Đang nói chuyện lúc bấy giờ các tướng vực Tống Giang dậy, chăm sóc hồi lâu mới tỉnh lại. Tống Giang nói với Ngô Dụng:
- Phen này anh em ta chắc khó đánh nổi bọn Phương Lạp. Từ khi qua sông Dương Tử đến này liên tiếp mất tám anh em.
Ngô Dụng khuyên can:
- Chủ súy đừng nói thế nản lòng quân sĩ. Lúc trước đi đánh quân Liêu, anh em được toàn vẹn về kinh, ấy là nhờ có số trời. Lần này tổn thất mấy người cũng là do số mệnh thế thôi.
Từ ngày vượt sông đến nay chưa bao lâu đã thu phục ba quận lớn là Nhuận Châu, Thường Châu và Tuyên Châu, đó là nhờ phúc lớn của thiên tử và uy danh hổ tướng của chủ súy, sao lại bảo là bất lợi? Lẽ nào chủ súy lại tỏ ra nhụt chí?
Tống Giang nói:
- Dù con người ta sống chết có số, nhưng số phận một trăm linh tám anh em ta ứng với các sao thiên càng, địa sát đã ghi trong sách trời, thân thiết như ruột thịt. Nay gặp chuyện buồn như thế, không đau lòng sao được?
Ngô Dụng lại khuyên:
- Chủ tướng chớ quá buồn phiền mà hao tổn tâm lực, xin hãy trù liệu điều binh tiếp ứng đánh thành VÔ Tích. Tống Giang nói:
- Bây giờ quân sư để Sài Tiến ở lại đây giúp ta rồi viết quân thϊếp, nhờ Đái Tôn đem về phúc đáp để Lư tiên phong cho xuất quân tiến đánh Hồ Châu, hẹn sớm gặp nhau ở Hàng Châu.
Ngô Dụng bèn sai Bùi Tuyên viết thϊếp, giao cho Đái Tôn đem đến Tuyên Châu, việc không có gì đáng nói.
Lại nói Lữ Sư Nang dẫn bọn Hứa Định chạy về huyện VÔ Tích, dọc đường may gặp quân cứu viện từ TÔ Châu do Đệ tam đại vương Phương Mạo sai đến. Dẫn đầu là chỉ huy sứ lục quân Vệ Trung:
- Dưới quyền có hơn mười phó tướng thống lĩnh một vạn quân đến cứu Thường Châu. Hai bên hội quân, kéo vào đóng giữ huyện VÔ Tích. Lữ khu mật kể cho bọn Vệ Trung biết chuyện Kim Tiết dâng thành cho địch, Vệ Trung nói:
- Xin khu mật cứ yên lòng, tiểu tướng nhất định sẽ lấy lại Thường Châu.
Chợt có quân thám mã vào báo:
- "Quân tống đã đến gần, xin chủ tướng xuất quân chặn địch". Vệ Trung liền lên ngựa đem quân ra ngoài cửa bắc đón đánh.
Lúc ấy binh mã của Tống Giang thế lực hùng mạnh đang tiến đến, Hắc toàn phong Lý Qùy cùng bọn Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn chỉ huy quân bộ đánh xáp vào. Vệ Trung lấy làm lo sợ, quân sĩ chưa kịp dàn thành trận thế đã bị đánh tan. Tàn quân hoảng sợ quay chạy vào thành VÔ Tích. Bọn Lý Quỳ, Bao Húc đuổi sát theo chân ngựa mà vào thành. Lữ khu mật chạy ra cửa nam tìm đường tẩu thoát. Quan Thắng dẫn quân mã tiến vào thành rồi sai người phi báo với Tống tiên phong.
Tống Giang được tin liền cùng các tướng đem quân đến VÔ Tích, yết bảng chiêu an trăm họ, một mặt sai người báo tin thắng trận, mời Trương chiêu thảo và Lưu đô đốc đem quân đến đóng giữ Thường Châu. Lại nói Lữ Sư Nang cùng Vệ Trung và Hứa Định dẫn tàn quân người ngựa chạy về TÔ Châu cầu cứu Đệ tam đại vương.
Lữ Sư Nang nói:
- Binh mã quân Tống hùng mạnh, thế như chẻ tre, cho nên thành không giữ được.
Đệ tam đại vương Phương Mạo nổi giận quát quân sĩ lôi Lữ khu mật ra chém đầu. Bọn Vệ Trung tâu:
- Bộ hạ của Tống Giang phần lớn là các hảo hán dũng cảm có võ nghệ hơn người, quân lính hầu hết lại là lâu la ở Lương Sơn Bạc từng quen chiến đấu, quân ta khó lòng địch nổi.
