Chương 107: Tống Gian Đại Thắng Kỷ Sơn Quân

Đang nói chuyện Tống Giang thống lĩnh đại quân người ngựa tiến nhanh về phía Kinh Nam, mỗi ngày quân đi sáu mươi dặm thì đóng trại nghỉ ngơi. Phàm những nơi đại quân đi qua không tơ hào xâm phạm tài sản của dân. Chẳng bao lâu người ngựa dừng đóng ở huyện Kỷ Sơn. Huyện này là nơi trọng yếu về phía bắc châu Kinh Nam, do tướng giặc là Lý Hoài quản lĩnh ba vạn binh mã đóng giữ trên núi. Tên Lý Hoài này là cháu Lý Trợ, được Vương Khánh phong chức huyện tuyên phủ sứ. Lý Hoài nghe tin anh em Tống Giang thắng trận ở quận Sơn Nam, Đoàn Nhị bị bắt sống, bèn sai quân lưu tinh về châu Nam Phong tâu với Vương Khánh và Lý Trợ.

- Quân Tống Giang binh hùng tướng mạnh đã đánh chiếm hai quận lớn, nay bọn chúng sắp tiến đánh Kinh Nam, lại sai Lư Tuấn Nghĩa đem binh mã đến đánh Tây Kinh.

Lý Trợ nghe nói cả sợ, liền vào cung tâu với Vương Khánh.

Quan nội thị chuyển tâu vào trong. Một lát sau có thánh chỉ truyền:

- "Quân sư hãy đợi. Đại vương sẽ ra ngự Ở chính điện".

Lý Trợ chờ đợi hồi lâu vẫn không thấy động tĩnh, bèn hỏi thăm viên quan hầu quen biết. Người này nói:

- Đại vương và Đoàn chính phi đang to tiếng cãi nhau.

Lý Trợ hỏi:

-

- To tiếng vì chuyện gì?

Viên quan hầu ghé tai nói nhỏ với Lý Trợ:

- "Đoàn chính phi gây sự vì đã lâu không được đại vương ngó đến". Lý Trợ lại chờ thêm lúc nữa mới thấy viên hầu cận ra bảo:

- Đại vương hỏi quân sư còn chờ ở đây không?

Lý Trợ đáp:

- Hạ quan vẫn đợi ở đây.

Nội thị lại chuyển tâu vào cung, lúc sau thấy một đoàn thị tì theo hầu Vương Khánh lên chính điện. Lý Trợ bước vào lạy chào rồi tâu:

- Cháu của hạ thần là Lý Hoài báo tin về nói quân Tống Giang thế lực hùng mạnh, đã đánh chiếm hai thành Uyển Châu và Sơn Nam. Nay Tống Giang đang chia quân hai đường:

- Một đánh về Tây Kinh, một đánh Kinh Nam. Cúi mong đại vương cho quân đi cứu viện.

Vương Khánh cả giận nói:

- Bọn Tống Giang là giặc cỏ sao dám cả gan chiếm đoạt thành trì của ta?

Nói đoạn sai đô đốc Đỗ Canh thống lĩnh mười hai viên chánh phó tướng và hai vạn quân mã đi cứu viện Tây Kinh.

Lại sai thống quân đại tướng Tạ Vũ thững lĩnh mười hai chánh phó tướng và hai vạn quân mã cứu viện Kinh Nam. Hai tướng nhận binh phù, tướng lệnh, lựa chọn binh mã, sửa soạn khí giới để lên đường. Các tướng tá do khu mật viện điều tới cùng quan chuyển vận sứ Cung Chính lo việc vận chuyển lương thảo cùng vào cáo từ Vương Khánh để lên đường, chuyện không có gì đáng nói.

Lại nói binh mã của Tống Giang đến phía bắc, cách núi Kỷ Sơn mười dặm thì dừng lại đóng trại, chuẩn bị tiến đánh.

