- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- cả tẫn đào ca
- Hát Tiễn Hoa Đào, Chờ Người Quay Lại
- Chương 2
Hát Tiễn Hoa Đào, Chờ Người Quay Lại
Chương 2
Xuyên không, đã bắt đầu từ thuở ấu thơ, giờ hồi tưởng lại những tháng năm nhiệt huyết.
Khi tỉnh lại từ cơn hôn mê do mất trọng lượng, tôi cảm thấy mình đang bay lượn giữa không trung, không có thực thể xác định. Nhận thức này khiến tôi sợ đến hồn bay phách lạc. Thế là tôi đã chết rồi sao?
Bốn phía đều là một vùng hỗn độn, có một sức mạnh nào đó dẫn dắt tôi bay về một hướng. Trong lúc mơ màng, tôi cảm thấy mình như biến thành thiên sứ, bay xuyên qua những tầng mây. Tôi ngoảnh mặt nhìn bốn phía, chỉ có mỗi mình tôi. Trương Tử Việt liệu có hề hấn gì không, tôi không sao biết được.
“Tạ Hoài Mân?” Có tiếng ai đó gọi tôi.
Giọng nói giống hệt thầy dạy quân sự của chúng tôi, tôi lập tức phản xạ có điều kiện: “Có!"
Nhìn quanh chỉ thấy bốn bề mây mù dày đặc, đâu có bóng người nào?
Giọng nói đó lại vang lên, âm điệu thánh thót ngân nga: “Tạ Hoài Mân, lá số của cô, ta ghi chép có chỗ nhầm, số mệnh của cô vốn chưa đến lúc tận, bây giờ cho cô một cơ hội hối sinh, cô có bằng lòng không?”
Đầu óc tôi mụ mị lùng bùng, hỏi: “Thế Trương Tử Việt sao rồi? Hình hài cơ thể tôi đã tan biến chưa?”
Giọng nói đó đáp: “Kiếp trước Trương Tử Việt là bậc thánh tăng, kiếp này số mệnh lẫn phúc đức đều rất tốt, cô không cần lo lắng cho anh ta. Còn về hình hài cơ thể cô cũng không quá bị tổn hại, nhưng tạm thời cô không thể quay về được.”
Lúc nghe thấy người đó nói Trương Tử Việt kiếp trước là hòa thượng tôi còn muốn cười, nhưng đến khi biết mình không thể trở về, tôi liền chực khóc.
“Thế đâu có được, quay về muộn sẽ bị hỏa táng! Nếu trèo ra từ quan tài thì... hình như không được đẹp đẽ lắm.”
Giọng nói kia bắt đầu mất kiên nhẫn: “Tôi bảo này Tạ tiểu thư, cô đừng kén cá chọn canh nữa. Thân thể cô, chúng tôi sẽ tạm thời trông coi giúp, đợi đến khi thiên thời địa lợi nhân hòa sẽ đưa cô quay về, trước mắt cô tìm đại một cái vỏ ngoài nhập vào tạm đi. Thật không thể hiểu nổi tại sao người phàm các cô lại quan tâm đến cái vỏ bọc bên ngoài như thế, tôi tám ngàn năm nay chưa từng có một hình hài cụ thể mà vẫn sống đây. Nếu không phải vì trong số mười hai kiếp trước của cô có đến tám kiếp làm ni cô, chuyên tâm niệm Phật, chúng tôi hôm nay cũng đã chẳng nhọc công đi tìm thân thể cho cô tạm trú làm gì.”
Tám kiếp làm ni cô?! Từ xưa tới nay tôi đâu biết mình có duyên với Phật Tổ như vậy.
Giọng nói kia thúc giục tôi. “Nói nhanh, rốt cuộc cô có đồng ý hay không?”
Tôi giống như một cô dâu bị ép cưới đang đứng trước thánh đường, cắn môi cắn răng nói từng chữ trong huyết lệ: “Tôi đồng ý.”
Người đó thở phào như thể trút được gánh nặng, tiếp tục lẩm bẩm: “Cơ thể mới của cô là con gái thứ tư nhà Tạ thái phó ở Đông Tề, tên là Tạ Chiêu Hoa…”
Giọng nói đó từ từ tan biến, mây mù xung quanh dường như cũng dần tan đi, tôi nhìn qua những tầng mây xuống phía dưới, không biết đình viện nhà ai mà ngăn nắp sạch sẽ, một hòn non bộ, một hồ nước nhỏ, vài đứa trẻ con có vẻ đang chơi trò đóng kịch, kỳ lạ ở chỗ bọn chúng đều búi hai chỏm tóc, quần áo rườm rà. Cách ăn mặc này rõ ràng chỉ ở thời cổ xưa mới có.
Tôi tò mò hạ xuống thấp theo luồng khí kia. Giờ mới nhìn rõ ba đứa trẻ đang lượm đá ném vào người một đứa bé gái lớn hơn chúng một chút. Mặt mũi bé gái lem luốc, đầu tóc rối bù, dáng vẻ sợ sệt, nhìn lên bằng ánh mắt đờ đẫn, mồm miệng chảy thưỡn, chỉ biết kêu a a, rõ ràng là có vấn đề về trí tuệ.
Bé gái bị ném đá không biết trốn vào đâu, trong lúc hốt hoảng bèn trèo lên hòn non bộ. Ba đứa trẻ kia vẫn không chịu buông tha, vừa mắng chửi “đồ ngốc”, “đần độn” vừa lượm sỏi đá ném bé gái.
Tôi nổi xung mắng mấy đứa trẻ kia: “Lũ nhóc kia dừng lại ngay cho tao! Con cái nhà ai mà hư đốn vậy? Mẹ chúng mày không dạy là không được bắt nạt kẻ yếu sao?”
Nhưng ba đứa trẻ không hề cảm nhận được sự tồn tại của tôi. Đứa cầm đầu là con bé mặc áo đỏ ra lệnh cho thằng bé cao lớn hơn trèo lên hòn non bộ để kéo bé gái kia xuống. Bé gái sợ quá kêu lên, chân đứng không vững, người loạng choạng rồi ngã từ hòn non bộ xuống nước kêu “tõm” một tiếng.
Bé gái đương nhiên không biết bơi, giãy giụa trong nước một hồi rồi dần dần chìm xuống, không thấy bóng dáng đâu nữa. Mấy đứa trẻ con ở bên bờ hoảng hốt, ba khuôn mặt nhỏ trắng bệch, nhìn nhau sợ hãi, lúc này mới hiểu mình đã gây ra họa lớn.
Tôi đang định tiến đến để nhìn cho rõ hơn, bỗng nhiên có một luồng sức mạnh túm lấy tôi, hút tôi về phía hồ nước. Tôi sợ quá kêu lên thất thanh, sau đó trước mắt tối sầm lại, cảm giác cơ thể bị vặn thành mấy khúc.
Đúng lúc cảm thấy sắp bị luồng sức mạnh kia vặn thành cái quẩy đường vùng Thiên Tân thì cảm giác từ thực thể bỗng nhiên được hồi phục. Sự buốt lạnh bao phủ lấy tôi, nước lạnh ào ào xộc thẳng vào mũi, miệng tôi, nhưng với một người lớn lên cạnh sông ngòi từ bé như tôi thì chỉ cần khua tay khua chân theo bản năng là có thể ngoi lên được để bơi.
Cuối cùng tôi cũng ngoi lên được mặt nước, há miệng rõ to, cố sức hít không khí vào phổi. Tôi bị chìm dưới nước một hồi như thế, không biết có bao nhiêu rác rưởi cùng phân cá và nước bẩn đã trôi vào bụng, chỉ nghĩ đến thôi đã thấy kinh tởm.
Hít thở được bình thường trở lại, tôi lại bắt đầu cảm thấy đau rã rời.
Cả người không có chỗ nào là không đau, nhất là phía sau gáy, không biết bị va vào đâu nữa, trong tai thì cứ kêu lên ong ong. Sống lại hóa ra đau đớn đến vậy, thảo nào bọn trẻ con lúc ra đời đứa nào cũng ngoạc mồm kêu khóc.
