Đang nói chuyện Vương Khánh sang chơi bảo Định Sơn. Bên ấy có chừng năm sáu trăm nhà, dựng rạp diễn trò hát trên đám ruộng ở phía đông. Bấy giờ vai đào hát chưa lên rạp diễn. Phía dưới kê ba bốn chục chiếc bàn, người đứng vòng trong vòng ngoài, chen nhau vào để chơi xúc xắc, đánh xóc đĩa ăn tiền. Mỗi tiếng bạc ít cũng có vài người đặt cược. Khắp nơi râm ran kẻ hô người đáp. Nào là "Lục phong nhi", "Ngũ ma tử", "Hảo liêu mao", "Chu oa nhi".
Những người đánh xóc đĩa ngồi quỳ trên đất đến hơn hai chục đám, cũng hô gọi ồn ào: "Hồn thuần nhi", "Tam bối gian", "Bát xoa nhi".
Bọn đánh xúc xắc đằng này hô "Lục", kẻ đánh xóc đĩa đằng kia quát "Bối", rồi thì cười nói, văng tục, gây chuyện đánh nhau. Kẻ thua thì cởϊ áσ tháo khăn, cầm cố lấy tiền đánh gỡ vốn đến nỗi mất cả gia nghiệp, quên ngủ, bỏ ăn, rốt cuộc chỉ chuốc một tiếng "thua" vào mình. Người được thì mặt mày hớn hở, khoát đông vẫy tây, ra quán rượu đằng này lại vào ăn hàng ăn đằng nọ. Kẻ thì bao túi đeo vai, khăn lưng buộc bụng, ống áo vén tay, chỗ nào cũng thấy tiền, nhưng khi tính lại mới biết vào lỗ hà ra lỗ hổng, bị nhà hồ hớt ngọn, thành ra thu được cũng chẳng bao nhiêu, đành buộc túi cúi đầu đi thẳng. Không cứ gì các đám cờ bạc, đàn bà con gái các thôn ấy cũng vứt cuốc cày, bỏ rổ rau hái dở, túm năm tụm ba kéo nhau đi xem hội, phô những khuôn trăng đen nhẻm, lộ những hăm răng ngọc vàng khè, đứng ngây người chờ xem các vai đào kép. Ai nấy trầm trồ khen cô đào chính, cũng là người do cha sinh mẹ đẻ mà sao lại đép như tiên, được bao nhiêu người hâm mộ? Đêm diễn hôm ấy, chẳng những các thôn phường lân cận, mà người châu thành cũng đánh đường đến xem, khiến cho những ruộng lúa mạch đã lên xanh bị xéo nát đến hơn mười mẫu.
Không kể rườm rà: Vương Khánh đi lướt xem xung quanh mỗi nơi một tí. Đến gần bên nhà rạp thấy giữa đám đông một người đàn ông to lớn ngồi trên chiếc ghế đẩu, hai tay vịn mép bàn. Người ấy mặt to bè, hai mắt tròn xoe, vai rộng bụng thon. Trên bàn đặt sẵn năm quan tiền, một hộp xúc xắc và sáu hột đổ bằng xương, nhưng không thấy khách chơi nào đến xóc hộp. Vương Khánh nghĩ bụng: "Ta từ khi bị phát vãng đến nay đã mười mấy tháng chưa được chơi trò này lần nào. Hôm trước đại huynh Phạm Toàn đưa cho ta đĩnh bạc để mua củi đóm, vẫn còn cả đây, nay tạm dùng làm vốn, thử đồ chơi vài ván, may ra được lãi vài quan mua hoa quả ăn cho vui". Nghĩ đoạn Vương Khánh lấy đĩnh bạc ném lên bàn rồi nói:
- Đưa đây đổ chơi vài ván!
Người chủ bàn xúc xắc liếc Vương Khánh rồi đáp:
- Muốn đổ thì đổ.