Phương Mạo nói:
- Hãy tạm gửi đầu ngươi trên cổ đó. Nay giao cho ngươi năm nghìn quân mã đi tiền bộ, ta sẽ đích thân đưa các tướng tiến theo tiếp ứng. ~ Lữ Sư Nang vái tạ, rồi đeo đai khoác giáp, cầm cây bát xà mâu lên ngựa dẫn quân ra ngoài thành.
Lại nói Đệ tam đại vương Phương Mạo tập hợp tám viên chiến tướng thường gọi là "Phiêu kỵ tướng quân", người nào cũng cao to khỏe mạnh, võ nghệ tinh thông. Tám viên "Phiêu kỵ tướng quân"ấy là:
- Phi long đại tướng quân Lưu Vân, Phi Hổ đại tướng quân Trương Uy, Phi hùng đại tướng quân Từ Phương, Phi báo đại tướng quân Quách Thế Quảng, Phi thiên đại tướng quân Ô Phúc, Phi vân đại tướng quân Câu Chính, Phi Sơn đại tướng quân Chấn Thành, Phi thủy đại tướng quân Xương Thịnh.
Bấy giờ Đệ tam đại vương Phương Mạo, tự mình khoác giáp đeo đai, tay cầm phương thiên họa kích lên ngựa ra trận, đốc thúc binh mã tiến đánh quân Tống. Phía sau tám viên đại tướng là hai ba chục các phó tướng đội ngũ chỉnh tề, chỉ huy năm vạn quân người ngựa, tiến ra ngoài thành.
Đội quân tiến bộ của Lữ Sư Nang, dưới quyền hai tướng Vệ Trung và Hứa Định đã đi qua chùa Hàn Sơn, tiến về phía huyện VÔ Tích. Tống Giang sai người do thám tin tức từ trước, lúc ấy cũng đã dẫn nhiều chánh phó tướng đưa quân mã ra khỏi thành VÔ Tích mươi dặm. Quân hai bên cờ trống đối nhau, dàn thành trận thế. IJữ sư Nang. bừng bừng tức giận nhảy lên ngựa, cầm ngang cây xà mâu phóng ra trước trận muốn giao chiến với Tống Giang. Tống Giang đứng dưới cờ súy, quay lại hỏi các tướng:
- Ai dám ra bắt sống tên giặc này?
Chưa dứt lời đã thấy Kim thương thủ Từ Ninh xách cây thương vàng thúc ngựa ra trận giao chiến với Lữ Sư Nang.
Hai tướng quần thỏa trên lưng ngựa, quân hai bên hò reo trợ chiến. Đánh hơn hai mươi hiệp, IJữ sư Nang sơ hở một đường mâu, liền bị Từ Ninh phóng thương đâm nhào xuống đất.
Quân hai bên hò reo vang dậy. Hắc toàn phong Lý quỳ hai tay vung hai búa, Tang môn thần Bao Húc múa phi đao, hạng Sung, Lý Cổn vung thương múa thuẫn dẫn quân đánh ào sang, quân nam thua lớn.
Tống giang khua quân đuổi theo, gặp ngay đại quân của Phương Mạo đến tiếp ứng. Quân hai bên bắn cung tên dàn thành trận thế. Trước trận quân nam, tám viên đại tướng dàn thành hàng ngang. Phương Mạo đứng giữa đội trung quân, nghe tin Lữ khu mật bị gϊếŧ, nổi giận nâng kích nhảy lên ngựa, lớn tiếng mắng Tống Giang:
- Các ngươi là giặc cỏ Lương Sơn Bạc, quan quân nhà Tống không dẹp nổi mới cho làm tiên phong đem quân đến xâm phạm bờ cõi của ta. Phải gϊếŧ sạch bọn ngươi,ta mới chịu lui binh?
Tống Giang ngồi trên ngựa chỉ tay đáp Phương Mạo:
- Gã quê mùa Mục Châu kia, ngươi lầm tưởng thời cơ phát phúc, rông càn xưng bá đồ vương. Nay quân thiên triều đến đây, hãy mau đầu hàng thì được tha tội chết. Nếu ngươi còn hỗn xược chống cự, ta chưa gϊếŧ sạch bọn ngươi nhất quyết chưa đem quân về!
Phương Mạo quát:
- Không nhiều lời nữa! Tám viên mãnh tướng của ta hiện đang có mặt ở đây, ngươi có dám cho tám tướng của ngươi ra giao chiến? ~ Tống Giang cười đáp:
- Nếu ta sai hai tướng ra đánh một mình ngươi thì mang tiếng không phải là hảo hán. Vậy ngươi cứ cho tám tướng ra, ta cũng sẽ cho tám tướng đọ tài xem bên nào thua được? Nhưng nếu bị đâm ngã ngựa, quân ra khiêng về thì bên kia không được bắn lén, cũng không được cướp xác. Nếu không phân thắng bại cũng không được cho quân hỗn chiến, ngày mai sẽ đánh tiếp.
