Bà Loan phản đối: cô nói láo, con Tiên không bao giờ làm chuyện đó.
Chị Quỳnh cười nhạt: nhưng cô ta đã làm và tôi đã phải chết trong chờ đợi mỏi mòn tại cái nơi đáng sợ ấy. Một chút hi vọng cũng không còn. Tôi hận!
Dì Lệ hỏi: vậy chuyện xảy ra như thế nào? Cô hãy kể lại cụ thể sự việc được hay không? Tại sao cô lại chết? Tại sao cái chết ấy lại liên quan tới Tiên?
Nước mắt em đột nhiên rơi. Em biết người khóc không phải là em. Dì Lệ tiến lại đặt hai tay lên đôi vai đang rung rung vì nấc nghẹn mà an ủi: bình tĩnh đi em, em muốn khóc cứ khóc thật to, khóc xong rồi chúng ta sẽ nói chuyện.
Chị ấy oà lên khóc nức nở. Phải một lúc lâu sau chị ấy mới dần bình tĩnh trở lại: xin lỗi, đáng lẽ tôi không nên khóc làm mất thời gian của mọi người.
Bác Toàn gật đầu: vậy giờ cô có thể kể lại câu chuyện ngày hôm đó được không?
Chị Quỳnh khẽ gật đầu và chậm rãi kể lại: ngày ấy là sinh nhật lần thứ 18 của tôi, cũng bởi tôi không nhà cửa, không người thân nên không có bạn bè. Tôi đi lang thang, vừa đi vừa nghĩ lại quãng thời gian cả gia đình sống vui vẻ, hạnh phúc trước kia. Tôi cũng không hiểu tại sao bước chân lại đưa tôi tới khu ấy. Cái khu nhà đó ngày ấy có vài mái nhà lơ thơ còn lại là ao với ruộng trồng.
- Cứu! Cứu với!
Tiếng kêu cứu vang lên khiến tôi giật mình. Tôi tính quay đầu bỏ chạy vì tôi cũng một thân một mình. Tuy nhiên nghe tiếng cô gái ấy đầy tuyệt vọng khiến tôi không lỡ rời đi.
Tôi nhằm đúng ngôi nhà có tiếng kêu mà bước tới. Khu ấy trời tối chỉ duy nhất căn nhà ấy có sáng đèn. Tôi vào nhà đó theo lối bức tường bị đổ một góc gần cụm hoa da^ʍ bụt. Chính bởi sự tò mò nên tôi đã nép người nhìn vào bên trong thấy một cô gái đang bị tên đàn ông giở trò đồϊ ҍạϊ . Kẻ đó đang xé toạc chiếc áo cô gái mặc trên người. Lúc ấy tôi hoảng quá tôi đã xoay người bỏ chạy. Tuy nhiên chạy được vài bước tôi quyết định quay lại cứu cô gái đó.
Chị ấy kể tới đó rồi ngừng lại nấc lên vài cái.
Bác Toàn hỏi chị: cô gái ấy là Tiên có đúng không?
- Đúng vậy!chính là cô ta. Tôi đã cầm khúc gỗ đập trúng tên đàn ông ấy ở phía sau khiến hắn ngã vật ra. Nhờ vậy mà cô ta thoát nạn. Lúc ấy cả hai đều hoảng bởi tên đàn ông kia bị chảy máu rất nhiều. Tôi cuống quá nên chỉ biết kéo cô ta dậy bỏ chạy. Đáng tiếc vừa ra tới cửa thì gặp đồng bọn của tên khốn kiếp kia về tới. Hắn túm lấy cô ta. Tôi lao vào đánh trả. Anh biết sức một đứa con gái như tôi chắc chắn chống không nổi một người đàn ông nên tôi bị hắn đánh trúng và giữ được. Cô ta thì nhân lúc hỗn loạn đó đã chạy thoát. Sự việc bị đảo ngược khi tôi lao vào cứu người thì gặp nguy hiểm tới bị gϊếŧ chết còn kẻ được cứu thì lại thoát chết sống vui vẻ suốt bao nhiêu năm vô lo vô ưu. Mấy người nói xem tôi cô ta có đáng hận hay không? Vì cô ta mà tôi phải đánh đổi chính mạng sống của mình. Tôi hận! Tôi hận!
