Chương 1: Sụp đổ

Bước đi trên con đường quen thuộc từ trường về nhà, lòng dạ cậu học trò nặng trĩu bởi một cảm giác khó chịu không rõ nguyên do. Bầu trời tối đen như mực, gió thổi qua từng đợt lạnh lẽo làm cậu không khỏi rùng mình. Những chiếc lá vàng rơi rụng theo từng cơn gió và các trụ đèn đường bật sáng khi hoàng hôn vừa buông xuống, ánh sáng vàng nhạt từ những bóng đèn huỳnh quang chiếu rọi góc phố nhỏ. Chúng treo trên những cột đèn bằng sắt đã cũ, có nhiều chỗ bị rỉ sét, ánh sáng yếu ớt chỉ đủ để nhìn thấy đường. Những con đường lát nhựa với các vạch kẻ mờ nhạt, bụi bặm của phố xá hòa lẫn với tia sáng hiu hắt tạo nên khung cảnh ảm đạm.

Tiếng xe cộ vẫn nườm nượp dù trời gần sập tối, Khải bất chợt cảm giác lo lắng. Ánh đèn đường lập lòe khi có cơn gió thoảng qua, bóng cây rì rào trong gió, tạo ra những chiếc bóng với nhiều hình thù kì lạ trên mặt đường. Bóng đèn thỉnh thoảng nhấp nháy, làm cậu càng thêm cảm giác bất an, như có điều gì đó không ổn đang chờ đợi cậu ở phía trước.

Vừa bước đến cổng nhà, Khải nhận ra có gì đó khác thường. Cửa nhà khép hờ, không như thường lệ. Cậu cảm thấy lòng mình chộn rộn, đôi chân như muốn chùn bước. Hít một hơi sâu, Khải đẩy cửa bước vào, cảm giác lo lắng theo đó cũng đột ngột tăng lên.

Thoáng nhìn vào thấy ba đang ngồi nghiêm nghị với ánh mắt sâu lắng tay cầm điếu thuốc, còn mẹ Khải ngồi bên cạnh mắt đỏ hoe, nước mắt dàn dụa, mặt mẹ có vẻ hết sức nghiêm trọng và đau khổ. Ba Khải là chủ một cửa hàng kinh doanh nhỏ nhưng khá thành công, còn mẹ cậu, với sự ân cần, siêng năng, làm nội trợ toàn thời gian. Gia đình Khải đã sống ở đây suốt tám năm, cuộc sống tương đối êm đềm, cho tới hôm nay.

Một cảm giác lo lắng trong Khải trỗi dậy, cậu liền tiến lại, giọng run run.

“Sao thế ba mẹ?” – Khải hỏi với đầy thắc mắc.

Mẹ Khải lau nước mắt, giọng nghẹn ngào không thốt ra lời, ba cậu đặt điếu thuốc xuống bàn, thở dài một hơi.

“Ba xin lỗi, nhưng chắc trong nay mai thôi, chúng ta sẽ phải chuyển về quê.” – Ba Khải nói với vẻ mặt đầy sự nuối tiếc, bàn tay siết chặt đầu mũi.

Không khí trở nên nặng nề đến mức Khải cảm thấy tim mình như bị ép chặt, từng tiếng thở trở nên khó khăn. Cậu nhìn thấy trong mắt ba là sự lo âu, còn trong mắt mẹ là sự tuyệt vọng. Khải vẫn không thể hiểu nổi điều gì đang diễn ra.

“Nhà mình có chuyện gì sao ba?” – Khải hỏi, miệng lắp bắp.

“Do ba tham mê cờ bạc, ba xin lỗi con nhiều lắm Khải à, giờ thì nhà ta phá sản rồi, nợ nần chồng chất, cả căn nhà này cũng không thể giữ.” – vừa nói, ba Khải vừa lắc đầu rồi bắt đầu rơi những giọt nước mắt.

Thấy thế, Khải sửng sờ vì từ khi cất tiếng khóc chào đời, bản thân cậu chưa bao giờ thấy ba mình vì bất cứ chuyện gì mà rơi lệ. Nhưng khi nghe từng câu, từng chữ ba cậu nói ra cứ như từng tia sét giáng từng đợt qua tai.

