Phủ Cung Vương Cung Vương Lê Khắc Xương đang ngồi đọc sách trong sân, Phú vừa đứng rót trà vừa lo lắng hỏi chủ nhân: “Kẻ ngu dốt như tôi cũng thấy bệ hạ không phải khen thưởng Lê Lăng Thái úy thật lòng. Điện hạ định thế nào đây ạ?”
Cung Vương đặt sách xuống, cầm chén trà nóng lên thưởng thức hương thơm tao nhã thanh khiết, nói: “Ta còn có thể làm thế nào đây.”
Giọng nói nhẹ nhàng mà chất chứa bao u sầu: “Bệ hạ vốn đã để bụng chuyện Lê Lăng đại nhân muốn lập ta làm vua, giờ lại thêm chuyện của Quỳnh. Nếu như ta có động tĩnh gì, những người liên quan đều bị đẩy vào thế ngàn cân treo sợi tóc.”
Phú nghe xong chỉ biết thở dài cảm thán: “Điện hạ và Quý nhân đã thu mình nhẫn nhịn hai mươi năm rồi, cứ tưởng có vua mới thì mọi việc sẽ khác, ai ngờ còn bị kìm kẹp gấp mấy lần trước đây. Ông trời thật bất công, sao lại cứ bắt người hiền lành phải khom lưng cúi đầu thế này chứ.”
“Ngươi giữ mồm giữ miệng chút đi, những lời này mà để người khác nghe thấy, e là cơ hội để khom lưng cúi đầu cũng không còn nữa đâu.”
Phú biết Cung Vương nói đúng nhưng càng vì thế càng hậm hực trong lòng: “Mỗi ngày đều như ngồi trên lửa, đi trên dao thế này thì làm sao mà sống nổi.”
“Nếu muốn, ngươi có thể đi, ta sẽ chuẩn bị cho ngươi một số tiền đủ để sung túc sau này.”
“Kìa điện hạ, tôi nói thế là vì lo cho người, sao người lại nghĩ thành tôi sợ chết muốn đi thế. Phú tôi được Cung Vương phủ thu nhận, trừ khi điện hạ đuổi tôi đi, nếu không tôi sống là người của điện hạ, chết cũng là ma theo điện hạ.”
Một nàng hầu đi ngang qua sân trượt chân suýt ngã, Cung Vương và Phú quay lại nhìn nàng, nàng cũng nhìn hai người ánh mắt vừa kích động vừa ngạc nhiên.
“Tôi làm phiền hai người rồi ạ, hai người tiếp tục trò chuyện đi.” – Nàng hầu nói rồi nhanh chóng lui xuống.
“Tôi sống là người của điện hạ, chết cũng là ma theo điện hạ …” – nàng hầu vừa đi vừa lẩm nhẩm, vừa thích thú vừa không dám tin.
“Làm gì mà bần thần thế?” – phía xa mấy người hầu trong nhà thấy nàng bước đi chậm chạp, cúi đầu lẩm nhẩm thì tiến lại hỏi.
Nàng hầu thấy có người đến thì càng kích động, liền chạy đến khoe: “Mọi người có biết tôi vừa nghe thấy gì không? Phú nói với vương gia “Tôi sống là người của điện hạ, chết cũng là ma theo điện hạ”.
Nhóm người cùng im bặt rồi nhìn nhau: “Chẳng lẽ…”
“Đúng rồi!”
“Bảo sao vương gia đã ngoài hai mươi mà vẫn chưa kết hôn, thì ra là vậy.”
Nhóm người hầu gặp đúng chủ đề, liền tụ lại nói chuyện.
Hậu cung Đặng Hải Yến như thường lệ dậy sớm, cùng với thị nữ của mình đi quanh hậu cung thu thập hoa cỏ làm thuốc. Nàng đang hái rau sam mọc dại ở chỗ đất ẩm ướt gần hòn non bộ cũ ít người qua lại thì nghe thấy tiếng người nói chuyện to nhỏ với nhau.
“Chỉ cần bỏ thứ này vào lò than, một khi châm lửa thì…”
“Hả? Làm vậy liệu có nguy hiểm quá không?” – giọng nói quen thuộc khiến Yến cố nhìn xem là ai đang lén lút trao đổi.
“Người không cần lo, đã có chủ nhân của tôi rồi mà.”
Người kia ngập ngừng rồi cầm lấy món đồ. Hai người nhanh chóng rời đi.
Nãy giờ Đặng Hải Yến chỉ thấy lưng không thấy mặt hai cô gái nên nóng lòng muốn đi theo nhưng lại bị Oanh – thị nữ của nàng ngăn lại. Yến không cam tâm nhìn theo, trước khi hai người kia khuất bóng, nàng thấy trên người kẻ nhận đồ có đeo túi hương mình tặng.
