Đang nói chuyện lúc ấy bọn Quan Thắng phi ngựa đem quân đánh lên đèo Ô Long thì gặp ngay quân mã của Thạch Bảo. Quan Thắng ngồi trên ngựa quát to:
- Tướng giặc kia, sao dám gϊếŧ hại anh em ta!
Thạch Bảo trông thấy Quan Thắng thì mất hết nhuệ khí, vội cho quân lui lại đỉnh đèo, ra lệnh cho Bạch Khâm ra đánh Quan Thắng. Hai ngựa quần nhau, binh khí cùng vung vun vυ"t. Quan Thắng và Bạch Khâm giao chiến chưa đầy mười hiệp thì nghe trên đèo Ô Long có tiếng chiêng thu quân. Quan Thắng thấy quân Thạch Bảo hỗn loạn trên đèo, nhưng không đuổi theo. Nguyên là Thach Bảo chỉ chú ý đánh sang phía đông, còn phía tây không đề phòng. Đồng khu mật nhân cơ hội đó đem quân đánh tới, rồi ồ ạt xông lêи đỉиɦ đèo. Đại tướng bên quân Tống là Vương Lẫm chận đánh chỉ huy Cảnh Đức của quân Phương Lạp. Hai tướng giao chiến hơn mười hiệp, Vương Lẫm chém Cảnh Đức lăn xuống ngựa. Tiếp đó Lã Phương, Quách Thịnh dẫn quân xông lên chiếm đỉnh đèo, nhưng chưa lên tới nơi thì Qúach Thịnh bị một tảng đá rơi trúng. Quách Thịnh cả người lẫn ngựa lăn xuống chết ngay dưới chân núi.
Quan Thắng đứng ở phía đông thấy trên đèo rối loạn biết quân mình từ phía tây đang tiến lên, vội vẫy các tướng xông lên đánh. Bị quân Tống từ hai phía ép vào, quân Phương Lạp ở đỉnh đèo lại càng rối loạn. Lã Phương đón đánh Bạch Khâm, chỉ mới vài hiệp Bạch Khâm đã đưa một đường giáo hiểm, Lã Phương né mình tránh được, ngọn giáo chỉ xuyên qua nách, đánh bật chiếc xích rơi xuống đất. Hai tướng thấy khó đánh, bèn vứt binh khí ngồi trên lưng ngựa đánh bằng tay không. Nguyên ở đoạn này thế núi hiểm trở, ngựa khó đứng vững. Hai tướng đều hăng đánh, không ngờ cả người lẫn ngựa lăn xuống dốc đèo, cùng chết một chỗ. Quan Thắng và các tướng liền dẫn quân bộ ào ạt xông lên.
Quân Tống từ hai phía xông lên chiếm đỉnh đèo. Thạch Bảo thấy cả hai phía đều không có lối thoát, sợ bị bắt sống, bèn rút đoản đao đâm cổ tự sát. Thế là quân Tống chiếm được cửa ải đèo Ô Long. Quan Thắng liền sai người báo cho Tống tiên phong biết tin. Bốn viên thuỷ quân tổng quản của Phương Lạp trấn giữ thuỷ trại nghe tin đèo Ô Long thất thủ, thành Mục Châu bị vây, vội bỏ thuyền lên bờ chạy trốn. Dân chúng đón đường chận đánh, bắt sống Thành Quý và Tạ Phúc giải về Mục Châu. Bọn Địch Nguyên, Kiều Chính trốn thoát. Quân Tống kéo đại quân người ngựa về Mục Châu. Tống Giang đã nhận được tin liền ra ngoài thành tiếp đón. Đồng khu mật và Lưu đô đốc đem quân vào thành đồn trú.
Trong thành đã tạm yên, Đồng khu mật yết bảng chiêu an quân dân, khuyên ai nấy trở lại làm ăn như cũ. Quân Phương Lạp đầu hàng nhiều không kể xiết. Tống Giang sai lấy thóc gạo trong kho phân phát, cho phép dân chúng trở về quê quán làm lương dân. Mặt khác sai đem bọn thuỷ quân tổng quản Thành Quý, Tạ Phúc chém ngang lưng, moi tim làm lễ tế Nguyễn Tiểu Nhị, Mạnh Khang cùng các tướng tá chết trận ở đèo Ô Long. Linh hồn kẻ trước người sau đều được hưởng tế. Lại giao cho Lý Tuấn và các tướng đầu lĩnh thuỷ quân cai quản những thuyền bè thu được, cho chở thủ cấp của bọn nguỵ quân đến giao nộp trước cửa quân của Trương chiêu thảo. Tống Giang mất thêm hai tướng là Lã Phương, Qúach Thịnh trong lòng buồn rầu đau xót, bèn cho án binh bất động, đợi binh mã của Lư tiên phong để cùng tiến đánh động Thanh Khê.
Tạm không nói chuyện Tống Giang đóng quân ở Mục Châu. Lại nói việc phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa từ khi chia quân hai ngả ở Hàng Châu, dưới cờ có ba vạn người ngựa, các chánh phó tướng tất cả hai mươi tám người. Lư tiên phong dẫn quân theo đường núi, đi qua trấn Lâm An, kinh đô cũ của Tiên vương ở sát cửa ải Dục Linh tiến về phía Hàng Châu. Đồng giữ cửa ải này là viên đại tướng Bàng Vạn Xuân, hiệu Tiểu Dưỡng Do Cơ, thủ hạ của Phương Lạp, có tiếng là tay thiện xạ bậc nhất ở Giang Nam. Dưới quyền Bàng Vạn Xuân là hai viên phó tướng, Lôi Quýnh và Kế Tắc. Hai viên phó tướng ấy vừa giỏi dùng nỏ cứng nặng bẩy tám trăm cân, lại quen dùng ngọn kích móc sắt, thủ hạ có năm nghìn người ngựa. Ba viên tướng đóng giữ cửa ải Dục Linh nghe tin quân Tống do phó tiên phong Lư Tuấn Nghĩa đem quân đến đánh đều đã sẵn sàng khí giới để nghênh địch.
Lại nói quân mã của Lư tiên phong tiến gần đến cửa ải Dục Linh, Lư Tuấn Nghĩa sai sáu tướng là Sử Tiến, Thạch Tú, Trần Đạt, Dương Xuân, Lý Trung, Tiết Vĩnh đem ba nghìn quân bộ đi trước dọn đường.