Phương mạo nghe xong liền gọi tám tướng ra đánh. Cả tám viên tướng được lệnh đều cầm vũ khí tế ngựa ra trước trận. Tống Giang nói:
- Anh em hãy nhường các tướng quân kỵ.
Chưa dứt lời đã thấy tám tướng cưỡi ngựa rẽ cửa trận hai bên tả hữu xông ra. Đó là:
- Quan Thắng, Hoa Vinh, Từ Ninh, Tần Minh, Chu Đồng, Hoàng Tín, Tôn IJậP Hách Tư Văn.
Quân hai bên khua trống hò reo vang trời, mỗi bên đều bắn một phát pháo hiệu và phát cờ lệnh nhiều màu. Mười sáu con ngựa chiến rầm rập tung vó hướng tới địch thủ. Quan Thắng đánh Lưu Bân, Tần Minh đánh Trương Uy, Hoa vinh đánh Từ Phương, Từ Ninh đánh Ô Phúc, Chu Đồng đánh Câu Chính, Hoàng Tín đánh Quách Thế Quảng, Tôn IJậP đánh Chấn Thành, Hách Tư Văn đánh Xương Thịnh. Mười sáu viên mãnh tướng quả thật là những kẻ anh hùng, ai nấy trổ hết tài ra giao chiến. Đánh chừng hơn ba mươi hiệp thì một tướng ngã ngựa. ấy là Câu Chính bị Mỹ nhiêm công Chu Đồng đâm ngã. Hai bên đều khua chiêng thu quân, bảy đôi chiến tướng ngừng đánh, lui về trận nhà.
Đệ tam đại vương phương Mạo thấy Câu Chính bị gϊếŧ, biết không thắng được, bèn dẫn quân lui về thành TÔ Châu.
Ngay ngày hôm ấy Tống Giang đốc thúc quân mã tiến thẳng đến hạ trại ở gần chùa Hàn Sơn. Tống Giang ban thưởng cho Chu Đồng, rồi sai Bùi Tuyên viết văn thư trình lên Trương chiêu thảo, việc không có gì đáng nói.
Lại nói Đệ tam đại vương Phương Mạo đem quân về thành cố thủ, chia quân giữ chặt các cửa thành, cắm thêm rào nhọn trên mặt thành đặt thêm máy nỏ, máy bắn đạn đá và gỗ lao.
đào hố phía sau cổng thành rồi bỏ đồ kim khí đốt cho nóng chảy, bên các ụ tường chất sẵn các bình tro để sẵn sàng đối phó với quân đánh thành.
Ngày hôm sau Tống Giang không thấy quân nam ra trận bèn dẫn bọn Hoa Vinh, Từ Ninh, Hoàng Tín, Tôn Lập dẫn ba nghìn quân kỵ tiến đến xem xét quanh thành.
Thành TÔ Châu có sông ngòi bao bọc tường thành vững chắc. Tống Giang thầm nghĩ" "Không thể đánh ngay vào thành được, Nghĩ đoạn Tống Giang dẫn các tướng trở về trại, rồi vào trong trướng bàn định kế sách với quân sư Ngô Dụng.
Vừa lúc ấy có tên quân vào báo:
- Thủy quân đầu lĩnh chánh tướng Lý Tuấn từ huyện Giang âm đến xin yết kiến chủ tướng.
Tống Giang truyền mời Lý Tuấn vào trong trướng hỏi thăm tình hình các vùng ven biển. Lý Tuấn đáp:
- Từ khi đệ cùng bọn Thạch Tú dẫn thủy quân đến chiếm các huyện Giang âm, Thái Thương, tưởng trấn thủ là bọn Nghiêm Dũng và phó tướng Lý Ngọc đem chiến thuyền ra giao chiến. Nghiêm Dũng ngồi trên thuyền bị Nguyễn Tiểu Nhị đâm hất xuống sông, Lý Ngọc bị gϊếŧ dưới làn tên của đám loạn quân. Hiện nay bọn Thạch Tú, Trương Hoành Trương Thuận đánh chiếm huyện Gia Định, ba anh em họ Nguyễn đi đánh huyện Thường Thục. Vì vậy tiểu đệ về đây báo tin thắng trận lên huynh trưởng.
Tống Giang nghe nói cả mừng, liền ban thưởng Lý Tuấn, cho phép đến yết kiến Trương chiêu thảo và Lưu đô đốc để trình thư báo tiệp.
