Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Hồn Thuật

Chương 26: Đau

« Chương TrướcChương Tiếp »
Hồn Thuật

Chương 26: Đau

Nguồn: tangthuvien

truyện copy từ

Kế Nguyên tướng quân cho đoàn thuyền giảm tốc, chỉ có năm trăm quân tiền phong là ào ào lao về phía trước chặn đánh đoàn người cá của quân Tống.

Văn Lục tụ khí bao quanh cả Vân Nhi và Ngọc Thanh, tiếp đó mọi binh sỹ chỉ thấy “vυ"t” một tiếng, cả ba biến mất trên bầu trời phía trước.

Với khoảng cách hơn một ngàn trượng, tương đương với hơn năm ngàn mét Văn Lục cũng chỉ mất có một khoảng thời gian ngắn. Linh thức trải ra Văn Lục phát hiện ra một đoàn người cá chính xác là ba trăm hai mươi bảy con. Người cá này đặc điểm cũng chẳng khác người bình thường là bao. Điểm đặc biệt của người cá này là có “mang” ở bên dưới tai, hai bàn tay và bàn chân có màng như màng chân vịt, thuận tiện cho việc bơi lội.

Trên bầu trời, Văn Lục mang theo Vân Nhi và Ngọc Thanh bay vυ"t qua vùng có người cá. Vì tốc độ của hắn nhanh hơn quân tiền phong thủy chiến rất nhiều nên hắn tính bay xa theo một đoạn dài về phía cửa biển xem có đoàn cá hay tình báo của địch không.

Quả nhiên là quân địch gian xảo, đầu tiên là tốp người cá hơn ba trăm người, tiếp đó cứ ba bốn trăm mét lại có một hoặc hai người cá cho đến tận gần tốp người cá thứ hai. Tốp người cá thứ hai này chính là quân tình báo chủ chốt của quân Tống, khi xung trận thì tốp này cũng chính là quân bài chưa lật có tác dụng đánh từ dưới lòng sông lên.

Khi tới gần tốp người cá “tình báo”, khoảng cách giữa hai người cá dải trên sông đã cách xa hơn một chút, vào khoảng gần một km. Văn Lục bắt đầu từ người cá nọ gϊếŧ ngược về phía tốp người cá đi đầu.

Đối với Văn Lục thì người cá bơi dưới sông kia chỉ cất tay là lấy cái mạng nhỏ của chúng. Suốt dọc đường bay ngược về cứ gặp người cá nào hắn ột đao rẽ nước chém đứt đôi sau đó tụ khí thành chảo vớt xác vất sâu vào trong dóng bờ.

Cả ba người đủng đỉnh vừa đi vừa gϊếŧ tới khúc sông diễn ra trận chiến giữa năm trăm thủy quân Đại Việt và hơn ba trăm người cá.

Tới gần nơi, linh thức Văn Lục tỏa ra. Bỗng nhiên mặt hắn tái ngoét, run run vừa quát vừa lao vυ"t xuống sông:

- Khốn khϊếp… đi chết đi….

Vân Nhi và Ngọc Thanh chưa hiểu gì thì chỉ kịp nghe Văn Lục quát vọng lên:

- Thuật phụ trợ hay cứu thương dùng hết cho ta… con mẹ nó… cứu được người nào hay người đó, nhanh lên!

“Xoẹt…xoẹt…”

Vân Nhi và Ngọc Thanh cũng vội vàng lao xuống. Tới gần cả hai đều sửng sốt, tiếp đó lệ nhòe mi mắt, tay vung lên vội vàng thi triển đủ mọi thuật phụ trợ và cứu thương cho binh sỹ Đại Việt. Giờ thì cả ba đã biết được sự tự tin của Kế Nguyên đến từ đâu. Dưới lòng sông kia, người cá đối với việc chiến đấu trong nước cực kỷ mạnh. Nhưng mà thủy quân Đại Việt chiến đấu chính là quên luôn thân mình, không hề bận tâm tới sống chết của bản thân, mạng đổi mạng với đội quân người cá này. Chỉ thây giữa dòng sông một người cá vung dao găm chém về phía cổ một binh sỹ Đại Việt. Binh sỹ nọ vẫn không hề đổi hướng cây sào, vẫn đâm vào ngực người cá nọ. Đến lúc cái đầu của binh sỹ nọ văng ra Văn Lục vẫn thấy trên mặt binh sỹ đó là…nụ cười. Đúng vậy nụ cười chính là tự hào “ta đây cũng gϊếŧ được một tên, tướng quân đã nói rằng gϊếŧ được một tên hòa vốn, gϊếŧ được hai tên người thân của ta ở quê nhà cũng an bình thêm một người”.