“Sao, sao có thể….” – Giọng Khải thổn thức nói không nên lời, tâm trí cậu tê dại, ngã gục xuống, ôm lấy cơ thể mà không khỏi run rẩy, Khải đã sống tại đây được tám năm. Gắn kết với nơi này gần nửa cuộc đời. Ấy vậy mà giờ đây cậu phải rời xa nơi này một cách đột ngột như thế.

“Đồ con ba mẹ đã dọn dẹp cả rồi, ngày mai chúng ta khởi hành, nhớ ngủ sớm con nhé.” – Ba cậu choàng vai nhẹ nhàng an ủi.

Khải im lặng lủi thủi bước về phòng, nhìn vào căn phòng trống trơn chỉ còn lại chiếc đèn ngủ cũ rích, mà lòng cậu không khỏi nhức nhối. Đêm đó, Khải nằm trằn trọc, ngước mặt nhìn trần nhà, không tài nào chợp mắt nổi.

“Tại sao? Tại sao lại là mình? Tại sao mình phải đối mặt với hoàn cảnh trớ trêu này?” – Khải nghĩ thầm. Nhiều dòng suy tư phức tạp không ngừng khuấy động tâm trí cậu. Khuôn mặt Khải đẫm lệ với đôi mắt đau nhói do khóc quá nhiều, cuối cùng, sự mệt mỏi đã làm Khải dần thϊếp đi.

Trong giấc ngủ chập chờn, Khải thấy mình bị bao phủ bởi màn đêm tăm tối. Nhũng ngôi nhà hoang tàn, cây cối mọc um tùm, cành lá rậm rạp che khuất cả con đường trước mắt, không khí lạnh lẽo và đổ nát xộc thẳng vào mũi. Tiếng gió thổi rin rít đầy thê lương, làm Khải không tự chủ mà rùng mình.

Khải bước từng bước vô định lạc lõng giữa không gian rộng lớn. Bỗng dưng, từ xa, một bóng người xuất hiện. Đó là một người phụ nữ trẻ, tóc đen dài, mặc chiếc áo dài trắng, khuôn mặt xinh đẹp nhưng ánh mắt vô hồn, trống rỗng. Cô ấy nhìn chằm chằm cậu, nở một nụ cười nhẹ nhàng nhưng đầy ma mị.

“Cô là ai? Tại sao tôi lại ở nơi này?” – Khải gắng hỏi nhưng không nhận được câu trả lời.

Người phụ nữ đứng đó, nhìn Khải với ánh mắt đầy xa xăm. Bỗng nhiên cô ta giơ tay lên chỉ về phía sau lưng Khải. Ánh mắt thay đổi nhanh chóng, trở nên lạnh lẽo và rực sáng trong đêm đen.

Một cơn gió mạnh bỗng thổi qua, lá cây bay lả tả che khuất tầm nhìn của Khải. Mọi thứ xung quanh dần trở nên mờ ảo, tan biến dần trong không trung. Cậu cảm thấy như mình đang bị kéo đi, không có sức chống cự. Người phụ nữ bí ẩn lại xuất hiện ngay sau lưng Khải, nhưng lần này cô ta còn thì thầm điều gì đó không rõ ràng vào tai cậu.

Đùng.

Tiếng chiếc đèn ngủ rơi xuống làm Khải giật mình tỉnh giấc, tim đập loạn xạ, mồ hôi nhễ nhại ướt mèm hết chiếc áo. Ánh sáng chập chờn từ chiếc đèn ngủ bị rơi trên đất vẫn hiu hắt chiếu sáng căn phòng, nhưng giấc mơ khi nảy vẫn còn lắng đọng trong đầu Khải. Cậu cảm giác rằng đây không chỉ là một giấc mộng bình thường. Nhìn ra cửa sổ, thấy bên ngoài vẫn còn bị bủa vây bởi màn đêm, cậu tự hỏi liệu rằng điều gì sẽ chờ đợi cậu tiếp theo rồi sau đó cũng tựa đầu vào gối, mệt mỏi mà thϊếp đi lần nữa.