Nói tiếp chuyện Lý Tuấn lên đường đến Thường Châu yết kiến Trương chiêu thảo và Lưu đô đốc, thuật lại việc thu phục huyện Giang âm và hải đảo Thái Thương, gϊếŧ bọn tướng giặc Nghiêm Dũng, Lý Ngọc. Trương chiêu thảo ban thưởng cho bọn Lý Tuấn và cho phép trở về chờ lệnh dưới trướng Tống tiên phong. Lý Tuấn về đến sơn trại ở chùa Hàn Sơn, vào yết kiến Tống tiên phong. Tống Giang thấy ngoài thành TÔ Châu là miền sông nước rộng lớn, tất phải dùng đến thủy quân, bèn lưu Lý Tuấn ở lại đánh. Lý Tuấn nói:
- Xin chủ tướng cho Lý Tuấn tôi đi xem xét tình hình sông ri.ước để tính kế dùng binh, rồi sẽ trình lên chủ tướng.
Tống Giang cho là phải. Lý Tuấn đi được hai ngày trở về thưa:
- Thành TÔ Châu phía chính nam tiếp gần với Thái Hồ, Lý Tuấn tôi muốn xin một chiếc thuyền vào lạch Nghi ứng, từ đó bí mật vào Thái Hồ rồi ra phía sông Ngô Giang nghe ngóng tin tức ở bờ nam, sau đó mới có thể tiến quân. Từ bốn phía ốp vào thì chắc chắn đánh tan được giặc.
Tống Giang nói:
- Hiền đệ nói rất phải, có điều không biết chọn ai cùng đi?
Nói đoạn bèn sai Lý ứng đem bọn Khổng Minh, Khổng Lượng, Thi ân, Đỗ Hưng đến các huyện Giang âm, Thái Thương, Côn Sơn, Thường Thục, Gia Định hiệp trợ với thủy quân để thu phục các huyện miền duyên hải, nhân tiện cho gọi anh em Đồng Uy, Đồng Mãnh về giúp Lý Tuấn. Lý ứng vâng lệnh chào Tống Giang rồi dẫn bốn phó tướng lên đường đi huyện Giang âm. Hai ngày sau Đồng Uy, Đồng Mãnh trở về chào Tống Tiên Phong để nhận lệnh. Tống Giang thăm hỏi công việc của anh em họ Đồng, rồi giao cho hai người giúp Lý Tuấn chèo thuyền đi nghe ngóng tin tức ở phía nam.
Nói tiếp việc Lý Tuấn cùng anh em Đồng Uy, Đồng Mãnh đi thuyền con do hai thủy thủ cầm chèo, tất cả năm người lướt nhẹ vào cảng Nghi ứng, rồi theo đường vòng mà ra Thái Hồ. Nhìn quanh phong cảnh Thái Hồ quả là nơi trời nước mênh mông muôn khoảnh một màu xanh biếc. Bấy giờ Lý Tuấn cùng Đồng Uy, Đồng Mãnh và hai thủy thủ chèo thuyền con lướt nhanh qua Thái Hồ tiến dần đến sông Ngô Giang.
Từ xa đã nhìn thấy một đoàn thuyền đánh cá chừng bốn năm chục chiếc. Lý Tuấn nói:
- Bọn ta giả làm người mua cá, đến chỗ họ nghe ngóng xem sao.
Nói đoạn, Lý Tuấn cho thuyền đến gần chỗ thuyền đánh cá Lý Tuấn lên tiếng hỏi:
- Các bác chài có cá chép to không?
Người đánh cá đáp:
- Các vị muốn mua cá chép to xin mời về nhà.
Lý Tuấn bèn bảo chèo thuyền đi theo người đánh cá. Chẳng bao lâu thuyền của bọn họ đến một xóm nhỏ bên bờ sông có hàng liễu rủ. Phía trong hàng giậu có chừng hơn hai chục nóc nhà. Người đánh cá buộc thuyền rồi dẫn Lý Tuấn, Đồng Uy, Đồng Mãnh lên bờ đi vào một trang viện. Đến cổng, người ấy đằng hắng một tiếng, bẩy gã to lớn từ hai bẩn tay cầm câu liêm nhảy ra trói nghiến bọn Lý Tuấn dẫn vào trang viện.
Bọn bảy người chẳng cần hỏi đầu đuôi trói ngay bọn Lý Tuấn vào gốc cây trang. Lý Tuấn ngước mắt thấy trên thảo đường có bốn hảo hán đầu đội mũ lông đen, bên người đeo khí giới.
Người ngồi đầu tóc vàng râu đỏ, mặc áo ngắn tay bằ~ ~ gấm xanh. Người thứ hai mình gầy, râu ngắn, mặc áo vải cổ viền màu xanh đen. Người thứ ba mặt đen, râu dài. Người thứ tư mặt xương, mép rộng, râu quăn. Cả hai người sau đều mặc áo nẹp màu xanh. Người cầm đầu bọn quát hỏi Lý Tuấn:
- Bọn các ông ở đâu? Đến đây làm gì?
Lý Tuấn đáp:
- Bọn tôi người bên Dương Châu, sang đây thăm bà con, nhân tiện ghé vào mua cá.
