Sở Khinh Nguyệt chậm rãi bước lên trên đài, cánh tay ôm đàn hơi lộ ra, trắng mịn như ngó sen mùa hạ.
Hoàng thượng chợt cười một tiếng, giọng nói hơi khàn đυ.c lại lộ ra một chút cưng chiều:
- Đến rồi à. Đã lâu trẫm chưa nghe A Nguyệt đàn nhỉ.
Hoàng hậu ngồi bên cạnh dường như cứng người lại, không biết nghĩ đến điều gì, đôi mắt ảm đạm xuống phất ống tay áo quay mặt đi.
Khinh Nguyệt hơi thở dài, bắt đầu gảy.
Là một khúc Bình Sa Lạc Nhạn du dương, dập dìu. Nữ thái phó vẻ mặt hài lòng gật đầu, cầm thánh Tĩnh Hiên cũng gật đầu thưởng thức. Có sự tán thành của hai người, chỉ hết một khúc nàng liền thông qua.
Kì thực Khinh Nguyệt biết cầm kỹ của nàng thực chất cũng chỉ bậc khá mà thôi. Nàng yêu đàn những không thích đánh đàn, chỉ học được một chút da lông, so với những người sinh ra đã đánh đàn đến chai cả bàn tay thì nàng thua xa. Có điều, thế cũng đủ rồi.
Vòng thứ hai là so kỳ nghệ. Mười bàn cờ được bày ra sân, chỉ cần giải được hết ba ván là đạt. Mỗi năm, những ván đã được giải sẽ đổi đi. Có điều đã qua bao nhiêu năm tổ chức, số ván cờ đổi mới cũng chỉ dừng ở con số bảy.
Mười ván cờ bày trên sân, mỗi ván đều ngăn bởi bình phong, thời gian mỗi người chỉ có chừng nửa chén trà (5-7 phút) mỗi ván. Cứ tiếp nối như thế, cũng không mất nhiều thời gian.
Bởi vì đôi mắt chỉ còn thấy mờ mờ, vòng này Khinh Nguyệt không thi. Số điểm được tính tổng bốn vòng, nếu ba vòng còn lại cao, nàng vẫn có thể đạt.
Hơn nữa, nàng vốn không biết gì về kỳ nghệ cả.
Qua hết vòng thứ hai đã là một canh giờ sau. Đứng đầu kỳ nghệ năm nay là Trầm Hoằng, giải được năm ván. Đáng ngạc nhiên là Mẫn Linh, vậy mà đứng thứ hai, cũng giải được năm ván, chỉ là thời gian dài hơn Trầm Hoàng. Đứng thứ ba là Cơ Hy.
Khuôn mặt Nhạc Vân trầm như nước, nội tâm đã khó chịu đến cực điểm. Trầm Hoằng và Cơ Hy cũng thôi đi, hai người vốn xưng là tài tử tài nữ, nhưng còn Mẫn Linh? Nàng ta một dã nữ nhân thô lậu, tham gia náo nhiệt cái gì, không trở về cưỡi ngựa bắn cung, vậy mà chiếm mất vị trí á khôi.
Ở xa xa, Sở Yến thu hết tình hình vào mắt, liên tục cười nhẹ
Chủ tớ hai người thực ra cũng là tâm điểm chói mắt. Vừa xuất hiện, đã được hoàng thượng đích thân lót đường, danh xưng quận chúa mạc danh kì diệu* rơi xuống, lại thêm mối quan hệ với phủ nhị vương tử. Mọi người đều vô tình cố ý muốn xem biểu hiện của nàng, thế nhưng nàng lại không thi nữa?
Vòng cuối là thư họa kết hợp, trước mặt mỗi người là giấy và mực hoa đào thoang thoảng. Mấy ánh mắt cũng dời khỏi người nàng, chuyên tâm vào bài dự thi.
Khinh Nguyệt hơi ngiêng đầu, không biết nghĩ về chuyện gì mà cười lên, sau đó lại lâm vào trầm mặc. Sở Yế dần ôn nhu mài mực, nhỏ giọng:
- Tiểu thư, mực được rồi, từ phải qua là màu đỏ, trắng ngà, vàng, xanh lá.
(Tha thứ, mình không biết mấy màu vẽ trong Hán tự là gì, nên để thuần Việt nhé)
- Được rồi.
Sở Khinh Nguyệt từ từ nhắm mắt lại, hít sâu, cảnh tượng đẹp đẽ, bi thảm, đau khổ, tuyệt vọng lướt qua trong đầu. Một lúc liền đạm mạc mở mắt ra bắt đầu múa bút.
Sở Yến ngơ ngác nhìn giấy mực vô tri dần tạo nên hình khối rõ ràng, ánh mắt dần tan rã, cúi thấp đầu xuống.
Cánh tay nàng vung rất nhanh, giống như đang cuồng thảo, liên tục chấm thêm mực. Trang giấy trắng tinh trải rộng loang lổ, cánh hoa mai trên chỗ nàng ngôi run run rụng xuống, tả tơi, xơ xác. Màu vàng tươi sáng hòa cùng màu nâu héo rũ thê lương.
Sở Yến xoa hai tay, có lẽ khí trời vẫn còn lạnh, phải không?
Nàng hơi ngẩn ngơ nhớ lại những ngày tháng ở phương bắc, đêm mùa đông lạnh cóng, chăn không đủ ấm, mấy hán tử len lén lôi rượu ra uống cho nóng người. Thực ngốc, mùi rượu nồng như vậy, đám tửu quỷ đó tưởng giấu được ai chứ?
