Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 39: Trường học huyện
Trong luc mà Hoàng Anh Kiệt và cha ở dưới quê làm công trình ao cá thì ở trên huyện thị, Anh Minh đang ra sức học hành. Như đã nói, trường học ở huyện này được lập ra là vì Huyện lệnh Triều Văn Cốc muốn mượn sức dân bản địa, thông qua việc cấp cho con em những gia đình giàu có ở đây một cơ hội thăng tiến địa vị, Cốc vừa xây dựng cho mình đồng minh sẽ ủng hộ ông ta vừa dọn đường lui về sau nếu có biến.
Trường học ở huyện Sơn Hải này do Lữ Công Vinh làm thầy dạy chính, một số thầy đồ khác làm dạy thêm. Nội dung giảng dạy chính của trường là các kinh sách Nho học cơ bản: sách dạy chữ Nho, sau có lên Tứ Thư, Ngũ Kinh. Dù rằng đây chỉ là những quển sách hết sức cơ bản, song để có được nó thì cũng chứng tỏ rằng ngôi trường này có một sự đầu tư nhất định.
Ta cần hiểu rằng ở thời này, kỹ thuật photo copy chưa phát triển, thậm chí nhiều nhất cũng chỉ có in bản mộc nguyên khối, chứ chưa nói tới in typo- kỹ thuật in xếp chữ, làm các chữ riêng rẽ, đặt lên các dòng rồi in. Việc khắc mộc tốn thời gian, cần nhiều tiền bạc, cho nên ở những nơi nào có sĩ tử giàu có còn xuất hiện, chứ với những nơi vừa xa xôi vừa nghèo khó như ở đây thì đừng hòng. Vì thế, cách duy nhất để có được sách học là nhờ người chép sách.
Chép sách có thể coi là một công việc cực kỳ nhàm chán, nhưng với các sĩ tử nghèo, đây là cách làm ăn duy nhất họ có thể làm mà không sợ mang tiếng. Kể từ khi xác định mình sẽ trở thành một sĩ tử, người ta bắt đầu phải cố gắng tránh xa một số công việc như làm nông, làm thợ và buôn bán. Sĩ, nông, công, thương mà. Nhưng không làm ăn gì, mà lại chưa đỗ đạt, nhà không khá giả, lẽ nào muốn có đồng ăn tiêu với bạn thì lại chìa tay hỏi vợ. Vậy là phải kiếm ra một công việc gì đó kiếm được tiền mà không sợ xấu hổ, thậm chí còn thanh tao. Đó là bán chữ.
Với người nào văn hay chữ tốt, họ sẽ đi viết chữ đẹp đem bán, hoặc làm câu đối, hoặc làm thơ,… thậm chí có khi một chữ giá hàng lạng bạc ấy chứ. Còn người sĩ tử tầm thường, thì họ đi bán sỉ chữ thông qua việc chép sách. Với họ, công việc này có thể chống chế là đem chữ của bậc Thánh hiền ra cho muôn người được chiêm ngưỡng.
Sách mà trường huyện Sơn Hải có là sách chép ở trên trường học mở tại Châu Nam Bình ( mô hình quản lý thời này từ thấp lên cao có: làng- huyện- châu- phủ- đô ty, huyện Sơn Hải thuộc châu Nam Bình), nên chất lượng tốt hơn. Dẫu vậy, số lượng rất có hạn, buộc phải năm sáu đứa một quyển. Ngoài ra, trường cũng phải mua lại vở ghi chữ của một số học sinh mà chữ đủ đẹp để nhìn, chép đủ văn tự, để bán cho những đứa không thích phải dùng chung và lại thực sự đủ tiền mua.
Tất nhiên, dù rằng Minh đã 12 tuổi lại được mẹ mình kèm cặp cẩn thận khi còn nhỏ, chữ Nho cậu biết không thua kém bất kỳ người nào, nhưng vì mới nhập học, lại là loại Thổ Bảo hạng bét nên Minh không được để ý nhiều, cộng với cái tính cậu ta cũng khiêm tốn, thành ra càng ít người biết.
