Ngày đầu tiên xuyên qua, Tô Diệp liền mang trên mình tội danh là đào hôn.May nhờ có người hảo tâm nhặt hắn về nhà.
Người hảo tâm này vừa anh tuấn cao lớn, lại cẩn thận tỉ mỉ săn sóc, nhưng có chút nghèo.
Cũng may Tô Diệp là một người có khả năng, cải tạo lúa mạch, chăm sóc dưa hấu, trồng trọt rau cải trắng, thuần hóa sơn tra rừng (1).
Nhân tiện sáng tạo, mở rộng phát triển kỹ thuật canh tác và trồng trọt như ở hiện đại.
Vốn dĩ chỉ muốn trêu trọc nam tử, nuôi dưỡng trẻ con, dẫn dắt thôn làng có được cuộc sống tốt hơn.
Ai ngờ, không cẩn thận lại trở thành song nhi duy nhất trong lịch sử lấy được tước vị Hầu gia.
Bề ngoài nữ vương bên trong kiêu ngạo thụ VS Trung khuyển thê nô công.
Khác:
Tô Diệp nằm trên giường bệnh hai mươi lăm năm, không ngờ ngoài ý muốn chết đi xuyên qua một thời đại không có trong lịch sử, đã thế ngày đầu tiên xuyên qua còn mang trên lưng tội danh đào hôn, may mắn gặp được cứu bởi Ngu Phong – một người anh tuấn cao lớn, cẩn thận lại tỉ mỉ săn sóc.
Ở nơi này là thời đại thiếu thốn của cải vật chất, nhân vật chính dùng một số phát minh, sáng tạo giúp cải thiện cuộc sống của nhân dân trăm họ.
Đồng thời, thay đổi các loại lúa mạch, cải tạo giống khiến cho quả dưa hấu to gấp đôi, thuần hóa Mi hầu đào (2), trồng rau cải trắng , dần dần giúp mọi người cải thiện làm phong phú thực đơn.
Cách hành văn trôi chảy, phong cách tinh tế,tình huống chặt chẽ, nội dung ấm áp.
Giữa truyện không có tình huống đại gian đại ác, chỉ có cuộc sống bình thường của những người bình thường.
Tác giả có sử dụng và tham khảo tư liệu về những phong tục tập quán ban đầu của triều đại nhà Hán, miêu tả nhiều thức ăn ngon của Phương Bắc, thông qua đó để xây dựng tình huống cải thiện sinh hoạt, quá trình làm giàu của thôn dân thể hiện sự tin tưởng hỗ trợ lẫn nhau của nhân vật chính. Đánh giá đáng đọc.
(1) Sơn tra : hay còn gọi là quả chua chát, gan, pom rưng (danh pháp khoa học: Malus doumeri) là loài thực vật có hoa trong họ Hoa hồng. Loài này được Désiré Georges Jean Marie Bois mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1904 với danh pháp Pyrus doumeri và mẫu vật thu thập tại miền trung Việt Nam, sau đó vào năm 1920 được Auguste Jean Baptiste Chevalier chuyển sang chi Malus.
(2) Mi hầu đào danh pháp khoa học là Actinidia pilosula (Hán tự là 贡山猕猴桃 có nghĩa là cây Đào mà các loài khỉ lớn rất thích ăn trên vùng núi Cống Sơn – phía tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Loài thực vật vày được các nhà khoa học phát hiện và mô tả lần đầu tiên vào năm 2004. Nó là một loài thực vật thuộc họ Actinidiaceae (họ Đằng lê, Dương đào) và là loài đặc hữu của Trung Quốc.