Bà Loan cũng khóc. Giọt nước mắt thương tâm. Bà nghẹn ngào: con Tiên sau đó nó cũng bị tai nạn suýt chút nữa phải bỏ mạng. Không phải nó bỏ mặc cô mà do nó không thể nhờ người quay lại giúp.
Chị Quỳnh trừng mắt: nguỵ biện. Tất cả là nguỵ biện.
Bác Toàn thở dài: đúng là cô ấy gặp tai nạn và mất đi hoàn toàn kí ức từ thơ ấu tới thời điểm ấy. Thậm chí vì tai nạn nguy hiểm nên thiếu chút nữa cô ấy cũng phải bỏ mạng.
- Mấy người đừng giải thích giùm cô ta. Nếu muốn cứu tôi thì cô ấy phải chạy theo hướng đường chính. Hoặc cô ta phải chạy sang nhà bên cạnh cầu cứu. Nơi cô ta bị tai nạn cách chỗ tôi gặp nạn rất xa. Tại sao cô ta chạy quãng đường quanh co dài tới vậy mà không tạt vào nhà ai nhờ giúp đỡ? Tôi đâu phải con ngốc nên không tin lời mấy người nói.
Dì Lệ: tại vì cô ấy chạy tắt theo đường cánh đồng lên đường lộ rồi gặp tai nạn.
Chị Quỳnh đang khóc bỗng bật cười: vậy thì chứng minh cô ta chỉ lo cho bản thân mình chạy thoát thân nên bỏ mặc tôi lại đó. Vậy thì các người bảo tôi hiểu nhầm cái gì nữa?
Bà Loan một mực phản đối: con bé sẽ không bao giờ bỏ chạy một mình như thế. Chắc chắn đã xảy ra chuyện gì đó.
- Bà im đi! Tới nước này bà còn bêh con gái hay sao? Cô ta mới đáng chết! Cô ta thực sự đáng chết. Mẹ con bà đáng chết. Tất thảy gia đình bà không đáng sống.
Bác Toàn đáp: cô mau bình tĩnh lại đi, lúc Tiên vừa gặp cú sốc và hoảng sợ như vậy thì suy nghĩ cũng không tỉnh táo như người bình thường được. Hiện tại cô ấy còn chưa phục hồi được trí nhớ. Tuy nhiên mấy hôm nay khi tỉnh lại cô ấy luôn miệng đòi đi cứu người. Cô vẫn quanh quẩn ở đây chắc chắn biết chuyện đó chứ? Là bản thân Tiên bị tai nạn nên mới bỏ lỡ cơ hội tìm người tới cứu cô mà thôi. Tôi tin cô là người thông minh sẽ hiểu được chuyện đó.
- Tôi không tin! Anh đừng bao che cho bọn họ. Cô ta bị tai nạn ư? Nhưng cuối cùng cô ta vẫn sống tốt. Còn tôi thì sao? Tôi bị ba tên đàn ông thi nhau giờ trò đồϊ ҍạϊ tới chết đi sống lại. Lúc tôi ngất tỉnh lại đi bọn chúng mang tôi ra góc vườn bên chỗ bức tường đổ hòng gϊếŧ người phi tang. Chúng còn đập liên tục lên khuôn mặt tôi khiến nó dập nát rồi chôn tôi dưới cái giếng cạn trong vườn.
Bác Toàn nghe chị Quỳnh nhắc tới chuyện đó cũng sực nhớ tới ngày bác cho người đào được bộ hài cốt trong vườn. Người ta cũng khẳng định rằng nơi bộ hài cốt ấy bị chôn chính là một cái giếng. Phía bên trên còn có một tấm bê tông che chắn lại cái miệng giếng khi ấy.