Sở dĩ Minh được gọi là Thổ Bảo, thực ra là do sự phân biệt lẫn nhau của đám học trò. Bọn học trò ở trường vốn có xuất thân khác nhau, nhưng chúng nó dần tụ hội lại với nhau thành 3 nhóm chính, với xuất thân tương tự nhau. Loại đầu tiên là Kim Chủ- tức là con cái những nhà giàu có, các thương nhân lớn ở trong huyện thị hoặc con cháu quan lại cấp huyện, bọn này coi mình ở đẳng cấp cao nhất, quan hệ rộng, có thể được bố cơ cấu cho công việc nhàn hạ, tiền rủng rỉnh. Loại thứ hai là Thổ Bảo, tức là con nhà giàu ở các làng, hoặc tiểu thương trong trợ, hoặc con chủ thuyền đánh cá lớn,… giống như Anh Minh, bọn này mong muốn vào đây để kiếm một cơ hội thăng tiến trong tương lai hoặc kiếm công danh để đổi đời. Loại cuối cùng là Biên Man, là con cháu của các Thập- kẻ chỉ huy mười lính ở quân đội dưới trướng Lý Sử A. Bố bọn này đã lê thân qua nơi mũi tên hòn đạn, liếʍ máu để kiếm cơ hội cho chúng nó cuộc sống tốt hơn, và học là con đường tìm kiếm cơ hội đổi đời nhanh nhất.
Dù rằng xác nhận bản thân tới đây học để đổi đời, nhưng Biên Man vốn sống trong gia đình có chủ gia đình là quân nhân, nên tính tình nóng nảy, giỏi đánh nhau là điều dễ hiểu, vì thế nên Kim Chủ và Thổ Bảo đều coi họ là những kẻ nóng nảy, chỉ biết đánh nhau. Biên Man coi hai loại còn lại là bọn nhờ tiền của mà được đi học, không có vinh dự gì mà nói này nói nọ với bọn nó.
- Bố bọn tao đã bảo vệ nơi này khỏi giặc cướp đó, chúng mày nên biết điều và tôn trọng những người lính như họ!- Đám Biên Man nói, còn Kim Chủ và Thổ Bảo cứ thế bỏ ngoài tai.
Kim Chủ thấy rằng Thổ Bảo là lũ nhà giàu mới nổi hoặc bọn nghèo cố học làm sang, chỉ đáng làm tiểu đệ cho mình. Thổ Bảo thì ghét sự kiêu căng của Kim Chủ, luôn mong có ngày khiến bọn kia phải thực sự khâm phục mình và ngừng xúc phạm tới gia đình mình.
Nếu tính đúng ra ấy thì Trần Cường cũng là một Kim Chủ ấy chứ. Nhờ Trần Cường giải thích, Anh Minh cũng hiểu được nhiều điều về tình hình nơi đây. Ngoài ra, do Anh Minh làm chân tiểu đồng giúp việc học cho Trần Cường, thành ra đám Kim Chủ khác coi như tha cho cậu. Như đã nói, Kim Chủ chỉ muốn đám Thổ Bảo ngoan ngoãn làm đàn em thôi, chứ kỳ thị thì không nặng nề như với Biên Man.
Không chỉ không bị Kim Chủ làm khó, đám Thổ Bảo cũng tỏ ra thân thiết với Minh. Thứ nhất, họ và Minh là cùng gia cảnh. Thứ hai, Minh là theo Trần Cường làm thư đồng trước khi vào trường, chứ không phải sau khi vào mới đổi phe. Người không biết thì không có tội, mà đám này cũng muốn đảm bảo quân số, kéo thêm đồng minh, nên trừ khi phản bọn họ quá mức như kiểu chối bỏ thân phận Thổ Bảo, đầu quân hoàn toàn cho Kim Chủ như một con chó thì mới ghét thôi.
- Cậu mượn được cuốn gì vậy!- Lý Văn Huy, một Thổ Bảo ở làng Khê- nằm ở phía bắc huyện thị Sơn Hải bắt chuyện với Minh khi thấy cậu nhóc tiến vào thư viện trường. Thư viện là nơi cho thuê sách miễn phí để học, tất nhiên cũng vì thế mà sách không quá tốt, nhưng dùng vẫn được
- Mình đi mượn một cuốn sách dạy cách Chiết Tự các chữ Nho. Chữ Nho thực sự khó học quá, nhưng càng học qua phép Chiết Tự càng thấy nó thật là thú vị.- Minh cười.
- Chà, hiếm người nào chịu khó đọc sách như cậu vậy. Học chữ nhớ mặt đã tốn thời gian, giờ lại đi học cả phép chiết tự nữa hả?
