- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Hồng Đức Thịnh Thế - Nguyệt Hạ Mỹ Nhân
- Chương 1: Tuyển tú
Hồng Đức Thịnh Thế - Nguyệt Hạ Mỹ Nhân
Chương 1: Tuyển tú
“... nói thật thì nếu được ở lại hậu cung… thϊếp muốn dưới một người trên mọi người, làm Minh Phi* ạ.”
Nói xong Quỳnh cúi cầu, khẽ cong khóe môi cười đoan trang.
Cả điện im lặng như tờ, mọi người bất động. Sau đó tất cả đều xôn xao.
“Nàng ta điên rồi sao. Lời như vậy cũng dám nói ra.”
“Ngông cuồng!”
“Con gái khai quốc công thần nên nói xằng nói bậy được chắc!”
“Đúng là không hiểu phép tắc lễ nghĩa.”
“Nói năng hàm hồ.”
“Dù có là bạn thuở nhỏ với bệ hạ cũng không thể nói như vậy được.”
“Được nuông chiều đến mức không biết trời cao đất dày là gì rồi.”
…
“Đúng rồi. Chính là như thế này. Nữa đi. Mau bảo đuổi ta ra khỏi cung đi. Khi quân phạm thượng, cao ngạo tự mãn. Nữa đi nào!” - Quỳnh đắc ý nghĩ thầm.
Chương 1: Tuyển tú
Tháng bảy, năm Quang Thuận* thứ hai (1461) triều đình tuyển tú nữ, Lê Nhân Tông mới băng hai năm, Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân** cũng vừa qua đời một năm nên vua Quang Thuận lệnh không làm rầm rộ, chỉ giới hạn ở Đông Kinh***.
* Quang Thuận là niên hiệu đầu tiên Lê Thánh Tông sử dụng.
** Vua Lê Thái Tông có bốn người con trai, Lê Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm Thái tử nhưng sau đó mẹ của Lê Nghi Dân thất sủng, Lê Thái Tông phế Nghi Dân, lập Lê Bang Cơ – con trai thứ 3 làm Thái tử, Lê Nghi Dân được phong Lạng Sơn Vương. Lê Bang Cơ lên ngôi, miếu hiệu là Lê Nhân Tông. Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân bị truất ngôi thái tử nuôi lòng oán hận, năm 1459 tạo chính biến gϊếŧ Lê Nhân Tông tiếm ngôi, lấy niên hiệu là Thiên Hưng, sử gọi là chính biến Thiên Hưng. Sau khi Nghi Dân lên ngôi tin dùng gian nịnh, gϊếŧ hại bề tôi cũ, thay đổi pháp chế, không được lòng dân, khiến các đại thần bất mãn. Năm 1460, Nghi Dân bị quan lại trong triều lật đổ, con út của vua Thái Tông – em trai của Nghi Dân là Lê Tư Thành được các quan phò tá lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Thuận.
*** Đông Kinh: tên gọi của Hà Nội dưới thời Hậu Lê.
Hậu cung
“Con gái Đô đốc Khang Vũ Hầu dung mạo quý phái, tính tình ngay thẳng, rất hợp ý trẫm và thái hậu, truyền giữ lại hậu cung.”
Vua Quang Thuận vừa dứt lời, các tú nữ cung nhân đều bất ngờ đến lặng im, sau đó không khỏi thì thầm bàn tán.
Phạm Lộ Quỳnh, người vừa nhận được thánh ý, quá kinh ngạc liền ngẩng đầu nhìn thẳng vị vua trẻ tuổi.
Vua Quang Thuận mặc Hoàng bào, đội mũ Xung Thiên, uy nghi ngồi đó, ánh mắt hắn vốn lạnh lùng vô cảm nhưng khi bắt gặp ánh mắt Quỳnh nhìn mình thì hắn lập tức buông bỏ phòng vệ, cái nhìn dịu dàng đi vài phần.
“Nàng muốn làm Minh Phi, được. Nhưng cung tần không thể một bước mà được phong ngay phi vị, mọi việc đều phải theo qui củ. Nàng còn nhỏ tuổi, cứ học nữ tắc, nữ công cho tốt, tương lai ắt có địa vị trong cung.”