Người ấy chưa dứt lời, một gã to cao nét mặt hao hao giống người chủ bàn, từ phía bên kia lách đám đông đi đến nói với Vương Khánh:
- Ông trọc ơi, người kia không chịu cho xuất chủ bằng đĩnh bạc ấy đâu. Đem bạc đây tôi cho ông vay tiền. Nếu ông được, mỗi quan chỉ cần trả lãi hai mươi đồng.
Vương Khánh đáp:
- Tốt lắm!
Nói đoạn lấy đĩnh bạc đưa cho người kia để cầm hai quan tiền, nhưng đã bị hắn trừ ngay mỗi quan hai mươi đồng. Vương Khánh tặc lưỡi: "Cũng được!" Nói đoạn bảo chủ bàn xóc hộp, đổ hột, rồi hô: "Chu oa nhi!". Đổ được hai ba ván lại có một người khác chen vào đặt tiền suất chủ để cùng đổ. Vương Khánh vốn chuyên nghề cờ bạc ở Đông Kinh, hô phát nào thường trúng phát ấy, lại biết cách né mình đánh lảng và nhiều mánh gian khác khiến cho người đứng cược phải thua thiệt. Người cho Vương Khánh vay tiền nhân lúc lộn xộn đã lẻn sang bàn bên kia. Người chen đến đánh sau nói là Vương Khánh đánh hăng quá không theo được, bèn gật đầu ra hiệu cho người chủ cược, rồi bỏ đi nơi khác. Vương Khánh đánh một mạch, thắng cược được hai quan, người đứng xem tấm tắc khen ngợi. Tiếp theo, càng đánh lại càng đỏ. Vương Khánh chỉ việc giơ tay vơ tiền. Người chủ bàn cược nóng mặt, muốn đánh cao cho chóng thu lại vốn, nhưng càng đổ càng thua, Vương Khánh đánh chín ván thì chủ cược thua hết tám, chẳng mấy chốc thua sạch cả năm quan tiền. Vương Khánh được tiền, lấy dây xâu hai quan để lên bàn, chờ tìm người cho vay tiền vốn, còn ba quan cũng xâu lại để đó. Vương Khánh định đi tìm người cho vay để trả tiền chuộc bạc lại, người chủ cược liền quát:
- Nhà ngươi định đem tiền đi đâu? Tiền mới ra lò, nóng bỏng tay đấy!
Vương Khánh tức giận nói:
- Ngươi đánh cược bị thua vào tay ta rồi, còn nói thối gì nữa?
Người chủ bàn cược trừng mắt mắng:
- Đồ chó đẻ! sao mi dám chạm đến bố đẻ của mi?
Vương Khánh mắng lại:
- Thằng đểu, ta chỉ sợ ngươi đấm vào bụng ta rồi rút tay không ra thôi! bỏ ra để ta đi!
Người chủ bàn cược bèn giơ nắm tay đấm vào mặt Vương Khánh. Vương Khánh né người tránh được, liền lựa thế nắm lấy tên kia, hất khủyu tay đánh vào ngực, lại co chân phải đá vào chân trái hắn. Tên kia chỉ cậy sức mạnh mà không biết phép võ, làm sao gỡ được thế quật ấy, rốt cuộc bị ngã chổng vó. Đám đông cười rộ, khoái chí. Tên chủ bàn cược đang giãy gụa, chưa kịp bò dậy thì Vương Khánh đã nhảy đè lên mà đấm. Gã cầm bạc lúc nãy chạy tới chẳng khuyên can mà cũng không đánh giúp, thừa dịp vơ tiền trên bàn bỏ chạy. Vương Khánh cả giận bỏ tên chủ bàn cược, co chân đuổi theo tên cướp tiền. Bỗng thấy một người con gái rẽ đám đông bước ra quát lớn:
- Tên kia không được vô lễ, có ta ở đây!