Tôi bò lên bờ bằng cả tứ chi, nằm trên mặt đất, há miệng thở phì phò, trông thảm hại y như một con chó rơi xuống nước. Con bé áo đỏ nhìn thấy tôi leo được lên bờ thì thở phào, nói với thằng bé đứng bên: “Nhìn xem, chưa chết! Mẹ tao bảo rồi, càng khố rách áo ôm càng sống dai. Nó còn lâu mói chết dễ dàng như vậy.”
Con cái chết dẫm nhà ai mà lại tuôn ra những lời độc địa như vậy?
Tôi ngồi dậy, trừng mắt nhìn con bé. Con bé chừng tám, chín tuổi, đã biết học đòi người lớn sai bảo người khác. Tôi như thể nhớ ra từ vùng ký ức nào đó, nó là cháu của chủ nhân cơ thể này.
“Không chết là được rồi. Đại Mã, Tiểu Mã đâu, chúng ta đi thôi. Hôm nay chơi mất cả vui.
Trong đầu tôi chợt hiện lên hai chữ: Quách Phù.
Tiểu thư “Quách Phù” nghênh nghênh cái mặt cao quý, dẫn hai đồ đệ đầu đất quay người bước đi.
“Đứng lại!” Tôi ra lệnh. Cái cơ thể này, cái hình hài bị linh hồn tôi tá túc này có giọng nói vẫn còn non nớt quá.
Tiểu thư “Quách Phù” quay người lại. “Mày nói gì vậy?”
Tôi cười nhạt, nói: “Tao bảo bọn mày đứng lại. Sao thế? Làm cho tao bị thế này rồi phủi đít định chuồn hả?”
Nói chưa dứt lời, ba đứa trẻ đã sợ hãi run rẩy. Con bé mặc áo đỏ chỉ vào mặt tôi, nói: “Mày… mày… mày nói năng lưu loát được rồi à?”
Tôi được đà lấn tới, cố tình dọa bọn chúng, kêu òa lên một tiếng rồi xòe năm ngón tay, giả làm Mai Siêu Phong. “Tao không những nói năng lưu loát mà còn là yêu quái Hắc Sơn, xuống núi tìm trẻ con để ăn thịt, hòng tu luyện Ma Thiên đại pháp đây.”
Đây kỳ thực là một trò dọa nạt bình thường nhất, ít ra là không thể dọa nổi em bé nhà chị họ tôi ngoan ngoãn đi ngủ, nhưng ba đứa trẻ kia sợ đến mức kêu lên thất thanh, phá bỏ hàng ngũ, vứt hết binh khí, co giò tháo chạy.
* Mai Siêu Phong hay Mai Nhược Hoa là một nhân vật không có thật trog Xạ điêu tam bộ khúc của nhà văn Kim Dung, nổi tiếng bởi công phu “Cửu âm bạch cốt trảo” luyện từ Cửu âm chân kinh.
Lũ trẻ chạy biến hết, một mình tôi đứng trong sân vườn, nhìn đông ngó tây.
Tình huống vừa rồi rõ là không phải nằm mơ, tôi thực sự đã nhập vào một cơ thể khác, cơ thể của một bé gái rất đỗi đáng thương.
Quốc gia có tên gọi là Đông Tề này, qua cách ăn mặc của mấy đứa trẻ con thì rõ ràng không phải là thời kỳ Chiến Quốc mà tôi biết. Tôi hoang mang mất phương hướng, sức lực để dọa bọn trẻ con khi nãy tan thành mây khói. Tôi ngồi xuống, ôm lấy đầu, dù rằng đã có hình hài mới nhưng tôi không biết tiếp theo sẽ phải sống thế nào đây?
Ở đây hiện đang là mùa thu, mỗi khi gió thổi, tôi lại run cầm cập vì lạnh. Tôi vừa hắt xì một cái thì nghe tiếng bước chân của khá đông người phía ngoài viện, giọng nói của con bé áo đỏ cất lên lanh lảnh: “Bà ơi, Quyên Nhi nói thật đấy, Đại Mã, Tiểu Mã cũng có thể làm chứng, tiểu cô cô chắc chắn là bị yêu quái nhập vào rồi.”
Giọng nói của một phụ nữ trung niên nhẹ nhàng cất lên: “Đấy là tiểu cô cô trêu các cháu thôi.”
“Không phải, không phải đâu! Trước đây tiểu cô cô nói năng không rõ lời mà!”
Giọng một người con gái trẻ chêm vao: “Mẹ ơi, con bé này nói có lý đấy, tứ muội thường ngày có nói được câu nào gẫy gọn đâu, lần này lại nói năng lưu loát để dọa bọn trẻ, con thấy rất kỳ lạ. Chúng ta vẫn nên mời đạo sĩ đến xem sao.”
“Đạo sĩ cái gì?” Vị phu nhân đó nói bằng giọng không vui. “Lão gia ghét nhất mấy người tam giáo cửu lưu, thấy đồng thầy cốt đó, họ vừa đến là khiến cho nhà cửa dày đặc khói đen chướng khí.”
Họ vừa nói vừa tiến vào trong sân vườn. Đi đầu là một phụ nữ chừng hơn bốn mươi tuổi, ăn vận sang trọng, dáng vóc chỉn chu, cho dù từng ấy tuổi nhưng vẫn đoan trang, diễm lệ như đóa mẫu đơn dưới ánh mặt trời, có thể hình dung ra được khi còn xuân sắc, bà đã khiến bao nhiêu người lay động. Đứng bên cạnh bà là một cô gái gầy gò mặc áo xanh, khoảng chừng hơn hai mươi tuổi, dung mạo thanh tú, cằm nhọn, con bé áo đỏ láo toét kia nép vào người cô ta, hai mẹ con họ nhìn tôi bằng ánh mắt căm hờn. Ngoài ra còn có một thiếu nữ thanh tú tầm mười sáu, mười bảy tuổi, trông e dè nhút nhát đứng đằng sau phu nhân.
Tạ phu nhân vừa nhìn thấy tôi đã cất tiếng gọi: “Hoa Nhi, sao con ướt hết cả thế kia, nghịch gì mà lại thế? Vân Hương đâu rồi, tại sao không trông chừng tứ tiểu thư cẩn thận?”
Một cô gái bé nhỏ, gầy gò vội vàng chạy tới. “Phu… phu nhân bớt giận. Là nô… nô tỳ không trông coi tiểu… tiểu thư chu đáo. Nô tỷ sẽ đưa tiểu thư xuống… xuống thay quần áo.”
Tạ phu nhân rất quan tâm đến tôi, bước lại gần xem xét. “Tay bị xước hết cả da rồi, làm sao lại thế này? Mặt mũi trông như đứa ăn mày vậy.”
Quyên Nhi và Đại Mã, Tiểu Mã đứng phía sau cười hi hí.
Lần này trong lòng tôi đã quyết định, tôi không ngớ ngẩn nữa, cũng không có năng khiếu diễn kịch nên quyết định không cần giả vờ. Nói ra rõ ràng, có đầu đuôi ngọn ngành dù sao vẫn tốt hơn là mò mẫm ù cạc.
Rồi tôi khẽ hắng giọng, cố nói với ngữ điệu ôn hòa nhất: “Nữ nhi khiến mẫu thân phải bận lòng rồi.”
Tạ phu nhân như bị ai điểm huyệt, trân trối nhìn tôi, tay chân rụng rời run rẩy như bị điện giật. Mấy nha hoàn và bà vυ" đứng phía sau phu nhân như bị hóa đá, chỉ có Quyên nhi gào to: “Thấy chưa! Cháu đã bảo là tiểu cô cô bị yêu quái nhập mà.”
Tạ phu nhân là người từng trải sự đời, hoàn hồn lại sớm nhất, mắng cháu gái một câu: “Đừng nói càn!” Sau đó nhìn tôi đầy vẻ nghi hoặc.
