"Nàng mưu toan dùng thể xác bạc tình để dụ dỗ y hủy hoại việc tu hành trong chốc lát." ——
"Nghe nói Lâm Nương tiểu nữ Triệu gia nọ không biết bị thứ gì đó móc tim, ném xuống sông Hắc Thủy mất mạng rồi."
"Ai nói? Nàng chưa hề chết nhé!"
"Tim đều đã bị móc rồi, còn chưa chết được chắc?"
Lâm Nương chẳng những chưa chết mà tính tình còn thay đổi trầm trọng, mặc cả màu đỏ chớm xuân lẫn sắc xanh lá liễu, không phân ngày đêm lêu lổng bên bờ sông Hắc Thủy.
Có người nói, nàng đã bị trúng tà, mất hồn rồi.
Một ngày mưa bụi mịt mù, một vị tu sĩ trẻ tuổi quần áo sạch sẽ, dung nhan tuấn tú vào thôn chữa bệnh không công.
Mấy thôn dân phụ vợ chồng Triệu gia một tay bắt con gái Lâm Nương đưa tới trước bàn của tu sĩ.
Ngoài mái hiên mưa rơi xào xạc, tu sĩ giơ tay gỡ lá bùa vàng họa mực đỏ trên trán nàng, hỏi nàng: "Ngươi tên gì?"
Nàng nhớ lại lúc mình ngủ say sưa dưới sông Hắc Thủy từng nghe một thư sinh ngốc đọc một câu thơ ——
"Thần đan bất lão hằng nga tấn, khất thủ đao khuê trú ngọc dung."
Nàng không hiểu nghĩa.
Nhưng nàng chậm rãi cười một tiếng: "Ta tên A Hằng."
Nàng chẳng phải Lâm Nương, mà là một yêu tà trời sinh.
A Hằng khao khát lấy trái tim của phàm nhân tu sĩ này để lắp đầy huyết động nơi ngực thể xác mới này của mình.
——
Trình Tịnh Trúc kế thừa Thượng Thanh Tử Tiêu cung, gánh vác trên vai trọng trách của Dược Vương Điện. Khi nhập thế nhằm giải trừ khó khăn chốn nhân gian, y gặp được A Hằng.
Nàng mặc áo quần sặc sỡ hai màu đỏ xanh, bị người ta ấn trước bàn của y, cười với y không chút kiêng kỵ, từ đó về sau luôn lởn vởn bên cạnh y.
Người từng gặp A Hằng đều nói, nàng hết sức si mê một kẻ tu đạo, quả thực đáng thương.
Không, nàng không đáng thương gì đâu.
Trình Tịnh Trúc luôn biết rằng, bên dưới túi da người đó của nàng là căn nguyên yêu tà.
"Ta yêu nàng,
Ta biết nàng muốn trái tim ta.
Nhưng ta —— tuyệt đối sẽ không cho nàng."
——
"Thần bản vô tướng, vạn pháp tòng tâm(*)."
(*) thoát ý thì là thần vốn không bị ép phải theo khuôn khổ nào, mọi chuyện cứ nghe theo con tim thôi.
——
Tóm tắt: Yêu tà trời sinh x tu sĩ cấm dục Dàn ý: Thần vốn vô tướng, vạn pháp từ tâm.