Cô gái ấy khoảng chừng hai tư, hai lăm tuổi, vội cởϊ áσ ngoài cuộn vo lại ném lên bàn, chỉ mặc áo chẽn hẹp tay và áo bán thân màu lục, quần thêu hẹp ống màu tía. Bây giờ cô gái vung tay xông đến đánh. Vương Khánh thấy đối thủ là con gái, nước quyền đánh tới lại có chỗ sơ hở, nên có ý đùa bỡn coi thường, vờn qua vờn lại chờ người con gái kia đánh tới.
Bấy giờ vài đào hát đã lên rạp diễn, hát một bài theo điệu tiếu nhạc. Nhưng người đi xem thấy đôi nam nữ đang đánh nhau thì đổ xô đến xem, đứng chật vòng trong vòng ngoài. Người con gái thấy Vương Khánh chỉ ngáng tay làm rào chắn mà không dám xông vào, bèn giả cách chú ý vào chỗ không rồi dùng thế "Hắc hổ thâu tâm" (hổ đen móc tim) thoi một quyền vào ngực Vương Khánh. Vương Khánh nhẩy sang một bên, tránh được. Người con gái kia đánh hụt, không kịp thu quyền về, liền bị Vương Khánh lựa thế khóa tay rồi hất chân quật ngã. Nhưng khi cô gái sắp đập đầu xuống đất, Vương Khánh đã kịp luồn tay qua lưng, bế thốc lên, thế võ ấy gọi là "hổ bão đầu" (hổ ôm đầu). Vương Khánh nói:
- Chưa bẩn quần áo. Trót làm đυ.ng chạm, xing đừng trách, vì chính cô nương tự tìm đến.
Cô gái không chút xấu hổ tức giận, lại còn khen Vương Khánh:
- Đường quyền đẹp lắm, quả là cứng tay!
Bấy giờ cả gã chủ cược và gã cướp tiền từ ngoài rẽ đám đông xông vào quát tháo:
- Thằng lạc loài, sao mi dám đánh ngã em ta?
Vương Khánh lớn tiếng mắng lại:
- Đồ bẩn thỉu, đã thua cược lại cướp tiền của ta mà còn dám nói thối!
Nói đoạn vung tay sấn đến đánh. Bỗng từ trong đám đông một người vội xông tới đứng chặn, cất tiếng can ngăn:
- Lý đại lang không được vô lễ. Các đại ca Đoàn Nhị, Đoàn Ngũ cũng xin dừng tay cho. Chỗ láng giềng quen biết, có chuyện gì thì bảo nhau mới phải.
Vương Khánh nguoclến nhận ra Phạm Toàn. Bấy giờ cả ba người đều chịu đứng im. Phạm Toàn nói với cô gái:
- Xin chào Tam nương.
Người con gái cũng đáp chào "Vạn Phúc", rồi hỏi:
- Lý đại lang là bà con của viện trưởng à?
Phạm Toàn đáp:
- Là em con dì của tôi.
Tam nương nói:
- Một tay đánh quyền xuất sắc đấy.
Vương Khánh nói với Phạm Toàn:
- Chỉ vì người kia đánh được xúc xắc thua tiền của đệ, rồi bảo đồng bọn đến cướp.
Phạm Toàn cười đáp:
- Đây là nơi làm ăn của Nhị lang và Ngũ lang, hiền đệ sao lại đến gây chuyện rắc rối?
Đoàn Nhị và Đoàn Ngũ đưa mắt nhìn Tam nương. Tam nương nói:
- Vì nể thể diện của Phạm viện trưởng, chẳng cần phải tranh chấp với Lý đại lang làm gì. Đem đĩnh bạc ra đây!
Đoàn Ngũ nghe em gái khuyên can, phải chịu nhận mình thua cuộc và đem đĩnh bạc ra để Tam nương trả lại Phạm Toàn.
- Đĩnh bạc còn nguyên đây, viện trưởng đem trả cho người ấy.