Tôi tức tốc soạn một kịch bản trong đầu rồi nói: “Ban nãy con rơi từ hòn non bộ xuống nước, không biết va phải vật gì, tâm linh ý thức bỗng nhiên trở nên sáng rõ, như thể trút bỏ được cái băng che mắt vậy. Có điều những chuyện xảy ra bao nhiêu năm trước đều trở nên mờ mịt như khói mây, không rõ ràng nữa. Mẫu thân, con bị làm sao vậy?”
Câu này nghe ra còn giả dối hơn cả sổ xố Tây An nhưng Tạ phu nhân hiển nhiên là tin lời tôi ngay, hai mắt tuôn trào dòng ngọc lệ. Mỹ nữ thời xưa đều yếu đuối mong manh kỵ gió, nên mấy bà vυ" vội vàng chạy lại đỡ cho phu nhân khóc.
“Đúng là ông trời có mắt, nhà họ Tạ chúng ta mong đợi hơn mười năm nay, cuối cùng con đã khỏi bệnh rồi. Lúc con còn nhỏ, có một lão đạo vân du đến đây, nói rằng khi con mười sáu tuổi sẽ hồi phục được thần trí, chúng ta đều không tin, không ngờ ngày hôm nay, lời nói đó đã thành sự thật. Đúng là trời Phật phù hồ cho nhà họ Tạ chúng ta rồi! Sau này ra xuống suối vàng, gặp mẹ con thì cũng có thể ăn nói được với bà rồi.”
A ha? Hóa ra Tạ phu nhân này không phải là mẹ đẻ của tôi sao?
Tạ phu nhân khóc, mọi người đều khóc phụ họa, đến cả đại tẩu của tôi cũng không đừng được đưa tay áo lên lau nước mắt. Tạ phu nhân vừa lau lệ mừng vừa sai bảo lũ quản gia mau chóng đi báo tin vui với lão gia và hai vị thiếu gia.
Bà quay sang nhìn dáng vẻ ngơ ngác của tôi, hiền từ nói: “Hoa Nhi, con sợ có nhiều chuyện con không nhớ ra phải không? Đừng lo, rồi ta kể lại cho con từng chuyện một.”
Bà cứ một Hoa Nhi hai Hoa Nhi mà gọi tôi, tuy giọng nói âu yếm, dịu dàng nhưng lại khiến tôi liên tưởng đến con cho quê tên là Hoa Hoa của nhà cậu tôi, nhớ đến việc tôi từng bế nó mà băn khoăn, trăn trở đi qua hàng lẩu thịt chó. Ngày hôm nay thịt da tôi bị trọng thương, linh hồn xuyên không về cõi khác, Hoa Hoa chắc là đang thở phào nhẹ nhõm.
Ý nghĩ của tôi đang bay lượn mông lung thì tôi bị nha hoàn tên là Vân Hương đó đưa đi tắm rửa, thay quần áo.
Trạch viện nhà họ Tạ rất lớn, tôi đi theo Vân Hương hết rẽ trái lại quẹo phải, đi qua cơ man là đình đài cảnh đẹp, mãi mới đến một sân vườn khuất nẻo, bên trên treo biển ghi ba chữ “Dưỡng Tâm các”.
Tôi cười, khuê lầu của tiểu thư, tên không phải là hoa cỏ thơ mộng gì mà lại là “dưỡng tâm”, rõ ràng là nhà họ Tạ rất đau đầu vì cô tiểu thư ngốc này.
Vân Hương dường như chưa quen được việc tôi đã trở nên bình thường, ánh mắt nhìn tôi vừa sợ hãi vừa hoài nghi. Tôi mỉm cười với cô, cô liền run rẩy, sợ hãi như thể tôi sắp ăn thịt người vậy.
Tôi nói: “Vân Hương, cô không tin lời Quyên Nhi nói, nghĩ tôi là yêu quái đấy chứ?”
Cô ấy lắc đầu quầy quậy: “Tiểu… Tiểu thư không phải là yêu quái.”
Tôi hỏi tiếp: “Trước đây các cô hầu hạ tôi rất khổ cực lắm phải không?”
Cô một mực lắc đầu: “Không… Không khổ cực, chỉ lo cho ăn no, cho mặc ấm, không chạy lung tung là được.” Có vẻ cô gái này cứ căng thẳng là nói lắp.
Tôi cười dịu dàng: “Cô đừng sợ sệt thế, tôi không làm khó cô đâu. Khi nào tôi khỏi hẳn, các cô cũng sẽ không bị người ta khinh rẻ nữa.”
Mắt Vân Hương bỗng hoe đỏ, cử chi đỡ căng thẳng hơn hẳn, rồi hỏi: “Tại sao tiểu thư biết chúng tôi bị người ta ức hϊếp?”
Lại còn phải hỏi sao? Tôi là tiểu thư sờ sờ ra đấy mà còn bị lũ trẻ ranh đuổi đánh khắp sân quanh vườn, huống hồ là kẻ hầu người hạ bọn họ.
Tôi tắm gội xong, mấy vết thương nhỏ trên người dính nước nên hơi đau. Vân Hương mang thuốc đến bôi cho tôi. Động tác của cô ấy rất thành thạo, chứng tỏ việc tôi bị thương cũng thường xuyên như cơm bữa vậy, nhìn kỹ thì thấy trên người có rất nhiều vết sẹo cũ. Tôi nghĩ bụng, cái cô Tạ Chiêu Hoa này cũng đáng thương ghê, dù tôi chỉ mượn tạm cơ thể cô nhưng cũng nên chăm sóc, giữ gìn cẩn thận.
Bôi thuốc cho tôi xong, Vân Hương lấy một bộ áo váy màu xanh nhạt để tôi thay. Lúc này tôi mới hiểu tường tận ngọn ngành tại sao bọn tiểu thư con nhà giàu thời xưa lại cần phải có người hầu. Chưa nói đến các chuyện khác, chỉ riêng bộ quần áo này, bên trong ba lớp bên ngoài ba lớp, buộc chặt đầu này thì tuột mất đầu kia, không có một, hai người trợ giúp thì vùng vẫy quẫy đạp thế nào cũng không mặc nổi.
Vất vả mãi mới mặc xong quần áo, mồ hôi lại ướt đẫm người, giờ mới ngồi xuống để chải chuốt, trang điểm.
Trong chiếc gương đồng là một gương mặt thiếu nữ non tơ. Chừng bao nhiêu tuổi, mười lăm hay là mười sáu đây? Cô tiểu thư này rất gầy, mắt to mày rậm, sống mũi thẳng tắp, môi mỏng, một vẻ đẹp thuần khiết tự nhiên, chỉ có điều tuổi vẫn còn nhỏ nên gương mặt vẫn còn non nớt và ngơ ngác. Sắc mặt cô nhuận hồng, có thể thấy nhà họ Tạ không đến nỗi ngược đãi cô thái quá.
Vì chưa phải là thiếu nữ trưởng thành nên Vân Hương quấn cho tôi hai búi tóc. Tôi cũng không tiện phát biểu ý kiến phản đối, chỉ thấy mình đầy vẻ hồn hậu, mộc mạc quê mùa như các bé gái trong tranh tết.
Vân Hương nhìn ra thái độ thất vọng của tôi, bèn giải thích: “Tuy rằng tiểu thư đã tròn mười sáu tuổi nhưng vì trước đây chưa khỏi bệnh nên chưa tổ chức lễ trưởng thành.”
“Thế cô bao nhiêu tuổi?” Tôi hỏi Vân Hương.
“Nô tỳ nhiều hơn tiểu thư chừng nửa tuổi.” Gương mặt Vân Hương cũng còn non nớt.
Tạ phu nhân nhìn thấy tôi đã ăn mặc, trang điểm gọn gàng bước đến, vô cùng vui mừng, kéo tay tôi lại, bảo: “Tiểu Hoa đúng như thể thay da đổi thịt, biến thành người khác vậy.”
Đại tẩu đứng bên phụ họa: “Đúng thế ạ, con bây giờ mới để ý thấy Tiểu Hoa xinh xắn như vậy.”