Ở góc sông kia một thủy binh Đại Việt lượn một vòng cung trong nước lao ra đỡ một kiếm cho đồng đội, nhưng trước khi tắt thở vẫn cố cầm lấy thanh đoản kiếm của địch giật mạnh người cá kia lại và đâm cho hắn một đao mới nhắm mắt. Người binh sỹ được đồng đội cứu cũng điên cuồng chém gϊếŧ người cá xung quanh. Ở phía trước có ba tên người cá vạm vỡ đứng quay lưng vào nhau, bao nhiêu binh sỹ Đại Việt vào đều bị chém vụn. Vậy ra không phải chỉ có hai tên tướng như Kế Nguyên tướng quân dự đoán mà có tới ba tên. Nhìn thủy quân Đại Việt lao vào đánh ba tên tướng như lao vào cái máy xay thịt vẫn không hề nao núng, đôi mắt Văn Lục đỏ lên:

- Đi chết cho ta…

Chỉ thấy ánh đao lóe lên rẽ đôi dòng nước chém về phía ba tên tướng của người cá.

“Choang”

Không ngờ là ba tên này đứng thành trận pháp gì đó, một đao toàn lực của Văn Lục cũng chỉ làm ba tên phun máu nhưng vẫn chưa bị gục. Thủy quân Đại Việt lúc này thấy quang hoa hiện lên khắp nơi xung quanh mình, sau đó là cảm giác thật thoải mái, tốc độ và sức mạnh tăng lên. Những binh sỹ bị thương được thuật pháp chữa trị của Ngọc Thanh thi triển trên diện rộng chữa lành. Tiếp đó thấy Văn Lục như chiến thần lao vào chém ba tên tướng, cả trận reo hò kích động gầm lên đâm chém người cá.

Văn Lục một đao không gϊếŧ được tướng của đội người cá thì tức giận “hừ” lên một tiếng, hôn mê thuật thi triển bắn tới tên tướng đứng gần nhất. Tên người cá nọ tự nhiên u mê làm gián đoạn trận. Văn Lục chỉ chờ có thế ỗi tên một đao cả người nổ tung dưới nước. Cuộc chiến đang rằng co chuyển sang tàn sát. Văn Lục nhìn những thủy quân “mạng đổi mạng” thì đôi mắt đỏ ngầu, như sát thần đi tới đâu người cá chết nổi lên tới đó.

Trận chiến vào gian đoạn kết thúc.

Trên trời Vân Nhi và Ngọc Thanh đứng cách mặt sông hơn mười mét luôn tay thi triển đủ mọi thuật phụ trợ cho binh sỹ. Có một thủy quân nằm bẹp trên thuyền, hai chân bị câu liêm của người cá dưới sông cắt đứt. Mặt hắn tái nhợt vẫn tươi cười đưa tay yếu ớt vẫy vẫy Ngọc Thanh.

Vân Nhi và ngọc thanh run rẩy, nước mắt tùm lum chỉ hắn:

- Hu hu! Ngươi…ngươi …lúc nào rồi mà còn cười được…

- Ta chọc chết được ba con người cá đấy … quá có lãi, tại sao lại không cười?

Nhìn thấy đôi chân cụt ngủn của hắn. Vân Nhi và Ngọc Thanh không kiềm chế được mắng hắn là ngu ngốc, là đần độn, thân mình là do cha mẹ sinh ra tại sao lại không biết quý trọng?

Hắn chỉ cười cười: “Nếu so với quê hương bị đốt phá, cha mẹ bị tàn sát thì đôi chân có đáng là gì! Nam nhi Đại Việt chưa bao giờ yếu hèn, thì chẳng lẽ ta không làm được.

Hai giờ sau trên thuyền chỉ huy, Văn Lục túm lấy cổ áo Kế Nguyên tướng quân gào lên:

- Ngươi…khốn khϊếp…ngươi biết rõ là người cá mạnh hơn so với binh sỹ thủy quân ta tại sao ngươi không đưa cả đội quân đi để giảm thương vong? Ngươi trả lời cho ta…

Kế Nguyên tướng quân lạnh lùng nhìn Văn Lục:

- Ngươi nói xem, ta đưa cả đội quân đi, để cả đội quân thấy chỉ một nhúm người cá kia đã mạnh kinh khủng như vậy liệu còn tinh thần để đánh đại quân hùng mạnh đang ở cửa biển tiến vào không?

Tướng quân giật tay Văn Lục ra khỏi cổ áo rồi nói tiếp:

- Có thể tử thương năm trăm nhưng không thể để toàn quân ý chí lung lay.

Nói xong Kế Nguyên tướng quân bước ra đứng đầu thuyền chỉ huy rõng rạc hô lớn:

- Hỡi anh em thủy quân Đại Việt ta!

Gần hai vạn binh sỹ trên ba ngàn chiến thuyền đồng thời giơ cao cây sào hô lớn làm rung chuyển cả một khúc sông. Tướng quân tiếp tục nói.