Nói xong Đoàn Tam nương dẫn Đoàn Nhị, Đoàn Ngũ rẽ đám đông đi ra. Phạm Toàn cũng kéo Vương Khánh về trang trại. Trên đường đi, Phạm Toàn trách Vương Khánh:
- Ta nể tình với dì, dù biết nguy hiểm vẫn giữ hiền đệ ở lại đây, chờ khi được ân xá lại lo liệu tiếp. Thế mà hiền đệ chẳng chịu ngồi yên cho! hai gã Đoàn Nhị và Đoàn Ngũ kia là hạng điêu toa lừa đảo. Còn Đoàn Tam nương có tiếng là hạng đàn bà đáo để, người ta đặt cho ả biệt danh là "Đại trùng oa" (cọp ở hang), con em nhà tử tế bị ả ta dụ dỗ lừa đảo không biết bao nhiêu mà kể. Năm mười lăm tuổi, cha mẹ đã gả cho một lão già, chỉ một năm là lão ngốc ấy bị ả ta nướng nghẻo. Ả cậy có sức khoẻ, thường theo bọn Đoàn Nhị, Đoàn Ngũ đi gây sự cướp bóc kiếm chác. Các thôn phường lân cận đây ai cũng phải kiềng mặt anh em nhà ả. Khi nào đón được đào hát ở châu về, anh em ả đều đứng ra làm chủ gá bạc, có bàn xúc xắc đĩa nào mà không thuộc vòng khống chế của bọn họ? Thế mà hiền đệ không biết, lại đến đây gây chuyện rắc rối. Chẳng may để lộ tung tích, cả ta và hiền đệ đều phải chuốc tai họa không nhỏ.
Vương Khánh bị Phạm Toàn mắng cho một trận cứng họng, không đối đáp được. Khi ra đi, Phạm Toàn bảo Vương Khánh:
- Ta phải về thành đi trực, ngày mai lại đến thăm hiền đệ.
Không nói việc Phạm Toàn trở về thành Phòng Châu, kể tiếp chuyện Vương Khánh đêm ấy nghỉ ngơi, không có sự gì xảy ra. Sáng hôm sau, Khánh vừa dậy rửa mặt chải đầu xong thì thấy trang khách vào báo: "Có Đoàn thái công đến thăm đại lang". Vương Khánh vội ra tiếp. Đó là một cụ già da nhăn nheo, râu tóc bạc trắng. Chào hỏi xong, hai người chia ngôi chủ khách cùng ngồi. Đoàn thái công nhìn Vương Khánh một lượt từ đầu đến chân, nói nhỏ một mình: "Quả là khôi ngôi tuấn tú". Rồi Đoàn thái công hỏi quên quán họ hàng gia thế của Vương Khánh, vì sao đến ở Phòng Châu, bà con với Phạm viện trưởng như thế nào, đã có vợ chưa, v..v.. Vương Khánh nghe thái công hỏi hai nhiêu khê, bèn bịa chuyện trả lời:
- Tiểu nhân nhà ở Tây Kinh, cha mẹ mất sớm, vợ cũng ốm chết, tiểu nhân là em con dì của Phạm tiết cấp. Năm ngoái Phạm tiết cấp có việc đi công cám ở Tây Kinh, thấy tiểu nhân sống độc thân không ai chăm sóc nên đón về đây để anh em được gần gũi, nương tựa vào nhau. Tiểu nhân cũng biết qua các môn quyền bổng, chờ dịp thuận tiện sẽ xin một chân thưa phái ở bản châu.
Đoàn thái công nghe xong cả mừng, hỏi thêm tuổi tác, ngày tháng năm sinh của Vương Khánh, rồi cáo từ ra về. Hồi lâu sau, Vương Khánh đang ngồi lo nghĩ ngợi thì một người khách lạ đẩy cửa bước vào cất tiếng hỏi:
- Phạm viện trưởng có nhà không? có phải vị đây là Lý đại lang?
