Ở biên cương tình hình hỗn loạn, khiến Hoàng đế đau đầu mà đi qua đi lại tìm cách. Các đại thần luôn nêu lên ý kiến để giữ vững biên cương. Tầm chiều Cát phi đi đến Dưỡng Tâm điện, người chưa đến giọng đã cất lên: “Thần thϊếp thỉnh an Hoàng thượng! Thần thϊếp có hầm canh bổ nên có ý đem qua để cho Hoàng thượng thưởng thức”.
Bà để bát canh trên bàn nhỏ, thuận mắt thấy trên bàn là những tấu sớ bàn luận về chuyện có nên đánh hay không để giữ biên cương liền nhỏ giọng nên tiếng: “Thần thϊếp biết hậu cung không được bàn chuyện chính sự, nhưng nếu cần đánh thì phải đánh, họ không nhân nhượng thì ta nhân nhượng với họ làm gì”.
Hoàng đế liếc nhìn bà rồi trầm giọng: “Biên cương đó gần dòng tộc Hãn Na Đát thị sinh sống, qua lần này cũng chứng minh được sự trung thành của họ đối với đại Ninh ta”.
Nhắc đến Hãn Na Đát thị thì Cát phi liền nghĩ đến Đại a ca liền nói: “Người định tiến cử Đại a ca đi đánh trận sao?”
Tâm tình Cát phi Hoàng thượng đã biết thừa liền kẻ tung người hứng với bà: “Đại a ca là rể của tộc Hãn Na Đát thị, cử nó đi vẫn là hợp tình hợp lý”.
- Cũng sắp tối rồi, thần thϊếp xin phép cáo lui. – Cát phi cúi mặt cười nhẹ rồi lại bảo.
Cát phi như đã nghe được tin mà mình mong muốn liền nhanh chóng rời đi. Hoàng đế nhìn theo bóng lưng của Cát phi chỉ ngao ngán thở dài.
- Tới chỗ Hân quý phi.
Hân quý phi đang đọc sách thì nghe tin Hoàng thượng tới liền đi ra nghênh đón.
- Không cần hành lễ. – Hắn vừa đi đến nhuyễn tháp vừa nói.
Quý phi cười nhẹ đứng bên cạnh hắn: “Cũng đã tối muộn rồi, người đến đây là có chuyện gì muốn nói với thần thϊếp sao?”
“Trẫm định cử người đi đánh giặc ở biên cương”. Bà biết hắn chỉ là đang đến đây để thăm dò tâm tư nàng nên bà cũng có phần cẩn trọng: “Xông pha chiến trường là chuyện lớn, mấy tướng quân có thâm niên trong triều nhiều không đếm xuể, Hoàng thượng cử ai…”
“Nếu cử Hoàng tự đi thì sao?”
Ánh mắt nhìn bà có vẻ dò xét nhưng Hân quý phi chỉ cười mỉm mà đáp: “Thần thϊếp chỉ là phi tần không tiện bàn chuyện này”.
“Trẫm cho nàng nêu ý kiến”. Hân quý phi thở nhẹ ngồi xuống đối diện mặt hắn: “Hoàng tự có thể xông pha chỉ có Nhị a ca, Tam a ca và Đại a ca mà thôi, nếu Triết Viễn được Hoàng thượng trọng dụng cử đi, nếu nó tài giỏi an định được biên cương cho Hoàng thượng sẽ khiến các Hoàng tử khác ganh ghét nhưng nếu nó thua trận trở về thì cũng sẽ bị nghe những lời đồn không hay. Tam a ca thì khỏi phải bàn Cát phi nỡ cho nó đi sao, nếu có đi thì cũng sẽ bảo đi phò tá Hoàng tử khác, nếu thắng trận cũng được thơm lây, nếu thua trận Hoàng thượng sẽ trách móc ai đây? Đại a ca có vẻ nghe hợp tình nhưng nếu Đại a ca có mệnh hệ gì thì được tôn vinh ngàn đời sau, nếu thắng trận vẻ vang trở về thì việc Đại a ca làm Thái tử là chuyện không ngoài tầm tay. Hoàng thượng hiểu rõ con cái của mình nhất, người chọn ai cũng được, chỉ phải coi người đó sau này có thể tiếp nối giang sơn càng ngày hưng thịnh hay không”.
Hắn có thất thần bởi câu nói của sủng phi của mình, cử ai đi là hợp tình nhất đây: “Đích tử là người thích hợp kế thừa đại thống, Hoàng tự tài giỏi thì trẫm thấy vui chứ nhưng dù sao vẫn là thứ tử”
Trầm ngâm hồi lâu hắn liền nhìn Hân quý phi: “Nếu trẫm cử Triết Viễn đi thì sao?”. Bà bỗng chốc bối rối bởi câu hỏi của Hoàng thượng, ánh mắt không tự chủ được mà lảng tránh ánh nhìn của hắn. Ngẫm nghĩ một hồi bà mới có thể đáp lời: “Nếu đó là ý của Hoàng thượng… Thần thϊếp tin chắc Triết Viễn không từ chối”.
Hoàng đế nắm lấy tay nàng kéo về phí hắn, nhẹ nhàng vỗ về.