Bà Loan nghe chị Quỳnh nói mà khóc nghẹn rồi ôm mặt gục xuống đất: trời ơi! Quân bất lương. Sao tụi nó lỡ làm như thế?
Bác Toàn chau mày: thực sự rất phi lý. Theo như cô nói thì Tiên đã chạy thoát khỏi đó. Vậy những tên kia biết nơi đó bị lộ và có thể Tiên sẽ tìm người tới ngôi nhà ấy. Tại sao bọn chúng không mau chóng bỏ đi mà tiếp tục ở lại làm nhục cô rồi chôn cô trong cái giếng cạn đó? Thời gian bọn chúng làm tất thảy những việc đó rất dài, không thể làm trong một vài phút được.
Dì Lệ vội tán thành: đúng vậy, nếu như họ xác định Tiên chạy thoát sẽ phải nhanh chóng rời khỏi hiện trường chứ không bao giờ ở lại đó tiếp tục gây án rồi còn thời gian chôn cô xuống cái giếng ấy. Xem ra chỉ khi họ xác định được Tiên không để gọi người tới cứu mới ở lại đó mà thôi.
- nói như vậy thì chính bọn chúng đã gây ra tai nạn cho con gái tôi sao?
Bác Toàn đáp: đó có thể cũng là một giải thích hợp lý, tuy nhiên tôi lại nghĩ có thể Tiên đã bị kẻ còn lại đuổi bắt. Cô ấy chạy trốn lao lên đường lộ rồi bị tai nạn. Kẻ đó xác định cô ấy tai nạn không thể qua khỏi nên mới quay trở lại hiện trường rồi gây ra cái chết cho Quỳnh.
Bà Loan thốt lên: trời ơi! Vậy cuối cùng mọi chuyện là thế nào vậy? Con gái tôi...trời ơi! Tôi nhớ ngày hôm đó khi chúng tôi chạy tới bệnh viện thì người ta thông báo con bé rất nguy kịch. Bác sỹ còn nghi ngờ con bé bị xâm hại, tuy nhiên qua thăm khám họ lại khẳng định là không có.
Dì Lệ tiến lại ôm lấy cơ thể đang run lên của em. Dì khẽ thì thầm: chị biết em là cô gái tốt và tấm lòng thiện lương. Mọi chuyện xảy ra đều là ngoài ý muốn. Tiên không phải không muốn quay lại cứu em mà do cô ấy gặp tai nạn nguy kịch tính mạng. Mấy hôm nay khi cô ấy tỉnh táo đều luôn miệng nói phải quay lại cứu người. Em theo sát mẹ con cô ấy chắc em thấy điều đó có phải không?
- Nói dối! Họ nói dối. Một người mẹ ác tâm thì sao có thể sinh ra được một đứa con gái có tấm lòng bồ tát được. Tất cả chỉ là nguỵ biện mà thôi.
Bà Loan quỳ xuống lạy chị Quỳnh mà khóc khóc: cô vì con gái của tôi mà bỏ mạng. Tấm ân tình này tôi dập đầu tạ ơn cô. Tuy nhiên mẹ con tôi chưa khi nào làm điều ác như cô từng nói. Con Tiên nó có tuổi thơ bi ai lắm, nó điên điên dại dại mất mấy năm trời mới hoà nhập được với mọi người. Tôi mong cô hãy mở lòng suy nghĩ cho kĩ rồi phán xét, đừng làm tổn thương con gái tôi.
- Bà van xin tôi đừng làm tổn thương con gái bà ư? Vậy mạng sống của tôi ai sẽ trả.
Dì Lệ đáp: em bình tĩnh đi, đó là việc ngoài ý muốn. Em vì cứu tiên mà bị bọn ác nhân bắt lại. Tiên cũng muốn cứu em nhưng bị tai nạn bất ngờ mới xảy ra cớ sự về sau. Cả hai đều đáng thương, Tiên cũng không đáng trách trong trường hợp này được. Nhưng em có biết kẻ nào ra tay sát hại em hay không?
- Biết! Là ba kẻ khốn kiếp ấy. Bọn chúng dù có hoá thành tro bụi tôi cũng không quên.