Bấy giờ bọn Sử Tiến cưỡi ngựa chiến, còn lại đều là quân bộ dàn hàng tiến đến dưới cửa ải. Không thấy bóng một tên quân nào của Phương Lạp. Sử Tiến đã có ý ngờ, vội cùng các tướng bàn bạc. Mưu kế chưa định xong, quân đã đến trước cửa ải. Nhìn lên thấy trên ải dựng cây cờ trắng thêu tua màu. Đứng dưới cờ là đại tướng Tiểu Dưỡng Do Cơ Bàng Vạn Xuân. Thấy bọn Sử Tiến dẫn quân lên. Bàng Vạn Xuân cả cười mắng rằng:
- Giặc cỏ Lương Sơn Bạc mắc phải bả chiêu an của nhà Tống, còn dám làm hảo hán đến đây xâm phạm bờ cõi của bọn ta? Ta là Tiểu Dưỡng Do Cơ, chắc bọn người đã biết? Nghe nói trong bọn các người có kẻ tên là Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh, hãy gọi người ấy ra đây đọ tài cung nỏ. Trước hết phải cho các người biết mũi tên thần của ta.
Bàng Vạn Xuân nói chưa dứt, bỗng một mũi tên bay vèo ra, Sử Tiến lăn xuống ngựa. Bọn Thạch Tú, Trần Đạt cùng xông lên cướp được Sử Tiến đưa lên ngựa chạy về. Lại nghe trên đỉnh núi vang lên tiếng thanh la, rồi từ hai phía rừng thông, tên bắn ra tới tấp. Bọn Thạch Tú, Trần Đạt đành bỏ Sử Tiến lại, tìm đường thoát thân. Đến đầu núi lại bị bọn Lôi Quýnh và Kế Tắc từ hai bên sườn núi bắn tên ra như mưa, dẫu là kẻ anh hùng lỗi lạc cũng không tránh nỗi. Bọn Sử Tiến, Thạch Tú sáu người bị bắn chết, thây chồng dưới cửa ải. Thương thay sáu viên tướng tài của trại Thuỷ Hử, từ nay khí thiêng đã về trời.
Ba nghìn quân bộ chỉ sống sót hơn trăm người chạy về gặp Lư tiên phong báo tin thua trận. Lư Tuấn Nghĩa nghe xong thẫn thờ kinh sợ. Thần cơ quân sư chu Vũ rơi lệ thươngkhóc, rồi cũng phải khuyên can phó tiên phong rằng:
- Xin tiên phong chớ quá phiền muộn, không lợi cho việc lớn Anh em chúng ta sẽ bàn định kế hoạch để chém tướng, cướp ải, trả mối thù này.
Lư Tuấn Nghĩa nói:
- Huynh trưởng Tống Công Minh giao cho ta biết bao nhiêu là tướng tá, chưa thắng trận nào mà đã mất sáu tướng, ba nghìn quân chỉ còn hơn một trăm! Ta còn mặt mũi nào trở về Hấp Châu gặp lại Tống Công Minh!
Chu Vũ đáp:
- Cổ nhân có câu « Thiên thời chẳng bằng địa lợi, địa lợi chẳng bằng nhân hoà ». Bọn chúng ta là dân Trung nguyên, Sơn Đông, Hà Bắc không quen thuỷ chiến, thế là mất địa lợi. Vậy phải bắt cho được mấy người dân địa phương đi chỉ đường thì mới biết rõ những nơi đường núi hiểm trở.
Lư tiên phong nói:
- Quân sư nói rất phải, ai có thể đi trước dò đường?
Chu Vũ đáp:
- Cứ theo ngu ý thì nên sai Thời Thiên làm việc này. Tay này vốn quen trèo tường nhảy mái, giỏi tìm đường đi trong núi. Lư Tuấn Nghĩa liền sai gọi Thời Thiên đến căn dặn. Thời Thiên vâng mệnh mang theo lương khô, giắt đoản đao rời doanh trại lên đường.
Thời Thiên cứ nhắm hướng núi sâu, vừa đi vừa tìm đường, đến chập tối mới thấy từ đằng xa có ánh đèn. Thời Thiên nghĩ bụng: « Có đèn sáng tât phải có nhà dân », rồi lần trong bóng tối đi về hướng có ánh đèn. Đến đây mới biết ánh đèn từ trong ngôi am nhỏ lọt ra. Thời Thiên nhấc cổng chui vào, thấy một hoà thượng già đang ngồi tụng kinh. Nghe tiếng gõ cửa, lão hoà thưọong sai một thầy tăng trẻ ra mở cửa. Thời Thiên bước vào vái chào. Lão hoà thượng nói:
- Xin quý khách miễn lễ. Đây là nơi muôn ngựa nghìn quân giao chiến, quý khách làm sao đến được?
Thời Thiên đáp:
- Thật không dám nói dối sư phụ, tiểu nhân là Thời Thiên, phó tướng bộ hạ của Tống Giang ở Lương Sơn Bạc. Nay anh em tiểu nhân vâng mệnh triều đình đi dẹp giặc Phương Lạp. Không ngờ đêm qua bọn tướng giữ ải Dục Linh sai quân bắn tên như mưa, gϊếŧ của chúng tôi sáu viên chánh tướng, nên không vượt ải được. Lư tiên phong sai Thời Thiên tôi đến đây tìm đường vượt ải. Vượt núi sâu bãi rộng đến đây, muôn trông sư phụ chỉ giáo cho, chủ tướng chúng tôi xin báo đáp trọng hậu.
Lão hoà thượng đáp:
- Trăm họ vùng này bị Phương Lạp tàn hại, ai ai cũng oán ghét. Bần tăng sống nhờ vào thí chủ trong vùng, nay dân các làng đều phải trốn tránh. Bần tăng không biết đi đâu, đánh liều ở lại. Nay quân thiên triều đến diệt giặc trừ hại, thật muôn dân được cậy nhờ nhiều. Bần tăng ngày thường sợ bị liên luỵ, bây giờ có các tướng quân đến đây, chẳng có điều gì phải lo sợ, giấu diếm nữa. Vùng chúng tôi đây không có đường qua cửa ải, phải tới chân đèo Tây Sơn mới có một đường nhỏ có thể đi qua. Chỉ sợ gần đây đường ấy đã bị giặc lấp mất không đi qua được.
Thời Thiên nói:
- Thưa sư phụ, chẳng hay đi theo đường đó có thể đến trại giặc được không?
Lão hoà thượng đáp:
- Đường ấy có thể đi tắt đến phía sau doanh trại của Bàng Vạn Xuân, xuống dưới đèo sẽ gặp đường cái đi qua cửa ải, chỉ sợ quân giặc đã lăn đá lấp mất cửa núi.
Thời Thiên nói:
- Không lo, nếu có đường đi thì dẫu bị chận lấp, anh em tiểu nhân cũng sẽ có cách qua được. Tiểu nhân xin về báo tin cho chủ tướng biết, rồi xin trở lại hậu tạ sư phụ.
Lão hoà thượng nói:
- Ra ngoài có ai hỏi, xin tướng quân đừng bảo bần tăng nói.
Thời Thiên đáp:
- xin sư phụ đừng lo, tiểu nhân không bao giờ sơ xuất như vậy.