- Năm trăm thủy binh tiền phong của chúng ta đã đánh tan đội người cá hùng mạnh. Chính là không tiếc thân mình, lấy mạng đổi mạng, để cho chúng ta có cơ hội chống lại đại quân Tống. Kẻ địch cực mạnh nhưng bọn họ vẫn không hề nao núng, không hề hèn yếu run sợ trước quân địch. Bọn họ như vậy, còn các ngươi…các ngươi nói cho ta xem các ngươi có sợ không?

Là binh sỹ đồng loạt cầm sào giơ lên, thậm chí mấy anh đầu bếp cũng đứng ra mép thuyền khua khoắng chiếc muỗng hô lớn:

“Không sợ”.

Hơn hai trăm người đã ngã xuống, giao phó đất đai, nhà cửa, gia đình cho chúng ta bảo vệ. Các ngươi nói xem các ngươi có quyết tâm bảo vệ thay họ được không?

Thủy quân trên ba ngàn chiến thuyền đều kích động đỏ bừng mặt, khi huyết sôi trào hô lớn:

“Quyết tâm…quyết tâm…quyết tâm…”

- Toàn quân nghe lệnh tăng hết tốc độ tới bãi lau sậy Đông Kênh lập trận địa mai phục. Chúng ta phải đánh cho quân địch không còn một manh giáp mang về.

Lời Kế Nguyên tướng quân vừa rứt, tiếng kèn thúc quân vang vọng dồn dập. Cả đoàn thuyền lao đi vun vυ"t trên mặt sông mang theo quyết tâm đánh giặc giữ nước của toàn bộ thủy quân Đại Việt.

Văn Lục đứng ngẩn ngơ trên khoang thuyền để cho gió va vào mặt. Linh thức trải ra Văn Lục thấy Vân Nhi và Ngọc Thanh đang chăm sóc binh sỹ bị thương trên chiếc thuyền phía sau. Ngọc Thanh bây giờ khuôn mặt tái nhợt. Thi triển mộc thuật để chữa lành vết thương cho quân sỹ quá nhiều lần dẫn đến sắp kiệt sức. Ngọc Thanh lúc này cũng chỉ cấp cứu những binh sỹ nguy kịch, còn những binh sỹ thương nhẹ đành để cho Vân Nhi chia sẻ giúp mặc dù thủy thuật không chữa thương tốt như mộc thuật.

Linh thức của Văn Lục cũng phát hiện ra trong khoang thuyền chỉ huy, tướng quân Kế Nguyên đang ngồi trầm tư một mình. Hai tay ông run run xoa nhẹ những tấm thẻ ghi tên của những thủy binh hi sinh trong trận chiến vừa rồi.

Văn Lục thở dài, làm tướng quân chính là nhìn thấy binh sỹ của mình từng người ra đi còn đau hơn so với chính bản thân mình bị thương. Nhưng mà trước quân sỹ của mình tướng quân vẫn phải tỏ ra cứng rắn, tỏ ra tự tin để khỏi xao động lòng quân. Lấy gần hai vạn thủy quân nhiệm vụ là tiêu diệt hoặc cầm chân thủy quân địch không cho chúng tụ họp với bộ binh, điều này khó khăn không tưởng nổi. Nếu lúc này lòng quân lại xao động thì cầm chắc thất bại rồi. Tướng quân chỉ còn cách lấy cái chết của những thành viên đội tiên phong kích động sỹ khí của toàn quân.

Tới mờ sáng hôm sau, cả đội thủy quân Đại Việt đã tới vùng sông nước Đông Kênh. Thông qua linh thức Văn Lục thấy đây là một bãi sông rất rộng, chỗ rộng nhất cũng tới hai ba km. Trải dài hai bên bờ sông là ngút ngàn lau sậy. Tướng quân Kế Nguyên chia thủy quân làm hai luồn lách vào sâu sát hai bờ sông, vừa đi vừa xóa dấu vết.

Lệnh cho binh sỹ im lặng mai phục, cấm gây ra tiếng động, không được nổi lửa nấu cơm nếu không sẽ bị sử theo quân pháp. Cả đoàn quân chỉ ăn lương khô, uống nước lã đợi lệnh. Khi quân địch tới mọi việc truyền tin sẽ do Văn Lục truyền âm vì linh thức của hắn rộng tới hơn chín ngàn mét. Văn Lục lúc này cũng đang thắc mắc, lịch sử trước kia của Việt Nam không biết cái ông Kê Nguyên này dùng cái gì để ra lệnh mà vẫn giữ được tính bí mật khi tập kích quân địch nhỉ? Hay là phái người lêи đỉиɦ núi cao phất cờ?

Lúc hoàng hôn ba ngày sau, đại quân thủy chiến với hơn sáu trăm chiến thuyền cực lớn của Tống tiến vào đoạn sông Đông Kênh. Đoạn sông này sắp diễn ra một trận chiến “huyền thoại”, một trận chiến mấu chốt để quân Đại Việt đánh tan quân Tống. Nhưng lạ một điều sử sách đều … không viết tới.
« Chương TrướcChương Tiếp »