Túi hương thêu mây ngũ sắc.
“Là nàng ta!” – Yến nhớ ra người lấy túi hương thêu ngũ sắc chính là Trần Huyền Linh, tú nữ cầm đầu gây chuyện với Quỳnh - “Ta phải đi báo với Quỳnh ngay.”
Oanh lại lần nữa ngăn Yến: “Cô đừng đi! Nhỡ bọn họ không phải muốn ra tay với Phạm cung tần thì sao?”
“Ngoài Quỳnh ra thì còn ai vào đây nữa!”
“Nhưng chúng ta không có bằng chứng, liệu Phạm cung tần có tin không?” – Oanh một mực ngăn cản.
“Quỳnh sẽ tin ta. Ngược lại là ngươi đấy, tại sao ngươi lại không muốn ta cho Quỳnh biết chuyện này?” – Yến nghiêm mặt nhìn Oanh.
Oanh lắp bắp: “Tôi… tôi…”
“Nói đi!”
Thấy Yến có vẻ tức giận, Oanh đành nói thật: “Tôi cũng vì cô thôi. Phạm cung tần đó được ưu ái như vậy, cô lại không ghen ghét đố kị nàng ta nên tôi mới lo. Giờ có người đối phó nàng ta, nói gở nếu mặt mũi nàng ta có bị làm sao thì chẳng phải là cơ hội cho cô đấy sao.”
Yến bàng hoàng: “Ta thật không ngờ ngươi lại nghĩ như vậy.”
Oanh cầm tay áo Yến tha thiết: “Tôi biết cô trước nay không tính toán gì nhưng trong cung như vậy làm sao mà tồn tại được. Cô xem người ta vào cung cùng lúc với chúng ta nhưng đã có người chống lưng, chỉ cho đường đi nước bước rồi. Chúng ta thân cô thế cô, giờ nói với Phạm thị chẳng khác nào đắc tội với người đứng sau Trần thị kia. Đến Phạm thị được bệ hạ ưu ái người ta còn dám đối phó thì chúng ta có là gì. Lần này cứu được Phạm thị chỉ sợ sau này người chịu trận sẽ là cô đấy.”
“Nhưng ta… ta cũng không thể trơ mắt nhìn Quỳnh bị người ta hại được. Hơn nữa bọn họ cũng đâu biết là chúng ta nhìn thấy.”
“Lỡ Phạm thị nói là chúng ta cho nàng ấy biết thì sao? Chúng ta không bằng không chứng, Trần thị kia cứ một mực không nhận thì chúng ta sẽ thành vu cáo đấy cô.”
“Quỳnh sẽ không để lộ chúng ta ra đâu.” – Yến nói chắc như đinh đóng cột.
“Nhưng lỡ bọn họ biết là chúng ta thì sao? E rằng không sống nổi đâu. Cô nghĩ lại đi!”
Yến kiên quyết dứt tay áo khỏi tay Oanh, nói: “Ngươi đừng nói nữa, ta không thể thấy chết không cứu, tâm địa của ngươi sau này cũng đừng để ta nghe thấy lần nào nữa.”
Yến nói rồi đi tìm Quỳnh, Oanh cản không được đành chạy theo chủ.
Yến chạy nửa vòng hậu cung mới về đến cung Xuân Trường thì Quỳnh đã khởi hành đến nơi học lễ nghi, nàng sốt sắng đuổi theo, may sao cuối cùng cũng thấy Quỳnh.
“Thật không ngờ bọn họ lại làm đến mức này.” – Quỳnh nghe xong không khỏi bàng hoàng.
“Chuyện này nghiêm trọng lại không có bằng chứng, xin nàng đừng tiết lộ là ta nói với nàng.” – Yến cầm tay Quỳnh nói.
“Nàng yên tâm, ta sẽ không nói là nàng báo cho ta đâu. Cảm ơn nàng, nếu không có nàng e là khuôn mặt ta đã bị hủy rồi.” – Quỳnh nhìn Yến đầy cảm kích.
“Giữa chúng ta đâu cần khách sáo như vậy. Giờ nàng định thế nào?” – Yến hỏi.
Quỳnh chau mày suy nghĩ, Liên ở bên cạnh liền nói: “Hay là chúng ta tương kế tựu kế, đợi bọn họ ra tay với bếp của cô xong tôi sẽ đổi bếp của cô với mấy người đó cho bọn chúng gậy ông đập lưng ông.”
Quỳnh lắc đầu: “Quá nguy hiểm, có thể khiến bọn họ bị hủy dung cũng nên.”