Sáng hôm sau, Khải thức dậy với tâm trạng nặng nề. Chuẩn bị hành lý, nhìn lại căn phòng nhỏ của mình trước khi rời đi. Mọi thứ quen thuộc bây giờ chỉ còn là kỷ niệm. Ba mẹ Khải cũng đã sẵn sàng, cả ba người cùng bước chân rời khỏi nơi từng là tổ ấm của họ trong suốt tám năm qua.

Khoảnh khắc đặt chân lên xe khách Hoàng Long, mặt cậu đượm buồn, vì cậu còn chưa kịp tạm biệt nhóm bạn thân thiết của mình.

“Ăn bánh lót dạ đi con, đừng để bản thân mình đói.” – Mẹ Khải với ánh mắt lo lắng, đưa cậu chiếc bánh rán.

Xe bắt đầu khởi hành và cũng mang theo những ký ức và hy vọng của Khải vào một khởi đầu mới. Xe chỉ vừa lăn bánh một đoạn ngắn thì cậu đã ngã lưng vào ghế và dần chìm vào giấc ngủ ngay, trong mơ những hình ảnh từ ngày thơ ấu của Khải không ngừng tái hiện lại như một cuốn phim, cậu nhìn thấy khung cảnh làng quê bình yên có cậu cùng một cô bé mặc chiếc váy xinh xắn, cả hai người, tay trong tay chạy trên những bãi cỏ xanh mướt. Nụ cười của cô bé ấm áp cuốn hút tựa vầng tịch dương, tiếng gió xào xạc thổi qua từng tán lá và cả mùi hương của đồng cỏ vẫn thoang thoảng phản phất trong giấc mơ của Khải. Cậu bé ấy là Khải, còn cô bé ấy là ai? Có liên quan gì tới cuộc sống của cậu tại quê nhà?

Trong những giờ đầu tiên trên xe khách, Khải ngồi cạnh cửa sổ, nhìn chăm chú vào những cảnh vật lả lướt qua nhanh chóng. Những hình ảnh phố phường nhộn nhịp dần biến mất, thay vào đó là những cánh đồng bát ngát và những ngôi nhà nằm thưa thớt dọc hai bên đường. Lòng cậu dâng lên cảm xúc lẫn lộn giữa sự lo lắng và hiếu kỳ.

Khải nhìn quanh xe, những hành khách khác cũng đang trải qua cảm giác tương tự. Một cụ bà ngồi phía trước đang trao đổi câu chuyện về quê với một bác nông dân. Mấy đứa trẻ nghịch ngợm chạy qua chạy lại hàng ghế, trong khi một thanh niên bên cạnh Khải đang lặng lẽ đọc sách, chìm vào thế giới riêng.

Bỗng quay đầu nhìn qua ô cửa, cậu giật bắn mình. Khải thấy một dòng chữ đỏ vẽ bằng máu mơ hồ dần hiện ra trên khung cửa một chữ “chết”. Cậu hoảng hốt, ngã ngửa, rồi nhìn xung quanh.

Mọi người trên xe đưa ánh mắt lạ lẫm như nhìn vào kẻ điên soi xét Khải, ba mẹ cậu vội đi lại hỏi thăm tình hình. Khải không đáp ngay mà nhìn ba mẹ, suy nghĩ hồi lâu.

“Con hơi chóng mặt, không sao đâu ba mẹ.” – Khải đưa tay lên xoa xoa thái dương, rồi ngồi lại chỗ.

Một lúc sau, khi xe dừng nghỉ tại một điểm dừng chân nhỏ, mẹ Khải dúi vào tay cậu một chiếc bánh mì và chai nước.

"Ăn đi con, đường còn dài lắm.” – Bà ân cần nói. Khải gật đầu, nhận lấy và ăn ngon lành, cảm nhận vị bánh mì kẹp giăm bông quen thuộc. Sau đó cậu vội xuống xe hít thở không khí bên ngoài, đột nhiên cậu nhận ra một người lạ mặt bí ẩn nhìn chằm chằm vào cậu từ xa. Người đó mặc một chiếc áo dân tộc rách rưới với nhiều hoa văn, gương mặt nửa ẩn nửa hiện. Khi Khải quay lại lần nữa, bóng dáng người ấy đã biến mất. Khải cảm thấy ngạc nhiên, cố trấn tĩnh bản thân đó chỉ là hoa mắt do đêm qua cậu ngủ không đủ giấc.