Rồi Thời Thiên cáo từ hoà thượng, đi đường tắt trở về trại báo tin với Lư tiên phong. Lư Tuấn Nghĩa nghe xong cả mừng, sai mời quân sư Chu Vũ đến để cùng bàn mưu đánh cửa ải.
Chu Vũ nói:
- Tìm được đường tắt qua núi thì chẳng lo gì không lấy được ải Dục Linh. Xin chủ tướng cho thêm một người nữa cùng đi với Thời Thiên để khởi sự ngay.
Thời Thiên hỏi:
- Quân sư định khởi sự thế nào đây?
Chu Vũ nói:
- Việc cần thiết giao cho hiền đệ là đốt lửa và bắn pháo hiệu. Nhớ mang theo ống đạn và dao đá đánh lửa. Khi lọt vào phía sau trại giặc thì hiền đệ đốt lửa và bắn pháo hiệu, công việc của hiền đệ chỉ có thế.
Thời Thiên nói:
- Nếu chỉ việc đốt lửa và bắn pháo hiệu thì một mình tiểu đệ cũng đủ. Vả lại có ai đi nữa thì người ấy cũng không thể trèo tường nhẩy mái như tiểu đệ, chỉ thêm chậm trễ mà thôi. Nhưng đệ đi việc ấy thì ở đây các đại huynh làm sao mà vượt ải?
Chu Vũ đáp:
- Việc đó không khó: chỗ cửa ải tất giặc cho quân mai phục. Ta chỉ cần trở tay là xong. Khi tiến quân, thấy hai bên đường chỗ nào cây cối rậm rạp ta sẽ cho châm lửa đốt, khiến cho bọn chúng không còn chỗ nào đặt quân mai phục được.
Thời Thiên nói:
- Quân sư thật là cao kiến.
Rồi đó Thời Thiên sửa soạn dao, đá và ống đựng mồi lửa, khoác tay nải lớn lên vai, đến cáo từ Lư tiên phong rồi ra đi. Lư Tuấn Nghĩa giao cho Thời Thiên đem hai mươi lạng bạc, một thưng gạo, sai một tên quân hầu gánh đi để thưởng cho lão hoà thượng ở thảo am.
Quá trưa hôm ấy, Thời Thiên cùng tên lính quảy hành lý theo đường cũ trở lại thảo am. Gặp lão hoà thượng. Thời Thiên nói:
- Chủ tướng chúng tôi xin đa tạ hoà thượng, có chút lễ mọn đem đến biếu.
Nói đoạn Thời Thiên lấy bạc và gạo đem biếu hoà thượng, rồi cho tên quân hầu trở về. Thời Thiên nói với hoà thượng:
- Xin phiền sư phụ chỉ đường cho. Sư phụ có thể giả cách làm như lão tăng đi hành cước để dẫn tiểu nhân đi.
- Xin tướng quân chờ đến đêm, đi ban ngày sợ lộ.
Nói đoạn hoà thượng đi nấu bữa tối để khoản đãi Thời Thiên.
Đêm hôm ấy hoà thượng gọi một sư bác đến giao việc chỉ đường, dặn xong việc phải về ngay, không để người ngoài biết. Nhà sư trẻ dẫn Thời Thiên ra khỏi thảo am tìm đường đi sâu vào trong núi. Hai người cứ cắm cúi xuyên đèo vượt núi, vén gai bám rễ mà đi. Dưới ánh trăng xuông hai người đi được vài dặm, thì đến một nơi đèo cao vách đá dựng đứng, từ xa thấp thoáng một lối đi nhỏ dẫn lên đèo. Lối đi qua đỉnh đã bị lấp kín bằng những tảng đá lớn chồng cao như bức tường. Nhà sư trẻ nói:
- Tướng quân hãy nhìn, bên kia bức tường đá là cửa ải. Qua được đó là đến đường lớn.
Thời Thiên nói:
- Tiểu nhân tự đi được, sư phụ trở về được rồi.
Nhà sư trẻ đi rồi. Thời Thiên bắt đầu trổ tài leo trèo, chụm tay bám bờ đá leo lên, thấy phía đông toàn rừng núi, lửa cháy rừng rực bốc cao lưng trời. Đó là lúc Lư tiên phong và quân sư Chu Vũ đã cho quân nhổ trại tiến về cửa ải. Lư tiên phong sai bốn năm trăm quân men đường núi tới chân đèo, vừa đi vừa phóng hoả mở đường. Khiến phục binh giặc mất chỗ ẩn nấp. Đứng trên cửa ải Dục Linh, Tiểu Dưõong Do Cơ Bàng Vạn Xuân biết là quân Tống Giang đốt lửa dọn đường, liền nói:
- Đây là cách điều quân vừa đi vừa đốt làm cho ta không đặt được phục binh. Ta cứ giữ cửa ải để xem bọn chúg thi thố cách gì?
Thấy quân Tống đã đến gần, Bàng Vạn Xuân bèn cùng Lôi Quýnh, Kế Tắc đều giương cung đặt tên phục sẵn sau ải, còn bên quân nhà thì một vệt lửa sáng chạy dài theo đường tiến quân. Tiếp đó hai tướng Lâm Xung, Hồ Diên Chước dừng ngựa trước cửa ải, lớn tiếng quát rằng:
- Bọn giặc cỏ, sao dám chống cự quân triều đình?
Bọn Bàng Vạn Xuân chưa kịp ra lệnh cho quân sĩ bắn xuống thì Thời Thiên lúc ấy đã nhẹ nhàng từ trên ngọn cây tụt xuống mặt thành. Thấy hai đống cỏ khô, Thời Thiên liền rút dao và đá đánh mồi châm lửa, đặt ống hoả pháo lên đống cỏ, trước hết đổ lưu huỳnh và diêm tiêu đốt một đống, sau đó châm lửa đốt đống thứ hai để dẫn mồi cho hoả pháo. Xong việc Thời Thiên lại mang mồi lửa kéo lên châm đốt mái lầu canh. Hai đống cỏ bắt lửa bốc cháy đùng đùng, tiếng hoả pháo nổ vang trời. Quân giữ ải hoảng hốt, tán loạn tìm đường tẩu thoát. Khi Bàng Vạn Xuân và hai tên phó tướng ra phía sau dập đám cháy thì Thời Thiên đã châm lửa đốt hoả pháo ngay trên mái lầu canh. Hoả pháo nổ rung cửa ải, quân lính của Bàng Vạn Xuân khϊếp sợ, vứt cả gươm giáo cung tên mà chạy. Thời Thiên đứng lên lầu canh quát to:
- Hơn vạn quân triều đình đã vượt ải, các ngươi mau đầu hàng để giữ mạng sống!