Câu trước vừa khẳng định câu sau lại phủ định, nhưng quan trọng nhất là cuối cùng hắn để lại một lời hứa cho nàng. Vua không nói chơi, chuyện này ai cũng biết. Một lời này của hắn trong nháy mắt biến nàng thành kẻ thù của cả hậu cung, đồng thời cũng chấm dứt mọi hi vọng của nàng.
Quỳnh như nghe tiếng sét đánh bên tai, khuôn mặt nàng bỗng chốc trắng hơn cả tà áo giao lĩnh nàng đang mặc. Giữa ngày hè oi bức đổ mồ hôi mà Quỳnh toàn thân lại lạnh toát, mắt tối sầm, nàng tưởng như mặt đất dưới chân đang xoay chuyển. Phải cố gắng lắm nàng mới có thể hít thở hai nhịp, lấy hết sức bình sinh mà khấu đầu tạ ơn: “Thϊếp xin tạ ơn thái hậu, tạ ơn bệ hạ.”
Chưa đến một khắc trước tại cung Thiên Hòa, các tú nữ đang xếp hàng đợi được gọi lên diện thánh. Các nàng tuổi từ mười ba, tóc dài tóc ngắn đều buông sau vai, mặc áo giao lĩnh, viên lĩnh đủ màu, thường quây, váy dài sặc sỡ, tay cầm khăn lụa, quạt lụa, chân đi hài gấm thêu hoa. Thiếu nữ mỗi người một vẻ, ai nấy đều xinh đẹp rực rỡ tựa đóa hoa xuân.
“Phạm thị Phạm Lộ Quỳnh, con gái Đô đốc Khang Vũ Hầu Phạm Văn Liêu, bước lên phía trước.”
Quỳnh nghe thấy tên mình, từ hàng người đi ra. Nàng một thân áo trắng, tóc ngắn búi cao trên đỉnh đầu như ngọn bút lông, thẳng lưng, nhẹ nhàng khoan thai bước đến trước mặt vua Quang Thuận và thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Giữa một dàn má thắm môi son, Quỳnh ấy thế mà lại không trang điểm.
“Thϊếp xin được diện kiến thái hậu, bệ hạ. Thái hậu, bệ hạ vạn phúc kim an.” – Quỳnh quỳ xuống dập đầu ba lần, hai tay giơ cao trên đỉnh đầu, các ngón tay đan chéo vào nhau bên trong ống tay áo hành lễ.
“Miễn lễ.” - vua Quang Thuận nhìn Quỳnh, đôi mắt dài hẹp đen không thấy đáy khẽ nheo lại.
Hắn cũng đoán được nàng sẽ không ngoan ngoãn tham gia lần tuyển chọn này nhưng không ngờ nàng lại chọn cách không trang điểm. Tuy không trang điểm nhưng nàng mi thanh mục tú, làn da trắng trẻo mịn màng, đôi môi như cánh đào chớm nở, mái tóc búi cao càng tôn lên đường nét khuôn mặt thanh tú. Giữa một vườn hoa rực rỡ sắc màu, nàng giống như một bông cúc trắng thanh tao ưu nhã.
“Tạ ơn bệ hạ.” – Quỳnh đứng dậy, thẳng lưng, hơi cúi đầu, miệng khẽ cười, dáng vẻ vô cùng đoan trang quý phái.
So với sự đoan trang quý phái khác hẳn ngày thường của Quỳnh, vua Quang Thuận lại để ý đến một chuyện khác: hai tháng không gặp, nàng hình như lại cao lên rồi.
Từ lúc bắt đầu buổi tuyển chọn cung tần, thái độ của vua Quang Thuận vẫn luôn hờ hững không chút hứng thú nhưng khi Quỳnh xuất hiện thì ánh mắt vị vua trẻ ngay lập tức thay đổi. Điều này không khỏi khiến Ngô thái hậu ngồi bên cạnh cảm thấy khó hiểu. Trước đây bà vốn cho rằng con trai mình thích Phạm Lộ Quỳnh tinh quái nghịch ngợm nhưng hai năm trước Lê Tư Thành lại lấy Phạm Như Khanh đoan trang dịu dàng. Thời gian qua Lê Tư Thành đối xử với Như Khanh rất tốt, có thể nói là sủng ái nhất nhì hậu cung nhưng giờ ánh mắt con trai bà lại sáng lên khi nhìn Phạm Lộ Quỳnh – em gái Phạm Như Khanh. Rốt cuộc là sao đây?