Thiếu nữ ngại ngùng đứng cạnh chị ta tên là Bạch Nhạn Nhi, là cháu gái bên họ ngoại của Tạ phu nhân, từ nhỏ đã được đính ước với nhị công tử nhà họ Tạ. Mẹ cô mới qua đời, hiện cô trú túc ở phủ họ Tạ, đợi mãn tang sẽ thành thân với Tạ công tử.
Tiểu cô nương thẹn thùng, rụt rè, nhút nhát như một con ốc sên, chỉ cần gió thổi cỏ lay là lập tức thu mình vào trong vỏ.
Tạ phu nhân kéo tôi ngồi xuống bên cạnh, bắt đầu kể về từng nhân vật trong gia đình.
Bây giờ tôi từ Tạ Hoài Mân trở thành Tạ Chiêu Hoa, từ một sinh viên năm ba của Học viện Y học dân tộc trở thành thiên kim tiểu thư mười sáu tuổi e ấp trong khuê phòng.
Tạ phu nhân xuất thân từ con nhà danh giá, phụ thân là Đông Hoàn vương, dì là Đức Huệ quận chúa, còn một chị gái hồng nhan bạc mệnh là quý phi của đương kim hoàng đế.
Mẹ đẻ của Tạ Chiêu Hoa là chị em họ xa của Tạ phu nhân, gia đạo bậc trung, được lấy về làm lẽ. Hai phu nhân tình cảm khăng khít, chung sống hòa thuận. Sau khi hạ sinh Tạ Chiêu Hoa không lâu thì nhị phu nhân lìa trần. Đến khi Tạ Chiêu Hoa được hai tuổi, mọi người dần phát hiện ra đầu óc cô bé có vấn đề, ngốc nghếch bẩm sinh. Vì không có thuốc nào chữa được nên chỉ còn cách trông nom săn sóc, nuôi dưỡng cô đến già.
Không ngờ rằng, Tạ Chiêu Hoa lại tự khỏi.
Trong lúc trò chuyện, bỗng có một làn hương thơm lạ lùng bay tới, vừa như mùi lan lại giống cả hương nhài, tôi ngạc nhiên ngẩng đầu lên.
Tạ phu nhân cười, bảo: “Là Kha Nhi tới đó. Kha Nhi, mau đến đây xem em gái con này/”
Một thiếu nữ mặc áo lụa mỏng màu tím khoan thai bước vào phòng khách, căn phòng dường như có một luồng ánh sáng lóe lên.
Một thiếu nữ mặc áo lụa mỏng màu tím khoan thai bước vào phòng khách, căn phòng dường như có một luồng ánh sáng lóe lên.
Vừa nhìn thấy dung mạo của nàng, trong đầu tôi bật ra ngay một câu thơ: “Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy, dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông!” Tôi làm văn rất kém, không biết nên diễn tả ra sao nhưng trực giác mách bảo tôi rằng, cô gái này quả là đẹp như tiên vậy, dùng bao nhiêu tính từ cũng không đủ để lột tả vẻ đẹp của nàng.
Tạ phu nhân nói: “Tỷ muội các con ít gặp nhau, nếu con không nhớ được rõ ràng thì đây là tam tỷ Chiêu Kha của con.”
Đôi mắt trong veo như nước suối nguồn của tiểu thư Tạ Chiêu Kha nhìn tôi, bên trong có những đốm sáng lấp lánh như những vì sao, giọng nói của nàng cũng cục kỳ thánh thót như tiếng chim họa mi.
“Tiểu Hoa, muội khỏi thật rồi, thật là tốt quá.”
Một câu nói đơn giản nhưng khi kết hợp với biểu cảm mê hoặc của nàng, trong lòng tôi có một cảm giác kích động muốn nhân tiện đã xuyên không thì bay thẳng lên chín tầng mây luôn thể. Thảo nào các đạo diễn chỉ thích tìm trai xinh gái đẹp để vào vai, không thể không thừa nhận, có lúc cái vỏ bọc đẹp lợi gấp mấy lần thiên ngôn vạn ngữ.
Đại tẩu ở bên cạnh như thể đóng vai người thuyết minh, giải thích: “Từ giờ Chiêu Kha nhà ta không sợ buồn nữa nhỉ? Cuối cùng cũng có người để cùng nhau tâm sự rồi.”
Tạ Chiêu Kha cong môi, không quan tâm đến lời chị dâu. Cô gái này có một vẻ kiêu kỳ thoát tục kiểu Tiểu Long Nữ, nhưng cũng đúng thôi, xinh đẹp như thế thì có quyền tự hào chứ.
Tạ phu nhân lại đưa tôi đi thăm hỏi phụ thân.
Tạ thái phó khoảng chừng năm mươi tuổi, tóc mai bạc trắng băng sương, tướng mạo sáng sủa thanh bần, hai mắt tinh tường, là hình ảnh học giả đức cao vọng trọng truyền thống. Con gái ngơ ngẩn mười mấy năm bây giờ khỏi bệnh, nhưng dường như ông cũng chẳng vui mừng lắm, chỉ dặn dò tôi mấy câu kẻ cả rằng phải biết tu dưỡng tốt, hiếu thuận với mẫu thân.
Bên trên tôi còn có hai người anh trai. Anh trai cả là Tạ Chiêu Du, một nhân tài chính hiệu, nghe nói từ khi còn nhỏ tuổi đã là bậc thầy về thư pháp. Anh rất thân thiện với tôi, xoa đầu tôi, nói: “Tiểu Hoa khỏe mạnh rồi, từ nay nhà chúng được tốt đẹp trọn vẹn rồi.”
Anh thứ của tôi là Tạ Chiêu Anh, lần này tôi không được gặp. Nghe nói anh chàng đẹp trai này là một kẻ biết đủ trốn ăn chơi, ngàn vàng mua một nụ cười mỹ nhân, thường xuyên khiến Tạ thái phó tức giận đến suýt tai biến đứt mạch máu não. Sau đó khó khăn lắm mới đính hôn, nhưng đại tẩu tương lai nhút nhát, ngượng ngùng của tôi cũng không can thiệp nổi tính cách phong lưu của anh, anh vẫn phá phách làm loạn khắp nơi như xưa, nhơn nhơn ra vào những chốn chơi bời, còn suốt ngày ra ngoài tụ tập bạn bè, hễ đi là đi một mạch nửa năm trời.
Những chuyện này đều là sau này tôi nghe ngóng từ mấy người hầu chứ Tạ phu nhân đương nhiên không bao giờ nói với một khuê nữ là tôi, chỉ đơn giản bảo rằng nhị ca đang có công chuyện bên ngoài.
Nhà họ Tạ có bốn người con, ngoài Tạ Chiêu Hoa là tôi hiện này ra, còn lại đều do Tạ phu nhân sinh , ai cũng thừa hưởng được dung mạo đẹp đẽ của bà. Tôi nhìn ý tứ của nhà họ Tạ thì tương lai sẽ gả Tạ Chiêu Kha vào cung.
Bọn nha hoàn cũng nhỏ to bàn luận về chuyện này. Vân Hương nói với tôi: “Từ khi thái tử qua đời, sức khỏe Hoàng thượng không được tốt, nghe nói năm nay bệnh tình càng thêm nặng. Lão gia và phu nhân vốn định đưa tam tiểu thư vào cung, sau nghĩ lại cứ từ từ, gả cho hoàng tử nào phù hợp cũng được.”
Rõ tội nghiệp, sinh ra mà xinh xắn là bị biến thành một món hàng ngay. Bị phụ thân, huynh trưởng hiến vào cung, đổi lại là danh dự, tiền tài, quyền lợi.
Tôi hỏi: “Thế còn ta thì sao?”
Vân Hương rất khó xử: “Bệnh ngớ ngẩn của tiểu thư từ nhiều năm trước đã lan truyền khắp đường trên ngõ dưới, rất nhiều người đều… cho nên không ai tới cửa…”
Tôi nghe vậy lại rất vui sướиɠ. Người ta sợ cưới phải một con ngốc, nhưng tôi có muốn lấy họ đâu. Tôi nhổm dậy khỏi giường, quấn chăn nói với Vân Hương: “Cô có muốn sau này đi khắp mọi nơi, ngắm nhìn thế gian này không?”