Hai người ngạc nhiên im lặng nhìn nhau một lúc. Cả hai đều nghĩ: "Có lẽ đã gặp người này ở đâu rồi?" Chào hỏi xong, hai người đang nói chuyện thì Phạm Toàn đến. Ba người ngồi yên chỗ, Phạm Toàn hỏi:
- Lý tiên sinh có việc gì đến đây?
Vương Khánh nghe nhắc đến Lý tiên sinh chợt nhớ ra: "Đúng rồi! hắn đúng là gã thầy bó Lý Trợ". Lý Trợ cũng nhớ lại: "Người này ở Đông Kinh, họ Vương, đã từng mời ta xem bói". Lý Trợ nói với Phạm Toàn:
- Thưa Phạm viện trưởng, tiểu nhân chưa có dịp làm quen với vị đây, có phải là lệnh đệ Lý đại lang không?
Phạm Toàn chỉ Vương Khánh nói:
- Đúng là Lý đại lang em họ tôi đấy.
Vương Khánh nó tiếp:
- Tiểu nhân vốn họ Lý, gọi họ Vương là họ bên ngoại.
Lý Trợ vỗ tay, cười nói:
- Nhớ ra rồi. Đúng vị này họ Vương, tiểu nhân tôi từng gặp trước cửa phủ Khai Phong ở Đông Kinh.
Vương Khánh thấy Lý Trợ đã nói ra rành mạch như thế, chỉ ngồi yên cúi đầu. Lý Trợ nói với Vương Khánh:
- Sau ngày tôi với đại lang chia tay, tôi xuống miền Kinh Nam được dị nhân truyền thụ kiếm thuật, và diệu quyết xem tướng số, vì thế người ta gọi tôi là "Kim kiếm tiên sinh". Gần đây đến Phòng Châu, nghe nói miền này đông vui, tôi tìm đến hành nghề. Anh em họ Đoàn biết tôi am hiểu kiếm thuật, mời tôi đến ở tại nhà để chỉ giáo cho họ. Đoàn thái công vừa ở đây về đưa tờ ghi tuổi tác, ngày giờ sinh của đại lang có tướng tinh đẹp thế, ngày sau sẽ được phú quý hết chỗ nói. Còn hiện nay đại lang đang có chim loan đỏ ứng chiếu vào mệnh, hợp với việc vui mừng. Đoàn thái công đang muốn chọn đại lang làm rể, mà hôm nay lại là ngày đại cát. Tiểu nhân đến đây để làm nguyệt lão xe tơ. Tướng tinh của Đoàn Tam nương cũng rất vượng cho chồng. Hôm qua hai vị gặp nhau, ngang tài ngang sức thật đẹp đôi. Mong hai vị sớm thành nhân duyên cho tiểu nhân kiếm rượu uống.
Phạm Toàn nghe câu chuyện của Lý Trợ, trầm ngâm nghĩ ngợi hồi lâu: "Cha con họ Đoàn là hạng điêu toa, ghê gớm, nếu không bằng lòng cuộc thu xếp nhân duyên này thì có chỗ sơ hở khiến họ nghi ngờ, cái hại chẳng nhỏ. Tốt nhất cứ phải tương kế tựu kế". Nghĩ đoạn Phạm Toàn bèn nói với Lý Trợ:
- Việc tốt mà Phạm Toàn tôi không biết! nhã ý của cha con Đoàn thái công như vậy, có điều là em họ tôi đây tính tình thô vụng, không biết có xứng làm rể họ Đoàn không?
Lý Trợ nói:
- Ái chà! viện trưởng bất tất phải khiêm tốn quá. Đoàn Tam nương từ khi gặp đại lang về nhà không ngớt lời khen ngợi.
Phạm Toàn nói:
- Như thế thì hay lắm! Phạm Toàn tôi sẵn sàng đứng làm chủ hôn.
Nói đoạn lấy năm lạng bạc đưa biếu Lý Trợ rồi nói:
- Ở đây thôn quê không có gì thết đãi, chút quà mọn biếu tiên sinh uống nước, xong việc sẽ xin hậu tạ.
