng mệnh để tận trung với hắn.
“Thôn của ta đã bị đốt sạch, thứ gì đám sơn tặc cướp được thì đã cướp, gϊếŧ được cũng đã gϊếŧ cả rồi, tạm thời chúng ta cũng chẳng biết đi nơi đâu!” Phạm Long tỏ ra có chút rầu rĩ.
“Nếu như hai vị huynh đệ không có nơi nào để đi, hay chi bằng đến nơi của ta, dù sao nghĩa quân bọn ra cũng có một vùng đất riêng của mình, mấy huynh đệ cùng nhau sống chết mấy lần cũng có mấy phần thông thuộc.”
“Vậy thì tốt!” Phạm Long có chút mừng rở. Nói đoạn hắn cùng Võ Tánh chắp tay bái quyền chào Kim Thiếc một cái rồi cùng Võ Tánh đi cứu các thôn còn lại đang bị nhốt trong các l*иg gian u tối hôi hám.
Nơi này có khoảng 700 tù binh bị nhốt, bị bắt từ 3 thôn làng quanh đó bao gồm Đông Khê thôn, Tây Khê thôn cùng Nam Khê thôn. Số này đa phần là trẻ em, người trưởng thành. còn người già thì đã bị gϊếŧ sạch cả rồi.
Ngoài ra lao dịch nô ɭệ trên sơn trại cũng lên đến con số 300 chủ yếu phục dịch cho đám sơn tặc trên sơn trại, một số khác bị cưỡng bức lao động trồng rau, trồng lương thực, bị đối xử thậm tệ không bằng một con súc sinh.
Đám người này sau khi được thả ra cũng không còn đường nào để đi đành phải theo nghĩa quân Như Nguyệt, men theo dòng Như Nguyệt giang lên thượng nguồn nơi căn cứ địa của nghĩa quân.
Mà lúc này cô bé khi nảy bị nhốt chung l*иg giam với Phạm Long cũng nhìn ra Phạm Long ngay lập tức chạy tới, lúc này trên người cô đã khoác thêm một tấm da thú khá dày che đi phần áo vải mục nát kia.
Một đầu tóc đen rối bời, mặt mày nhem nhuốc, bụi đất bám đầy, thế nhưng những điều đó cũng không thể nào che đi nép đẹp của nàng.
Một đôi mắt to tròn, mày lá liễu, mũi cao, môi anh đào, mặt như trứng ngỗng, tuy độ tuổi chỉ 14 15 tuổi mới vào sơ đoạn phát dục, nhưng đã có thể nhìn thấy vẽ đẹp sau này của nàng như thề nào rồi.
Nàng nhe răng lộ ra một nụ cười xinh xắn, nhưng Phạm Long lại có cảm xúc muốn phun, nàng răng đen. cái này không phải do nàng mất vệ sinh, không vệ sinh răng miệng mà là do tập tục của người Việt phụ nữ có tập tục là nhuộm răng. Răng càng đen, càng bóng thì càng đẹp.
“Ngươi tên gì! Khi nảy ngươi thật là dũng mãnh!” cô gái cười thật là tươi.
“Này cô nhóc! Muốn hỏi tên người khác, trước tiên phải tự giới thiệu mình đi chứ!” Phạm Long lúc này cũng có ý định trêu đùa cô gái một chút.
“Ta lớn rồi! Không được gọi ta là nhóc! ta tên là Vương Nhu! Sống ở làng Tây Khê!” Vương Nhu chu mỏ nói.
“Ta là Phạm Long người Đông Khê!” Phạm Long cùng tận tình chào hỏi.
Cả hai bắt đầu líu ríu nói chuyện, dọc đường đi cũng không hề nhàm chán chút nào. Với một lượng lớn người, có trên 500 nghĩa quân Như Nguyệt bảo hộ, ngoài việc nghỉ ngơi, khuân vách chiến lợi phẩm trở về doanh trại thì mọi chuyện khá là suông sẻ.
Quả thật người dân xứ Giao Chỉ quá là nghèo khổ, ngay cả nghĩa quân cũng không khác gì hơn, ngoại trừ những tên sơn tặc đầu hàng chỉ bị tước vũ khí cọn lại những tên bị thương nặng cũng bị thẳng tay gϊếŧ chết, đồng thời những cái xác của bọn sơn tặc đều bị lột sạch không còn một manh áo che thân. Rồi bị chôn dưới một cái hố tùy tiện lấp đất.
Còn những nghĩa quân bị chết thì cũng được an táng một cách đàng hoàng, tuy không kèn không rống, nhưng y phục trên người vẫn giữ nguyên. Ngoài ra còn được lập bia mộ.
Tài phú đám sơn tặc cũng không hề kém gì, lương thực, vải vóc, vàng bạc châu báu đều có. Trong kho lương thực có đến cả trăm bao gạo, ước chừng mỗi bao khoảng 60 cân. Vải thô cũng lên đến 17 cuộn, 2 cuộn lụa, thịt khô, cá khô mọi thứ đều có.
Hơn nữa trong căn phòng trại chủ Hắc Hùng còn có một rương châu báu khá lớn cùng 8000 tiền đồng.
Lúc này tiền tệ của giao chỉ được dùng chung với tiền tệ nhà Tây Hán lấy tiền đồng làm cơ sở. Tiền đồng thời kỳ này được gọi là đồng ngũ thù. Cứ mỗi 10,000 tiền đồng có thể đổi được 1 đồng vàng mà trọng lượng mỗi đồng chỉ khoảng 0,3g.