Quân do thám trở về báo cáo tình hình bên giặc. Tống Giang bàn bạc với quân sư Ngô Dụng, rồi nói với các tướng:

- Ta nghe nói thủ hạ của tên Lý Hoài đều là những tướng sĩ dũng mãnh, Kỷ Sơn lại là nơi trọng trấn của Kinh Nam.

Bên ta tuy quân đông gấp bội, nhưng địch giữ chỗ hiểm, ta ở nơi địa thế thấp, dễ bị quân địch bao vây. Tên Lý Trợ rất khôn ngoan quỷ quyệt, anh em các tướng tiến đánh cần phải xem xét tình thế không được khinh suất xem thường.

Nói đoạn hạ lệnh:

- Tướng quân vào doanh đóng cửa giảng bàn việc nước, ai làm việc riêng:

- Chém; ai to tiếng tranh cãi:

- Chém. Quân không có hai lệnh, kẻ nào hai lệnh:

- Chém; kẻ nào bất tuân lệnh:

- Chém.

Tuyên bố quân lệnh xong, toàn quân im phăng phắc. Tống Giang sai Đái Tôn đi truyền lệnh cho đầu lĩnh thủy quân Lý Tuấn phải canh phòng cẩn mật đoàn thuyền chở lương để kịp thời tiếp tế cho quân sĩ. Lại sai người viết thư khiêu chiến gửi cho Lý Hoài, hẹn hôm sau đem quân quyết chiến.

Tống Giang phong truyền lệnh sai Tần Minh, Đổng Bình, HÔ Diên Chước, Từ Ninh, Trương Thanh, Quỳnh Anh, Kim Đĩnh, Hoàng Việt dẫn hai vạn quân mã tiến lên đánh trước.

Sai Tiêu Đĩnh, ục Bảo Tứ, Đoàn Cảnh Trụ, Thạch Dũng dẫn hai nghìn quân bộ đi chặt cây mở đường cho tiện chiến đấu.

Cắt cử mọi việc đâu đó xong, Tống Giang và các tướng khác ở lại giữ trại. Ngày hôm sau, từ canh năm, quân sĩ thức dậy thổi cơm, người ngựa ăn uống no, chờ lệnh đi đánh giặc. Bên quân địch, Lý Hoài và các phó tướng Mã Cường, Mã Kính, Viên Lãng, Đằng Quỳ, Đằng Kham và hai vạn quân mã ào ạt tiến đánh. Đó là năm tên kiêu dũng nhất trong số tướng giặc đã được Vương Khánh phong là "Hổ uy tướng quân". Bấy giờ Lý Hoài dẫn quân đến dàn trận đối diện với bọn Tần Minh ở chân núi phía bắc, trên núi còn có quân mã phục sẵn để tiếp ứng. Cờ xí phất phơ rải khắp chiến trường. Quân hai bên dàn thành trận thế, đối trận đều là những tay cung nỏ thiện xạ.

Tên bay tới tấp, tiếng trống thúc hò reo vang trời, cờ lệnh đủ:

- Tung bay loạn mắt.

Bên quân Vương Khánh, Viên Lãng cưỡi ngựa đứng dưới cờ tướng. Viên tướng này đầu dội mũ sắt, mình mặc áo chiến bào thêu hoa cuộn, ngoài chẽn giáp sắt đen bóng, cưỡi ngựa Ô truy lông xoắn, mặt đỏ râu vàng, thân cao chín thước, hai tay cầm hai cây giáo thủy tạ, một chiếc nặng mười lăm cân, một chiếc nặng mười sáu cân. Viên Lãng cất tiếng nói to:

- Bọn giặc cỏ kia, kẻ nào dám đến đây nộp mạng Bên trận quân Ương, hai hàng tướng Hà Bắc là Kim Đĩnh và Hoàng Việt muốn lập công liền sánh ngựa xông ra trước trận mắng rằng:

- Bọn phản nghịch không đáng đếm xỉa?