Bàng Vạn Xuân kinh sợ ngã khuỵ, hồn vía bay tận mây xanh. Bọn Lôi Quýnh, Kế Tắc hết hồn, đứng như trời trồng. Các tướng Lâm Xung, Hồ Diên Chước xông lên chiếm cửa ải, các tướng khác xông lên đuổi quân nam ngoài ba mươi dặm. Tôn Lập bắt sống Lôi Quýnh. Nguỵ Định Quốc bắt được Kế Tắc, chỉ một mình Bàng Vạn Xuân chạy thoát. Quân của Bàng Vạn Xuân bị bắt làm tù binh đến quá nửa.
Chiếm xong cửa ải, Lư tiên phong liền chia người ngựa đi đóng giữ các nơi. Một mặt Lư tiên phong xuống lệnh trọng thưởng cho Thời Thiên, sai đem Lôi Quýnh, Kế Tắc ra trước cửa ải mổ bụng moi tim làm lễ tế các tướng Sử Tiến, Thạch Tú. Thi hài sáu tướng thì mai táng trước cửa ải, còn quân sĩ tử trận thì dồn lại để hoả táng.
Ngày hôm sau Lư Tuấn Nghĩa lại cùng các tướng khoác giáp lên ngựa, một mặt sai người đưa văn thư phi báo cho Trương chiêu thảo biết tin lấy được cửa ải Dục Linh, một mặt cho quân qua cửa ải, tiến về Hấp Châu. Đến nơi, Lư tiên phong ra lệnh cho quân sĩ đóng trại dưới chân thành.
Nguyên tướng giữ thành Hấp Châu, hoàng thúc đại vương Phương Hậu là chú ruột của Phương Hạp, và hai đại tướng khác có hàm văn chức là thượng thư Vương Dần và thị lang Cao Ngọc, cùng giữ thành. Dưới quyền hai người còn có hơn mười viên chiến tướng và hai vạn quân đóng giữ cả trong và ngoài thành Hấp Châu. Thượng Thư Vương Dần vốn làm nghề thợ đá ở miền núi bản châu, quen sử dụng giáo sắt, cưỡi tuấn mã, có biệt hiệu là “chuyển sơn phi” có thể trèo núi vượt sông như đi trên đất bằng. Thị lang Cao Ngọc cũng người Hấp Châu, vốn là con nhà dòng dõi quen dùng ngọn roi sắt. Vì cả hai người đều có học nên Phương Lạp gia phong chức văn quan, giao cho nắm giữ binh quyền. Tiểu Dưỡng Do Cơ Bàng Vạn Xuân sau khi thua trận chạy về Hấp Châu liền vào hành cung tâu với hoàng thúc Phương Hậu:
- Dân địa phương làm phản, có kẻ dẫn quân Tống vượt ải theo đường tắt, vì vậy quân ta tan rã không chống cự nỗi.
Hoàng thúc Phương Hậu nghe xong cả giận, quát mắng Bàng Vạn Xuân:
- Ải Dục Linh là bức tường chắn hiểm yếu của Hấp Châu, nay để cho quân Tống vượt ải, sớm muộn chúng sẽ kéo đến chiếm thành, chúng ta biết chống giữ thế nào?
Vương thượng thư tâu:
- Xin chúa công bớt giận, người xưa có câu: “Thắng bại là lẽ thường của binh gia”. Nay xin điện hạ tạm tha cho để Bàng tướng quân lập công chuộc tội. Nếu thua lần nữa thì sẽ trị tội theo quân pháp.
Phương Hậu cho là phải, giao cho Bàng Vạn Xuân lĩnh năm nghìn quân ra ngoài nghênh chiến, phải giành toàn thắng mới được trở về.
Lại nói Lư Tuấn Nghĩa sau khi vượt ải Dục Linh liền dốc quân thẳng tiến đến thành Hấp Châu ngay ngày hôm ấy, cùng các tướng dẫn quân đánh thành. Cửa thành vừa mở đã thấy Bàng Vạn Xuân đem quân ra khiêu chiến. Quân hai bên dàn thành thế trận. Bàng Vạn Xuân nghênh ngang tiến ra thách thức. Bên quân Tống, Âu Bằng tay nâng giáo sắt thúc ngựa tiến ra giao chiến với Bàng Vạn Xuân. Hai tướng đánh nhau chưa đầy năm hiệp. Bàng Vạn Xuân bỏ chạy. Âu Bằng muốn lập công đầu liền phóng ngựa đuổi theo. Bàng Vạn Xuân bất ngờ quay lại thả một mũi tên Âu Bằng vốn có tài nghệ cao cường liền giơ tay bắt gọn mũi tên của Bàng Vạn Xuân. Nhưng Âu Bằng không ngờ Bàng Vạn Xuân còn quen dùng chiếc cung liên châu một lúc bắn ra nhiều mũi. Âu Bằng đã bắt được mũi tên, yên chí đuổi theo. Bỗng nghe tiếng dây cung rung “phật”, mũi tên thứ hai phóng ra trúng đích, hất Âu Bằng ngã ngựa. Bọn Vương Dần, Cao Ngọc đứng trên mặt thành thấy Âu Bằng ngã ngựa liền đốc suất quân mã trong thành xông ra giao chiến. Quân Lư Tuấn Nghĩa thua to phải lui xa ngoài ba mươi dặm mới dừng lại hạ trại. Điểm lại binh tướng mới biết trong lúc lộn xộn, quân của Phương Hậu đã gϊếŧ Thái viên tử Trương Thanh. Tôn Nhị nương gào khóc thương xót rồi sai thủ hạ tìm thi hài chồng đem thiêu hoá. Tiên phong Lư Tuấn Nghĩa động lòng thương tiếc, không nghĩ ra cách gì hay bèn nói với quân sư Chu Vũ:
- Trận đánh hôm nay lại thiệt hại mất hai tướng của ta, như thế biết làm thế nào?
Chu Vũ nói:
- Thua được là lẽ thường của binh gia. Nay giặc thấy ta lui quân ắt sinh lòng kiêu ngạo. Đêm nay bọn chúng sẽ thừa thế đem quân cướp trại của ta. Xin chủ tướng cho quân mai phục bốn phía, buộc mấy con dê ở trại trung quân, rồi cứ làm như thế… như thế… Chủ tướng lại cho Hồ Diên Chước đem quân mai phục phía bên trái. Lâm Xung đem quân mai phục phía sau, các tướng khác chia nhau mai phục dọc con đường nhỏ. Ban đêm khi giặc kéo đến trung quân sẽ đốt lửa báo hiệu, quân ta từ bốn phía sẽ xông ra bắt gọn chúng.
Lư tiên phong cắt đặt người ngựa đâu đó đã xong, các tướng ai vào việc nấy.
