Chương 5

9

Càng nghĩ về ký ức này, lại càng cảm thấy được, lúc trước Giang Chấp đồng ý với tôi, cũng chỉ là chín bỏ làm mười.

Bằng không, vì sao ngay cả một câu thích cũng không chịu nói với tôi.

Đi quán bar tìm tôi, chắc chắn cũng do tính chiếm hữu hồ ly gây ra thôi.

Nhưng tôi không thích, tôi không thích tính chiếm hữu, tôi chỉ muốn hai người yêu nhau bình thường thôi.

Phải chia tay càng sớm càng tốt, nếu không, tôi sợ mình sẽ không quên được anh.

Phớt lờ anh một khoảng thời gian, chắc anh sẽ buông tha nhỉ?

Nghĩ như vậy, tôi dứt khoát bật điện thoại để chế độ Không làm phiền, quyết định một lòng chỉ đọc sách thánh hiền.

......

Giang Chấp liên lạc lại với tôi vào ba ngày sau.

Anh đã hoàn thành luận văn, gọi cho tôi hỏi xem gần đây đang làm gì.

Suốt bốn ngày, một tin nhắn không thèm gửi, mà hỏi tôi đang làm gì.

Tôi không trả lời cho đến khi anh anh gọi lần thứ ba thì mới nghe, âm thanh rầu rĩ: "Lô?"

"Sao dạo này không đến đây?"

Giang Chấp đề cập đến căn hộ của anh.

Bên trong có một gian là phòng của tôi.

Đó là bởi vì một lần trước đây, anh nhiều lần từ chối sự thân mật của tôi, tôi thẹn quá thành giận, giận dữ dọn qua đó.

"Đang bận, " tôi học theo anh qua loa có lệ, "Tôi làm luận văn không giỏi bằng anh, tôi còn nhiều việc phải làm.”

“Vậy thì mang qua đây,” Giang Chấp lần đầu chủ động mời tôi, "Anh coi giúp em."

Theo lý thuyết, lẽ ra tôi phải rất vui, sau đó tôi kích động như khỉ lập tức ôm máy bắt taxi chạy qua đó.

Nhưng bây giờ, tôi biết rõ mối quan hệ của tôi với Giang Chấp đều là do tôi cưỡng cầu, anh từng thương hại tôi, bây giờ dám chắc chỉ muốn gần gũi với tôi.

Đàn ông và cáo đều cùng một loài, dụ.c vọ.ng cao.

Vì thế tôi tùy tiện từ chối cho có, quả thực là từ chối anh

Nhưng mà không nghĩ tới viện cớ nói có việc, thì thật sự có việc luôn.

10

"Mày con nhỏ này, gọi mày nhiều lần cũng không bắt máy, tao còn tưởng mày không nhận người mợ này chứ!”

Mợ đã ngoài bốn mươi, là người độc đoán, cậu là người nghiện rượu nói thế nào cũng chả thèm nghe, sớm muộn gì cũng bị độ.t qu.ỵ chơi, thế cho nên bà ta cũng không khổ sở lắm.

Tôi mang bữa sáng tới cho họ, đã chăm sóc người cậu này vài ngày, mỗi ngày bà ta đều lèm bèm chuyện lần trước tôi không nghe điện thoại.

Tròng mắt mợ di chuyển, kéo tôi ra ngoài hành lang, nhỏ giọng nói: "Nhà chúng tao nuôi dưỡng mày bao năm nay, không đòi hỏi đền đáp gì, bây giờ gặp khó khăn, mãy cũng nên giúp đỡ chứ?"

"Tôi......"

"Tao biết năm đó cha mày để lại tiền, nhất định đủ cho mày sống nửa đời còn lại, nhưng hiện tại, Hoan Hoan à, tao không xin mày cái gì, mày hiểu chứ?"

Tôi cắn môi không nói gì.

Mẹ tôi m.ất khi sinh ra tôi, hai năm sau cha tôi cũng gặp tai nạn, bà nội tôi sống một mình ở quê, vất vả chăm sóc tôi nên đành phải đưa cho mợ.

Trong mười năm đó, họ không cho tôi gì ngoài một căn gác nhỏ để ở và tiền mua sách vở.

Quần áo tôi mặc là đồ cũ của bà ta, mọi việc trong nhà đều là do tôi làm, ngay cả thằng em họ cũng bắt nạt tôi.

Có đôi khi tâm trạng mơ không tốt, thì sẽ kéo tôi lại mắng chửi tôi một trận, nói tôi là đồ sao chổi, khắc ch.ết cả nhà, bọn tao nuôi mày muốn giảm tuổi thọ vậy.