Nói đoạn Kim Đĩnh liền vung cây đại đao bạt phong, Hoàng Việt múa cây giáo hồn thiết điểm cương thúc ngựa phóng đến đánh Viên Lãng. Viên Lãng liền vung đôi giáo đón chặn; ba người ngồi trên ngựa dàn thành hình chữ "đinh". Ba tướng đánh nhau chưa đầy ba mươi hiệp. Viên Lãng giơ giáo chặn đỡ rồi quay ngựa bỏ chạy. Kim Đĩnh, Hoàng Việt thúc ngựa đuổi theo. Bất ngờ Viên Lãng quay ngựa lại, ngựa của Kim Đĩnh quá đà hơi vượt lên. Kim Đĩnh định vung đao chém với, nhưng Viên Lãng đã kịp đỡ, nghe "choang" một tiếng, thanh đao của Kim Đĩnh đã bị quằn lưỡi. Kim Đĩnh thu đao không kịp, bị Viên Lãng vươn tay phải đâm một giáo xuyên qua cả mũ sắt và đầu, lăn nhào xuống ngựa. Hoàng Việt kịp phóng ngựa đến lao mũi giáo nhằm vào tim Viên Lãng, nhưng Viên Lãng nhanh như cắt né mình tránh được. Mũi giáo của Hoàng Việt mất đà, đâm sượt qua bên hông Viên Lãng. Viên Lãng kẹp nách trái lại rồi thuận thế giật mạnh cán giáo của Hoàng Việt, Hoàng Việt mất đà ngã nhào vào ngực Viên Lãng. Viên Lãng vội vươn tay phải ôm ngang lưng Hoàng Việt rồi xô mạnh xông đất. Quân giặc hò reo chạy đến bắt Hoàng Việt lôi về, con ngựa của Hoàng Việt đã kịp chạy về bên quân Tống. Tích lịch hỏa Tần Minh thấy mất hai tướng, trong lòng cả giận thúc ngựa chồm ra trước trận múa cây lang nha côn xông thẳng đến đánh Viên Lãng. Viên Lãng cũng múa qua đón chặn. Hai tướng đánh nhau hơn năm mươi hiệp, bên trận quân Tống nữ tướng Quỳnh Anh cưỡi ngựa bạch, tay cầm cây phương thiện họa kích, đầu đội mũ trụ màu tía cắm lông phượng, mình mặc áo bào thêu lụa đỏ, ngoài chẽn áo giáp vẩy bạc có khảm vàng xông trận trợ chiến cho Tần Minh. Tướng giặc là Đằng Qùy thấy viên nữ tướng thì vội cưỡi ngựa xông ra trận, cười lớn:

- Bọn giặc cỏ Tống Giang sao lại đưa tướng đàn bà ra trận?

Nói đoạn giơ cây đao hai mũi ba lưỡi mác đón Quỳnh Anh.

Hai người đánh nhau hơn mười hiệp. Quỳnh Anh giơ kích gạt mũi đao của Đằng Qùy rồi quay ngựa chạy về phía trận nhà.

Đằng Qùy quát to một tiếng, thúc ngựa đuổi theo. Quỳnh Anh lén lấy đá trong chiếc túi gấm treo bên yên ngựa, quay lưng lại ném trúng giữa trán Đằng Quỳ. Đằng Qùy mặt bết máu, lăn nhào xuống ngựa. Quỳnh Anh bất ngờ quay ngựa đâm tiếp một mũi kích, kết liễu đời hắn. Đằng Kham thấy anh mình bị chết bởi tay một viên nữ tướng, bừng bừng tức giận, đạp ngựa ra trận vung roi sắt xông đến đánh Quỳnh Anh. Bên quân Tống, sõlg tiên tướng HÔ Diên Chước phóng ngựa vung roi ra chặn đánh Đằng Kham. Quân hai bên thấy tướng ngang sức ngang tài mà trang phục cũng giống nhau:

- HÔ Diên Chước chít khăn mỏ rìu buông vạt đứng, mặc áo cụt chẽn ngực lửa vàng ánh kim, áo bào thất tinh màu đen, ngoài khoác giáp sắt đen bóng, cưỡi ngựa Ô truỵ Đằng Kham chít khăn mỏ rìu thắt vạt chéo chẽn ngực, lụa đỏ ánh lửa lông vàng. Xem ra HÔ Diên Chước chỉ hơn Đằng Kham một cây roi sắt thủy ma bát lăng. Hai người xoay vòng tròn trước trận, giao đấu vời nhau khi qua khi lại, hơn năm mươi hiệp chưa phân thắng bại. Ở đằng kia, Tần Minh và Viên Lãng đã giao đấu đến một trăm năm mươi hiệp vẫn không phân thắng bại.

Chủ tướng giặc là Lý Hoài đứng trên cao thấy nữ tướng bên quân Tống ném đá gϊếŧ Đằng Quỳ, bèn khua chiêng thu binh, bọn Viên Lãng đưa quân rút lên núi. Tần Minh, HÔ Diên Chước thấy tướng giặc dũng mãnh cũng không đuổi theo, bèn quay lại dẫn quân về trại. Bọn Tần Minh trở về báo với Tống tiên phong biết quân giặc thế mạnh đã gϊếŧ hai tướng Kim Đĩnh và Hoàng Việt, nếu không có vợ chồng Trương Thanh thì quân ta đã mất nhuệ khí. Tống Giang lo lắng buồn phiền, nói vôi quân sư Ngô Dụng:

- Tình thế như vậy, làm sao đánh được Kinh Nam?

Ngô Dụng chập chập hai ngón tay trỏ phác họa kế sách đánh Kinh Nam. Tống Giang cả mừng nghe theo. Tiếp đó Tống Giang truyền lệnh cho Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Tiêu Đĩnh, Lý Quỳ, Phàn Thụy, Bao Húc, Hạng Sung, Lý Cổn, Trịnh Thiên Thọ, Tống Vạn, Đỗ Thiên, Cung Vượng, Đinh Đắc Tôn, Thạch Dũng tất cả là mười bốn đầu lĩnh cùng pháo thủ Lăng Chấn, dẫn năm nghìn quân khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nhân lúc tối trăng, ai nấy chỉ đem các thứ khí giới nhẹ như đoản đao, mã tấu theo đường tắt đi lén ra phía sau núi. Các đầu lĩnh vâng lệnh ra đi. Sáng hôm sau Lý Hoài sai chuyển chiến thư đến quân doanh của Tống Giang. Ngô Dụng bàn với Tống tiên phong:

- Quân giặc tất có mưu kế xảo quyệt. Nhưng bên ta bọn Lỗ Trí Thâm đã lọt vào nơi trọng yếu, như vậy xin tiên phong cứ cho sửa soạn để đánh ngaỵ Tống Giang chấp thuận đem quân giao chiến ngay hôm ấy, phê vào thư cho lính của Lý Hoài mang về núi, rồi truyền lệnh cho Tần Minh, Đổng Bình, HÔ Diên Chước, Từ Ninh, Trương Thanh, Quỳnh Anh làm tiên bộ thống lĩnh hai vạn quân mã, cho quân cung nỏ đi bên ngoài, quân đánh kích thuẫn đi bên trong, xe trận tiên trước có kỵ binh đi kèm. Sai Hoàng Tín, Tôn Lập, Vương Anh Hỗ Tam Nương điều khiển một vạn quân mã túc trực trong doanh chờ lệnh. Lại sai Lý ứng, Sài Tiến, Hàn Thao, Bành Kỷ điều khiển một vạn quân mã ngựa trực sẵn trong doanh. Tống tiên phong căn dặn:

- "Hễ nghe tiếng pháo hiệu thì các tướng từ hai hướng đông nam phải lập tức đem quân đánh ập vào". Mặt khác lệnh cho Quan Thắng, Chu Đồng, Lôi Hoành, Tôn Tân, CốĐạI Tẩu, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương thống lĩnh hai vạn quân mã và quân bộ đóng giữ phía sau trại lớn đề phòng viện binh của giặc đánh tới.