“Đến buổi tuyển chọn quan trọng như ngày hôm nay mà lại búi tóc, không điểm trang, có phải là thất lễ rồi không?” – Ngô thái hậu thấy nhà vua nhìn Quỳnh chăm chú mãi thì lên tiếng nhắc nhở, nói nhỏ với vua.
“Thưa mẹ, Phạm thị từ nhỏ theo cha luyện võ nên thường búi tóc, không quen điểm trang nhưng y phục của nàng không hề qua loa, tư thái cử chỉ ngôn từ chuẩn mực, có thể thấy là có chuẩn bị mới đến, theo con không nên xem là thất lễ.” – vua Quang Thuận thu lại ánh mắt.
Thái hậu gật đầu, ý tứ nhà vua thế nào trong lòng bà đã rõ.
Bề trên mãi không có động tĩnh gì, Quỳnh vẫn giữ phong thái đứng đó nhưng vài tú nữ đã bắt đầu nóng ruột lén nhìn dọc ngang.
Kim Hoa nữ học sĩ Ngô Chi Lan – cháu gái gọi thái hậu bằng cô, thấy tình hình không ổn bèn nói nhỏ: “Cô không có gì muốn hỏi Phạm thị sao ạ?”
Thái hậu ôn hòa nói: “Tú nữ được chọn sẽ được ban thưởng, nếu ngươi được giữ lại trong cung, ngươi muốn được thưởng gì?”
Trước Quỳnh, một nửa số tú nữ đã lên diện thánh nhưng chưa ai được hỏi câu “nếu được giữ lại trong cung”. Các cô gái trẻ trung xinh đẹp không giấu nổi vẻ ghen ghét, bất bình trên khuôn mặt.
Nhưng Quỳnh lại không hề muốn nhập cung. Nàng mỉm cười, nói: “Thưa, thái hậu bệ hạ vạn phúc kim an, Đại Việt phồn thịnh chính là phần thưởng lớn nhất với thϊếp rồi ạ.”
Nhà vua nhướn mày, thái hậu cũng lấy làm ngạc nhiên.
Quỳnh hít một hơi thật sâu rồi tiếp: “Người khác sẽ nói vậy nhưng thật lòng nếu được ở lại hậu cung… thϊếp muốn được dưới một người trên mọi người, làm Minh Phi* ạ.”
Nói xong Quỳnh cúi cầu, khẽ cong khóe môi cười đoan trang.
Cả điện im lặng như tờ, mọi người bất động. Sau đó tất cả đều xôn xao.
“Nàng ta điên rồi sao. Lời như vậy cũng dám nói ra.”
“Ngông cuồng!”
“Con gái khai quốc công thần nên nói xằng nói bậy được chắc!”
“Đúng là không hiểu phép tắc lễ nghĩa.”
“Nói năng hàm hồ.”
“Dù có là bạn thuở nhỏ với bệ hạ cũng không thể nói như vậy được.”
“Được nuông chiều đến mức không biết trời cao đất dày là gì rồi.”
…
“Đúng rồi. Chính là như thế này. Nữa đi. Mau bảo đuổi ta ra khỏi cung đi. Khi quân phạm thượng, cao ngạo tự mãn. Nữa đi nào!” - Quỳnh đắc ý nghĩ thầm.
Mọi người đều bị câu trả lời của Quỳnh làm hoang mang, đến vua Quang Thuận cũng không nhịn nổi khẽ cười. Đây mới chính là nàng. Dù mẹ Quỳnh có bắt nàng học cách trở thành thục nữ đi nữa thì vẫn không thể thay đổi tính cách nghịch ngợm vốn có của nàng.