- Chữ Nho rất khó học, là bởi vì nó được phát triển lên trình độ cao lắm, nếu chỉ cố tình học cái bên ngoài thì chả mấy mà quên ngay, học phép Chiết tự là để hiểu được ý đồ của từng nét chữ trong đó. Khi mà ta đã hiểu thì tự nhiên con chữ nó in vào óc! - Anh Minh trả lời, đồng thời nhớ tới người em trai cùng mẹ khác cha Hoàng Anh Kiệt. Kiệt cũng từng nói thế, khi đứng trước một công nghệ mới, ta phải thấy được cái cần học phải là nguyên lý cơ bản, rồi phát triển lên, còn nếu cố tình bắt chước mà không hiểu cơ sở thì sẽ mãi mãi không bao giờ làm chủ được công nghệ. Chữ Nho cũng thế, mọi vật đều thế cả.
- Được đấy!- Huy khen.
Hai bên chào tạm biệt, ai lại về làm việc của người nấy. Hoàng Anh Minh cầm cuốn sách đi ra chỗ ngồi của mình, mở cái bảng đen mà Kiệt tặng, cầm phấn và chuyên tâm luyện chữ của mình. Giấy thời này khá đắt, Minh lại học chữ rất cẩn thận, thường viết rất nhiều, nhà không có giấy, Kiệt cho làm cái bảng đen để anh mình luyện chữ trên đó cho đỡ tốn giấy.
Đang mải mê viết viết xóa xóa, Minh chợt bị vỗ vai, nhìn lên thì ra là Trần Cường.
- Đến giờ học rồi ông tướng.
- Cảm ơn, tôi mải luyện chữ quá, suýt quên.- Minh cảm ơn Trần Cường rồi hai người vội đi vào phòng học.
- Hôm qua nghe bảo sẽ có thầy giáo mới tới dạy học bọn mình, không biết là ai nhỉ?- Trần Cường gợi chuyện
- Có lẽ là thầy trẻ hơn tới thay cho thầy đồ Phú, ông ấy nghe bảo sắp cùng con cháu đi ra làng khác nên không thể ở lại đây!- Minh tiếp lời.
- Đi ra làng khác cái gì, có mà là trốn nợ!- Đột nhiên, một giọng hằn học vang lên. Hóa ra là thằng nhóc Vương Cương, bố nó là Vương Hữu- đại diện cho những người làm nhà trọ.
- Sao mày biết!
- Con lão ấy nợ ông già tao một đống tiền! Giờ trốn tiệt! Trường không dám đắc tội bố tao, buộc lão ấy phải trả nợ, trả xong hết rồi thì đuổi đi.
- Đã lấy được tiền, sao còn đuổi ông ấy.
- Lão già này chày cối lắm, phải trừ mạnh vào tiền lương từ đầu, chứ lão cầm được đồng nào thì chả cạy nổi răng lão ấy, nên bọn tao đuổi đi cho hả giận.
- Chà.
Phòng học hôm nay vẫn đông đúc như mọi khi, và bọn học sinh ngồi chờ đợi thầy giáo mới. Một lúc sau thì người đàn ông sẽ được phân công dạy lớp này tới. Ông ta trông cũng hơi trung tuổi, nét mặt khá nghiêm nghị, thậm chí trông như cáu bẳn điều gì đó.
- Tôi là Trương Xuân Thắng, từ hôm nay sẽ dạy các trò viết chữ. Các trò nếu gọi tôi thì phải thưa gửi đàng hoàng, tôi cho nói mới được nói, còn không dù trò là ai tôi cũng không tha đâu.
- Vâng!- Đám học trò cũng ngạc nhiên trước cảnh này, lâu lắm rồi mới có thầy dạy nào vừa buổi đầu đã nghiêm khắc thế này.
- Tôi muốn từ ngày mai các trò phải học mặc quần áo chỉnh tề, bút giấy phải đầy đủ, không được ăn quà vặt, không được vươn vai trong lớp, không được nói chuyện riêng khi tôi giảng bên trên,…. Tất cả những điều trên các trò đã rõ chưa.
- Dạ!- Nghe ông thầy này nói mà cả bọn váng hết đầu, chả biết nói năng gì cả
- Hôm nay, buổi đầu các trò chưa thực thuộc, tôi không để ý, nhưng nếu sau này phạm sai lầm, tôi bắt chép phạt chữ.
Nghe tới chép phạt chữ, mặt thằng học trò nào cũng tái như đít nhái. Chép phạt chữ thời này quả là một cực hình đáng sợ, không chỉ mỏi tay vô cùng, mà tiêu tiền cũng khủng khϊếp. Giấy ở huyện Sơn Hải phải đi mua ở trên châu Nam Bình, giá cực đắt, bọn trẻ dù có là nhà giàu hay nghèo đều không có nhiều mà dùng, còn mà đi chép chữ thì thật sự khủng khϊếp. Cách phạt đánh mạnh vào kinh tế này của thầy thật sự quá hiệu quả.