Xe chạy liên tục, ngót nghét cũng gần ba ngày cho chuyến đi dài đằng đẵng này từ nam ra bắc. Mỗi khi xe dừng lại để nghỉ ngơi, Khải lại ra ngoài hít thở không khí lạnh mát và nhìn ngắm những ngôi làng nhỏ xung quanh. Cậu bắt đầu cảm nhận được phần nào cuộc sống mới nơi đây.

Ngày cuối cùng trên xe khách, Khải bắt đầu thấy kiệt sức và mệt mỏi không ngừng xâm chiếm. Xe tiếp tục lăn bánh qua những con đường gồ ghề, qua những cầu treo lắt lẻo. Khải nằm ngả lưng, giấc mơ về cô bé với chiếc váy xinh xắn lại xuất hiện như một cuốn phim quay chậm.

Vùng quê ấy, Khải cũng chỉ về được vỏn vẹn vài lần, kể từ khi có chuyện gì đó kinh khủng xảy ra và ông Khải mất thì gia đình cậu cũng chẳng lui tới chốn hẻo lánh ấy.

“Dậy đi con, ta tới nơi rồi.” – Mẹ Khải lay lay người cậu .

“Tôi ra bắt xe lam, bà với con, đứng tại bến đợi tôi.” – Ba Khải nhọc nhằn hai tay chất đầy hành lí, khềnh khàng nói vọng lên xe.

Một lúc sau Khải tỉnh dậy cùng mẹ đi tới điểm hẹn, thì thấy Ba cậu vẫy vẫy tay, ba mẹ Khải tay xách tay chéo đem đồ vội vàng xếp lên xe. Hồi sau thì cả ba người cùng trèo lên, tiếp tục cuộc hành trình của mình.

“Tôi tên Hoài, mà Anh có hút thuốc không?” – Nói rồi bác tài đưa tay lên ngực mò mẫm chiếc túi, rồi lấy ra gói Điện Biên, mồi lửa lên đầu thuốc đưa cho ba Khải.

“Cảm ơn ý tốt của anh, nhưng tôi hơi mệt.” - Ba khải xua tay ra vẻ từ chối, lúng túng đáp.

“Mà anh chị đi đâu để tôi còn báo giá? Nhìn anh chị ăn mặc sành sỏi vậy hẳn là dân Sài Gòn nhỉ?” – Ông ta nhàn nhã rít từng hơi thuốc, đưa cặp mắt liếc nhìn vào chiếc đồng hồ hiệu tít- xô mà ba Khải đeo trên tay.

“Chúng tôi…, chúng tôi về làng U Linh.”

Vừa nghe hai chữ này, Bác Hoài trợn tròn mắt vì kinh ngạc.

“Cái…cái gì, Làng U Linh sao?” – Bác hỏi lại cho chắc chắn mình không nghe nhầm.

“Đúng rồi, sao thế anh?” – Ba Khải hỏi với giọng dò xét.

“Thế thì tôi phải tăng giá, dạo này nơi đó xảy ra nhiều vụ mất tích bí ẩn, giờ mà tôi chở anh chị tới đó rồi trở về nhà tôi thì trời cũng đã sập tối, còn chưa kể tới đường đi rất gồ ghề, tôi không thể mạo hiểm tính mạng mình chỉ vì vài đồng bạc lẻ được, nếu xảy ra chuyện gì thì gia đình tôi…” – Bác Hoài nói nhỏ nhưng mắt không ngừng lo lắng nhìn về phía trước.

Ba Khải trầm ngâm hồi lâu với sự đắn đo.

“Bác cố giúp gia đình tôi lần này, đây là chút tấm lòng của tôi.” - Ba Khải cố trấn an, móc từ trong túi vài tờ tiền rồi nhét vào tay ông ta, ra vẻ tiếc nuối.

Bác Hoài nhìn số tiền một lúc, chìm vào ưu tư.