“Bọn họ làm thế chẳng phải muốn hại nàng bị hủy dung hay sao, nàng còn lo cho chúng nữa.” – Yến phẫn nộ.
Tất nhiên Quỳnh không phải khuê nữ hiền thục dễ bắt nạt, dù từ ngày vào cung nàng đã rất cố gắng tỏ ra đoan trang lễ mạo nhưng nếu có ai động đến nàng, nàng nhất định không bỏ qua. Tuy nhiên lần này không đơn thuần cứ ăn miếng trả miếng như vậy là xong, nếu có người bị hủy dung thì sự tình sẽ trở nên nghiêm trọng, tội trạng không hề nhẹ, trách nhiệm này nàng gánh không nổi.
Đến giờ học pha trà, lúc châm đóm Liên vờ như vô ý hất bếp của Quỳnh rơi xuống đất, Quỳnh cũng vô tình hữu ý làm rơi đóm vào đúng bếp đang nằm dưới đất kia thế là lửa trong bếp bùng lên, mọi người đều bị dọa cho hết hồn.
“Ôi trời ơi, sao lửa lại bùng lên thế kia. May mà bếp bị rơi chứ không thì Quỳnh đã bỏng cả mặt rồi.” – Thục lo lắng sợ hãi, đôi mắt to tròn bị kinh sợ trở nên đỏ hồng.
“Có phải có người giở trò với bếp của Quỳnh không.” – Yến cũng bị dọa sợ nhưng lại rất kiên quyết nói ra những lời này.
Oanh – thị nữ của Yến, nghe xong liền kéo tay chủ mấy cái liền để nhắc nhở. Mà đám tú nữ nghe xong thì liền chột dạ nhìn nhau, mấy ngày nay không ít người hùa vào với Trần Huyền Linh, Đoàn Thị Châu chơi xấu Quỳnh. Bọn họ vừa chột dạ, vừa đang đoán xem ai là người dám ra tay với Phạm thị được ân sủng kia.
“Đúng! Nữ sĩ xem, than bếp của chúng tôi đã cháy rồi đây, đều bình thường cả, chắc chắn là có người muốn hại Quỳnh rồi.” – Thục bù lu bù loa.
“Nữ sĩ, công công, chuyện này không thể bỏ qua được, chúng tôi là cung tần của bệ hạ, nếu bị hủy dung thì cả đời này coi như bỏ rồi. Kẻ làm ra chuyện này thật độc ác quá.” – Yến phẫn nộ.
“Các cung tần yên tâm, chuyện này chúng tôi sẽ điều tra nhưng trước khi biết rõ sự tình mọi người nên cẩn trọng hành động lời nói, đừng nên nghi kị lẫn nhau.” – Kim Hoa nữ sĩ bình tĩnh nói.
“Không cần đâu!” – Quỳnh lên tiếng, mọi người đều nhìn nàng.
“Không cần?” – Nữ sĩ Ngô Chi Lan thắc mắc hỏi Quỳnh.
“Không cần phải điều tra đâu, là do bếp của tôi rơi xuống đất nên mới tạo ra lửa to như thế. Trùng hợp thôi, không ai có ý hại ta cả, nàng nói phải không Trần thị?” – Quỳnh nhìn Trần Huyền Linh, mọi người liền đổ dồn ánh mắt về phía nàng ta.
Trần Huyền Linh nghe đến điều tra thì mặt mũi xám xịt, lại bị Quỳnh hỏi như vậy nên càng lúng túng, nàng ta lắp bắp nói: “Đ… đúng vậy. Không ai hại ai cả. Là trùng hợp, trùng hợp thôi.”
“Là trùng hợp nên chuyện hôm nay bỏ qua đi. Điều tra chỉ càng khiến mọi người thêm bất an trong lòng.” – Quỳnh nói.
“Nhưng…” – Quỳnh là người được thánh thượng quan tâm, được thái hậu nhờ cậy, Ngô Chi Lan không thể qua loa được.
“Nữ sĩ đừng lo, tính cách của tôi có thù tất báo, nếu có người muốn hại tôi thì không cần nữ sĩ phải nhọc tâm, tôi nhất định sẽ không tha cho kẻ đó.” – Quỳnh lại nhìn Trần Huyền Linh, lần này ánh mắt nàng bỗng sát phạt khiến người ta run sợ. Đây chính là ánh mắt Quỳnh được rèn luyện từ nhỏ, cha nàng nói người học võ phải có uy, chỉ cần một cái nhìn cũng đủ để người khác nể sợ nên từ bé đã luyện cho ánh mắt của Quỳnh có thần, có lực, chỉ cần nàng muốn là có thể xuất ra khí thế bức người, khiến đối thủ thua chỉ trong một ánh mắt.
