Chương 12

Thấy ông Thủy thực sự có tài nên khi được ông ghi cho mấy món cần mua để chuẩn bị đàn lễ, bà Ba Tỵ đã lập tức đáp ứng ngay. Và sự thật là ông Thủy giỏi thật.

Hôm ấy đàn lễ chuẩn bị vừa xong, cũng là lúc ông Tỵ tỉnh lại. Người đàn ông đó sau khi bị ông Thủy áp chế thì chẳng còn vẻ điềm đạm của ba ngày trước. Ông ta gào thét, hất đổ mọi thứ trong tầm với. Và còn có thể làm hại chính mình nếu ông Thủy không lường trước mà trói ông ta lại.

Ông Thủy sau khi thắp lên đàn lễ một bó nhang thơm, thì hô khẩu quyết. Những đạo bùa màu vàng đang nằm yên trên bàn lễ chợt bay lên không trung rồi bốc cháy. Ông Thủy lúc này một tay bắt ấn, tay kia là roi cá đuối.

Từng nhát roi đánh xuống, ông Tỵ khi này bị trói không bắt được ngọn roi nữa. Và đôi mắt của ông đã hằn rõ sự sợ hãi. Người đàn ông tội nghiệp ấy cũng không dám la hét nữa mà cố nghiêng người để tránh đi nhưng nhát đánh thâm hiểm từ gã thầy bùa.

Nhưng sao mà tránh được khi ông ta đang bị trói gô như đòn bánh tét. Vết thương cũ… vết thương mới. Da thịt nứt toác, máu me đầm đìa. Ông Tỵ đang gầm gừ như một con thú hoang bỗng buột miệng nói.

-Đừng đánh nữa! Tôi đi!

Là giọng đàn ông thiệt, nhưng nó không the thé, sang sảng như giọng vốn có của ông Tỵ, mà âm trầm, khàn đặc. Bên này ông Thủy đánh lâu như vậy cũng là chờ đợi mấy chữ kia của kẻ nhập xác.

Tay vẫn giơ cao lên bắt ấn để tạo ra một lá bùa kim cang, tay còn lại ông Thủy túm lấy ngọn roi cá đuối mà chỉ về phía ông Tỵ.

-Với tài phép của ta ngươi không muốn đi cũng không được đâu. Nhưng trước khi đi người phải nói rõ, ngươi là ai, tại sao lại chiếm giữ thân xác của Ba Tỵ?

Một trận cười khùng khục vang lên từ chỗ của Ba Tỵ. Bỗng người đàn ông ấy trợn ngược mắt lên mà ngã vật xuống nền nhà.

-Hắn xuất rồi?

Ông Thủy thốt lên rồi quýnh quáng chạy lại đỡ lấy người bạn thân. Và trong khung cảnh hỗn loạn ấy chợt bà Yến cùng những người đứng xem đã thấy một luồng sáng đột nhiên xuất hiện ở giữa nhà của ông Tỵ rồi sau đó bay thẳng ra ngoài cùng tiếng giọng nói âm trầm.

-Ta là Tạ Hoàng Nhạn!



Ném điện thoại xuống mặt bàn, Trịnh Vũ Dương trưng ra một nụ cười chế giễu rồi ngả người ra lưng ghế. Ma với quỷ… Cô gái ấy chỉ kiếm chuyện để nói với Trịnh Vũ Dương anh thôi. Đúng là một cô gái có cá tính mạnh mẽ. Nhưng tiếc đó không phải là gu của anh.

Lại tiếp tục trưng ra một vẻ mặt bất đắc dĩ, Trịnh Vũ Dương với tay lấy điện thoại. Rồi sau đó là ấn nhanh lên màn hình một vài dòng tin nhắn. Chỉ là đến lúc chuẩn bị ấn nút gửi anh ta lại do dự.

-Đừng tổn thương phụ nữ dù chỉ là dùng lời nói.

Lời nhắn nhủ của ông Phong khi nãy làm Vũ Dương có chút do dự khi định buông ra lời chê bai Huệ Lan. Với lại dì Anh cũng đã khẳng định chắc nịch rằng cô nàng không có tình ý với Vũ Dương như anh chàng và ông Quốc từng tưởng tượng.