Cắt đặt công việc đã xong, Tống Giang cùng Ngô Dụng và Công Tôn Thắng đích thân ra trận đốc chiến, còn các tướng tá khác ở lại giữ trại. Khoảng đầu giờ Thìn, Ngô Dụng trèo lên chòi quan sát, thấy địa hình núi non hiểm trở, vội xin Tống tiên phong ra lệnh cho quân mã lui về phía sau hai dặm, dàn trận ở đó để có thể hỗ trợ cho hai đội kỵ binh. Quân Tống vừa dàn trận xong thì từ núi Kỷ Sơn, tướng giặc Lý Hoài thống lĩnh bốn viên hổ tướng:

- Viên Lãng, Đằng Kham, Mã Cương, Mã Kính dẫn hai vạn năm nghìn quân mã đi trước.

Đằng Kham sai quân sĩ cắm đầu Hoàng Việt lên chiếc sào dài vác theo trong đoàn xung trận năm nghìn quân thiết kỵ. Quân mã của Đằng Kham đầu đội mũ sắt dầy, khoác giáp nặng, chỉ hở đôi mắt, ngựa chiến cũng khoác giáp, đeo mặt nạ, chỉ chừa bốn vó. Hôm qua Lý Hoài thấy nữ tướng bên quân Tống có tài ném đá rất lợi hại, đã sát thương một tướng bên mình, Lý Hoài nghĩ bụng hôm nay nếu xảy ra như thế thì dù có ném đá cũng chẳng làm gì nổi. Bấy giờ năm nghìn quân mã của Đằng Kham cứ hai tay cung thủ hỗ trợ một tên quân đánh giáo mà tiến đánh. Quân bộ đi theo sau chia làm hai cánh đánh ốp vào. Quân Tống chống cự không nổi, phải lùi về phía sau. Tống Giang vội truyền lệnh bắn pháo hiệu. Mấy trăm quân sĩ đẩy xe bị quân Lý Hoài bắn sát thương, may có những

chiếc xe ngựa chặn đường nên quân thiết kỵ của Lý Hoài không tiến lên được. Những xe phía sau tuy có ky binh đi kèm nhưng cũng không tiến lên được. Đang lúc nguy cấp bỗng nghe tiếng súng liên châu nổ vang sau núi, rồi bọn Lỗ Trí Thâm dẫn quân trèo núi vượt đánh xông lên.

ở sơn trại của giặc chỉ có bốn nghìn tên già yếu, do một viên tướng chỉ huy, bị gϊếŧ sạch không còn một mống. Anh em trí Thâm liền đoạt lấy sơn trại. Bọn Lý Hoài thấy sau núi òề biến vội cho quân lui về, bị hai cánh quân do bọn Hoàng Tính và Lý ưng đánh úp vào. Tống Giang lại lệnh cho các pháo thủ nhằm vào quân thiết kỵ của giặc mà bắn. Quân Lý Hoài thua lớn, tan rã bỏ chạy. Bọn Lỗ Trí Thâm, Lý Qùy mười bốn đầu lĩnh dẫn quân bộ từ trên núi đánh bạt xuống, quân giặc bị gϊếŧ nhiều như ngả rạ, số sống sót tán loạn tìm đường bỏ chạy. Tiếc thay cho Viên Lãng là viên mãnh tướng giờ đây bị gϊếŧ bởi làn đạn lửa? Lý Hoài chạy sau, bị Lỗ Trí Thâm gϊếŧ chết, Mã Kinh, Đằng Kham bị gϊếŧ trong đám loạn quân, chỉ một mình Mã Cương trốn thoát. Quân Tống Giang thu được giáp trụ, chiêng trống, ngựa chiến nhiều vô kể. Hơn ba vạn quân Lý Hoài chết trận đến quá nửa. Khắp nơi trên núi, dưới đồi từ thi chất đống. Tống Giang truyền lệnh thu quân, điểm lại quân sĩ mới biết thiệt hại đến hơn nghìn người.

