Chương 9

Edit: Jas.

Beta: Cẩm.

Hầu hết những phu nhân lớn tuổi đều không thích các cô gái quá chải chuốt diêm dúa, Cao ma ma cũng không ngoại lệ.

Ngoài ra, bà không có ấn tượng tốt đẹp gì với Tùy Tùy.

Bà đã kín đáo phê bình rất nhiều lần với tính cách của cháu gái thái hậu. Năm ấy Hoàn Huyên còn nhỏ nên cũng không để ý lắm, nhưng bà thì chú ý tất cả.

Hầu phủ đưa con gái vào cung để "làm bạn" với thái hậu có ý muốn đưa nàng ta lên làm thái tử phi. Nhưng Nguyễn Nguyệt Vi vừa vào cung thì hoàng đế đã định hôn sự với Tiêu gia nên Nguyễn gia rất thất vọng, bọn họ cũng không đưa con gái về lại phủ mà vứt nàng ở trong cung chẳng thèm để tâm.

Nguyễn Nguyệt Vi và tam hoàng tử cùng nhau lớn lên, tình cảm sâu đậm, tam hoàng tử đối đãi rất tốt với nàng, Nguyễn gia liền nhanh chóng định hôn sự cho Nguyễn Nguyệt Vi, chỉ một lá thư đơn giản đã quyết định số mệnh của nàng.

Tuy rằng nam nữ khác biệt nhưng vì hôn sự này nên đôi trẻ cứ dính lấy nhau không rời.

Mấy năm sau, Tiêu tướng quân bệnh nặng mà qua đời. Con gái của Tiêu gia hùng dũng cầm quân, Nguyễn gia thấy hôn sự của thái tử và Tiêu gia không xử lý được gì nên lại rục rịch âm mưu.

Vì vậy nên thái độ của Nguyễn Nguyệt Vi và Nguyễn gia với Hoàn Huyên lạnh nhạt hơn hẳn, lý do bề ngoài là Nguyệt Nguyệt Vi đã trưởng thành không thể kè kè bên cạnh Hoàn Huyên nữa, còn thực ra là cung nhân bên người thái hậu âm thầm nói cho Nguyễn Nguyệt Vi biết âm mưu đoạt lại ngôi vị thái tử phi của Nguyễn gia.

Mỗi lần thái tử quay về thỉnh an thái hậu thì Nguyễn Nguyệt Vi đều ở bên hầu hạ.

Nàng ta biết thái tử thích đọc sách liền sáng tác thơ hỏi hắn về cách gieo vần, nàng ta biết hắn tinh thông âm luật nên ngày đêm khổ luyện đàn để mong hắn chỉ dạy.

Thái tử quá cố tính tình ôn hòa lại không muốn làm mất mặt thái hậu nên đành đáp vài câu qua loa cho có lệ với nàng ta rồi kiếm cớ rời đi. Sau vài lần thất bại, Nguyễn Nguyệt Vi phát hiện thái tử hiền lành nhưng lại rất kiên quyết từ chối nàng ta, đành quay lại hầu hạ hoàng hậu.

Nàng ta biết hoàng hậu thích đánh cờ vây liền mời phu nhân của Hàn Lâm Viện tới dạy mình, cố gắng nhớ tất cả bí quyết.

Hôn sự của cô nương Tiêu gia và Thái tử không thành, dân chúng bắt đầu đồn đại thái hậu đang âm thầm thay thế vị trí Thái tử phi, người được chọn chính là tam tiểu thư Nguyễn gia. Ai nấy đều biết thái hậu và hoàng hậu bất hòa, hoàng hậu là người cao ngạo lạnh lùng, Nguyễn Nguyệt Vi là cháu gái ruột của thái hậu nhưng lại chiếm được cảm tình của hoàng hậu quả là tốn không ít công sức.

Nhưng chuyện thái tử phi còn chưa giải quyết xong thì bốn trấn An Tây đã phản loạn, triều đình và Hà Sóc hợp binh để bình định, thái tử chi huy quân đội triều đình, cùng chiến tuyến với chàng chính là tiểu thư Tiêu gia.

Hai năm sau thái tử hồi kinh, nghe nói là vì chuyện cưới tiểu thư Tiêu gia làm thê nhưng lại muốn thoái vị khiến hoàng đế rất phẫn nộ, gà bay chó sủa loạn hết cả lên khiến chuyện tuyển phi phải tạm gác lại.