Nói tiếp bên quân Phương Lạp, bọn Vương thượng thư, thi lang Cao Ngọc cũng đáng kể là có mưu lược, cùng bàn với Bàng Vạn Xuân rồi tâu lên hoàng thúc Phương Hậu:
- Hôm nay quân Tống thua trận phải lui xa ngoài ba mươi dặm, người ngựa mệt mỏi, canh giữ sơ sài, chi bằng quân ta thừa thắng đuổi theo cướp trại tất sẽ toàn thắng.
Phương Hậu nói:
- Các khanh cứ bàn kỹ mà làm.
Cao thị lang nói:
- Hạ quân sẽ cùng Bàng tướng quân đem quân đi cướp trại, điện hạ cùng Vương thượng thư ở lại giữ thành.
Đêm hôm ấy hai tướng khoác giáp lên ngựa dẫn quân lặng lẽ tiến đến doanh trại quân Tống. Bàng Vạn Xuân thấy cửa trại đóng kín, không dám cho quân xông vào. Lúc đầu còn nghe rõ tiếng điểm danh, sau đó tiếng trống rời rạc hỗn loạn. Thị lang Cao Ngọc ghìm ngựa nói:
- Dừng lại!
Bàng Vạn Xuân hỏi:
- Sao tướng quân không cho tiến?
Cao Ngọc đáp:
- Nghe tiếng trống hiệu lộn xộn, sợ quân Tống có mưu kế gì.
Bàng Vạn Xuân nói:
- Tướng quân nhầm rồi, hôm nay bọn chúng thua trận, quân tướng đều mệt mỏi sợ hãi, ngủ gật mà đánh trống thì hiệu lệnh không rõ ràng. Tướng quân hà tất phải nghĩ ngợi, cứ cho quân đánh vào!
Cao Ngọc đáp:
- Ngài nói cũng có lý.
Nói đoạn hai tướng xua quân múa đao, vung búa, ào vào cướp trại. Bàng Vạn Xuân và Cao Ngọc cưỡi ngựa xông thẳng vào trại trung quân, nhưng không thấy bóng dáng một tên quân Tống, nhìn quanh chỉ thấy mấy con dê bị trói treo trên cây liễu đang giẫy chân loạn xạ lên mặt trống, nghe xa tưởng như tiếng trống hiệu. Bàng Vạn Xuân và Cao Ngọc chỉ cướp được trại không, nên hết sức lo sợ, chỉ kịp kêu “Mắc mưu! Mắc mưu!”, rồi quay lưng bỏ chạy.
Bấy giờ bỗng có hiệu lửa nổi lên ở trại trung quân. Tiếp đó tiếng hoả pháo nổ vang đầu núi, lại một hiệu lửa nữa nổi lên, quân mai phục bốn phía ào ạt xông ra đánh gϊếŧ. Bàng Vạn Xuân và Cao Ngọc vượt qua cửa trại bỏ chạy, gặp ngay Hồ Diên Chước từ xa xộc tới chận đường. Hồ Diên Chước quát lớn:
- Tướng giặc kia, mau xuống ngựa đầu hàng thì được tha chết!
Cao Ngọc hoảng hốt tìm đường tẩu thoát nhưng bị Hồ Diên Chước đuổi kịp. Hai chiếc roi sắt trong tay Hồ Diên Chước vụt xuống, đầu Cao Ngọc liền vỡ đôi, Bàng Vạn Xuân liều chết vượt vòng vây tìm cách thoát thân, không ngờ bị Thang Long phục sẵn bên đường, dùng câu liêm kéo lăn nhào xuống ngựa rồi xông đến bắt trói. Các tướng mai phục hai bên đường núi cùng lúc nổi dậy đuổi theo quân nam cho đến khi trời sáng mới quay về trại. Tiên phong Lư Tuấn Nghĩa vào ngồi trong trướng ở trung quân, truyền lệnh kiểm điểm các tướng hiệu, bấy giờ mới biết Đinh Đắc Tôn nấp trong bụi cỏ rậm bị rắn độc cắn chết. Lư tiên phong bèn sai mổ bụng Bàng Vạn Xuân moi lấy tim để tế bọn Âu Bằng, Sử Tiến, rồi sai chặt thủ cấp đem đến nạp trước cửa quân doanh của Trương chiêu thảo.
Ngày hôm sau Lư tiên phong cùng các tướng lại tiến quân đến dưới thành Hấp Châu. Cổng thành không đóng, không thấy cờ quạt, không một bóng người. Bọn Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc muốn lập công đầu liền dẫn quân vào thành. Lư Tuấn Nghĩa ở trung quân đến sau, chỉ kịp kêu lên một tiếng thì hai người đã vào qua cổng thành rồi.
Nguyên là Vương Dần thấy bọn Bàng Vạn Xuân thua trận, bèn giả cách bỏ thành rút chạy nhưng đã cho đào hầm sập sát sau cổng thành. Hai tướng Đan Đình Khuê và Nguỵ Định Quốc chỉ quen vũ dũng, không biết đề phòng, nên cả người lẫn ngựa lăn nhào xuống hố. Quân lính của Vương Dần mai phục sẵn hai bên cầm giáo dài và cung tên cùng nhất loạt đâm, bắn. Hai tướng chết ngay tại chỗ. Thương thay Thánh Thuỷ, Thần hoả tướng quân đến đây đành bó tay chịu chết trong hầm.
Lư tiên phong thấy mất hai tướng, tức giận sai quân đắp đập trèo lên thành. Một mặt sai quân lấp hố, mặt khác đốc quân lao vào hỗn chiến, đánh gϊếŧ quân nam, xô dồn xuống hố. Tiên phong Lư Tuấn Nghĩa thúc ngựa vào thành gặp ngay hoàng thúc Phương Hậu. Hai tướng ngồi trên ngựa giao chiến. Mới hiệp đầu Lư Tuấn Nghĩa bốc lửa giận, trổ hết sức bình sinh đưa ngang mã tấu phạt một nhát, đầu Phương Hậu liền rơi xuống ngựa. Quân của Phương Hậu vội mở cổng thành phía tây xô nhau chạy trốn. Các tướng của Lư Tuấn Nghĩa ai nấy xông lên phía trước đuổi gϊếŧ quân nam.
Lại nói thượng thư Vương Dần trên đường chạy trốn bị Lý Vân đón đường chận đánh. Vương Dần ngồi trên ngựa đâm thương, còn Lý Vân cứ chân đất lao đánh, liền bị ngựa của Vương Dần xéo ngã. Thạch Dũng thấy Lý Vân sắp nguy liền xông đến tiếp cứu. Vương Dần có tiếng là tay thương xuất quỷ nhập thần. Thạch Dũng làm sao chống cự nỗi. Vương Dần chỉ đánh mấy hiệp đã hất mũi thương đâm Thạch Dũng ngã gục. Bấy giờ từ trong thành bọn Tôn Lập, Hoàng Tín, Trâu Uyên, Trâu Nhuận ào đến vây đánh Vương Dần. Một mình Vương Dần tả xung hữu đột, đánh lại bốn tướng, không chút nao núng. Không ngờ lúc đó Lâm Xung vừa kịp xông đến. Vương Dần dẫu có ba đầu sáu tay cũng không địch nổi. Năm tướng hợp sức đánh xáp. Đáng đời cho Vương thượng thư, đến hôm nay mới biết là chưa thoả chí!