Vân Hương rất hoang mang: “Tiểu thư, nữ nhi chúng ta nên ở trong nhà, không được tùy tiện ra ngoài.”
Tôi thấy rất khó giải thích: “Cô chỉ cần trả lời là có muốn không? Đi xem núi non sông nước người ta thường nói trong sách vở, thăm thú những nơi các anh hùng đã từng chiến đấu. Tiếp thu kiến thức về chủ nghĩa yêu nước, làm phong phú văn hóa tri thức, có lợi cho việc giáo dục thế hệ mai sau trở nên ưu tú, xuất sắc.”
Vân Hương nghe ù tai không biết hiểu được bao nhiêu, nghĩ ngợi hồi lâu rồi lí nhí đáp: “Có muốn.”
Tôi hân hoan nói: “Ta thề, sau này ta được tự do, nhất định sẽ đặt chân lên khắp chốn non xanh nước biếc. Cô có sẵn sàng đi cùng ta không?”
Vân Hương vội vàng gật đầu: “Tiểu thư đi đâu, nô tỳ xin theo đó.”
Tôi rất vui vẻ, sảng khoái, lại ngã lăn ra giường. Dù sao vị đại tiên đó đã nói, tôi tạm thời không thể quay lại với hình hài cơ thể vốn có, thế thì chi bằng cứ vui sống quãng thời gian này, coi như đây là một kỳ nghỉ dưỡng.
Đêm đầu tiên xuyên không về nhà họ Tạ đất Đông Tề, tôi đã ngủ cực kỳ ngon giấc. Trong mơ, Trương Tử Việt cầm một bó hoa hồng lớn, tha thiết chân thành nói với tôi: “Mân Mân, hãy lấy anh nhé!”
Tôi hét lớn: “Em bằng lòng, em bằng lòng”, rồi phấn khích chạy bổ lại ôm lấy anh.
Người hiện đại quay về thời cổ đại, thật ra không hề có cuộc sống lãng mạn nào đang đón chào họ cả.
Đầu tiên, trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều chuyện bất tiện, ví dụ như không có điện, không có toilet tự hoại, không có internet, nhất là thứ cuối cùng này, đối với một sinh viên mà nói thì chẳng khác nào muốn gϊếŧ người ta.
Nhưng so với việc gϊếŧ người thì có một việc khiến người ta càng đau đớn hơn, đó là sống mà phải chịu đựng sự giày vò, ví dụ như, bị cầm tù.
Cuộc sống nơi khuê phòng thời cổ đại đối với một cô gái hiện đại mà nói thì tương đương với ngồi tù. Sáng sớm tinh mơ đã phải dậy, rửa mặt chải đầu, điểm trang xong, đến vấn an song thân phụ mẫu, ăn sáng xong lại quay về phòng riêng, không đọc sách thì đàn vài khúc, thêu đôi uyên ương… Tóm lại nếu không có những yếu tố bất khả kháng như hỏa hoạn, gió bão hay động đấy thì không được bước chân ra khỏi cổng dù chỉ một bước.
Mấy ngày đầu, Tạ phu nhân và mọi người còn sốt sắng chuyện của tôi, hay lại thăm nom, chuyện trò với tôi. Tôi cũng nhân thể tìm hiểu về thế giới này. Lâu dần, đám đàn bà cũng hết hào hứng, Tạ phu nhân quay về từ đường nhỏ tiếp tục chép kinh Phật, đại tẩu cũng đi làm việc riêng của mình.
Tôi buồn chán vô hạn, trong căn phòng nhỏ chẳng có gì để tiêu khiển, bèn nghe theo lời mách của Vân Hương, đi tìm tam tỷ Chiêu Kha.
Tạ Chiêu Kha ở Trích Nguyệt các, rất giàu tính biểu tượng. Nàng giống như vầng trăng sáng trên trời, không biết sau này ai sẽ là người với được.
Trích Nguyệt các rộng hơn Dưỡng Tâm các của tôi một chút, trông cũng bề thế hơn. Tôi còn chưa bước vào đã nghe thấy tiếng đàn sáo thánh thót bên tai. Hóa ra nhà họ Tạ mời thầy đến dạy riêng cho Tạ Chiêu Kha nhạc lý và ca vũ.
Nha hoàn của Tạ Chiêu Kha là Bảo Bình, nhìn thấy tôi đến liền nhẹ nhàng tiến lại, nói: “Tứ tiểu thư, tam tiểu thư còn phải luyện đàn một lát nữa mới được nghỉ.”
Tôi hỏi: “Ngày nào tỷ tỷ cũng phải học sao?”
Bảo Bình đáp: “Tam tiểu thư không rảnh rỗi chút nào, phải học thi từ ca phú kinh sử, phải biết cầm kỳ thư họa, nữ công gia chánh cũng không được lơ là.”
Tôi đã nhầm to, lâu nay tôi cứ tưởng phụ nữ hiện đại đi làm mới là vất vả nhất, không chỉ phải biết kiếm tiền, nấu ăn, đánh lại bọn côn đồ trộm cướp, đến bóng đèn hỏng cũng phải tự thay… mà không hề biết rằng tài nữ thời cổ đại cũng phải mang nhiều nhiệm vụ không hề dễ dàng, mười tám ngón nghề võ nghệ đều phải học bằng hết, chỉ để làm hài lòng một người đàn ông chưa biết vóc dáng, mặt mũi ra sao.
Tạ Chiêu Kha đang gảy đàn. Hôm nay nàng mặc một bộ chiếc váy dài màu trắng tuyết, mái tóc đen mượt được vấn cao, để lộ cần cổ trắng muốt, thon dài, tạo hình khá giống với Kim Hee Sun trong phim Thần Thoại, thân hình nàng thanh tú, yêu kiều như một đóa sen trắng đang hé nở.
Cùng là tỷ muộ một nhà mà tại sao lại cách biệt một trời một vực như thế? Nghe nói Tạ nhị phu nhân khi còn sống cũng mười phần xinh đẹp, quyến rũ mà, vậy tại sao tôi lại trông như thế này?
Tôi nhìn Tạ Chiêu Kha chuyên tâm khổ luyện, không tiện quấy rầy, đành kéo Vân Hương quay về phòng.
Tôi hỏi Vân Hương: “Tìm đâu ra vài quyển sácg để đọc bây giờ?”
Vân Hương nhìn tôi như thể nhìn quái vật.
“Làm sao thế?”
“Tiểu thư, tiểu thư… biết đọc từ khi nào vậy?”
Tôi mới sực nhớ Tạ Chiêu Hoa điên điên khùng khùng mười mấy năm trời, đương nhiên không thể biết chữ, đành phải ba hoa lấp liếʍ, mượn danh quỷ thần, nói: “Đại loại là ông trời thương hại, cho ta được phục hồi thần trí để bù đắp những khiếm khuyết khác của tôi.”
Vân Hương thật dễ bị lừa, lập tức tin ngay, đưa tôi đến tàng thư các của Tạ phủ.
Nhà họ Tạ thuộc dòng dõi thế gia có chữ nghĩa, tàng thư phong phú, phân loại, sắp xếp sách vở ngay ngắn, chỉnh tề. Trên giá sách không có lấy một hạt bụi, lại còn xông hương xua mối mọt.
Tôi lùa Vân Hương ra chỗ khác, một mình tự do xem xét khám phá, tìm thấy ngay một cuốn Đại Tề giang sơn chí, sung sướиɠ khoanh chân ngồi bệt xuống sàn gỗ đọc.
Ngày nay thiên hạ chia làm bốn phần, Tề quốc ở phía đông, cho nên vị đại tiên không rõ danh tính kia gọi là Đông Tề. Đông Tề giáp Huyền Hải ở phía đông, phía bắc giáp Liêu Quốc, phía tây nam giáp Tần Quốc. Phía nam xa xôi còn có Ly quốc không tiếp giáp với cùng nào cả. Đây là một thế giới lạ lẫm trong vũ trụ song song.