Cứ mỗi 100 đồng được xâu thành một chuỗi, mỗi 10 chuỗi thì làm được một bó. Có tất cả 8 bó như vậy. Ngoài tiền đồng ra còn có không ít bạc vàng cùng châu báu, ngọc trai phĩ thúy, ngọc bội cũng có mấy cái, tài phú không hề ít chút nào.
Phải dùng hết 4 ngày đoàn người trở về doanh trại nghĩa quân.
Nơi này là một hẻm núi nhỏ cách thượng nguồn dòng Như Nguyệt không xa cho lắm từ trên núi có thể nhìn thấy dòng Như Nguyệt chậm rãi chảy xuôi.
Doanh trại được bao bọc giữa một cái thung lũng khá nhỏ, diện tích ước chừng hơn 10 mẫu, bên trong có rất nhiều ngôi nhà được xây dựng tạm bợ, ngoài ra có rất nhiều cánh đồng lúa nước xanh rì, thỉnh thoáng có thể nhìn thấy những người phụ nữ đang chăm chỉ canh tác nhổ cỏ trong ruộng lúa.Hiện ra một hình ảnh làng quê thân thuộc.
Vào thời đại này, người Việt đã biết áp dụng thâm canh tăng năng suất, trải qua quá trình luân vụ, chuyển vụ mà người Việt đã có thể trồng được lúa 1 năm 2 vụ từ rất sớm. Trong khi đó nhà Hán vẫn là một năm một mùa vụ. Các nhà sử sách Trung Quốc từ thời Hán đến thời Nam Tề đều gọi lúa chín hai mùa là lúa Giao Chỉ.Thế nên sản lượng lương thực tại Giao Chỉ khá cao.
Ngoài lúa ra, thì người Việt còn trồng thêm nhiều loại rau củ khác như cây mì "Tùy theo vùng miền mà loại cây này có nhiều tên khác nhau như: Cây mì, cây sắn, cây bột đao…", dâu tằm, mía và các loại hoa quả nổi tiếng như quýt.
Tuy sản lượng lương thực phong phú nhiều chủng loại, nhưng người dân Giao Chỉ lại phải chịu tô thếu cực kỳ nặng nề, các lệnh cấm sử dụng đồng, sắt bị áp đặc cực kỳ mạnh mẽ.
Cũng vì lẽ đó nghĩa quân Như Nguyệt muốn phát triển cũng rất khó, bọn họ phải tận dụng thời cơ, giương cao lá cờ chính nghĩa, cướp bóc của sơn tặc. Nói một cách khác bọn họ cũng là cướp mà là chuyên đi cướp của sơn tặc thổ phỉ. Mà sơn tặc thổ phỉ lại đi cướp của người dân.
Về đến doanh trại của mình Kim Thiếc vô cùng phấn khởi, sau một chuỗi ngày dài hành quân mệt mỏi, bọn họ đã mang về rất nhiều chiến lợi phẩm, tuy đã có nhiều huynh đệ bị thương ngã xuống, nhưng những hy sinh của bọn họ đổi lấy rất nhiều giá trị.
Đối mặt với những thân nhân những người bị ngã xuống, Kim Thiếc tỏ ra một nét u sầu, đồng thời không ngừng an ủi những thân nhân kia hứa sẽ chọ bọn họ các ưu đãi gì đó rồi đoàn người kéo về doanh trại.
Đêm đến, doanh trại nghĩa quân mở một bữa tiệc chiêu đai những người anh hùng thắng trận trở về củng như đưa tiển các huynh đệ nằm xuống.
Bàn tiệc phân theo chủ khách cực kỳ rõ ràng, được phân bố theo như các bửa tiệc của người Hán. Điều này chứng tỏ văn phong Hán tộc đẵ có những phần ăn sâu vào văn hóa của người Việt rồi.
Kim Thiếc ngồi trên vị trí chủ vị, đối diện với tất cả khách mời, phía dưới lại bày trí thêm 10 chiếc bàn khác tuy nhỏ hơn rất nhiều nhưng đầy ắp thức ăn cùng rượu.
10 bàn chia làm hai bên, quy cách ngồi cũng được chú trọng phân bố, người ngồi càng gần chủ vị chứng tỏ địa vị thân phận gần với Kim Thiếc nhất.
Phạm Long ngồi tại vị trí bên trái gần Kim Thiếc nhất, điều đó chứng tỏ Kim Thiếc rất chú trong người thanh niên kia. Còn Võ Tánh luôn đứng sau Phạm Long tỏ ra mình là một gia thần tận tâm luôn hộ chủ.
“Hôm nay là ngày đáng mừng cho nghĩa quân Như Nguyệt chúng ta! Vì các huynh đệ chúng ta cạn!” Kim Thiếc đứng lến giơ cao ly rượu bằng đồng lớn tiếng nói, thanh âm vang vọng khắp nơi.
“Cạn!”
“Cạn!” liên tiếp có nhiều thanh âm vang lên. Mọi người cùng nhau giơ chung rượu lên uống một ngụm liền cạn sạch.
Phạm Long nhập gia phải tùy tùng, hắn cũng học bộ dáng đám người kia giơ cao ly rượu uống một ngụm.
Một hương vị chua lè sộc vào khoang miệng, khiến hắn không nhịn được mà muốn cuồng phun một trận, nhưng vì chí lớn sau này hắn cố gắn nuốc xuống.
Phải nói thời kỳ này còn rất là sơ khải, kỹ thuật ủ rượu không hề tốt chút nào, men vẫn chưa được lên kỹ, cũng như kỹ thuật chưng cất rượu chưa hề được tốt. Nên hương vị của rượu rất là tệ có mấy phần giống giấm chua.