Bọn Lâm Xung bèn chặt đầu Vương Dần, quay ngựa trở lại nộp cho Lư tiên phong. Lư Tuấn Nghĩa vào hành cung trong thành Hấp Châu nghỉ ngơi, vỗ yên trăm họ, yết bảng chiêu an, cho quân sĩ hạ trại đóng giữ trong thành. Một mặt sai người đem thư tới Trương chiêu thảo báo tin thắng trận, lại sai người ruỗi ngựa báo cho Tống tiên phong biết để hội quân cùng tiến.
Lại nói Tống Giang và các tướng đóng quân ở Mục Châu chờ Lư Tuấn Nghĩa đến để tiến đánh hang ổ giặc. Nhận được thư của Lư Tuấn Nghĩa báo tin lấy được Hấp Châu đã đem quân vào đóng trong thành, không may mất thêm các tướng, Sử Tiến, Thạch Tú, Trần Đạt, Dương Xuân, Lý Trung, Tiết Vĩnh, Âu Bằng, Trương Thanh, Đinh Đắc Tôn, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Lý Vân, Thạch Dũng, tất cả mười ba người. Tống Giang đau xót rống khóc hồi lâu. Quân sư Ngô dụng khuyên rằng:
- Sống chết đều có số, xin chủ tướng chóo quá buồn thương mà tổn hại sức khoẻ. Bây giờ xin chủ tướng hãy cho bàn tính đại sự quốc gia.
Tống Giang nói:
- Đã đành như vậy nhưng làm sao ta khỏi đau buồn thương xót. Trước đây sách trời khắc trên cột đá ghi tên một trăm linh tám người, ai ngờ đến nay ngày một rơi rụng, anh em tan tác chia lìa!
Ngô Dụng khuyên Tống Giang đừng quá phiền não, rồi viết thư gửi Lư tiên phong, hẹn ngày cất quân đánh chiếm huyện Thanh Khê.
Chưa vội nói chuyện Tống Giang gửi thư cho Lư Tuấn Nghĩa hẹn ngày tiến quân. Hãy kể chuyện Phương Lạp thiết triều ở động Bang Nguyên, huyện Thanh Khê, cùng các quan văn võ bàn cách đánh lại Tống Giang. Vừa lúc ấy nghe tin tàn quân thua trận ở Tây Châu trở về báo tin Hấp Châu đã mất, hoàng thúc Phương Hậu, thượng thư Vương Dần, thị lang Cao Ngọc đều chết trận, nay quân Tống chia hai đường tiến đánh để lấy Thanh Khê.
Phương Lạp nghe nói cả kinh, bèn gọi các quan văn võ đến bàn bạc. Phương Lạp nói:
- Bọn các ngươi đều đã được ban quan cao tước trọng, chia trị thành trì các châu quận, cùng quả nhân chung hưởng giàu sang. Quân Tống Giang tiến đến, thế lực như cuốn chiếu, các châu thành đều mất, hiện chỉ còn giữ được một động Thanh Khê này. Nay quân Tống chia đánh hai đường, chúng ta biết lấy gì chận địch?
Tả thừa tướng Lâu Mẫn Trung bước lên quỳ tâu:
- Người ngựa của quân Tống đã tiến gần Thần Châu (ở đây chỉ nơi Phương Lạp đóng đô, động Bang Nguyên, huyện Thanh Khê Mục Châu.) Vườn tược, cung đình cũng khó giữ nổi. Bên ta tướng ít quân thưa, thần nghĩ nếu bệ hạ không ngự giá thân chinh thì sợ rằng quân tướng sẽ không tận tâm đánh giữ.
Phương Lạp nói:
- Lời khanh chí phải!
Nói đoạn Phương Lạp bèn truyền lệnh cho các quan ở ba sảnh sáu bộ, ngự sử đài, khu mật viện, đô đốc các doanh Kim Ngô, Long Hổ: “Tất cả các khanh đều phải theo ta quyết một phen sống chết”.
Lâu thừa tướng nói:
- Bệ hạ định chọn ai làm nguyên soái cầm quân đi tiên phong?
Phương Lạp đáp:
- Ta định lấy cháu ta là Phương Kiệt, hiện giữ chức điện tiền kim ngô thượng tướng quân nội ngoại chư quân đô chiêu thảo làm chánh tiên phong, lấy Mã bộ thân quân đô thái uý phiêu kỵ thượng tướng quân Đỗ Vi làm phó tiên phong thống lĩnh hơn ba mươi chiến tướng và một vạn ba nghìn quân ngự lâʍ ɦộ giá hiện đang giữ động Bang Nguyên tiến đánh.
Hoàng điệt Phương Kiệt là cháu đích tôn của hoàng thúc Phương Hậu trấn thủ Hấp Châu. Nghe tin quân của Lư tiên phong đã gϊếŧ ông nội, Phương Kiệt muốn báo thù, tự nguyện làm tướng tiên phong. Phương Kiệt quen dùng một cây phương thiên hoạ kích có sức khoẻ địch nổi muôn người. Còn Đỗ Vi nguyên là thợ rèn ở chợ Hấp châu có tiếng giỏi rèn binh khí được Phương Lạp tin cậy như kẻ tâm phúc. Đỗ Vi quen dùng cây phi đao sáu lưỡi và chuyên đánh bộ. Phương Lạp lại sai ngự lâʍ ɦộ giá đô giáo sư Hà Tùng Long đốc suất một vạn quân ngự lâm tiến đến Hấp Châu đánh quân Lư Tuấn Nghĩa. Tạm gác chuyện Phương Lạp chia binh mã hai đường chận đánh quân Tống, hãy nói chuyện Tống Giang cho đại quân người ngựa lên đường, thuỷ bộ cùng tiến. Rời thành Mục Châu, quân mã thẳng hướng tiến về huyện Thanh Khê. Bọn thuỷ quân đầu lĩnh Lý Tuấn đem chiến thuyền theo đường sông suối cùng tiến về huyện ấy.
Lại nói Ngô Dụng và Tống Giang sánh ngựa vừa đi vừa nói chuyện:
- Chuyến này bọn ta lấy động Bàng Nguyên ở Thanh Khê, chỉ lo đầu sỏ Phương Lạp trốn thoát vào rừng sâu núi hiểm. Muốn bắt sống hắn giải về kinh đô dâng thiên tử thì tất phải trong ứng ngoài hợp, nhận diện cho đúng mới bắt được. Lại phải biết hắn có thể tẩu thoát bằng những đường nào thì mới khỏi để sổng. Tống Giang nói:
- Nếu thế phải tương kế tựu kế dùng mưu trá hàng mới có thể trong hô ngoài ứng. Trước đây ta từng sai Sài Tiến và Yến Thanh đi làm nội ứng, chưa biết tin tức ra sao, nay chưa biết phải sai ai làm việc này. Ta đành phải dùng cách trá hàng.