Không lâu sau, đương kim thái tử đột nhiên qua đời, Nhị hoàng tử tầm thường nhất lại nhảy lên ngôi vị thái tử.

Nguyễn gia lập tức định hôn sự giữa Nguyễn Nguyệt Vi và Nhị hoàng tử.

Điện hạ của bọn họ ngoài mặt thì bình tĩnh nhưng thật ra vô cùng đau lòng, cầm quân đi về nơi Tây Bắc xa xôi suốt ba năm ròng.

Vì vậy Cao ma ma rất ghét Nguyễn Nguyệt Vi, bà nhìn dung mạo Lộc Tùy Tùy giống hệt nàng ta nên chẳng có thiện cảm gì với Tùy Tùy.

Hơn nữa dung mạo của nàng còn đẹp gấp bội phần Nguyễn Nguyệt Vi.

Nếu so sánh Nguyễn Nguyệt Vi với vầng trăng dịu dàng trên cao thì nữ tử này còn rực rỡ hơn cả mặt trời ban trưa, nếu Nguyễn Nguyệt Vi là đóa hoa lan tinh xảo trong tủ kính thì Tùy Tùy là đóa mẫu đơn hoang dại giữa thiên nhiên.

Tuy rằng nàng chỉ mặc bố y đơn giản, trên người dính đủ thứ cỏ cây, đôi giày dưới chân lấm đầy bùn nhưng dáng dấp nàng đứng đó vẫn thật lộng lẫy khiến hoa lá thất sắc.

Nguyễn Nguyệt Vi có thân hình nhỏ nhắn còn dáng người Tùy Tùy cao ráo, đường cong quyến rũ và thân hình mảnh mai, tà áo tôn lên vòng eo thon nhỏ và đôi chân dài, da thịt trắng nõn như lồ lộ cả ra ngoài.

Cao ma ma sống trong cùng nhiều năm nên nhìn thấy rất nhiều mỹ nhân, nhưng nữ tử có dung mạo yêu nghiệt như vậy cũng không nhiều.

Truyền thuyết kể lại có mỹ nhân khuynh thành khiến quốc gia suy vong, chắc cũng chẳng xinh đẹp bằng Tùy Tùy.

Cả người nàng toát ra phong thái của tiểu thư danh gia vọng tộc, từng cử động đều hoàn mỹ thanh tao.

Cao ma ma biết một nữ tử như thế này có thể khiến toàn bộ nam nhân điên đảo.

Bà thầm nghĩ, chẳng hiểu điện hạ của bọn họ thế nào mà lại mang về một yêu nữ thế này.

Bà nghe nói nàng là con gái của một hộ săn bắn sâu trong rừng hiểm, thảo nào nhìn cứ như hồ yêu xuống núi.

Cao ma ma hết sức cảnh giác, đưa mắt nhìn dao và rổ trong tay Tùy Tùy, hỏi: "Cô nương đi đâu về vậy?"

Tùy Tùy nói: "Ta ra vườn hái măng."

Cao ma ma nhìn bàn tay nàng, ngón tay thon dài mà hữu lực, trên mu bàn tay nổi gân xanh, không mềm mại như tay của khuê nữ chốn kinh thành, vừa nhìn đã biết là đôi tay của người tập võ.

Bà nhíu mày: "Việc nặng nhọc như vậy cứ để bọn hạ nhân làm, cô nương tới đây chỉ cần ăn sung mặc sướиɠ, hầu hạ điện hạ là được."

Bà lại nói: "Ta có một lọ thuốc mỡ rất tốt, để ta tặng cho cô nương."

Bàn tay của dũng tướng sa trường không thể mịn màng như tiểu thư thế gia bình thường, nàng không ngại ngần gì mà mỉm cười nói: "Đa tạ."

Tùy Tùy dựng cây đao chặt củi ở góc tường, rút chìa khóa ra mời bà nội vào viện.

Xuân Điều vừa ngủ dậy, hai mắt sưng húp cộng thêm đầu tóc rồi bù, ngơ ngác nhìn người vừa tới: "Đây là..."

Cao ma ma đang muốn kiếm cớ dạy dỗ Tùy Tùy, bà vừa nhìn thấy Xuân Điều đầu tóc xuề xòa thì sáng mắt lên, quay sang nói phủ đầu nàng ta: "Không sợ cô nương chê cười chứ ta sống đã lâu nhưng lần đầu tiên thấy đôi chủ tớ như thế này. Chủ nhân dậy sớm ra vườn còn ngươi thì ngủ trong phòng. Ngươi cũng là tì nữ, nàng không hiểu quy củ chẳng lẽ ngươi cũng quên mất tôn ti trật tự?"