“Anh thông cảm, nghề này bạc bẽo, đồng ra đồng vào cũng không có bao nhiêu, không phải tôi hét giá với anh chứ ngoài những người cần tiền như tôi ra, chẳng mấy ai dám đưa anh tới ngôi làng đó đâu”- Bác Hoài cẩn thận nhét tiền vào túi áo rồi bắt đầu lái xe tiếp, vừa chạy ông ta vừa kể về những sự kiện kì lạ gần đây ở làng U Linh.

“Anh chị về ngôi làng đó nên cẩn thận, gần đây nghe đồn thường có người mất tích một cách bí ẩn, nghe bảo có một đứa bé mất tích cũng được đâu đó bốn, năm ngày. Vì nghĩ thằng nhóc chết rồi, ba mẹ nó còn mời cả thầy mo về lập đàn gọi hồn cơ đấy.” – Bác hoài giọng bí hiểm pha chút chăm biếm kể cho ba mẹ Khải về những vụ việc của làng U Linh.

Hành trình dài làm Khải mệt mỏi. Cậu ngồi trên xe, mắt dán vào khung cảnh bên ngoài ô cửa, những cánh đồng trải dài và dãy núi to sừng sững. Cậu mơ màng nhớ về quá khứ, những ngày hè nóng bức ở căn nhà cũ trên mảnh đất này. Hình ảnh một ai đó cầm quạt bế Khải ngồi trên ghế tre, cất tiếng hát như ru ngủ trở lại trong tâm trí.

Gần hai tiếng sau thì cũng đã tới nơi, hiển hiện trước mặt Khải là khung cảnh làng quê lạ lẫm nhưng cũng đầy quen thuộc.

Cậu chăm chú nhìn mọi thứ xung quanh, một buổi chiều nắng vàng nhạt trải dài trên con đường đất nhấp nhô, ngôi làng hiện ra bình dị và cũng đầy cuốn hút dưới bóng những lũy tre xanh rì rào nhảy múa trong gió. Đồi núi trùng trùng điệp điệp, trải dài vô tận… Tới với vùng quê này, thôn được bao quanh bởi rừng già, với những cây cổ thụ cao vυ"t. Cổng làng nơi đây, được xây bằng gạch đỏ sậm, trải đầy dấu tích do thời gian để lại. Hai trụ cổng vững chãi bám đầy rêu phong, nối với nhau bằng một thanh đá lớn khắc chữ hán hay quốc ngữ đã mờ đi ít nhiều theo năm tháng. Những thứ đó tạo nên vẻ đẹp cổ kính và đầy bí ẩn. Tuy nhiên cảnh vật bình yên này cũng không thể làm nguôi đi những câu chuyện rùng rợn khi nãy bác Hoài kể. Làm Khải cảm thấy một sự bất an len lỏi trong lòng.

Khi qua cổng làng, con đường đất đỏ quanh co uốn lượn như dải lụa giữa cánh đồng xanh bát ngát, đầu làng có một cây si già to sừng sững. Còn có các cụ già đang ngày uống trà. Đi thêm một đoạn là một ngã ba, phía trái là con đường nhỏ dẫn tới trường làng, bên phải là con đường đi tới chợ quê, đi thẳng là con đường chính con đường đất đỏ dẫn sâu vào làng, nơi những căn nhà tranh đơn sơ, các ngôi nhà lợp mái ngói đỏ mọc lên hai bên đường.

Không lâu sau cũng tới nơi, ngôi nhà mà gia đình Khải được thừa kế từ ông nội của mình.

“Chúng ta dọn vào nhà thôi con.” – Ba mẹ Khải nói khẽ, hai người tay xách tay chéo mang vác hành lý xuống xe.

Vừa bước xuống xe thì Khải lập tức bắt gặp một người phụ nữ thân hình gầy gò, mái tóc sơ xác. Không ngừng la hét cho tới khi một người đàn ông lực lượng với vẻ mặt đầy nếp nhăn, kéo bà ta đi. Nhưng Khải chẳng mấy bận tâm, lúc này thứ mà Khải chú ý chỉ có ngôi nhà trước mắt, nhìn nó mà lòng cậu không khỏi chua xót, trông nó thật cũ kỹ, nhà có hai tầng, sàn nhà được lót bằng gạch đỏ, trong sân còn có một cây gạo.