Vậy nếu không phải là thích và muốn cưa cẩm anh thì những tin nhắn vừa rồi và trước nữa chỉ đơn thuần là để tâm sự. Tâm sự như một người em gái với anh trai của mình. Và nếu sự thực là như thế thì…

Trịnh Vũ Dương hít sâu vào một hơi rồi thẳng tay bấm xóa đi dòng tin nhắn mình vừa mới định gửi. Và sau đó là soạn lại một tin nhắn khác. Có điều tốc độ bấm chữ giờ chậm ngang ngửa với việc anh chàng dùng dao mổ để cắt xuống nhát đầu tiên trên tử thi.

-Tôi nghĩ đó là một trò bịp thôi.

Trên đời này làm gì có ma quỷ chứ. Chưa kể tôi nghĩ không có hồn ma nào lại hóa thành chó đâu. Vì chó rất kị với ma quỷ mà. Cô không nghe câu “chó sủa ma” sao?

Chó sủa ma… Huệ Lan lẩm nhẩm đọc lại từng chữ trong tin nhắn của Trịnh Vũ Dương. Nếu giả cô đọc được tin nhắn này trước khi nhìn thấy hai bóng trắng kia, thì Huệ Lan chắc chắn tin vào lập luận của Trịnh Vũ Dương. Nhưng giờ đây thì…

Theo lời kể của ông Tỵ lúc ông trở lại bình thường thì hôm đó sau khi mua xong hai điếu thuốc ở chỗ bà Sanh, ông Tỵ đã đi tới chỗ bãi tha ma thật. Và ở đó ông đã gặp một chú chó trắng lớn, cao hơn nửa người. Nó chạy ra từ bãi tha ma và cuống quyết vẫy đuôi với ông Tỵ.

Một linh cảm không lành chực xuất hiện trong đại não làm người đàn ông đang say xỉn lập tức tỉnh táo. Ông đem những đất cát có ở ven đường ném vào con vật tội nghiệp, rồi nhanh chóng chạy về nhà.

Nhưng sau khi chạy được một đoạn xa xa khỏi con vật, ông Tỵ lại vấp ngã. Và sau đó ông không biết gì cho đến khi được ông Thủy gọi dạy và cho uống nước. Nghĩa là những gì đã xảy ra ở ba ngày trước đó ông Tỵ không nhớ gì.



Tiếng gà gáy râm ran làm Huệ Lan dù không tình nguyện vẫn cố gắng thoát ra khỏi mớ suy nghĩ hỗn độn của bản thân. Có điều sau khi thần trí hồi lại, Huệ Lan đã phải giật thót khi con ngươi bắt được một thân ảnh của ai đó bên khuôn cửa sổ.

--- Nhã Chi! Chi không ngủ sao? Mà bạn hết sốt chưa? Tối qua bạn sốt tới mức…

Huệ Lan dừng câu nói của mình lại vì đôi mắt của cô bạn mới quen đỏ hoe và sưng húp một cách đáng ngại. Tại sao lại ra nông nổi đấy? Do cơn sốt khi khuya vừa rồi? Hay còn do nguyên nhân gì khác?

Bên kia Nhã Chi hình như cũng biết được lí do của thái độ kia, cô nàng mìm cười gượng gạo.

-Chi…

-Chi khóc hả? Có phải vì điều kiện phòng ốc ở đây hơi chật chội nên Chi cảm thấy không thoải mái. À, vì vậy nên bạn mới phát sốt phải không? Thế này đi, sau khi phụ giúp đám giỗ cho nhà Hà Duy xong thì hai đứa mình xuống đường thuê khách sạn để ở nhé! Chịu không?

Cái lắc đầu đáp trả thật chậm rãi của Nhã Chi làm Huệ Lan hơi khớp. Cô nàng cau chặt mày.

-Vậy thì có chuyện gì? Là việc bọn này chưa có giúp Chi tìm tung tích của ông ngoại.

-Chi gặp ông rồi!

-Cái gì? Chi đã gặp ông ngoại của Chi rồi sao? Đúng rồi! Ông ngoại của Chi tên Minh, lẽ nào người mà Chi cần tìm là ông Tư Minh.

Đôi mắt đẹp của Nhã Chi bất giác rơi lệ. Nhưng cô gái trẻ ấy đã nhanh chóng đưa tay lau đi, và mỉm cười chua xót.

-Không. Mình gặp ông trong mơ. Lan à, ông ngoại mình thật sự đã chết rồi! Hai bạn không cần hao tâm tốn sức để tìm ông cho mình đâu.

(Hết chương 12: )