Bà dừng lại rồi quay sang Tùy Tùy nói tiếp: "Cô nương đừng trách ta nhiều chuyện, cô nương tốt bụng lại khoan dung nên không biết nhiều người ranh mãnh muốn lợi dụng cô nương để thảnh thơi. Nếu là ta thì ta sẽ nhất nhất quan tâm cô nương, để ý tới tiểu viện này."

Xuân Điều lập tức hiểu bà lão này đang cố ý chĩa mũi dùi vào mình, chỉ cây dâu mà mắng cây hòe, bình thường nàng ta cũng không dễ bắt nạt nhưng khí thế của bà lão này quá lớn nên cũng rất sợ hãi, luống cuống phân bua: "Nô... nô tỳ..."

Tùy Tùy nhíu mày, ánh mắt mông lung: "Xin lỗi, bà nói nhanh quá, tiếng phổ thông của ta không tốt lắm nên nghe không hiểu."

Bà sững người, có cảm giác như dồn hết sức đấm vào bông gòn hoặc quất roi vào khoảng không.

Cao ma ma nghi ngờ nữ tử này giả vờ nhưng dáng vẻ nàng rất tự nhiên lại mang theo chút ngại ngùng, tiếng của nàng cũng không sõi lắm nên cũng chẳng đoán ra được.

Tùy Tùy áy náy nói: "Bà có thể nói lại lần nữa không ạ, lần này ta sẽ nghe kĩ hơn."

Bà nhận lệnh Tề vương ngồi xe ngựa từ sáng sớm tới đây, bây giờ đã quá trưa mà chưa có một ngụm trà, thở không ra hơi, bà chậm rãi lặp lại tất cả những điều mình vừa nói: "Lão nô nói..."

Bà nhìn vẻ mờ mịt trên khuôn mặt Tùy Tùy là biết nàng lại chẳng hiểu gì, lặp lại: "Lão nô nói lão nô sẽ giúp cô nương để ý chuyện trong tiểu viện, đốc thúc nô tỳ."

"À." Tùy Tùy bừng tỉnh, mỉm cười, "Bà hiểu lầm rồi, ta bảo Xuân Điều nằm nghỉ đó."

Xuân Điều hiểu ý, che miệng đang ho khan, đứng lên: "Nô... nô tỳ vô dụng, đã không thể hầu hạ nương tử lại còn liên lụy tới người..."

Hôm qua nàng ta khóc lóc thảm thiết nên giọng khàn đặc, chắc chắn là đã nhiễm phong hàn.

Tùy Tùy phất tay: "Ngươi mau vào trong đi, đừng để lây bệnh cho bà ấy."

Xuân Điều do dự, bà lão kia có vẻ rất hung dữ, so với quản sự ở phủ thứ sử thì còn nghiêm nghị hơn, nàng ta sợ Tùy Tùy không biết ứng phó.

Tùy Tùy thúc giục: "Mau vào đi."

Xuân Điều hành lễ xong liền trốn vào trong sương phòng.

Tùy Tùy cười vẻ bất lực: "Công việc trong tiểu viện này đều do Xuân Điều một tay lo liệu, vất vả quá nên mới ngã bệnh."

Cao ma ma định dạy dỗ Xuân Điều một trận nhằm gϊếŧ gà dọa khỉ thị uy với Tùy Tùy nhưng không ngờ lại thất bại thảm hại.

Bà nghi hoặc nhìn Tùy Tùy, đánh giá nàng từ khóe mắt đến đuôi lông mày nhưng đôi mắt nàng vẫn cực kỳ trong sáng, hoàn toàn không phải kẻ tâm cơ.

Bà đành đổ lỗi cho vận rủi.

Tùy Tùy cười, nói: "Đường xa tới đây chắc bà chưa ăn gì? Ta cũng chưa ăn điểm tâm, vậy chúng ta cùng dùng bữa nhé."

Nói xong thì nhìn thẳng vào mắt bà.

Bà hơi xấu hổ, điện hạ nói phái hai tỳ nữ và đầu bếp tới hầu hạ nhưng bà ta sợ nữ tử thôn dã lại không biết điều mà vênh váo nên từ chối, dù sao nàng ta vẫn có tỳ nữ hầu hạ.

Ai ngờ vừa tới đã thấy tỳ nữ này bị bệnh.

Bà trơ mắt đứng trong tiểu viện, bà là nô tì còn nữ tử kia mới là chủ.