Người mặt xương xương nói:
- Đại ca không phải hỏi nữa, thoáng nhìn đệ đã biết ngay bọn này là quân do thám. Cứ cho đệ moi gan uống rượu là xong.
Lý Tuấn nghe vậy nghĩ thầm:
- "Đã bao năm ta làm nghề buôn bán trên sông Tầm Dương, lại mấy năm làm hảo hán ở Lương Sơn Bạc, ai ngờ hôm nay chịu chết ở đây. Chà, chà!
Lý Tuấn thở dài, ngoái sang nói với Đồng Uy, Đồng Mãnh:
- Hôm nay vì ta mà hai hiền đệ bị liên lụy, đành cùng chết làm ma với nhau một nơi.
Đồng Uy, Đồng Mãnh đáp:
- Đại ca đừng nói nữa, bọn đệ xin chết cùng đại ca. Có điều anh em ta chết uổng ở đây thì làm mất thanh danh của Tống huynh trưởng.
Ba người đưa mắt nhìn nhau, cùng phanh áo sẵn sàng chịu chết. Bốn hảo hán ngồi trên thảo đường vẫn để ý nghe bọn Lý Tuấn nói chuyện, rồi bảo nhau:
- Người cầm đầu kia chắc chẳng phải tay vừa.
Hảo hán đứng đầu hỏi:
- Bọn các ngươi là ai, hãy nói rõ họ tên cho ta biết.
Lý Tuấn đáp:
- Các ngươi muốn gϊếŧ thì gϊếŧ, còn ta thì có chết cũng không khai họ tên để khỏi bị hảo hán trong thiên hạ chê cười.
Hảo hán đứng đầu nghe xong liền đứng dậy, cầm dao cắt dây cởi trói cho ba người. Rồi cả bốn hảo hán đều xúm đến đỡ bọn Lý Tuấn, mời lên cùng ngồi trên thảo đường. Hảo hán cầm đầu sụp lạy, rồi hỏi:
- Bọn chúng tôi làm nghề lạc thảo ở đây chưa từng thấy một ai dũng cảm nghĩa khí như các vị. Xin các hảo hán vui lòng cho biết quý tính đại danh?
Lý Tuấn nói:
- Xem chừng cả bốn đại ca đây đều là hảo hán, vậy xin nói thật để tùy các vị đưa chúng tôi đi đâu thì đưa. Ba anh em chúng tôi đều là phó tướng thủ hạ của Tống Công Minh ở Lương Sơn Bạc. Tôi 13 Hỗn giang long Lý Tuấn, còn hai người đây là Xuất động giao Đồng Uy và Phan giang thẩn Đồng Lý Tuấn nói:
- Kế ấy rất hay?
Phí Bảo liền gọi mấy tên đánh cá sai đi nghe ngóng tin tức, còn mình cùng Lý Tuấn ở lại uống rượu trong trang trại.
Lý Tuấn nghỉ ngơi ở Du Liễu trang chừng hai ba hôm thì thủ hạ của Phí Bảo trở về báo tin.
- Ở trấn Bình Vọng có mười mấy chiếc thuyền vận chuyển, sau đuôi thuyền có cắm cờ vàng đề chữ "Thừa tạo vương phủ y giáp (vâng lệnh chế quần áo giáp trụ cho vương phủ). Có lẽ những thuyền ấy đều từ Hàng Châu tới, mỗi thuyền chỉ có chừng sáu bẩy thủy thủ.
Lý Tuấn nói:
- Thật là một dịp may. Mong các anh em hết sức giúp cho.
Phí Bảo nói:
- Chúng ta sẽ đi ngay hôm nay.
Lý Tuấn nói:
- Nếu để một tên chạy thoát thì sẽ hỏng cả.
Phí Bảo nói:
- Đại ca cứ yên lòng, tiểu đệ đã sắp đặt đâu vào đó.
Nói đoạn Phí Bảo cho đem đến sáu bẩy chục chiếc thuyền đánh cá, bẩy hảo hán mỗi người đi một thuyền, số còn lại đều là những người giả làm dân đánh cá, ai nấy đều ngầm dắt theo vũ khí, từ rạch nhỏ chèo ra sông lớn rồi tản đi bốn phía.
Đêm ấy trăng sao đầy trời, mười chiếc thuyền vận chuyển của Phương Lạp đậu cả trước miếu Long Vương ở bờ sông phía đông. Thuyền của Phí Bảo đến trước, nghe một tiếng còi hiệu, sáu bẩy chục chiến thuyền cá liền vọt lên giúp sức các thuyền lớn, thủy thủ trên các thuyền của Phương Lạp chui ra liền bị câu liêm móc ngã rồi cứ trói bốn năm tên lại làm một. Những tên nhẩy xuống nước cũng bị bọn Lý Tuấn dùng câu liêm lôi lên thuyền. Sau đó những người đi trên thuyền con áp sát đoàn thuyền vận chuyển của Phương Lạp dong sâu vào trong Thái Hồ, khoảng canh tư thì đến Du Liễu trang.