Dù Quỳnh không nói nhưng cái nhìn này cũng đủ để mọi người hiểu hung thủ là ai.
“Nếu cung tần đã nói vậy thì chuyện hôm nay kết thúc tại đây. Cũng mong mọi người đừng lan truyền những điều không có thật. Chúng ta bắt đầu buổi học hôm nay.” – Kim Hoa nữ sĩ đã nắm được tình hình, thái độ lại như bình thường.
Mọi người về chỗ nhóm bếp pha trà, Thục đứng cạnh Quỳnh hỏi nhỏ: “Rõ ràng nàng biết là Trần thị giở trò, sao lại bỏ qua? Nàng ta cầm đầu kiếm chuyện với nàng từ ngày đầu chúng ta vào cung rồi, lần này chuyện lớn như vậy còn bỏ qua, nàng ta lại càng được đà lấn tới thì sao?”
Quỳnh vừa quạt bếp vừa nói: “Lần này coi như cảnh cáo đi, nàng cũng thấy nàng ta sợ xanh mặt rồi mà, chắc không dám làm gì quá đáng nữa đâu.”
“Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, nếu nàng ta điếc không sợ súng thì sao?” - Thục.
“Ta nói rồi mà, ta là người có thù tất báo, nếu còn có lần sau thì kẻ đó xui xẻo rồi.” – Quỳnh ghé tai Thục nói nhỏ: “Chúng ta chưa chính thức thành cung tần nên ta mới không muốn làm to chuyện, đợi qua ba kì khảo hạch mà xem, còn lâu mới có chuyện ta nhẫn nhịn thế này.”
Thục nhìn Quỳnh gật gù. Dù đây không phải lý do thật sự khiến Quỳnh bỏ qua chuyện lần này nhưng nếu không nói vậy thì mọi người sẽ làm ầm lên mất.
Đêm, Trần Huyền Linh lén lút ra ngoài.
“Phạm thị hôm nay tuy ngoài miệng nói là bỏ qua nhưng chẳng khác gì tố cáo ta. Giờ ta không thể sơ xuất được, tạm thời đừng làm gì nữa, ngươi cũng đừng tìm ta nữa.” – Trần Huyền Linh.
“Cung tần sợ rồi sao? Nếu chuyện hôm nay thành công thì đã loại bỏ được đối thủ mạnh nhất rồi, sau đó chủ nhân nhà tôi lại nâng đỡ, con đường sau này của cung tần sẽ thẳng tắp không có chướng ngại gì.” – cung nữ giấu mặt nói.
“Hôm nay nguy hiểm thế nào ngươi có biết không? Nếu Phạm thị muốn tra đến cùng thì có thể ta đã bị đuổi khỏi cung, thậm chí phải chịu phạt rồi, còn đâu mà hưởng phúc đi con đường thẳng tắp không chướng ngại ngươi nói nữa.” – Trần Huyền Linh tuy ghét Quỳnh nhưng nàng cũng không ngu ngốc đến mức tự tìm hố chôn mình, nàng biết người ở hậu cung đang lợi dụng mình, bản thân nàng cũng cần một chỗ dựa nên mới đồng ý ra mặt thay họ nhưng lần này đã hỏng việc mà bọn họ vẫn muốn nàng tiếp tục ra tay thì đúng là quá đáng mà.
“Được, vậy tôi sẽ chuyển lời đến chủ nhân nhưng cung tần đừng quên hậu cung này không thiếu người, không có người này thì sẽ có người khác sẵn sàng giúp chủ nhân nhà tôi ra mặt.” – cung nữ nói xong liền đi.
Trần Huyền Linh lưỡng lự nhưng rồi cũng nhanh chóng quay gót trở về.
Cung Xuân TrườngĐêm khuya, Liên đang ngồi thấp thỏm trong phòng, cửa sổ bỗng mở, Quỳnh nhảy thoắt vào trong.
Liên lập tức đóng cửa sổ lại: “Có đúng là Trần thị đi gặp Nguyễn Tu dung không cô?”
Quỳnh cởi bộ quần áo màu đen bên ngoài ra, Liên liền đem cất.
“Nguyễn Tu dung không lộ mặt, là một cung nữ gặp Trần thị nhưng em bám theo cung nữ đó thì thấy đúng là nàng ta đi về chỗ của Nguyễn Tu dung.”
Quỳnh ngồi trước gương trải tóc.
“Mà sao cô lại đoán được kẻ đứng sau Trần thị là Nguyễn Tu dung.” – Liên.