Lý Trợ nói:
- Chẳng có gì đáng kể, xin viện trưởng chớ bận tâm.
Phạm Toàn nói:
- Khoan đã! xin dặn tiên sinh một câu: tiên sinh bất tất phải nói em họ tôi có hai họ. Mọi chuyện xin tiên sinh chu toàn cho.
Lý Trợ là gã thầy bói, chỉ cốt được tiền, cám ơn rối rít rồi cáo tù trở về Đoàn gia trang, chẳng chú ý gì đến chuyện hai họ hay một họ, tốt xấu ra sao, chỉ cốt nói vun vào để kiếm tiền uống rượu. Hơn nữa việc kén chọn ấy lại là do ý của Đoàn Tam nương. Ngày thường cả nhà vẫn sợ ả ta, cả Đoàn thái công cũng chẳng dám nói động đến, vì thế việc chắc chắn phải thành.
Lý Trợ qua lại bàn bạc với cả hai bên, mong có nhiều sinh lễ để cho ông mối mát mặt. Nhưg Phạm Toàn lại lo việc sính lễ sẽ gây chuyện lôi thôi, bèn bàn với hai bên nên giảm cả. Đoàn thái công là bên nhà gái đứng ra thu xếp việc nhân duyên, nghe Phạm Toàn bàn thế cũng lấy làm mừng, bèn chọn ngày làm lễ cưới. Ngày hai mươi tháng ấy hai bên sẽ gϊếŧ dê, mổ lợn, đánh cá, sửa soạn cỗ bàn, mời bà con họ hàng đến uống rượu mừng. Các khoản sênh tiêu, kèn trống, lễ động phòng hoa chúc, v..v.. Đều bỏ cả. Phạm Toàn may cho Vương Khánh một bộ quần áo mới, đích thân dẫn đến Đoàn gia trang, sau đó vì bận việc quan nên xin cáo từ về trước. Vương Khánh và Đoàn Tam nương làm lễ hợp cẩn, các nghi thức khác cũng chỉ chiếu lệ cho xong chuyện. Đoàn thái công bầy tiệc rượu trên thảo đường. Hơn hai chục người thân thích con cái trong nhà, cùng chàng rể mới và ông mối Lý Trợ ngồi uống rượu vui vẻ suốt một ngày, đến chiều tối mới tan. Bà con thân thích ở gần đều cáo từ ra về, chỉ có mấy người vì đường xa phải ngủ lại là vợ chồng cô dượng Phương Hàn; vợ chồng em họ Khưu Tường, và vợ chồng Thi Tuấn là cậu của Đoàn Nhị. Ba khách nam nghỉ ở chái phái đông, ba khách nữ, đều còn trẻ, ngồi lại uống rượu vui chơi với Vương Khánh và Đoàn Tam nương, hồi lâu mới tan về phòng đi nghỉ. Người vυ" già vào phòng tân hôn trải chăn đệm, mời tân lang và tiểu thư vào nghỉ, rồi đóng cửa phòng đi ra. Đám con gái còn đang ngồi lại nô đùa cười nói, bỗn thấy Đoàn Nhị từ bên ngoài hốt hoảng chạy vào nói to:
- Nguy rồi! bọn các ngươi không biết việc gì hay sao còn ngồi đố mà cười!
Ai nấy sợ toát mồ hôi nhưng không biết xảy ra việc gì. Đoàn Nhị chạy đến trước phòng tân hôn gọi to:
- Tam nương đâu, dậy mau, tai vạ đến nơi rồi!
Đoàn Tam nương đang lúc vui vẻ, nghe Đoàn Nhị gọi lấy làm bực, nằm trên giường nói vọng ra:
- Đêm hôm có chuyện gì mà làm ầm lên thế?
Đoàn Nhị lại kêu to:
- Lửa sém lông mày rồi, chỉ còn các người là chưa biết!