Khải yêu những kỉ niệm ở đây nhưng cũng không khỏi khó chịu với những gì mà mình phải đối mặt.

Không mất quá lâu, thì Khải cũng thích nghi được với cuộc sống nơi đây. Cậu cũng bắt đầu đi tới trường học, ngày nhận lớp, Khải được mọi người nhìn bằng ánh mắt tò mò của bạn học vì là người từ Sài Gòn chuyển về. Bỗng có một cô gái vui vẻ lại bắt chuyện với Khải.

“Này Khải, cậu có nhớ tớ không, là tớ đây.” – Cô gái mỉm cười, nhiệt tình giới thiệu.

Khải chăm chú nhìn cô gái, bắt đầu hoài niệm về quá khứ, đầu cậu không ngừng đau nhói, những mảnh kí ức rời rạc tập hợp lại không ngừng.

“Chẳng lẽ nào, cậu là Yến sao?” – Ánh mắt Khải sáng lên mừng rỡ nhưng vẫn còn chút nghi hoặc.

Hóa ra cô gái đó là Yến, cô bạn thanh mai trúc mã từ thời thơ ấu của Khải.

“Tớ… Đã đợi cậu rất lâu cũng hơn tám năm rồi, ngày nghe tin một cậu học sinh từ thành phố chuyển về, tớ đã nghĩ ngay tới cậu.” – mặt cô đỏ bừng lên có vẻ ngại ngùng.

“Mà Khải cậu có còn nhớ lời hứa với tớ không?” – Yến hỏi với đôi chút sự e ngại.

Khải gãi gãi đầu, im lặng hồi lâu, định trả lời Yến thì, bất chợt Khải cảm nhận ai đó đang liếc mình, quay mặt lại thì chỉ có một bạn học tên là Nam, Khải để ý thấy Nam luôn ngồi một mình, ánh mắt lẩn tránh mọi người. Có điều gì đó khiến cậu cảm thấy Nam không chỉ là một học sinh bình thường. Mỗi khi gặp Nam một cảm giác bất an không rõ nguyên nhân lại trỗi dậy. Khải không muốn dính dáng tới cậu bạn này, nên cũng chẳng mấy quan tâm, thấy Khải mãi im lặng, Yến không nói gì thêm. Rồi đưa Khải một tấm ảnh trong đó có hai đứa bé đang nắm tay nhau cười tươi. Cậu trố mắt vì tấm hình ấy.

“Khi nào nhớ ra nhớ cho tớ biết đấy.” – Yến thì thầm vào tai Khải, rồi lặng lẽ bỏ đi, để lại Khải muôn vàn câu hỏi trong đầu.

Chiều hôm đó, khi Khải trở về nhà, ánh hoàng hôn nhuộm đỏ bầu trời. Cậu bước chậm trên con đường làng, ánh mắt đắm chìm trong suy nghĩ. Cảm giác bất an lạ kỳ vẫn còn đó, nhưng giờ đây câu hỏi về lời hứa với Yến lại là thứ không thể bỏ qua.

Trong buổi cơm tối, Khải chợt lên tiếng hỏi ba mẹ về Yến, hy vọng tìm ra manh mối gì đó.

“Ba mẹ, ngày xưa con có cô bạn tên Yến, ba mẹ có nhớ gì về cô ấy không?” – Khải hỏi với giọng đầy hi vọng.

Ba mẹ Khải dừng đũa, nhìn nhau một lúc như đang cố nhớ lại. Mẹ cậu lên tiếng.

“À, Yến… mẹ nhớ rồi. Hai đứa hồi nhỏ rất thân nhau, nhưng lâu rồi cũng không thấy ba mẹ Yến nữa. Hình như gia đình nó có chuyện gì thì phải.”

Khải cảm thấy câu trả lời này không giúp được nhiều. Cậu ngồi im lặng, đăm chiêu suy nghĩ.

Lời hứa giữa cậu và Yến là gì? Những suy nghĩ về nó không ngừng lặp đi lặp đi trong đầu Khải, ám ảnh cậu mỗi khi nhắm mắt.