Ngô Dụng nói:
- Cứ theo ngu ý thì tốt nhất nên sai bọn thuỷ quân đầu lĩnh Lý Tuấn đem theo cả thuyền lương đến nộp lương xin hàng thì bọn chúng mới khỏi nghi. Phương Lạp là đứa tiểu nhân quê mùa, thấy lợi nhiều thì làm gì chẳng thu dùng.
Tống Giang nói:
- Quân sư thật cao kiến!
Nói đoạn bèn sai Đái Tôn theo đường sông đi truyền lệnh cho Lý Tuấn cứ làm như thế…như thế…
Bọn Lý Tuấn vâng lĩnh mưu kế, Đái Tôn trở về hồi báo với Tống tiên phong.
Lý Tuấn liền giao cho Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất cắt cử những người làm lái thuyền, bọn Đồng Uy, Đồng Mãnh cắt cử các thuỷ thủ đem sáu mươi chiếc thuyền lương trên mũi cấm cờ hiệu để chữ “Hiến lương”, ngược suối lớn mà đi. Chưa đến huyện Thanh Khê đã thấy chiến thuyền của quân Phương Lạp từ phía đầu nguồn bơi xuống đón đánh, tên bắn tới rào rào. Lý Tuấn đứng đầu mũi thuyền nói to:
- Xin đừng bắn! Tiểu nhân muốn được nói chuyện với quý quan. Bọn chúng tôi đến đây muốn được quy hàng, đại quốc, xin hiến tất cả lương thực trên thuyền để tiếp tế quân sĩ. Muôn trông quý quan thu nhận cho.
Tên đội trưởng thấy thuyền bọn Lý Tuấn không có vũ khí bèn ra hiệu thôi bắn, rồi cho người nhẩy sang xét hỏi cặn kẽ. Bọn thuỷ quân thấy các thuyền chở đầy lương thực bèn báo cho Lâu thừa tướng việc bọn Lý Tuấn nộp lương xin hàng. Lâu Mẫn Trung nghe xong cho gọi những người đầu hàng lên bờ. Lý Tuấn đến yết kiến Lâu thừa tướng. Chào hỏi xong Lâu Mẫn Trung hỏi:
- Ngươi là thủ hạ của Tống Giang giữ chức vụ gì? Nay vì sao đến đây hiến lương xin hàng?
Lý Tuấn đáp:
- Tiểu nhân họ Lý tên Tuấn, nguyên là hảo hán trên sông Tầm Dương, từng đến Giang Châu cướp pháp trường cứu Tống Giang thoát chết. Nay ông ta nhận chiếu chiêu an của triều đình, được giao chức tiên phong, quên hết ân nghĩa cũ, nhiều lần làm nhục tiểu nhân. Quân Tống Giang tuy đã chiếm được các châu quận của đại vương, nhưng anh em thủ hạ dần mòn rơi rụng. Hắn ta vẫn không tự biết thế nào là đủ, bắt ép bọn anh em thuỷ quân của tiểu nhân tiến trước mở đường. Vì không chịu nhục được nữa, anh em tiểu nhân tự đem thuyền lương đến đây xin hàng quý quốc.
Lâu thừa tướng tin Lý Tuấn nói đúng sự thực, bèn dẫn Lý Tuấn vào yết kiến Phương Lạp, kể lại đầu đuôi chuyện Lý Tuấn đem thuyền lương đến hàng.
Lại nói Tống Giang và Ngô Dụng cắt đặt binh mã đi đánh Phương Lạp: sai bốn viên chánh tướng là Quan Thắng, Hoa Vĩnh, Tần Minh, Chu Đồng dẫn quân đi trước. Các tướng đem quân đến địa giới huyện Thanh Khê thì gặp quân của Phương Kiệt. Quân hai bên dàng thành trận thế. Bên trận quân nam, Phương Kiệt nâng ngang ngọn kích thúc ngựa tiến ra. Đỗ Vi chạy bộ theo sau. Đỗ Vi mình khoác áo giáp, lưng giắt năm lưỡi phi đao, tay cầm thất tinh bảo kiếm.
Bên trận của Tống Giang, Tần Minh cưỡi ngựa vung côn lang nha ra trước trận đón đánh Phương Kiệt. Phương Kiệt còn trẻ tuổi tinh nhanh, sử dụng thành thạo cây phương thiên hoạ kích, giao chiến với Tần Minh hơn ba mươi hiệp không phân thắng bại. Phương Kiệt thấy Tần Minh võ nghệ cao cường cũng phải trổ hết võ nghệ không để phí một mũi kích. Hai tướng quần nhau sắp đến lúc ngã ngũ, Tần Minh cũng hết sức giao chiến không để cho Phương Kiệt rảnh tay. Không ngờ Đỗ Vi ở phía sau thấy Phương Kiệt không hạ nổi Tần Minh bèn thúc ngựa xông tới tung phi đao vào mặt Tần Minh. Tần Minh vội cúi mình né tránh, không may bị Phương Kiệt đưa cây phương thiên hoạ kích hất nhào xuống ngựa. Thương thay Tia chớp loé (Tích lịch hoả) im lặng vụt tắt giữa không trung! Phương Kiệt đã gϊếŧ được Tần Minh nhưng không dám xua quân sang chiếm trận. Các tướng bên quân Tống dùng câu liêm kéo được thi thể Tần Minh về, mọi người nghe tin đều kinh hoàng. Tống Giang một mặt sai sửa soạn quan tài để khâm liệm, mặt khác lo điều quân ra giao chiến.
Lại nói Phương Kiệt đắc thắng tự kiêu, đứng trước trận quát lớn:
- Quân Tống còn hảo hán nào, mau ra đây đọ sức với ta?
Tống Giang ở trung quân nghe tin báo vội ra trước trận, thấy sau lưng Phương Kiệt là Phương Lạp đang dẫn quân tiến đến. Chỉ thấy:
Quan quân san sát, giáo sắt dàn hàng. Phương thiên hoạ kích rập rờn, rồng phượng cờ thêu bẩy sắc. Cờ mao lệnh tiết, xanh bay đỏ múa đủ màu. Khải ngọc yên hoa, lớp lớp vòng xanh tầng biếc. Lọng rồng bay che rợp mây xanh mù tía, cờ phi hổ uốn lượn khói nhẹ ráng lành. Hầu bên trái là một dãy văn quan, hầu bên phải là mấy hàng võ tướng. Tuy là tiếm ngôi thiên tử, cũng dàn đủ tướng võ tướng văn.