Quỳnh vừa chải tóc vừa nói: “Đầu tiên có thể sai khiến Trần thị thì phải có địa vị cao hơn nàng ta trong hậu cung, hơn nữa cũng phải có người nhà làm quan lớn trong triều làm chống lưng thì người đó mới dám cậy thế làm càn như vậy. Trong cung hiện nay những người có đủ cả hai điều kiện này chỉ đếm trên đầu ngón tay.”
“Có Nguyễn Sung nghi, Nguyễn Tu dung, Phùng Tu viên.” – Liên xòe tay ra đếm, quả thật không nhiều.
“Còn có Nguyễn Hương Tuyết nữa, tuy nàng ta chưa được sắc phong nhưng được thái hậu, bệ hạ ưu ái, địa vị hơn hẳn những cung tần khác.” – Quỳnh bổ sung.
Liên đồng tình: “Đúng đúng, còn có Nguyễn cung tần nữa. Phùng Tu viên cứng nhắc tuân theo quy củ, không lý nào lại là nàng ta. Vậy còn Nguyễn Sung nghi, Nguyễn Tu dung, Nguyễn cung tần, làm sao cô biết là ai trong ba người họ.”
“Với địa vị của Nguyễn Sung nghi nếu muốn nàng ta có thể loại bỏ em dễ như trở bàn tay. Với tính cách của nàng ta thì còn phải làm rùm beng mọi chuyện lên, tận dụng điểm yếu khiến em và cả phủ đô đốc không ngóc đầu lên được cơ chứ nàng ta không thèm lén lút thế này đâu. Chị có nhớ chuyện cung nữ thái giám bị phạt đuổi khỏi cung năm ngoái không, thích nhìn người khác bị nhục mạ đến sống không bằng chết mới là phong cách của Nguyễn Sung nghi.”
Liên chẳng cần suy nghĩ liền gật đầu. Năm ngoái trong cung có một đôi cung nữ thái giám gian da^ʍ bị đuổi khỏi cung, nghe nói cô gái này có máu da^ʍ loàn nhưng lại xấu xí, từng mấy lần quyến rũ quân lính, sai dịch không thành nên đến cả thái giám cũng không tha. Còn viên hoạn quan kia nam không ra nam nữ chẳng ra nữ nhưng cũng muốn thử cảm giác làm đàn ông, ngoài cô gái kia ra thì làm gì còn ai khác nữa nên dù cô ta xấu xí cũng chấp nhận. Chuyện này ai nghe cũng thấy kinh tởm, coi thường, nhắc đến là phỉ nhổ. Nếu Liên không cùng Quỳnh vào cung thăm Phạm Tu nghi thì cũng sẽ không biết được hai người họ bị như vậy là do dám bàn luận chuyện Nguyễn Sung nghi hai mươi tuổi mới lấy chồng lại xui xẻo bị Nguyễn Sung nghi bắt gặp. Tội trạng của hai người là do Nguyễn Sung nghi lúc đó định ra, trên thực tế họ chỉ là bạn bè mà thôi. Lời của Nguyễn Sung nghi truyền ra khắp nơi, cô gái vì mang tiếng xấu này mà bị đuổi khỏi nhà, chỉ còn cách lên chùa làm ni cô. Còn viên thái giám vốn tứ cô vô thân, không nơi nương tựa, nên đã tự sát. Trước sau hai người đó các cung nữ thái giám cũng không ít lần bị Nguyễn Sung nghi xỉ nhục. Ngay cả Quỳnh vừa nhập cung đi chào thái hậu cũng bị nàng ta mắng là hồ ly tinh, còn muốn Quỳnh phải cúi đầu trước một người hầu nữa. Nên hành vi dùng mưu hèn kế bẩn lần này không phù hợp với tác phong của Nguyễn Sung nghi.
Quỳnh tiếp: “Nguyễn cung tần thì em với nàng ta chưa có mâu thuẫn gì cả, nàng ta cũng kín kẽ cẩn trọng nên đến giờ vẫn chưa biết thâm sâu thế nào. Nhưng thời gian qua tiếp xúc có thể thấy Nguyễn cung tần là người gió chiều nào che chiều đó, mà gió của nàng ấy chỉ có thái hậu và bệ hạ thôi. Gây chuyện với em lúc này không có lợi gì cho nàng ta cả nên có lẽ không phải là Nguyễn cung tần.”
“Vậy thì chỉ còn Nguyễn Tu dung thôi!” – Liên như bắt được vàng.
“Trước kia nàng ta ngoài sáng trong tối năm lần bảy lượt sinh sự kiếm chuyện đổ oan cho chị Khanh, thủ đoạn cũng tương tự thế này. Ngoài nàng ta ra còn có thể là ai khác đây.” – Quỳnh đi về giường ngồi.