Chẳng qua tiểu thư và Quân tướng quân đều mắt nhắm mắt mở cho qua mà thôi. Sống chết lúc nào không rõ, một hai vò rượu có xá gì?
Lý Tử cái tên ngu ngốc đó, bị kiếm chém ngang người, vẫn còn thở một hơi mà cười khúc khích: “Mấy vò rượu ta lén giấu đi chắc không ai biết mà uống rồi.”
À, hai tháng chín ngày nữa là đến một năm ngày giỗ bọn họ.
Hai nén nhang cháy gần hết, Khinh Nguyệt đề vào góc tranh. Không phải là bài thơ, nàng không biết làm thơ. Nét bút đầy đặn nho nhã, lại lộ ra sự sắc sảo tang thương. Một chữ hất lên, rồng bay phượng múa.
Thời gian hết, vị thư đồng theo sau nữ thái phó bước lên thu bài. Vẻ mặt mọi người biến hóa đủ dạng, vui mừng có, nhẹ nhõm có, mất mát có.
Nàng không để tâm đến những chuyện này, chờ tranh trước mặt được đem đi liền thẳng hướng ánh mắt về chỗ Sở Khinh Vũ. Bóng áo gấm tím hoa lệ xinh đẹp mờ ảo dưới bóng đèn l*иg, hòa cùng mảng sáng mảng tối làm cả người thêm huyền bí. Cho dù không nhìn được gương mặt, nàng cũng tưởng tượng ra được, ánh mắt rạng rỡ, nụ cười tươi bừng bừng sức sống ấy.
Giống như Sở Khinh Vũ chính là cội nguồn của sự sống, cho dù có thê thảm tuyệt vọng đến đâu, nàng ấy vẫn đem lại ánh sáng hi vọng.
Sở Khinh Vũ nhận ra được ánh mắt hướng về mình, khuôn mặt xinh đẹp lạnh lẽo như hàn băng vạn dặm rốt cuộc hơi hơi mềm xuống, khóe miệng cứng nhắc giương lên.
Từ hơn một năm trước, mùa đông ở Mai hồ đóng băng lấp lánh, bày nhiều sản vật xinh đẹp, Hạo Khanh ca ca dẫn Cơ Hy quận chúa đi du lãm, nàng đã quên mất nữ tử từng cười như ánh dương ngày xưa chính là mình. Ngày ngày chìm trong oán hận, tuyệt vọng, giống như đã đánh mất bản ngã của bản thân.
Vòng cuối này có năm người cùng bình phẩm, thư họa vốn là mục được coi trọng nhất trong cuộc thi. Vị thái phó từng là tài nữ lừng danh một phương, có thể nói hoàn mĩ vô khuyết, lúc này chụm đầu lướt nhanh qua những bức họa.
Mẫu đơn nở rộ, dương liễu rì rào, hàn mài lãnh ngạo, Bình thành cổ kính,... Mỗi năm đều là vài đề tài này, cái chủ yếu chỉ là xem kĩ thuật họa và thi pháp mà thôi.
Khóe mắt lướt đến một bức tranh rộng gần gấp đôi những bức họa thông thường, bà nheo ánh mắt lại rút ra.
Bức họa nhìn qua rời rạc không ăn nhập, bên trên hạnh đào trắng như tuyết run run trong cơn mưa phùn rả rích, sắc trời hơi u ám càng làm những chùm hoa thêm trắng, nhụy hoa đỏ hồng tươi tắn, có vài chỗ đỏ lan cả cánh hoa, màu thẫm dẫn. Thậm chí còn có màu đỏ giống như rơi rớt xuống từ chùm hoa, sắc hoa càng nở rộ.
Dưới những cánh hoa hạnh trắng, nền đất đỏ đen loang lỏ máu. Bóng áo giáp nằm xuống, người ngã ngựa đổ thê lương. Lửa còn cháy bập bùng vài chỗ, có cả thanh kiếm cắm trên nền đất, là khung cảnh chiến trường.
Đối lập đến cực hạn như vậy, bàn tay thái phó hơi run rẩy nhẹ nhàng đặt xuống, ánh mắt nhòa lệ quay ra chỗ khác.
Dường như kí ức đã cố ngủ quên bị khơi dậy, có chàng thanh niên khờ dại trước khi tòng quân lén lút nhờ người gửi cho nàng một bao hạt dẻ rang đường nóng hổi. Rồi không bao giờ quay về nữa.
Mấy vị giám khảo cũng chú ý động tĩnh bên này, tò mò cầm bức họa lên thưởng thức.
Tất cả đều lâm vào trầm mặc.
Họ có xúc động, nhưng không mãnh liệt như thái phó, bức họa thực tốt, bút pháp này...rất giống với bút pháp trong bức cẩm tú họa đồ năm xưa của Nguyệt Duy công tử. Có điều, quanh cảnh quá thê lương máu tanh, màu đỏ chói mắt thậm chí có chút đáng sợ.
Đáng tiếc.
Chợt một vị giám khảo nheo mắt nhìn, ầy giáp, ánh mắt đυ.c ngầu hơi mở ra:
- Chỗ này!
Chỉ thấy một người lính, máu tươi đầy giáp, kiếm bên cạnh đã ném qua một bên, nằm úp sấp xuống đất, một tay hơi hướng về phía nam.
Tư thế rất quỷ dị, có người nheo mắt nhìn theo hướng nam, một cục tròn tròn nho nhỏ màu trắng lấp ló giữa những tán cây xanh rì.
Là một đứa nhỏ sơ sinh, còn rõ cả mắt mũi miệng, ánh mắt mở tròn to, khóe miệng hồn nhiên toét miệng cười.