Tất cả bọn lâu la tiểu tốt của Phương Lạp đều bị buộc đá ném xuống hồ, chỉ giữ lại hai tên cầm đầu để xét hỏi. Nguyên hai tên này là người coi kho, thủ hạ của thái tử Nam An vương Phương Thiên Định, vâng lệnh chỉ hộ tống đoàn thuyền từ Hàng Châu chở ba nghìn giáp sắt mới chế đến TÔ Châu giao cho Phương Mạo. Lý Tuấn bắt hai tên khai rõ họ tên, bắt nộp văn thư quan phòng rồi cũng cho về chầu hà bá. Lý Tuấn nói:
- Việc này phải bàn với Tống huynh trưởng đã.
Phí Bảo nói:
- Đệ sẽ cho thuyền chở đại ca theo lạch nhỏ về trại là tiện nhất.
Nói đoạn Phí Bảo sai hai tên thủ hạ làm dân đánh cá chèo thuyền đưa Lý Tuấn trở về. Lý Tuấn căn dặn Đồng Uy, Đồng Mãnh hợp sức cùng bọn Phí Bảo lặng lẽ đưa các thuyền chở áo giáp vào giấu ở lạch phía sau trang viện. Phí Bảo nói:
- Đại ca cứ yên lòng, ở đây tất không xây ra việc gì.
Nói đoạn tự mình đi lo liệu việc cất giấu đoàn thuyền.
Lại nói hai người đánh cá chèo thuyền đưa Lý Tuấn theo lạch nhỏ về đến doanh trại đóng trên bờ gần chùa Hàn sơn.
Lý Tuấn vào trước yết kiến Tống tiên phong kể lại mọi việc.
Quân sư Ngô Dụng nghe xong cả mừng nói:
- Nếu như vậy thì thành TÔ Châu có thể xoa tay là lấy được xin tiên phong truyền lệnh cho bọn Lý Quỳ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn dẫn hai trăm quân đao thuẫn theo Lý Tuấn về Du Liễu trang ở Thái Hồ cùng với bọn Phí Bảo bốn hảo hán cứ như thế... như thế... mà làm, hẹn ngày hôm sau nữa thì cho quân xuất phát.
Lý Tuấn tuân lệnh cùng hai người đánh cá đưa bọn Lý Qùy cùng lên thuyền chèo qua Thái Hồ đến Du Liễu trang.
Lý Tuấn dẫn bọn Lý Quỳ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn đến gặp anh em Phí Bảo. Anh em Phí Bảo thấy tướng mạo bọn lý Qùy hung dữ ai nấy đều sợ hãi. Phí Bảo mời Lý Tuấn đem cả hai trăm quân đao thuẫn vào trang viện bầy tiệc khoản đãi Đến ngày thứ ba, theo kế đã định, Phí Bảo đóng giả làm viên quan coi kho. Nghê Vân đóng giả làm phó quan cùng mặc áo dấu của quan quân Phương Lạp đem theo văn thư quan phòng. Bọn đánh cá làm thủy thủ chèo thuyền cũng đều mặc quần áo quân Phương Lạp. Bọn Hắc toàn phong Lý Qùy và quân đao thuẫn đều nấp trong khoang thuyền. Bốc Thanh và Địch Thành áp giải đoàn thuyền chở khí giới hỏa công đi sau. Mọi người đang chuẩn bị nhổ neo thì có tin quân đánh cá vào báo:
- "Trên hồ có một chiếc thuyền đang chèo đến". Lý Tuấn ngạc nhiên:
- Thuyền nào thế nhỉ?
Nói đoạn vội đi xem xét. Lý Tuấn nhận ra hai người đứng đầu mũi thuyền là Thần hành bảo Đái Tôn và Oanh thiên lôi Lăng Chấn. Lý Tuấn hít còi làm hiệu, chiếc thuyền kia vun vυ"t chèo vào bờ. Mọi người gặp nhau vui vẻ. Lý Tuấn nói:
- Hai đại ca đến chắc có việc gấp?
Đái Tôn đáp:
- Tống tiên phong vội sai anh em Lý Qùy đi nên quên mất một việc lớn cho nên sai ta và Lăng Chấn chở đến một trăm quả pháo hiệu. Ở đây toàn sông nước chắc khó mà tìm ra.
Huynh trưởng dặn, sáng mai vào giờ Mão thì cho quân tiến vào thành. Hễ vào đến nơi bắn hết chỗ pháo này báo hiệu cho đại quân biết.
Lý Tuấn nói:
- Hay quá!