“Vậy cô có định bẩm báo với bệ hạ không?”
Quỳnh cười nhạt: “Bẩm báo thì sao? Chị nghĩ bệ hạ sẽ trừng phạt nàng ta sao?”
“Không phải… nên như thế sao?” – Liên hoang mang.
“Hồi ở Bình Nguyên vương phủ nàng ta nhiều lần vu oan giá họa cho chị Khanh nhưng có lần nào chị thấy bệ hạ nghiêm trị nàng ta không? Cùng lắm là chỉ trách mắng vài câu cho có, nàng ta vốn không hề phải chịu thiệt thòi gì nên mới ngựa quen đường cũ như vậy.” – Quỳnh lộ rõ vẻ khinh ghét.
“Hình như… đúng như lời cô nói. Nhưng tại sao bệ hạ lại vậy chứ?”
“Lúc bệ hạ còn là Bình Nguyên vương không có quyền hành gì trong tay thì tất nhiên là không thể đắc tội với cha nàng ta. Giờ bệ hạ mới lên ngôi chưa bao lâu, ngai vàng chưa vững chắc, lại càng cần cha nàng ta ở Hộ bộ giúp sức lo việc nước nhà. Trước kia nàng ta lo sổ sách tính toán ở Bình Nguyên vương phủ, giờ tuy Nguyễn Sung nghi trưởng quản hậu cung nhưng chuyện tiền bạc chi tiêu vẫn giao cho nàng ta quản lý. Chị nói xem, nếu chị là bệ hạ chị có xử lý Nguyễn Thị Bích đó không?”
“Muốn cũng khó.” – Liên thở dài.
“Cho nên em không muốn làm bệ hạ khó xử” – Quỳnh cúi đầu, mân mê đuôi tóc, nói nhỏ - “Cũng tránh để bản thân thất vọng.”
“Nhưng chẳng lẽ chúng ta bỏ qua sao?” – Liên không cam tâm.
“Vội gì, quân tử báo thù mười năm chưa muộn. Chuyện lần này, chuyện chị Khanh trước đây, rồi sẽ đến lúc nàng ta phải trả giá.” – ánh mắt Quỳnh lạnh đi vài phần.
Trước đây Phạm Như Khanh ở Bình Nguyên vương phủ được sủng ái, Nguyễn Thị Bích đố kỵ nên cắt giảm chi phí sinh hoạt của nàng. Họ Nguyễn đó, Hà Tuyên vinh, Phùng Tu viên đều được mười phần thì chị nàng chỉ được ba phần, năm phần. Như Khanh vốn quen nhường nhịn, lại không muốn trong phủ có thị phi nên không nói với ai, cũng tiếc của hồi môn mang theo từ phủ đô đốc nên không lấy ra dùng, cứ thế chịu khổ, nếu không phải Quỳnh đến thăm thì cũng không phát hiện ra chị mình mang tiếng lấy vương gia mà lại khổ sở đến vậy, còn không bằng người hầu ở nhà. Quỳnh tức muốn cày nát cả vương phủ lên nhưng Lê Tư Thành lại bao che cho Nguyễn thị kia.
Bích nói: “Đưa ít chi phí là để tiết kiệm, là tại Phạm thị vốn sống giản dị, thấy ít cũng không kêu thiếu, thϊếp mới cho rằng nàng ta muốn giúp vương phủ tiết kiệm chi phí, nên mới không đưa thêm”.
Rõ ràng là Nguyễn Thị Bích hành hạ, ngược đãi chị Khanh mà lại đổ ngược lỗi cho nạn nhân. Lê Tư Thành nghe xong chỉ ậm ừ bảo Bích chú ý bù lại tiền còn thiếu cho chị nàng. Quỳnh tất nhiên là không chịu rồi nhưng Như Khanh lại dĩ hòa vi quý vui vẻ chấp nhận. Sau đó là chị Khanh giải thích cho Quỳnh tại sao Lê Tư Thành lại mắt nhắm mắt mở cho qua, nói hắn cũng tiến thoái lưỡng nan, bảo Quỳnh hiểu cho chỗ khó xử của hắn. Vì chị nàng đã lên tiếng nên Quỳnh đành hậm hực bỏ qua nhưng Bích làm càn được một lần không sao nên ngày càng được nước lấn tới.