Bên trận quân Nam, Phương Lạp ung dung ghìm cương dừng ngựa đứng dưới lọng vàng. Chỉ thấy:
Đầu chít khăn xung thiên, lụa vàng buông hai vạt; mình mặc cẩm bào nhật nguyệt vai bồng, ngực cuộn hình thêu rồng chầu chín khúc. Lưng đeo đai ngọc lung linh khảm bạc, chân đi hài mây kim tuyến ánh vàng.
Phương Lạp cưỡi ngựa trắng đứng giám chiến trước trận. Thấy Tống Giang đích thân ra trận, Phương Lạp bèn sai Phương Kiệt ra đánh quyết bắt sống bằng được Tống Giang. Các tướng bên quân Tống cũng đã sẵn sàng đón đánh để bắt sống Phương Lạp. Bên quân nam khi Phương Kiệt sắp xuất trận thì có tên thâm mã phi ngựa đến báo:
- Ngự lâm đô giáo sư Hạ Tùng Long đem quân mã đến cứu Hấp Châu đã bị Lư tiên phong bên quân Tống bắt sống, người ngựa phải chạy rạt ra sau núi.
Phương Lạp nghe nói cả sợ, vội truyền lệnh thu quân về giữ động Bang Nguyên. Phương Kiệt giao cho Đỗ Vi giữ trận để Phương Lạp đem quân ngự lâm lui về. Phương Kiệt và Đỗ Vi rút theo sau Phương Lạp vừa trở về đến địa giới huyện Thanh Khê đã nghe tiếng hò hét dội vang khắp trời. Trong động lửa cháy sáng rực, người ngựa nhốn nháo. Đó là bọn thuỷ quân đầu lĩnh Lý Tuấn, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất, Đồng Uy, Đồng Mãnh lọt vào thành Thanh Khê đốt lửa làm nội ứng. Phương Lạp vội xua quân ngự lâm vào thành hỗn chiến. Quân Tống Giang đuổi theo quân Nam đến huyện Thanh Khê thấy lửa sáng, biết là bọn Lý Tuấn đã lọt vào trong thành. Tống Giang vội truyền lệnh cho các tướng chia quân mấy ngả đánh vào. Bấy giờ quân của Lư tiên phong đã vượt qua núi kịp đến tiếp ứng. Từ bốn phía, quân Tống đánh xáp vào sào huyệt của Phương Lạp. Tống Giang và các tướng đuổi bắt quân nam, triệt phá thành luỹ, Phương Lạp được Phương Kiệt hộ vệ chạy vào động Bang Nguyên.
Tống Giang đem đại quân người ngựa vào thành huyện Thanh Khê. Các tướng vào cung của Phương Lạp thu nhặt binh khí, vàng bạc châu báu, kiểm kê kho tàng rồi phóng hoả thiêu các cung điện trong ngoài của Phương Lạp. Tiền bạc, lương thực thảy đều thu đoạt hết. Tống Giang hội quân với Lư Tuấn Nghĩa đóng giữ huyện Thanh Khê, triệu họp các tướng xét công ban thưởng. Kiểm lại tướng hiệu của cả hai cánh quân mới biết Hiểm đạo thần Úc Bảo Tứ và nữ tướng Tôn Nhị Nương thiệt mạng bởi cây phi đạo của Đỗ Vi; Trâu Uyên, Đỗ Thiên bị loạn quân xéo chết; Lý Lập, Thang Long, Sái Phúc bị thương nặng chạy chữa không khỏi cũng đã chết. Nguyễn Tiểu Ngũ đến trá hàng ở huyện Thanh Khê bị Lâu thừa tướng và Đỗ Vi hạ thủ. Rồi đó Tống Giang cho yết bảng chiêu an vỗ về trăm họ, truyền áp giải bọn nguỵ quan bị bắt sống đến quân doanh của Trương chiêu thảo giao nộp rồi chém đầu thị chúng. Về sau nghe dân chúng nói Lâu Mẫn Trung vì việc gϊếŧ Nguyễn Tiểu Ngũ, nên khi quân Tống đánh huyện Thanh Khê đã thắt cổ tự tử ở rừng thông. Đỗ Vi trốn ở nhà người kỹ nữ Vương Kiều Kiêu được hắn bao nuôi bị mụ chủ bắt nộp cho quân Tống. Tống Giang thưởng cho mụ chủ hàng rồi sai chặt thủ cấp của Lâu Mẫn Trung, lại sai Sái Khánh mổ bụng moi tim Đỗ Vi để hiến tế các tướng Tần Minh, Nguyễn Tiểu Ngũ, Úc Bảo Tứ, Tôn Nhị Nương và các quân sĩ tử trận khi đánh huyện Thanh Khê. Tống Giang tự tay đốt hương khấn cáo với vong hồn các tướng. Ngay ngày hôm sau, Tống Giang cùng hội quân với Lư Tuấn Nghĩa, thẳng tiến đến vây động Bang Nguyên.
Lại nói Phương Lạp được Phương Kiệt hộ vệ chạy vào cấm điện trong động Bang Nguyên, cho dừng quân đóng ngựa để giữ vững cửa động, không ra giao chiến. Tống Giang và Lư Tuấn Nghĩa cho người ngựa vây chặt xung quanh động nhưng chưa có cách nào lọt vào được. Phương Lạp ở trong động lo sợ như ngồi trên đống lửa. Mấy ngày sau khi quân Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa vây động, Phương Lạp đang lúc lo lắng bồn chồn, bỗng thấy một đại thần mặc áo gấm đến quỳ dưới thềm điện tâu rằng:
- Thưa bệ hạ, thần đội ơn sâu của bệ hạ chưa biết lấy gì báo đáp. Nay thần tuy bất tài nguyện đem chút kiến thức binh pháp, dốc tằi nghệ sở trường, xin bệ hạ giao cho một đội quân, thần nguyện ra sức đánh lui quân Tống, khôi phục vương triều.
Phương Lạp nghe nói cả mừng liền ban sắc chỉ giao cho viên tướng ấy chỉ huy binh mã ra ngoài động giao chiến với quân Tống Giang. Chưa hay thắng bại ra sao, chỉ biết viên tướng ấy thật oai phong, lẫm liệt; phải chăng ngẫu nhiên trong vương triều của Phương Lạp mới xuất hiện một viên tướng tài cầm quân đi chận địch? Chỉ biết:
Sân rồng bệ ngọc đầu người rụng,
Cửa khuyết thêm vàng máu nóng tuôn.
Biết trước rằng:
Dẹp tan sào huyệt bắt Phương Lạp,
Dựng lập công huân rạng Tống Giang.
Chưa biết viên tướng đó là ai, xem hồi sau sẽ rõ.