Rồi cho chuyển các giá súng và pháo hiệu sang cất giấu ở các thuyền chở áo giáp. Bọn Phí Bảo nghe tin Đái Tôn đến lại cho dọn rượu khoản đãi. Mười pháo thủ của Lăng Chấn đều nấp trong chiếc thuyền thứ ba. Đêm ấy vào khoảng canh tư mọi người rời trang viện xuống thuyền, tảng sáng chèo đến chân thành TÔ Châu. Quân canh đứng trên mặt thành, từ xa đã nhìn rõ cờ hiệu của quân nam, vội báo tin cho chủ tướng là Phi Báo đại tướng quân Quách Thế Quảng. Thế Quảng đích thân lên mặt thành gọi hỏi cặn kẽ rồi mới thả dây xuống nhận văn thư kéo lên. Xem xong Quách Thế Quảng liền sai người chuyển thư vào trình lên Đệ tam đại vương. Phương Mạo được tin vội sai người ra xem xét. Quách Thế Quảng đến ngồi bên cửa sông đốc thúc quân sĩ khám xét, chỉ thấy các thuyền chở đầy giáp sắt, áo dấu. Quách Thế Quảng cho từng chiếc lần lượt vào thành. Sau khi cả mười chiếc thuyền đã đi qua, Thế Quảng liền sai đóng cửa sông. Quan giám thị do Phương Mạo sai tới dẫn năm trăm quân đi theo trên bờ, đến đoạn sông vòng thì lệnh cho đoàn thuyền dừng lại. Bọn Lý Quỳ, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn từ trong khoang thuyền chui ra. Tên quan giám thị trông thấy bốn người tướng mạo hung dữ, chưa kịp hỏi đã bị Hạng Sung, Lý Cổn xông tới vung đao chém rơi đầu. Quân Phương Lạp ở trên bờ định xô xuống thuyền, liền bị Lý Qùy vung đôi búa xông đến đánh, chỉ trong khoảnh khắc chém lăn hơn mười tên. Năm trăm quân đao thuẫn trên thuyền nhất loạt xông lên bờ châm mồi đốt lửa.
Các pháo thủ của Lăng Chấn chuyển giá súng lên bờ bắn liền hơn chục phát pháo hiệu. Tiếng pháo nổ làm rung chuyển cả lầu thành. Quân Tống từ bốn phía ồ ạt đánh vào.
Đại vương Phương Mạo đang ngồi trong phủ bàn định mưu kế, nghe tiếng hỏa pháo liên tiếp nổ vang, giật mình kinh sợ.
Tướng trấn thủ các cửa thành nghe phía trong súng nổ không ngớt vội đem quân chạy vào. Các cửa thành cùng lúc báo tin quân canh bị tên ngầm bắn chết, quân Tống đã trèo lên chiếm thành. Quân dân trong thành TÔ Châu nháo nhác không biết quân Tống nhiều ít bao nhiêu. Hắc toàn phong Lý Qùy và Bao Húc cùng hai tên quân đao thuẫn sục sạo khắp nơi tìm quân nam mà chém gϊếŧ. Lý Tuấn, Đái Tôn cùng bọn anh em Phí Bảo hộ vệ cho các pháo thủ của Lăng Chấn bắn súng. Ba cánh quân của Tống Giang ồ ạt xông đến chiếm thành. Quân Phương Lạp tan rã tìm đường chạy trốn.
Đệ tam đại vương Phương Mạo vội khoác giáp lên ngựa dẫn năm trăm quân mặc giáp sắt, cướp đường chạy về phía nam không ngờ gặp bọn Hắc toàn phong Lý Quỳ. Quân của Phương Mạo bị chặn đánh bỏ chạy tán loạn. Vừa lúc đó Lỗ Trí Thâm từ trong ngõ hẻm vung thiền trượng xông ra. Phương Mạo chống cự không nổi phải quay ngựa về phủ. Từ dưới cầu Ô Thước, Võ Tòng kịp thời đuổi theo lia một đao chém đứt chân ngựa. Phương Mạo lăn xuống liền bị Võ Tòng chém ngã, rồi khua đao cắt lấy thủ cấp đem về nộp trước trướng Tống tiên phong.
Bấy giờ Tống Giang đã vào thành đóng dinh trong vương phủ của Phương Mạo, truyền lệnh cho các tướng đi tìm đánh bọn tàn quân cò n ẩn náu trong thành. Quân tướng của Phương Mạo bị bắt sống hết, chỉ một mình Lưu Bân dẫn tàn quân chạy thoát về Tú Châu. Có thơ làm chứng như sau:
- Thần khí tùng lai bất khả cam, Tiếm vương xưng hiệu tự năng an.
Võ Tòng lập mã tru Phương Mạo,.
Lưu dữ hung ngoan tố dạng khan.
