Mọi người đều biết tiếng Bùi Hồi Quang, thân là môt thái giám cầm ấn, thế nhưng lại có thể lộng quyền hống hách, một kẻ tràn đầy lệ khí, âm trầm và gian trá.
Khi Hoàng đế quy tiên, mọi người cũng thầm suy đoán, hắn sẽ không buông tha cho tiểu Thái Hậu, có thế hắn mới tiếm quyền, thành kẻ đứng đầu.
Nhưng tới đại điển Tế Thiên, trước mặt ngàn người, hắn lại quỳ bên chân nàng, nâng cung trang của nàng.
Y là ma quỷ có máu thịt, sinh ra để hủy diệt, lại chỉ cầu trở thành bề tôi của nàng.
Thẩm Hồi chịu hết nổi cái cảnh ban ngày làm Thái hậu, đêm đến thành đối thực* cho thái giám, nhịn không được đá y: Đừng ôm ý đồ với ai gia nữa có được hay không?
*Đối thực: ý chỉ việc thái giám và cung nữ trở thành vợ chồng trên danh nghĩa.
Ánh mắt Bùi Hồi Quang nhìn nàng chứa đựng niềm quyến luyến gần như điên cuồng, khàn giọng đáp: không thể.
Đối với Bùi Hồi Quang mà nói, Thẩm Hồi tựa trăng sáng treo cao, mà y là bùn nhơ hèn mọn.
Nhưng dẫu cho mục rữa cũng muốn dùng hết toàn bộ cố chấp, to gan lớn mật mà có được nàng.
Biến chốn tường son cung cấm này thành bể hoan lạc của y và nàng, đến chết mới thôi.
Hướng dẫn sử dụng:- 1v1, HE, thái giám thật.
- Nam chính không phải người tốt, đừng ôm hi vọng với đạo đức của nam chính.Giới thiệu vắn tắt trong một câu: tiểu Thái hậu xinh đẹp của thái giám điên cuồng hủy thiên diệt địa.
Lập ý: Thiện ý không phai.
(1) Đôi lời của Suối: Thái hậu x gian hoạn, nam chính là vai ác hàng thật giá thật, không phải vừa sinh ra đã ác, thông cảm hay không tùy cảm nhận.
(2) Xưng hô:
Nam chính sẽ xưng “nhà ta”. Đấy là từ tác giả sử dụng, cá nhân mình rất thích từ “nhà ta” này, nó đem lại cảm giác lâng lâng khó tả, khiến mình cảm nhận được bầu không khí lãng mạn lạ thường giữa nam nữ chính và giúp trải nghiệm đọc/edit của mình tuyệt hơn rất nhiều.
Dưới đây mình sẽ giải thích “nhà ta” theo những gì đã tìm hiểu được:
Nhà ta – hoặc ta gia, cha gia: một loại xưng hô được sử dụng trong bạch thoại thời kỳ đầu, sắc thái không kiêu ngạo cũng không thấp hèn, trong khiêm nhường có ngạo nghễ, tương tự như như “Tại hạ”, “Lão tôn ta” (Tôn Ngộ Không), hay tự xưng “Cha” (chỉ chính mình như ta, tôi) hoặc “Lão tệ”…
(Bạch thoại là thể văn viết theo tiếng nói thực tế ngoài xã hội, nguồn: vanchuongviet.org)