Bốn quốc gia nối liền với nhau bởi một dòng sông gọi là Hồng Hà. Hồng Hà khi chảy vào Đông Tề thì được gọi là sông Bích Lạc. Phong cảnh hai bên bờ Hồng Hà đẹp như tranh vẽ, có vô số điểm thắng cảnh xuất sắc dành cho du lịch tham quan, hưởng tuần trăng mật, nghỉ dưỡng, tụ họp... Sách sử Đông Tề đã ghi, từ ngàn năm nay đã sản sinh ra rất nhiều thanh niên văn thơ xuất chúng, có nhiều phát minh khoa học kỹ thuật có sức cống hiến to lớn... Lý do đại loại là vì giáp biển, nhân dân ăn nhiều cá nên đầu óc thông min, linh hoạt.
Sự uy hϊếp lớn nhất với Đông Tề đến từ Liêu Quốc ở phía bắc, hai nước từ xưa đã không ngừng tranh giành lãnh thổ vùng biên cương, tuy rằng tiên đế đã gả một cô công chúa cho hoàng đế Liêu Quốc nhưng cách làm thân này không có tác dụng lớn lắm. Cho đến tận bây giờ, hai nước vẫn thường xuyên xảy ra xung đột.
Tôi nghe Vân Hương nói, sức khỏe của hoàng đế không được tốt, thái tử lại qua đời. Phụ thân đại nhân của tôi là thái phó, tức là sư phó của thái tử, mà thái tử thì chết rồi nên bây giờ chẳng biết ông làm gì. Thật ra cả nhà họ Tạ này trông giống người của xã hội thượng lưu có một cuộc sống hết sức bình thường, không có can hệ gì lớn đến chuyện đấu đá trong cung đình.
Tôi thì tạm thời sẽ tu thân dưỡng tính ở nơi bình yên, an toàn này, đợi đến ngày vị đại tiên không rõ danh tính kia đưa tôi về với cơ thể cũ.
“Ai đấy?” Phía sau có tiếng người hỏi.
Tôi giật mình, quay phắt lại.
Có một chàng trai đứng chỗ ngược sáng, áo choàng màu xanh nhạt dài rộng khẽ rủ xuống, ánh sáng chiếu vào làm lộ ra một dáng người thanh mảnh, dong dỏng cao.
“Cô là ai?” Anh ta lại hỏi.
Tôi đứng dậy, trả lời: “Tôi là Tạ Chiêu Hoa.”
“Cô là tứ tiểu thư nhà họ Tạ?”
Tôi gật đầu.
Anh ta tiến gần lại, chắp tay cúi chào tôi. “Tại hạ là Tống Tử Kính, đã làm phiền tứ tiểu thư, xin được thứ tội.”
A, cái tên này tôi đã từng nghe, là gia sư mà nhà họ Tạ mời đến để dạy cho “Quách Phù” và hai anh em họ Mã. Vân Hương từng kể cho tôi nghe về người này với đôi mắt long lanh.
Khi lưng của Tống tiên sinh đã vươn thẳng lại thì đầu y vẫn cúi thấp, như thể trên mặt tôi dính thứ gì đó không nên có.
Tôi rất tò mò, xáp lại gần nhìn y.
Tống Tử Kính ngoài hai mươi tuổi, da dẻ trắng trẻo, hai hàng lông mày dài thanh tú, đôi mắt phượng một mí hơi xếc, sống mũi cao thẳng, đôi môi đầy đặn, quả là một thư sinh tuấn tú, nho nhã. Bị tôi đường đột nhìn chòng chọc như vậy, y vẫn điềm đạm thong dong, thật là quân tử một phương, phẩm hạnh thanh cao như hoa cúc.
Lúc này tôi mới lùi lại một bước, cười cười, nói: “Tống tiên sinh dạy dỗ trẻ con vất vả quá. Tiên sinh đã tan lớp rồi sao?”
Tống Tử Kính cúi người, đáp: “Thưa vâng. Đến đây tìm vài quyển sách để đọc.”
“Thế cũng vừa hay, tôi cũng đến tìm sách đọc, chỉ có điều không rành lắm, tiên sinh có biết thể loại tiểu thuyết tuổi hoa để ở đâu không?”
“Cái gì cơ?” Y ngẩng đầu nhìn tôi, có vẻ nghe không ra.
Tôi vội tìm cách diễn đạt khác: “Hay là, truyền kỳ cố sự, tạp chí quỷ thần cũng được.”
Tống Tử Kính vẫn nhìn tôi vẻ rất hoang mang. Lúc này tôi mới nghĩ ra, con gái thời cổ đại nếu không phải là đọc trộm Mẫu Đơn Đình thì cũng nên thuộc lòng Liệt Nữ Truyện. Xem tạp văn dị sách, có vẻ là việc tôi không nên làm.
Nhưng Tống Tử Kính vẫn chỉ nhìn tô, sau đó cúi thấp đầu, chìa tay ra: “Mời tứ tiểu thư đi về phía này.”
Dáng người y thanh mảnh, cao ráo, cử chỉ nho nhã, còn tỏa ra hương trà thoang thoảng.
Y đưa tôi lên lầu. Trên lầu khá hẹp, ánh nắng ngập tràn, bốn bề kê những giá sách thấp. Ở chỗ khuất tầm nhìn, quả có vài hàng tiểu thuyết truyền kỳ, hí khúc ca tử, vân vân...
Tôi mừng rỡ chọn vài quyển, ôm trong lòng, cúi đầu cảm ơn y.
Y cười xã giao lại với tôi. “Tứ tiểu thư không cần khách khí.”
Tôi chạy huỳnh huỵch xuống lầu rồi dừng phắt lại, ngẩng đầu hỏi: “Tiên sinh giảng bài, tôi có thể đến nghe không?”
Tống Tử Kính sửng sốt vài giây rồi đáp: “Tất nhiên là có thể.”
Tôi nói: “Vậy thì ngày mai tôi sẽ đến.”
Vân Hương biết tôi vừa gặp Tống Tử Kính, mặt liền ửng đỏ.
Tôi cười. “Tống tiên sinh quả là một nhân vật ngọc thụ lâm phong, đẹp trai tài giỏi. Nhưng ta thấy kỳ lạ, tại sao y không theo đuổi đường công danh mà lại đi dạy học cho trẻ con?”
Vân Hương chính là một nhân tài trong công tác tình báo, thủ thỉ với tôi rằng: “Tống tiên sinh vốn là một trong bốn đại tài tử của Đông Tề chúng ta, rất nhiều gia đình vì muốn chọn huynh ấy làm rể mà xô đổ cả cổng. Thanh danh của tiên sinh truyền đến tận kinh thành, làm tiểu thư họ Triệu động lòng. Nghe nói tiểu thư nhà họ Triệu đó vừa béo vừa xấu, vừa lười vừa dốt, mà sống chết đòi thành thân với Tống tiên sinh. Nhà quốc cữu gia đành phải đến cửa cầu thân, nhưng Tống tiên sinh đâu phải loại người đó, tiên sinh không ưng thuận Triệu tiểu thư, từ chối thẳng. Chuyện đó không biết do kẻ nào nói lọt ra ngoài khiến ai ai cũng biết chuyện đáng xấu hổ của Triệu tiểu thư. Quốc cữu gia ghi hận trong lòng, sau này Tống tiên sinh về kinh thi cử, ông ta mua chuộc hết đám quan coi thi, bằng mọi giá không cho Tống tiên sinh thi đỗ. Tống tiên sinh ban đầu không phục, thi thố bốn năm liền nhưng lần nào cũng trượt. Đến năm thứ năm, tiên sinh không thèm vào trường thi nữa, ngồi trên tường bên ngoài làm bài. Lão gia chúng ta đã ngưỡng mộ tài học của tiên sinh từ lâu, nghe tiếng đồn vậy bèn chạy đến, cứu tiên sinh ra khỏi đám gậy gộc của quan binh, bố trí cho tiên sinh về phủ dạy học.”
Vân Hương nói liền một mạch, tôi vội vàng bưng chén trà lại, hỏi: “Quốc cữu gia kia hãm hại văn nhân sĩ tử, hoàng đế không hay biết sao?”