Bà vừa mới mắng nô tì kia không biết tôn ti trật tự để chủ nhân đi làm việc nên cũng không thể tự vả vào mặt mình được, đành nói: "Để lão nô đi làm điểm tâm."

Tùy Tùy tủm tỉm cười: "Ta cũng rất rảnh rỗi, ta sẽ xuống bếp với bà."

Cao ma ma tuy là nô bộc, nhưng từ năm mười tuổi vào cung đã không phải xuống bếp, bây giờ rất lúng túng.

Nhưng đã đâm lao thì phải theo lao, bà đành nói: "Không biết phòng bếp ở nơi nào, phiền cô nương chỉ đường."

Tùy Tùy đưa bà vào phòng bếp, nàng đặt giỏ và dao xuống đất rồi kiếm một chiếc ghế nhỏ bằng tre ngồi xuống, chống cằm vui vẻ nhìn Cao ma ma loay hoay trong bếp.

Cao ma ma nhìn quanh, quyết định kho thịt và ninh một ít cháo để làm điểm tâm, bà liền sai người gọi đầu bếp từ vương phủ đến.

Tùy Tùy chỉ vào cái giỏ tre: "Loại măng này chỉ có vào mùa thu, bà đem hầm với gà thì rất ngon đấy ạ, bà đem hầm một mẻ tới trưa ăn luôn."

Cao ma ma đã từng bắt gà nên bà cũng khá tự tin, bà mím môi ra chuồng bắt lấy một con gà mái béo ú.

Tùy Tùy đưa một con dao được mài nhẵn cho Cao ma ma.

Tay trái của Cao ma ma nắm cổ con gà đặt lên trên thớt gỗ, tay phải cầm dao rạch tim, cứa cổ con gà.

Nhưng bà đang lúc sợ hãi nên cổ tay run rẩy, dao cắt không sâu nên mới nhỏ vài giọt máu thì con gà kia đã sợ hãi đập cánh điên cuồng bay đi, lông trên thân và mùi hôi nồng nặc bay thẳng vào mũi Cao ma ma.

Cao ma ma bị dọa sợ hết hồn, kêu gào thất thanh ném thẳng con gà ra ngoài.

Con gà loay hoay trên nền đất với vẻ bất lực.

Tùy Tùy thở dài, nàng đứng lên bắt lấy con gà rồi đặt nó lên thớt gỗ, nhận lấy con dao từ tay Cao ma ma vẫn chưa hết hoảng hồn, nàng nhắm thẳng con dao vào đầu con gà rồi dứt khoát chặt đứt cổ nó.

Cao ma ma cảm thấy có làn gió mạnh thổi qua, máu gà tung tóe xung quanh, đầu con gà rơi xuống mặt đất lăn lóc bên chân bà.

Cao ma ma sợ hãi lùi lại.

Tùy Tùy giơ đôi tay dính đầy máu gà lên, quệt mồ hôi trên mặt khiến khuôn mặt nàng dính một vệt máu dài làm nổi bật làn da trắng nõn nà, yêu mị mà quỷ dị.

Nàng ngẩng đầu cười với Cao ma ma: "Nó chết rồi."

Cao ma ma rét run cả người, trong đầu bỗng hiện lên bốn chữ "Gϊếŧ gà dọa khỉ."

Đêm đã khuya, Cao ma ma nằm trên giường xoa bóp bả vai và bắp đùi, bà bỗng cảm thấy mơ hồ về những việc vừa xảy ra.

Bà được phái đến để dạy cho nữ tử kia quy củ trong vương phủ mà? Tại sao hôm nay bà ta lại nấu cơm ba bữa, quét dọn lá trong sân rồi giặt quần áo cho nàng ta chứ?

Nữ tử kia thì chỉ ngồi cười vẻ ôn hòa, chẳng lên tiếng điều gì.

Không thể như vậy được! Cao ma ma nghiến răng nghiến lợi, xoay người vặn vẹo quên cả cơn đau ở thắt lưng, bà cảm thấy buốt đến tận xương.

Hôm sau tỉnh dậy, việc đầu tiên Cao ma ma làm là tức tốc sai người tới vương phủ xin mấy vυ" già và nô bộc đến tiểu viện này.

Cuối cùng bà cũng không phải làm việc nặng nhọc, xốc lại tinh thần hứng khởi lục lọi cái rương mình mang theo, rút ra một quyển sách đựng trong túi gấm để đi dạy dỗ Tùy Tùy.