Bác Toàn vội hỏi: là ai? Cô cho tôi biết được không? Nếu có thể tôi sẽ lật lại vụ án này trả công bằng cho cô.
Chị ấy cười: chờ các anh thì có lẽ xương tôi cũng chẳng còn.
- Vậy giờ bọn họ đang ở đâu? Không phải là cô đã trả thù bọn họ rồi đấy chứ?
- Tôi muốn gϊếŧ chết bọn chúng cho hả giận. Đáng tiếc bọn chúng lại chết trước khi tôi ra tay.
Bác Toàn ngạc nhiên: chết rồi ư? Tại sao lại chết? Không phải là mọi chuyện trùng hợp đến vậy chứ? Kẻ đó là ai?
- Là người anh cũng biết đấy.
Chị Quỳnh trả lời mà đều sửng sốt. Chị ấy chậm rãi tiếp: người đó chính là bố đẻ của con gái anh. Chắc anh không thể không quen chứ?
- Cô...chuyện này...sao lại liên quan tới anh ta?
- Vậy các người phải tìm anh ta mà hỏi cho ra nhẽ. Bản thân tôi biết sao thì nói vậy.
Bác Toàn tức giận: vậy ra...cô muốn hại chết Tú Anh là có nguyên do. Cô muốn báo thù sao? Con bé có tội tình gì mà cô lại ra tay độc ác như thế?
Chị Quỳnh bật cười: anh là kẻ ngốc hay giả ngốc thế? Oan có đầu, nợ có chủ. Tôi hà cớ gì phải hại chết con gái anh?
- Tại sao cô nhập vào Tiên rồi chạy như bay trên đường? Nếu như hôm ấy mẹ Tú Anh không xuất hiện kịp thời thì có phải cô hại chết hai người bọn họ rồi sao?
- Điên rồ! Tôi muốn gϊếŧ chết cô ta có cần phải hạ sách tới mức đó không? Tôi bám cái ngôi trường ấy bao nhiêu năm để ra tay với cô ta là quá đơn giản, có nhất thiết phải nhập vào cô ta mang theo con gái anh chạy điên loạn trên đường như thế không? Anh làm ơn tỉnh táo lại giùm cho tôi.
Mọi người bắt đầu hồ đồ với câu chuyện của chị Quỳnh. Dì Lệ thắc mắc: vậy rốt cuộc ai đã nhập vào Tiên lúc ấy?
Chị ấy bình tĩnh đáp: là kẻ muốn hại chết cô và Thảo Nguyên thì đúng hơn.
Dì Lệ sửng sốt: ai? Là ai muốn hại chết chúng tôi? Chúng tôi không gây thù chuốc oán với ai thì tại sao có người lại muốn chúng tôi phải chết?
Bác Toàn cũng ngạc nhiên: không phải chứ? Sao lại có người muốn hại chết hai người bọn họ được? Thảo Nguyên nhìn thấy bóng trắng thoát ra khỏi người của Tiên lúc tai nạn. Điều này phải giải thích thế nào?
Chị ấy cười nhạt: hoá ra bấy lâu nay trong lòng các người tôi lại xấu tới mức ấy sao? Tôi đã nhập hồn vào thân xác của cô ta là vì muốn ngăn cản kế hoạch của bọn họ. Mấy người có biết chỉ cần chạy qua khúc cua trước mặt thì chắc chắn cả hai dì cháu Thảo Nguyên đều sẽ bỏ mạng. Thảo Nguyên chỉ nhìn thấy tôi thoát khỏi thân xác của cô ta lúc cái xe đổ vào đống cát mà không hề biết đã có một vong khác thoát khỏi cô ta trước đó.
- Chuyện này....có thể do lúc tôi chạy xe quá nhanh, Thảo Nguyên ngồi phía sau nên không thấy. Vậy kẻ đó là ai? Sao họ lại muốn hại chúng tôi?
Bác Toàn buột miệng: là mẹ Tú Anh, phải không?