Tiền và đồ dùng nàng ta bù lại những tháng cấp thiếu cho Như Khanh lại nhiều hơn rất nhiều so với số cần thiết. Như Khanh đã từ chối nhưng không được, lại cho là Bích muốn giảng hòa nên cũng không suy nghĩ nhiều mà nhận hết nhưng với Quỳnh thì chỉ một lần thôi cũng đủ để cảnh giác rồi. Quỳnh bảo chị giữ lại số tiền và đồ dùng được cấp bù đó nhưng cất riêng ra đừng động vào, tạm thời cứ dùng của hồi môn mà chi tiêu cho thoải mái, sắm sửa cho bản thân rực rỡ xúng xính, trang trí phòng ốc cho thật hoành tráng. Như Khanh không muốn động vào của hồi môn phủ đô đốc, Quỳnh phải khuyên mãi nàng mới chịu nghe. Quả nhiên chưa được một tháng Bích thị lại kiếm chuyện, lần này nàng ta vu cho Như Khanh tội trộm cắp. Nàng ta lấy giấy tờ sổ sách ra, số tiền và đồ dùng cho nội viện bị hao hụt một khoản lớn, đúng bằng số thừa cấp cho Như Khanh.
“Thϊếp thấy thừa đã từ chối không nhận nhưng người của Nguyễn thị cứ nhất quyết đưa, bảo là nàng ấy muốn tỏ ý xin lỗi. Thϊếp từ chối năm lần bảy lượt không được nên mới đành nhận. Mong điện hạ phân xử cho thϊếp.” - Như Khanh yếu ớt nói.
Lê Tư Thành hỏi người của Nguyễn thị, đương nhiên bọn họ phủ nhận hoàn toàn, nói không biết gì hết.
Quỳnh tức mình nói: “Chị Khanh cớ gì lại phải trộm cắp của vương phủ chứ?”
“Thường thì gửi về nhà mẹ đẻ.” – Nguyễn Thị Bích kinh kỉnh nói.
“Nực cười! Cha ta được ơn trên ban cho cai quản vùng Kinh Bắc rộng lớn, hoa lợi lợi tức hàng năm phủ đô đốc thu được vô số, còn cần chị Khanh trộm tiền về cho nhà mẹ đẻ hay sao.”
Bích biết mình nói hớ, liền chỉ vật dụng trong phòng, quần áo trang sức trên người Như Khanh, chất vấn: “Không gửi về nhà mẹ đẻ thì tự dùng cho mình. Những thứ này từ đâu mà có? Chẳng phải sau khi được cấp bù chi phí mới sắm sửa hay sao?”.
“Đúng là những thứ này mua sau khi được cấp bù chi phí nhưng...” - Như Khanh lo lắng nhìn Quỳnh.
Nguyễn Thị Bích thấy thế liền nhảy ngay vào: “Nhưng sao? Không cãi được nữa rồi chứ gì?”
Quỳnh lên tiếng: “Ý cô thì những thứ này là chị Khanh dùng tiền của vương phủ mua phải không? Vậy bằng chứng đâu? Nói có sách mách có chứng chứ? Không thì ai tin lời cô được đây”.
Nguyễn thị chỉ chờ có vậy liền cho nhân chứng vật chứng vào. Nhân chứng là chủ các cửa hàng mà người hầu của Như Khanh đến mua đồ, vật chứng là sổ sách, giao ước kí kết mua hàng.
“Các ngươi còn gì để nói nữa không?” – Bích đắc thắng nói.
“Vậy cũng chỉ chứng minh được là chị Khanh nhà ta mua đồ chứ đâu có chỗ nào chỉ ra dùng tiền lấy trộm của vương phủ.” – Quỳnh vờ như lo lắng, cãi cùn.
“Ngươi còn giảo biện! Điện hạ, rõ ràng Phạm thị phạm tội trộm cắp, bảy tội lớn* chỉ phạm một điều cũng không thể dung, mong điện hạ đuổi nàng ta làm gương cho vương phủ.” – Nguyễn thị quì gối dập đầu cầu xin.
Thì ra là vậy, nàng ta muốn làm lớn một lần, ép Lê Tư Thành bỏ Như Khanh.
Lê Tư Thành đang định lên tiếng thì Quỳnh nói trước: “Nguyễn thị cứ một mực cho rằng chị gái ta trộm tiền của vương phủ, điện hạ, ta lại nghi ngờ nàng ta mới là người biền thủ công quĩ bỏ túi riêng, hơn nữa còn ghen ghét đố kị cố tình đổ tội cho chị gái ta đó.”
“Ngươi nói láo! Điện hạ, thϊếp không có. Phạm thị đổ oan cho thϊếp.” – Nguyễn thị chỉ thẳng mặt Quỳnh ăn vạ.
“Ta nói láo? Vậy cô nói xem tiền ở vương phủ dùng loại gì?” – Quỳnh thản nhiên hỏi.
“Thiên Hưng thông bảo!” – Nguyễn Thị Bích dứt khoát trả lời.
Mấy người chủ cửa hàng e ngại nhìn nhau.