“Lời này có ý gì?” – thái hậu, người mà Quỳnh nghĩ phải bị kinh động nhất, lại vô cùng bình tĩnh hỏi nàng.
Quỳnh bất ngờ trong giây lát nhưng rất nhanh sau đó đã tìm ra được lí do: “Thϊếp là con nhà võ, tính tình thẳng thắn không biết suy đoán lòng người, trong nhà lại là con gái duy nhất, trên dưới đều là anh em trai, từ nhỏ luôn được chiều chuộng không phải tranh giành với ai bao giờ nên không biết tranh, càng không muốn tranh. Nhưng hậu cung trước nay luôn không ngừng tranh đấu, bên ngoài chị em thân thiết sau lưng lại tính kế hại nhau một mất một còn. Thiết nghĩ chỉ có trở thành người dưới một người trên mọi người thì mới được an toàn, làm Minh Phi thì người khác mới không dám hại thϊếp.”
Nàng lại nói ra sự thật tàn khốc không ai dám thừa nhận một cách thản nhiên như vậy. Mọi người từ im lặng, xôn xao, giờ lại trở về im lặng nhìn nhau.
“Tại sao lại là Minh Phi mà không phải Quý Phi?” – vua Quang Thuận cuối cùng cũng hỏi nàng.
Quỳnh đáp luôn: “Thϊếp với không tới, làm không nổi. Người đứng đầu trọng trách nặng nề, thϊếp chỉ mong cả đời an nhàn, không muốn mua dây buộc mình.”
Nói thẳng ra là nàng lười. Nhưng thế thì lộ liễu quá, Quỳnh bèn hạ giọng nói thêm: “Hơn nữa trước thϊếp đã có cung tần sinh hoàng nữ, giờ bệ hạ lại sắp có thêm hoàng tử, ngôi vị Quý phi có xét cũng phải xét đến các nàng trước mới hợp lẽ, đâu thể tới lượt thϊếp được.”
Khóe miệng vị vua trẻ khẽ nhấc lên rồi ngay lập tức khôi phục vẻ mặt không nóng không lạnh hàng ngày che giấu cảm xúc thật sự, nàng là đang khiêm tốn hay là đang cố ý nhắc nhở hắn đây. Chỉ một câu nói của Quỳnh lại có thể khiến tâm trạng nhà vua đang “lên voi” thành “xuống chó” trong chớp mắt.
“May là vẫn còn hiểu lí lẽ.” – Nguyệt cô, thị nữ bên cạnh thái hậu, thở phào.
Thái hậu và nhà vua nhìn nhau, vua Quang Thuận hỏi nhỏ: “Thưa mẹ, mẹ thấy thế nào?”
“Đúng là con nhà võ, tính tình thẳng thắn.”
“Vậy con giữ nàng ấy lại được chăng?”
“Bệ hạ thích là được.”
Tuy ngoài mặt Thái hậu không tỏ thái độ nhưng Nguyệt cô nghe ra được sự bất lực trong câu nói này.
Và thế là hắn ra khẩu dụ giữ nàng lại hậu cung. Một lời của hắn khiến nàng nói không tranh không giành trở thành trò cười cho thiên hạ.
Sau khi quỳ lạy tạ ơn, Quỳnh không biết mình đã đứng dậy thế nào, di chuyển sang hàng tú nữ được chọn ra sao, cũng không biết sau nàng đã có thêm bao nhiêu người được gọi tên diện thánh, cho đến khi nàng nghe thấy tên người ấy.
* Theo Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thì năm 1477 khi Lê Thánh Tông định lệ phong tặng mới có qui định rõ về phong vị hậu cung. Tình tiết này được đẩy lên trước so với lịch sử để tăng kịch tính cho truyện.
Chế độ nội cung thời Lê Thánh Tông:
Tam Phi (三妃): Quý Phi (貴妃), Minh Phi (明妃), Kính Phi (敬妃).
Cửu tần (九嬪):
Tam chiêu (三昭): Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛).
Tam tu (三修): Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛).
Tam sung (三充): Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
Lục chức (六職): Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (容華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Hồng Đức Thịnh Thế - Nguyệt Hạ Mỹ Nhân
- Chương 1: Tuyển tú