Vân Hương uống một ngụm trà, thầm thì: “Sức khỏe của hoàng đế lâu nay không tốt, toàn ở trong thâm cung dưỡng bệnh, việc quốc gia đại sự đều do Lý thừa tướng và quốc cữu gia định đoạt. Những chuyện này nô tỳ biết là do dịp tết đến thư phòng của lão gia giúp dọn dẹp, nghe được lúc lão gia và đại thiếu gia nói chuyện với nhau.”
Không ngờ Tống Tử Kính trông thư sinh, nho nhã thế kia hóa ra lại cứng rắn, ngang ngạnh đến vậy.
Tôi bỗng hỏi: “Nếu thế thì Tống tiên sinh vẫn chưa thành thân sao?”
Gương mặt thanh tú của Vân Hương bỗng đỏ ửng như tôm luộc. “Tiên sinh… Tiên sinh tuy không nhận lời lần đó, nhưng chuyện thành ra ầm ĩ như thế, còn… còn có nhà nào dám chọn tiên sinh làm… làm con rể nữa? Mọi người đều sợ quốc cữu gia mà.”
Tống Tử Kính thật đáng thương, thảo nào bị tôi quấy rối vậy mà lông mày không hề động đậy, chắc trong bụng nghĩ tôn thần quốc cữu còn đó, chẳng nữ nhân nào dám đến với y.
Ngày hôm sau, khi đến vấn an Tạ phu nhân, tôi nói tôi muốn đến lớp học nghe giảng bài. Tạ phu nhân ban đầu cũng rất kinh ngạc vì chuyện tôi biết chữ, sau đó vui mừng không để đâu cho hết.
Trường tư thục của nhà họ Tạ mở mở ra để cho trẻ con trong nhà và họ hàng thân thuộc học, ngoài “Quách Phù” tiểu thư Tạ Linh Quyên và hai anh em họ Mã ra, còn có vài đứa trẻ sàn sàn tuổi nhau.
Con nhóc Tạ Linh Quyên nhìn thấy tôi đến, đầu tiên là kinh ngạc, sau đó là khó chịu, cuối cùng lại có chút sợ sệt. Chắc hẳn đại ca đã giáo dục nó một chặp, biết tôi dù sao cũng là bề trên, không dám gây sự với tôi như trước đây nữa. Trẻ con vẫn còn uốn nắn được.
Hôm nay Tống Tử Kính mặc một chiếc áo dài màu trắng, ống tay áo dài rộng, mộc mạc tao nhã, không vương bụi trần. Tôi thi lễ với y đúng theo tập tục, y khẽ gật đầu, dáng vẻ rất ung dung và khoan thai. Tôi ngồi đại một chỗ phía cuối lớp, sau lũ lóc nhóc.
Giờ học hôm nay, đầu tiên là kiểm tra bài tập của ngày hôm qua, con bé Tạ Linh Quyên tuy đạo đức có chút vấn đề nhưng làm bài tập rất tốt, xem ra đại ca dạy bảo rất nghiêm.
Bắt đầu giảng bài về câu chuyện Trương Hoài nằm băng. Trương Hoài thì tôi không biết nhưng chuyện Vương Tường nằm băng cầu cứu cá chữa bệnh cho mẹ tôi đã nghe từ nhỏ, cũng na ná với câu chuyện mà Tống Tử Kính giảng.
Tống Tử Kính giảng bài hay ngoài sức tưởng tưởng của tôi, vô cùng sinh động, dùng từ đặt câu rõ ràng, dễ hiểu, thỉnh thoảng l*иg vào những điển tích, thành ngữ khiến bọn trẻ rất dễ tiếp thu. Phải nói rằng, y là một nhà giáo dục rất xuất sắc, nếu mà sống ở thời hiện đại, có khi y được đề cử làm nhà giáo ưu tú cũng nên.
Thầy giáo Tống giảng xong câu chuyện, tổng kết lại rồi bảo bọn trẻ phát biểu cảm tưởng. Lũ trẻ đều đã hiểu câu chuyện giáo dục con cái phải biết hiếu thuận với cha mẹ nên lúc này mồm năm miệng mười bàn tán lạc chủ đề, thảo luận về chủ đề khoa học tự nhiên, rằng nước sông kết băn mà cá lại không chết.
Thầy giáo Tiểu Tống cũng giải thích cho lũ trẻ rằng mặt sông đóng băng nhưng nước phía dưới không phải quá lạnh. Dung mạo tuấn tú, thái độ hiền hòa, kiến thức uyên bác lại có tính kiên nhẫn, không đánh vào tay học trò, có thể hiểu được tại sao bọn trẻ con đều vô cùng thích y.
Kết thúc phần thảo luận về khoa học tự nhiên, thầy giáo Tống quay lại chủ đề chính, lại hỏi: “Có ý kiến nào khác không?”
Tôi cũng không biết rốt cuộc tôi đã đắc tội gì với Tạ Linh Quyên mà nó đột nhiên chỉ vào tôi, nói: “Tiểu cô cô có.”
Thầy giáo Tống khẽ nhướn mày nhìn về phía tôi. “Thế thì mời tứ tiểu thư phát biểu xem sao.”
Tôi chẳng kịp chuẩn bị gì, câu chuyện đơn giản, rõ ràng này cũng chẳng có ý tứ thâm sâu gì. Khoảnh khắc này giống như đang quay về giảng đường đại học, bị thầy giáo bắt đứng lên đọc thuộc lòng tên tất cả các huyệt đạo trên đầu người, trong đầu như có cả đàn quạ bay đen đặc, cuống đến nỗi danh xưng của tứ chi còn không biết nói thế nào.
Tạ Linh Quyên định chơi xấu muốn làm bẽ mặt tôi, lúc này bật cười thành tiếng.
Nhờ có tiếng cười này mà tôi sực tỉnh, lấy lại được bình tĩnh. “Cảm tưởng thì không có nhưng có ý kiến để mở rộng kiến thức. Cá chép là một trong những loài cá nước ngọt phổ biến nhất, cuốn Thần nông thảo bản kinh đã gọi nó là “vua của các loài cá nước ngọt”. Từ góc độ y dược mà nói, cá chép có tình bình, vị ngọt, có những tác dụng như bổ tì vị, tốt cho dạ dày, lợi tiểu, tiêu phù thũng, thông sữa an thai, ngừa ho giảm suyễn... Đặc biệt là, trong đầu cá có hàm lượng C10H21NO8P+ phong phú, ừm… đó là một thứ tốt, có tác dụng duy trì dinh dưỡng của não bộ, tăng cường trí nhớ. Cho nên nói người thông minh thích ăn cá hoặc gặm đầu cá, điều này không phải không có lý.”
Vừa dứt lời, chỉ nhìn thấy Tống Tử Kính kinh ngạc nhìn tôi trân trối, như thể tôi là người ngoài hành tin. Lũ trẻ trong lớp học cũng ngây dại, nhưng tôi lý do là chúng nó chẳng hiểu gì những điều tôi vừa nói.
Tạ Linh Quyên lí nhí nói: “Muốn thông minh thì phải ăn cá sao?”
Tôi gật đầu: “Đấy là một cách.”
Trông thái độ của con bé vừa phức tạp vừa tư lự, như thể Shin - cậu bé bút chì biết được rằng muốn theo đuổi được bạn gái thì phải ăn ớt chuông xanh vậy.
Tôi cười, hỏi Tống Tử Kính: “Tiên sinh có hài lòng với câu trả lời này không ạ?”
Tống Tử Kính không muốn gây khó dễ với tôi, trả lời: “Tuy câu trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi nhưng cũng mở rộng thêm nhiều kiến thức cho chư vị.”
Tôi hân hoan ngồi xuống.
Lúc tan học, tôi ra khỏi lớp cùng với lũ trẻ. Tống Tử Kính cất tiếng gọi tôi: “Tứ tiểu thư, tiểu thư nói Thần nông thảo bản kinh…”
Biết trước y sẽ hỏi nên tôi đã nghĩ sẵn cách giải thích, bắt đầu ba hoa: “Tôi chỉ nhớ trong sách y dược có viết, không nhớ là trong quyển nào, nên chỉ nói đại vậy thôi.”