“À Thiên Hưng thông bảo… Điện hạ, chị gái thϊếp gả vào vương phủ năm ngoái - năm Diên Ninh thứ sáu nên của hồi môn lúc đó tiền đồng đều là Diên Ninh thông bảo. Người thử hỏi các chủ cửa hàng kia xem, lúc mua đồ thị nữ dùng loại tiền nào trả cho họ.”
Nguyễn Thị Bích tái mặt.
“Loại tiền các ngươi nhận lúc bán hàng là loại tiền nào?”
Mấy chủ cửa hàng ấp úng, dừa nhau không dám trả lời.
“Nói! Nếu dám dối trá vu oan người vô tội hay giấu giếm nửa lời ta sẽ giải các ngươi đến quan phủ dụng hình tra rõ.” – Lê Tư Thành đanh giọng.
“Điện hạ nương tay, là Diên Ninh thông bảo. Diên Ninh thông bảo ạ.”
Mấy người chủ quán sợ hãi dập đầu kêu khóc.
“Điện hạ, vua Thiên Hưng lên ngôi cho đúc tiền mới, ở kinh thành phần lớn đã dùng Thiên Hưng thông bảo nhưng vẫn còn một lượng tiền cũ từ thời Diên Ninh chưa thể thu hồi hết trong ngày một ngày hai nên nếu dùng tiền cũ giao dịch thì các chủ cửa hàng hẳn sẽ nhớ rất rõ, hơn nữa cũng sẽ phải ghi chép lại. Điện hạ có thể cho tra xét sổ sách của các cửa hàng sẽ rõ.” – Quỳnh dõng dạc nói, khác hẳn thái độ lo lắng, khúm núm như làm điều khuất tất vừa nãy.
Bích thất thần giây lát nhưng rồi lập tức nhìn Quỳnh bằng ánh mắt bén như dao.
Quỳnh nhìn Nguyễn thị trêu ngươi, nói: “Nếu tra sổ sách mà ra tiền Diên Ninh thì chứng tỏ chị gái ta không lấy trộm tiền của vương phủ. Đến lúc đó trong bảy tội ly hôn…” – Quỳnh xòe ngón tay ra đếm – “… đây được xem là ghen tuông hay hay đa ngôn nhỉ?”
“Ghen tuông.” – Lê Tư Thành lạnh lùng nhìn Nguyễn thị.
“Vậy thì phải đuổi ra khỏi vương phủ làm gương rồi.” – Quỳnh hồn nhiên.
Như Khanh vừa nghe liền kéo tay áo Quỳnh, lắc đầu ra hiệu.
Nguyễn thị sợ hãi dập đầu kêu khóc: “Điện hạ xét lại, thϊếp nào có đố kỵ ghen ghét, thϊếp cũng vì vương phủ, vì điện hạ mà thôi.”
Lê Tư Thành nhìn Quỳnh và Như Khanh hỏi ý kiến, Như Khanh lắc đầu nguầy nguậy, Quỳnh mãi mới đành miễn cưỡng nói: “Chuyện này cũng do thâm hụt tiền bạc trong phủ mà ra, chị nói xem nếu nàng ấy bù lại số tiền thâm hụt cho vương phủ thì có thể châm chước được không?”
Như Khanh mừng rỡ nói: “Được, bù lại là được. Chuyện này coi như chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không.”
Nguyễn thị mặt mũi lúc này đã tèm nhem nhìn Lê Tư Thành chờ đợi.
“Nếu Như Khanh đã nói vậy thì nàng cứ y thế mà làm.”
“Tạ ơn điện hạ, tạ ơn điện hạ.”
Nguyễn thị rối ríu dập đầu mãi, người hầu đến đỡ nàng ta đứng dậy thì Quỳnh lên tiếng: “Ấy ấy đừng vội. Nào đã xong đâu. Đổ oan cho người khác ít nhất cũng phải có một câu xin lỗi cho đàng hoàng tử tế chứ.”
Bích nhìn sang Lê Tư Thành, ánh mắt hắn lạnh còn hơn cả băng, nàng đành cắn răng quỳ xuống cúi đầu nói: “Xin lỗi.”
* Theo quy định về “thất xuất” của Bộ luật Hồng Đức, người chồng buộc phải bỏ (ly hôn) vợ khi người vợ bị 1) vô tử (không có con), 2) đa ngôn (lắm lời), 3) ghen tuông, 4) gian da^ʍ với kẻ khác (nɠɵạı ŧìиɧ, không chung thủy), 5) có hành vi trộm cắp, 6) bất kính với cha, mẹ chồng, 7) bị ác tật. Luật Hồng Đức ra đời sau khoảng thời gian ở chương này.