Vì thế khi lên cấp 3 tôi liền tìm công việc part-time, sau kì thi đại học tôi đưa hết số tiền tiết kiệm cho bà ta, thì bà ta mới ngậm mồm lại.

Tôi không có ấn tượng sâu với cậu, chỉ biết mỗi lần mợ đánh mắng tôi, ông ta đều thờ ơ.

"Hoan Hoan, trong tay mày nhất định có rất nhiều tiền đúng không? Mày lấy một nửa ra đi, mày nhìn nhà chúng tao xem, cậu mày thì phế, có hy vọng gì đâu, mày......"

"Tôi không có tiền."

Tôi ngắt lời bà ta.

"Bà nội ở một mình dưới quê, cha tôi không để lại nhiều tiền cho tôi, nên tôi đưa hết cho bà rồi.”

Không khí im lặng ba giây.

Mợ tức giận ném thẳng cái túi vào người tôi: "Mày con nhỏ vô lương tâm!

"Mười năm nay, nhà bọn tao cho mày cơm ăn, áo mặc! Bây giờ lòi ra chuyện này, tất cả tiền đều cúng kiếng cho bà già mãi chưa chế.t đó! Phi! Đồ sói mắt trắng!

"Cút đi cút đi, đồ xui xẻo, quả nhiên muốn giảm thọ mà!"

Mợ phắn đi rồi.

Tôi không nói một lời, ném bữa sáng vào thùng rác.

Có chút lãng phí.

Tôi ngồi xuống ghế dài ở sảnh bệnh viện.

Bên ngoài trời bắt đầu mưa, tôi lấy điện thoại, mở giao diện gọi điện, định bấm số Giang Chấp thì dừng lại.

Hai giây sau, tôi cất điện thoại.

Tôi không mang theo ô nên định đợi cho đến khi tạnh mưa rồi mới rời đi.

Trong bệnh viện người đến người đi, phần lớn là những người có hoàn cảnh khác nhau.

Điện thoại của tôi hết pin, tôi thẫn thờ nhìn sàn nhà.

"...... Hứa Ý Hoan?"

Tôi ngẩng đầu, bắt gặp một đôi mắt có chút ngạc nhiên, là một vị bác sĩ trẻ nhìn quen quen.

"Là tôi này, " anh ta nhìn ra sự nghi hoặc của tôi, thở dài, "Trần Tử Ý."

À, nhớ rồi.

Đối tượng thầm mến của tôi hồi cấp 3.

Lúc đó bạn cùng lớp nói anh ta cũng thích tôi, nhưng sau này anh ta lại kết thân với lớp trưởng môn Tiếng Anh của lớp mình.

Sau đó tôi đã đổi số, không liên lạc lại nữa.

"Sao đến bệnh viện vậy?" Anh ta ngồi xổm xuống, nhìn tôi, “Có người thân trong bệnh viện à?”

Tôi gật đầu, không muốn nói chuyện.

“Số phòng bao nhiêu?”

"Mười ba."

Trần Tử Ý nhìn tôi một cái: "Cái người đột quỵ, là chú cậu?"

"Ờ."

Tôi tưởng anh ta hỏi xong sẽ rời đi, nhưng không ngờ anh ta ngồi cạnh tôi: "Ông ta nhập viện vào mấy ngày trước, tình hình không ổn.”

Tôi thở dài: "Biết chứ."

"Cậu......"

Trần Tử Ý nhìn tôi với ánh mắt có phần phức tạp.

Sau đó, anh ta nói: “Nếu có khó khăn gì, có thể nói cho tôi biết."

Tôi lắc đầu: "Cám ơn, không cần."

"Hứa Ý Hoan, cậu còn nhớ chuyện lúc đó không? Tôi......."

"Không, tôi không nhớ."

Tôi ngắt lời.

Nhưng anh ta lại nắm lấy cổ tay tôi: “Thật ra năm đó......"

Không biết từ khi nào bên ngoài vách kính đã có người đứng dưới mưa.

Tôi ngẩn ra, nhất thời không nghe được gì, kể cả lời giải thích của Trần Tử Ý.

Là Giang Chấp.

Anh không cầm ô, chiếc áo sơ mi trắng ướt sũng dính sát vào người, lộ ra những đường nét cơ bắp, mái tóc đen nhỏ nước, đôi mắt đen láy khiến tôi bất an.

Tôi thấy ánh mắt anh chậm rãi, dừng ở bàn tay Trần Tử Ý nắm cổ tay tôi.

Giây tiếp theo, tôi phản xạ có điều kiện bỏ anh ta ra.

Mà khi nhìn sang, Giang Chấp đã không còn ở đó nữa.