Bấy giờ cũng vừa lúc trời sắp tối, Tống Giang bèn cho quân đóng lại nghỉ ngơi ở phía bắc núi Kỷ Sơn. Ngày hôm sau Tống Giang dẫn tướng sĩ lên núi sai quân thu thập vàng bạc, lương thảo của bọn Lý Hoài, phóng hỏa đốt trại của chúng rồi khao thưởng ba quân tướng sĩ, ghi thứ tự công lao cho bọn Lỗ Trí Thâm mười lăm người và nữ tướng Quỳnh Anh. Xong việc, Tống Giang lại đốc suất quân sĩ lên đường. Vượt qua Kỷ Sơn, đại binh của Tống Giang dừng lại đóng trại cách thành Kinh Nam mười lăm dặm. Tống tiên phong bàn bạc với quân sư Ngô Dụng để sắp xếp điều khiển các tướng sửa soạn tiến đánh thành Kinh Nam. Chuyện ấy bất tất phải kể đến.

Chuyện kể tiếp sau đây theo hai đường:

- Hãy quay lại nói việc Lư Tuấn Nghĩa đem quân tiến đánh Tây Kinh, quân đi đến đâu bạt núi mở đường, bắc cầu qua sông suối. Quân giặc đóng ở Bảo Phong, và các nơi khác trên đường đại quân đi qua đều đầu hàng qui thuận, chong đèn đốt đuốc, dâng hương hoa tiến nộp thành trì, xin hàng triều đình. Lư Tuấn Nghĩa ôn tồn úy lạo phủ dụ, vẫn giao cho các hàng tướng tiếp tục cai quản thành trì. Các hàng tướng vì thế cảm động ứa nước mắt, đều bầy tỏ ý nguyện cải tà qui chính.

Từ đó bọn Lư Tuấn Nghĩa không phải lo lắng mạn phía nam, ngày đêm dẫn quân mã ruổi dài thẳng tiến.

Chẳng bao lâu đại quân của Lư Tuấn Nghĩa đã đến phía nam thành Tây Kinh ba mươi dặm. Lư Tuấn Nghĩa xuống lệnh cho quân đóng trại ở núi Y Khuyết. Quân thám mã đi dò tin tức, trở về báo tin chủ súy giặc là ngụy tuyên phủ sứ Cung Đoan cùng các viên thống quân Hề Thắng và mấy viên mãnh tướng đóng trong thành. Riêng tướng thống quân Hề Thắng là người khá am hiểu trận pháp. Lư Tuấn Nghĩa cùng phó quân sư Chu Vũ định bàn nghị kế sách tiến đánh Tây Kinh. Phó quân sư nói:

- Chu Vũ tôi được biết Hề Thắng là kẻ hiểu biết binh pháp.

Chắc hắn sẽ tìm cách đương đầu với bọn ta. Vậy bên ta nên bầy trước trận thế, đợi bọn hắn đem quân đến sẽ từ từ tiến ra khiêu chiến.

Lư Tuấn Nghĩa nói:

- Lời bàn của quân sư rất phải.

Nói đoạn hạ lệnh đưa quân mã xuống bãi núi phía nam dàn thành thế trận Tuần hoàn bát quái.

Đang chờ thì thấy quân giặc ở Tây Ninh chia ba đường trung quân giương cờ đỏ, tả quân giương cờ xanh, hữu quân cũng giương cờ đỏ cùng lúc tiến đến. Hề Thắng thấy quân

Tống dàn thế trận trước bèn truyền lệnh chò hai cánh quân tả hữu dừng lại đóng trại. Hề Thắng tự mình lên chòi cao quan sát trận Tuần hoàn bát quái của quân Tống rồi nói:

- Thế trận này chẳng lấy gì làm cao lắm. Đợi đó sẽ cho chúng biết trận pháp của ta?