Vương Khánh có tật giật mình, vội bảo Đoàn Tam nương mặc quần áo chạy ra ngoài xem sao. Đám đàn bàn con gái ngồi chơi ở nhà đã chạy ta cả. Vương Khánh vừa ra khỏi phòng thì Đoàn Nhị kéo ngay đến thảo đường. Vương Khánh bước vào đã thấy Phạm toàn đang ngồi ở đó, không ngớt mồn kêu khổ, tiếp sau là Đoàn thái công, Đoàn Ngũ, Đoàn Tam nương cũng theo đến.
Nguyên là gã Hoàng Đạt ở phía đông Cung Gia thôn huyện Tân An sau khi chữa lành vết thương và khỏi ốm, ngày đêm săn lùng tung tích Vương Khánh. Đêm hôm qua hắn đã đến Phòng Châu báo cho quan doãn biết Vương Khánh hiện đang ở đây. Quan châu doãn Trương Cô Hành liền áp triện công văn sai một viên đô đầu đem quân lính đến bắt hung phạm Vương Khánh. Kẻ chứa chấp là Phạm Toàn và cả nhà Đoàn thái công. Phạm Toàn vốn chơi thân với Tiết khổng mục chuyên lập hồ sơ án kiện của bản châu nên được Tiết khổng mục rỉ tai báo cho biết trước chuyện đó. Phạm Toàn không kịp đem theo vợ con, đi ngay đến đây vừa lúc quân quan chưa kịp kéo đến. Thế là mọi người đều bị dính vào việc quan ty. Ai nấy đều giẫm chân đấm ngực, nháo nhác như ổ gà bị lật, cuống cuồng sợ hãi, xúm đến mắng nhiếc Vương Khánh và Đoàn Tam nương. Đang lúc ồn ào bỗn thấy Kim kiếm tiên sinh Lý Trợ từ gian nhà chái phía đông đi vào thảo đường, nói:
- Các vị muốn tránh khỏi tai họa thì phải nghe tôi nói!
Mọi người xúm đến hỏi, Lý Trợ nói:
- Việc đã như vậy, ba mươi sáu chước, chuồn là hơn cả!
Mọi người hỏi:
- Nhưng biết chạy đi đâu?
Lý Trợ đáp:
- Chỉ còn cách lên núi Phòng Sơn ở phía tây, cách đây hai mươi dặm.
Mọi người nói:
- Chỗ ấy bọn cướp thường hai lui tới.
Lý Trợ cười đáp:
- Chao ôi, sao các vị ngu ngốc thế? sự thể này mà còn mong làm người lương thiện được ư?
Mọi người lại nói:
- Vậy làm thế nào?
Lý Trợ nói:
- Trại chủ Phòng Sơn là Liêu Lập vốn quen biết với Lý Trợ tôi. Thủ hạ của ông ta có đến năm sáu trăm lâu la, quan quân không lùng bắt nổi. Mau thu xếp đồ tế nhuyễn, đi ngay đến xin nhập bọn mới tránh được tai vạ.
Bọn Phương Hàn, sáu người cả đàn ông, đàn bà sợ sau này liên lụy đến họ hàng thân thích nên chần chừ chưa muốn đi. Vương Khánh và Đoàn Tam nương phải hết sức thuyết phục, không còn cách nào khác, đành phải ưng thuận. Sau đó mọi người thu xếp những của cải, đồ vật quý để đem đi, còn lại dồn thành ba bốn chục đống châm lửa đốt.