Ngôi báu xưu nay thật khó lay,.
Tiêm xưng danh hiệu họa nào tày.
Võ Tòng dùng ngựa đâm Phương Mạo.
Gian ác xem gương thủ cấp này.
Tống Giang truyền lệnh cho các tướng sĩ không được gϊếŧ hại lương dân trăm họ, một mặt sai quân đi dập tắt các đám cháy, rồi cho treo bảng hiểu dụ vỗ yên dân chúng. Sau đó Tống Giang triệu họp các tướng để báo công xét thưởng:
- Võ Tòng gϊếŧ Phương Mạo, Chu Đồng bắt sống Từ Phương, Sử Tiến bắt sống Chấn Thành, Tôn Lập gϊếŧ Trương Uy, Lý Tuấn đâm gϊếŧ Xương Thỉnh, Phàn Thụy gϊếŧ Ô Phúc, Tuyên Tán giao chiến với Quách Thế Quảng cả hai đều bị thương người ngựa rơi xuống sông mà chết. Các đầu lĩnh khác bắt được tướng giặc cũng đem đến báo công lĩnh thưởng. Tống Giang hết sức đau buồn về việc Xú quận mã Tuyên Tán chết trận, bèn sai người đóng áo quan khâm liệm rồi đưa đến mai táng dưới chân núi Hổ Khẩu. Một mặt Tống tiên phong sai đem thủ cấp của Phương Mạo và áp giải bọn Từ Phương, Chấn Thành đến Thường Châu giao nộp trước quân doanh của Trương chiêu thảo. Trương chiêu thảo sai đem chém bọn Từ Phương, Chấn Thành bêu đầu ở chợ, còn thủ cấp của Phương Mạo thì sai người đem nộp về kinh sư. Một mặt cho đem vàng bạc phẩm vật đến TÔ Châu ban thưởng các tướng. Trương chiêu thảo lại gửi thư mời đô đốc Lưu Quang Thế dện trấn thủ TÔ Châu, một mặt truyền lệnh cho Tống tiên phong thừa thắng tiến quân truy bắt quân giặc. Quân thám mã vào báo:
- "Lưu đô đốc và Cảnh tham mưu đang trên đường đến TÔ Chầu.
Ngay ngày hôm ấy, các tướng theo Tống tiên phong ra ngoài thành đón tiếp, mời đô đốc Lưu Quang Thế và các quan cùng đi vào nghỉ trong cung phủ của Phương Mạo. Lễ chào mừng đã xong, Tống Giang và các tướng trở về phủ đường bàn định công việc. Tống Giang sai người đi tìm các đầu lĩnh thủy quân để hỏi tình hình đánh chiếm các huyện miền duyên hải. Không bao lâu Tống tiên phong nhận được tin quân Phương Lạp ở các huyện ven biển đã tan rã, chạy trốn. Tống Giang cả mừng gửi văn thư về dinh trung quân báo tin thắng trận, mời Trương chiêu thảo đến hiểu dụ cho các quan lại cũ trở lại làm việc, một mặt điều các viên thống chế ở trung quân đi đóng giữ các nơi, một mặt ra lệnh cho các đầu lĩnh thủy quân đem thuyền về TÔ Châu chờ lệnh. Mấy ngày sau các viên thống chế đem quân đi các nơi đóng giữ. Các đầu lĩnh thủy quân cũng đã trở về TÔ Châu. Bấy giờ mới biết khi ba anh em họ Nguyễn đánh vào huyện Thường Thục, tiếp đó đánh sang huyện Côn Sơn thì Thi ân, Khổng Lượng tử trận. Bọn Thạch Tú, Lý ứng đã đem quân trở về, Thi ân và Khổng Lượng vì không biết bơi mà chết đuối. Tống Giang đau buồn thương tiếc mãi. Võ Tòng nghĩ tình nghĩa anh em, khóc lởn hồi lâu.
Bốn anh em bọn Phí Bảo đến từ biệt Tống tiên phong để trở về. Tống Giang nài giữ mãi không được bèn trọng thưởng, rồi sai Lý Tuấn tiễn đưa bốn người về Du Liễu trang. Về đến nơi anh em Phí Bảo bầy tiệc rượu khoản đãi bọn Lý Tuấn, Đồng Uy, Đồng Mãnh. Trong bữa rượu, Phí Bảo đứng dậy chạm chén và nói với Lý Tuấn mấy câu.
Chỉ biết rằng về sau Lý Tuấn rời bỏ đất Trung nguyên, biệt lập cơ nghiệp ở hải ngoại..
Đúng là:
Hết đời đạt mệnh cóc rời vỏ,.
Lập nghiệp thành danh cá hóa rồng.
Chưa biết Phí Bảo nói với Lý Tuấn những gì, xem hồi sau sẽ rõ.