Thánh chỉ được ban xuống Triết thân vương - Triết Viễn được ban quyền dẫn binh đi đánh trận. Trận đánh này quan trọng, áp lực đè nặng lên vai hắn, Triết Viễn chuẩn bị bộ áo giáp chỉnh tề chờ ngày xuất trận. Đích phúc tấn của hắn Phúc Nạp Tử Yên tới thư phòng quỳ xuống, hắn thấy nàng quỳ liền lập tức bước đến định đỡ nàng đứng dậy, thì Tử Yên liền lớn giọng: “Xin chàng cho thần thϊếp trúc lớp thanh y cùng chàng xông pha chiến trường, an định biên cương Đại Ninh”. Nghe vậy Triết Viễn định can ngăn lại bị Tử Yên ngắt lời: “Thần thϊếp biết khi khoác lên thân ngọc chiếc chiến bào, nếu không may tử trận nơi xa trường… thần thϊếp cũng bằng lòng, thần thϊếp con nhà võ tướng không hề sợ những thứ này, nếu đã là ý trời thần thϊếp nguyện tuân theo”. Nàng dập đầu xuống đất, vết đỏ đã hiện trên trán biểu hiện cho sự quyết tâm của mình, hắn vì lo lắng cho sự an nguy của nàng liền tức giận: “Không được! Ta không cho nàng đi!”
“Thần thϊếp biết bản thân là nữ nhân nhưng thần thϊếp cũng không thua nam nhân như chàng, thần thϊếp biết võ… ngay lúc đại Ninh gặp nguy chỉ có thể ở tiềm đệ trông chờ tin chàng trở về thần thϊếp không làm được!”, Đích phúc tấn không kiềm được cảm xúc của mình mà lớn giọng đáp trả, đôi mắt của nàng cũng đã long lanh vì nước mắt đã động lại, nhưng nàng cố kiềm để nó không chảy xuống. Nhị a ca thấy nàng kiên quyết như thế liền lắc đầu: “Nếu nàng đi thì rất nguy hiểm, nàng hãy ở lại tiềm đệ chờ ta thắng trận trở về, nếu nàng cùng ta đi… Nếu nàng không may hy sinh… Kiếp duyên của chúng ta chưa tận mà hoá hư không như thế… Ta sẽ day dứt cả đời”.
Nàng biết hắn sợ mất nàng, biết hắn lo cho nàng nhưng Tử Yên thay vì nhỏ giọng thuận ý hắn, nàng chỉ nhẹ bảo: “Thần thϊếp biết bản thân phận hồng nhan nhưng thần thϊếp muốn cùng chàng trải qua hết mọi việc, dù có ra sao thần thϊếp cũng muốn cùng chàng vượt qua gian khó”.
Triết Viễn đau khổ lắc đầu, hắn nắm mắt lại cố gắng trấn tĩnh bản thân, Tử Yên tiến tới đặt tay lên má hắn: “Thần thϊếp sẽ cùng chàng, cùng đánh, cùng trở về”.
Tới ngày lên đường, Triết Viễn đã âm thầm xai người nhốt Đích phúc tấn lại, một mình ra đi. Hắn gương mặt buồn bã cưỡi ngựa dẫn binh rời đi, Trắc phúc tấn Na Mộc thị lẫn Trắc phúc tấn Cao thị đã rơi những giọt nước mắt thầm lặng tiễn vương gia lên đường. Họ biết trận này đi khó nói trước, chỉ có thể ngầm cầu xin bình an trở về.
Tử Yên biết bản thân mình bị giam lỏng liền tức giận dập cửa để tẩu thoát nhưng vẫn không được, cô liền lấy mặc lấy áo giáp vào, tay cầm thanh kiếm hùng hổ dùng kiếm phá cửa. Cửa phòng bị cô phá tan nát, thị vệ thấy cô đã thoát ra ngoài liền dùng kiếm ngăn cô lại.
“Đích phúc tấn xin dừng bước! Vương gia có lệnh không cho người rời phủ”.
“Tránh ra! Nếu không đừng có trách ta”
Đám thị vệ nhìn nhau rồi xông lên định khống chế cô, nhưng đã bị Tử Yên xử gọn.
Cô liền lập tức chạy ra cổng, định sẽ mua ngựa để đuổi theo phu quân thì đã thấy Tam a ca cùng cung nhân phi ngựa đến.
“Nhị tẩu, lên ngựa đi!”
Tử Yên liền leo lên ngựa cùng y đuổi theo đoàn dẫn binh.
Một lúc sau, hai người mới có thể đuổi kịp, Triết Lãnh liền la lớn: “Nhị a ca, đệ cùng nhị tẩu đến đây!”. Triết Viễn nghe được giọng quen thuộc liền ra hiệu dừng lại. Triết Lãnh cùng Tử Yên được nước phi thẳng lên trên. Tiếng ngựa hí vang vẳng cả bầu trời. Triết Viễn thấy tam đệ dẫn theo Tử Yên liền nổi đoá: “Đệ dẫn Tử Yên đến đây làm gì?”
- Thánh chỉ đến, Triết thân vương tiếp chỉ – Triết Lãnh giơ thánh chỉ lên – Phụng thiên thừa vận Hoàng đế chiếu viết, xét thấy Đích phúc tấn Triết thân vương Tử Yên có lòng đánh giặc trẫm vô cùng vui mừng, trẫm lập tức hạ lệnh cho Phúc Nạp Tử Yên và Tam a ca Triết Lãnh cùng Triết thân vương đánh trận. Triết thân vương hãy lãnh chỉ.
Thánh chỉ đã ban Triết Viễn không thể làm trái: “Tuân chỉ! Nếu Hoàng a mã đã hạ chỉ, ta không có gì để nói. Đi! Cùng nhau đi”.
Tử Yên lẫn Triết Lãnh nhìn nhau vui mừng.