Nói đoạn Hề Thắng sai quân gióng ba hồi trống, lên đứng trên tướng đài, hai tay phất hai cờ hiệu để điều khiển quân sĩ hai bên tả hữu dàn trận thế. Dàn thế trận xong, Hề Thắng bước xuống, gọi tướng giữ kỳ môn mở cửa trận rồi thúc ngựa đến trước trận nói lớn:

- Ngươi bầy trận Tuần hoàn bát quái định che mắt ta sao?

Lư Tuấn Nghĩa thấy Hề thắng muốn đối đáp trận pháp bèn cùng Chu Vũ lên chòi quan sát nhìn sang. Trận thế của giặc cứ ba người kết thành một tiểu đội, hợp ba tiểu đội thành một trung đội, hợp năm trung đội thành một đại đội, xếp theo thế ngoài vuông trong tròn, lấy trận lớn bao trận nhỏ để hỗ trợ liên lạc với nhau. Chu Vũ nói với Lư Tuấn Nghĩa:

- Đấy là phép trận Lục hoa của Lý Dược S~l), Lý Dược Sư (#1)dựa vào Bát trận đồ của Vũ Hầu Gia Cát Lượng, cắt xén thành trận Lục hoa. Quân giặc khinh ta không biết thế trận đó, mà chẳng hay rằng đó cũng chỉ là trận bát quái, biết tám tám thành sáu tư. Như vậy phép bát trận đồ của Gia Cát Lượng có thể phá được trận Lục hoa.

Lư Tuấn Nghĩa bèn ra trước trận quát to:

- Trận Lục hoa của ngươi cũng chẳng có gì lạ?

Hề Thắng nói:

- Ngươi có dám đánh vào không?

Lư Tuấn Nghĩa cả cười nói:

- Thế trận của ngươi nhỏ bé, đánh có khó gì~ Nói đoạn thúc ngựa vào trận. Chu Vũ đứng trên tướng đài giơ cờ hiệu phất trái giơ phải biến thành thế Bát trận đồ. Chu Vũ thay Lư Tuấn Nghĩa truyền lệnh cho Dương Chí, Tôn An, Biện Tường ưnh một nghìn quân mã tiến vào đánh trận. Chu Vũ nói:

- Hôm nay thuộc về ngày Kim, hãy xuất phát từ phương ly ở phía nam, tất cả cùng lúc xông trận.

Bọn Dương Chí tuân lệnh, gióng ba hồi trống đại. Các tướng nghe hiệu lệnh đều băng băng tiến đến phá tam môn kỳ phía tây, gϊếŧ tướng, chém quân, rồi ào ạt xông vào giữa trận. Bên trận chính Lư Tuấn Nghĩa cùng bọn Mã Linh dẫn quân đánh ào sang, quân giặc đại bại.

Lại nói bọn Dương Chí tung quân đánh vào giữa trận quân giặc thì gặp ngay Hề Thắng đang được bốn viên mãnh tướng hộ vệ chạy về phía bắc. Bọn Tôn An, Biện Tường muốn lập công bèn dẫn quân đuổi theo, không ngờ tiến sâu vào nơi trọng yếu Bỗng nghe phía sau sườn núi vang lên tiếng thanh la, rồi một đoàn quân mã bon nhanh tới. Bọn Dương Chí, Tôn An quay lại không kịp. Đúng là:

Xông trận ngựa lăn bên vách thẳm đá,

Vượt sông thuyền đắm giữa dòng xanh.

Chưa biết đội quân mã ấy từ đâu kéo đến, và bọn Tôn An nghênh địch ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.

Chú thích:

(1-) Lý Dược Sư tử Lý Tịnh, danh tướng đời Đường.