Xong xuôi mọi việc, Vương Khánh, Đoàn tam nương, Đoàn Nhị, Đoàn Ngũ, Phương Hàn, Khâu Tường, Thi Tuấn, Lý Trợ, Phạm Toàn, tất cả chín người đều hai nịt gọn gàng, ai nấy đeo đoản đao, rút mã tấu cầm tay. Điểm gọi số trang khách muố[n đi theo, tất cả có hơn bốn chục người. Ai nấy đều lo gói buộc tay nải, hành lý. Vương Khánh, Lý Trợ, Phạm Toàn đi đầu, Phương Hàn, Khâu Tường, Thi Tuấn hộ vệ đàn bà con gái đi giũ7a. Cũng may cả bọn đàn bà ấy đều có bàn chân như lưỡi cuốc nên đi nhanh chẳng kém gì đàn ông. Đi sau cùng là Đoàn Tam nương, Đoàn Nhị, Đoàn Ngũ. Ba anh em đi khắp một lượt châm lửa đốt trang trại, rồi hò reo dẫn đoàn người cầm khí giới, nhằm đường chạy về phía tây. Láng giềng và dân chúng các làng lân cận ngày thường vẫn sợ nhà họ Đoàn như cọp, nay thấy lửa cháy rừng rực mà bọn họ ai nấy đều gậy gộc cầm tay, không hiểu nguyên do thế nào, cho nên nhà ai cũng đóng cửa đứng im nhìn không dám cản trở.
Bọn Vương Khánh đi chung bốn năm dặm thì gặp đội quân do viên giáo đầu của bản châu chỉ huy, có cả Hoàng Đạt, đang trên đường về Đoàn gia trang. Viên đô đầu đi trước liền bị Vương Khánh vung dao chém đứt làm hai đoạn. Bọn Lý Trợ, Đoàn Tam nương nhất tề xông lên chém gϊếŧ bọn quân nhân, Hoàng Đạt cũng bị Vương Khánh gϊếŧ.
Tảng sáng, bọn Vương Khánh đến dưới trại Phòng Sơn. Lý Trợ bảo mọi người chờ để mình lên núi báo trước với Liêu Lập. Lâu la đi tuần tiễu, thấy dưới chân núi có nhiều đám đuốc cháy liền trở về báo cho trại chủ. Liêu Lập ngờ đó là quan quân đến đánh. Hàng ngày hắn vẫn coi thường quan quân, nay thấy quan quân kéo đến vội đứng dậy đeo đai, khoác thương, điểm lâu la xuống núi chặn đánh. Vương Khánh thấy lửa sáng trên núi, rồi nhiều bóng người đi xuống, liền chuẩn bị đối phó. Liêu Lập xuống đến nơi thấy đông cả đàn ông đàn bà, đoán chừng không phải quan quân bèn xách thương lên tiếng quát:
- Đám đông các người vì cớ gì đén đây làm kinh động sơn trại của ta? có muốn sao Thái Tuế dọi đầu hồi không thì bảo?
Lý Trợ bước lên cung kính cúi chào:
- Thưa đaivượng, ngu đệ chính là Lý Trợ đây.
Tiếp đó Lý Trợ đem chuyện Vương Khánh phạm tội đi đầy, gϊếŧ quản doanh và quân lính ra sao kể lại một lượt với Liêu Lập. Liêu Lập nghe Lý Trợ khen Vương Khánh tài giỏi, lại thấy hắn có anh em họ Đoàn đi theo, sợ mình thân cô thế cô, ngày sau mặc mưu độc, bèn trở mặt nói với Lý Trợ:
- Sơn trại của bọn ta chỉ àl nơi nhỏ hẹp, cũng khó thu nạp anh em quý vị.
Vương Khánh nghĩ bụng: "Sơn trại chỉ có mình hắn làm chủ, trừ khử được khắn thì bọn lâu la có đáng lo ngại gì?"
Vương Khánh bèn tước mã tấu xông vào. Liêu Lập cả giận, vung thương chặn đánh. Đoàn Tam nương sợ Vương Khánh sơ hở, cũng xách mã tấu đến giúp sức. Ba người đánh hơn mười hiệp thì có một người ngã. Đúng là:
Bình gốm vỡ liền trên miệng giệng,
Gian hùng ngã gục dưới làn tên.
Chưa biết người bị đánh ngã là ai, xem hồi sau sẽ rõ.