Tống Tử Kính cười: “Hóa ra là vậy. Nhưng tiểu thư tinh thông y lý như vậy, tôi không hiểu, tiểu thư học từ khi nào vậy?”
Nụ cười của y thật như trăng ló khỏi mây, như ngọc phản chiếu ánh sáng vậy, khiến con tim nhỏ bé của tôi loạn nhịp, không kiềm chế được cười lúng liếng, nói: “Học từ trong mộng.”
Tống Tử Kính thất kinh.
Tôi tự thấy mình có phần dễ dãi, tùy tiện, bèn húng hắng ho vài tiếng, nghiêm nét mặt: “Tống tiên sinh, tôi thấy sức khỏe của tiên sinh có vẻ không được tốt lắm, có chút huyết hư lao lực. Tôi chỉ cho tiên sinh một phương pháp thăng huyết dưỡng vị, phù hợp với tạng người dạ dày yếu, tiêu hóa kém lại gầy gò như tiên sinh. Mề gà khô một lạng, đun ba canh giờ, thêm hai lạng đẳng sâm đã đun trước nửa canh, cho vào một con cá chép khoảng một cân, rồi nêm gia vị, lửa nhỏ hầm kỹ khoảng nửa canh giờ, sau đó ăn cá uống canh. Những điều tôi nói ngày hôm nay, học đi đôi với hành, kiến thức phải áp dụng vào thực tế mới gọi là biết tiếp thu. Tiên sinh cứ làm thử như vậy xem sao.”
Tống Tử Kính vẫn ngây dại. Tôi cười, vẫy tay chào y rồi quay người nhảy chân sáo ra khỏi sân vườn.
Chưa đi được bao xa, tôi lại nhìn thấy một tiên nữ tỏa ánh sáng vàng đi tới. Đó là Tạ Chiêu Kha tỷ tỷ hí Điêu Thuyền, vượt Tây Thi của tôi.
Tạ Chiêu Kha nhìn thấy tôi thì rất bất ngờ. Khi ngạc nhiên, đôi mắt hình quả hạnh của nàng khẽ nhướn lên, hình dáng đôi lông mày lá liễu cũng tuyệt đẹp.
Tôi giải thích cho nàng: “Cả ngày ở trong viện buồn chán, mẫu thân bảo muội đến nghe Tống tiên sinh giảng bài.”
“Ồ.” Vẻ mặt Tạ Chiêu Kha có chút ngờ vực. “Tống tiên sinh về rồi sao?”
“Chưa ạ, vẫn còn ở trong lớp thu dọn đồ đạc.”
Vừa dứt lời thì Tống Tử Kính bước ra, cung kính chà: “Tam tiểu thư.”
Ánh mắt Tạ Chiêu Kha sáng lấp lánh như ngọc lưu ly, long lanh lúng liếng, nếu tôi là đàn ông thì sẽ lập tức chết chìm trong luồng thủy quang đó. Nàng định nói gì đó lại e ấp, đuôi mắt biết cười, đôi môi hình trái anh đào màu hồng phớt căng mọng khẽ mím lại, dáng vẻ e lệ, ngượng ngùng đáng yêu vô cùng.
“Tống tiên sinh... dạo này trời bắt đầu lạnh, ta may cho tiên sinh một chiếc áo choàng… Ban đêm tiên sinh đọc sách, nhớ khoác thêm vào.”
Hiểu rồi, hóa ra là chuyện như vậy. Tôi tỉnh ngộ, thôi không làm người thừa nữa bèn tìm lý do đánh bài chuồn.
Quay về Dưỡng Tâm các, Vân Hương cuống quýt ra đón tôi, vội hỏi: “Sao… sao rồi? Tiểu thư, Tống tiên sinh hôm nay giảng những gì?”
Tôi rất thông cảm với cô ấy, liền xoa đầu cô, bảo: “Gái ngoan, hiện nay thế cục rất căng thẳng, cạnh tranh kịch liệt, mẹ sợ con mong đợi hoài công thôi. Tốt nhất là quên chuyện đó đi, tìm người khác, nhớ rằng, đừng với quá cao.”
Vân Hương chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì. “Tiểu thư, có phải người lại ngốc lại rồi không! Tiểu thư bảo Tống tiên sinh là người không tốt sao?”
Tôi lắc đầu bỏ đi. Tạ Chiêu Kha thích Tống Tử Kính, chuyện này đã rõ mười mươi. Vậy Tống Tử Kính có thích Tạ Chiêu Kha không?
Dù có thích hay không thì khi y còn chưa có công danh gì, cũng chẳng thể có tiến triển gì với Tạ Chiêu Kha. Tạ Chiêu Kha và Tống Tử Kính tài mạo xứng đôi, nhà họ Tạ cũng không chê nghèo hám của, nhưng Tạ thái phó vị tất phải vì một chàng rể mà chơi trò đối đầu một sống một chết với quốc cữu gia?
Nói ra tôi lại có linh tính chẳng lành.
Vị đại tiên A chỉ nói đợi đến lúc thời cơ thích hợp sẽ đưa tôi trở về, nói thế thì thà chẳng nói còn hơn, chứ đợi thì biết đến tận lúc nào? Mười ngày, mười tháng, hay mười năm? Nếu như đợi đến khi tôi trở thành cụ già nhăn nheo lụ khụ mới đưa tôi về hình hài cũ thì chênh lệch thời gian giữa hai bên phải điều chỉnh ra sao? Nếu như thực sự phải đợi lâu như thế, tôi ở đây lỡ may bị nhà họ Tạ sắp đặt cho một tấm chồng, chẳng biết là ông Trương xa lạ hay chú Lý quen biết nào cũng phải che mặt trùm khăn mà bị gả đi thì sao?
Tôi tuy không còn hy vọng là sẽ cưới được người trong mộng là Trương Tử Việt nữa, nhưng cũng sẽ không lấy người lạ đâu đấy.
Nghĩ vậy, tôi bắt đầu để ý xung quanh, tìm cơ hội thoát khỏi Tạ phủ, cùng lắm thì xuất gia làm ni cô, dù sao cũng đã làm ni cô tám kiếp rồi, là chỗ quen biết của Phật Tổ, chắc cũng được chiếu cố nhiều hơn.
Tôi cứ nghĩ ngợi mông lung như vậy, rồi Tết sắp đến lúc nào không hay. Tết đến, người thân trong gia đình chắc chắn phải đoàn tụ rồi.
Tôi phải bổ sung một chút về nhân vật chưa từng xuất hiện, nhị ca của Tạ Chiêu Hoa là Tạ Chiêu Anh. Anh chàng đẹp trai phải có ngàn vạn tiếng gào thét mới chịu xuất hiện này không như tôi nghĩ lúc ban đầu rằng đó là một người có sắc mặt nhợt nhạt, èo uột lẩy bẩy, chân teo người tóp, ánh mắt lờ đờ. Ngược lại, Tạ nhị công tử mặt sáng như ngọc, thần thái tươi tỉnh, thân hình rắn rỏi, ánh mắt sắc bén, không chỉ như vậy, lại còn có võ công cao cường.
Nói như vậy lại phải hồi tưởng lại cảnh lần đầu gặp mặt trong tình huống không bình thường giữa tôi với nhị ca.
Đó là một đêm trời tối đen như mực, xòe bàn tay trước mặt không trông thấy ngón tay, gió lạnh hun hút thổi. Bữa tối hôm đó tôi uống thêm vài ly rượu quế hoa do Tạ Chiêu Kha cất ủ nên mới ngủ được một lát đã buồn đi tiểu phải tỉnh dậy.
Vân Hương đã ngủ say ở gian ngoài, tôi không muốn làm kinh động đến cô ấy nên tự dậy giải quyết – đi toilet.
Đương nhiên, không phải Tạ Chiêu Anh xuất hiện lúc này.
Tôi giải quyết xong vấn đề cá nhân, theo thói quen đi rửa tay, mới phát hiện ra trong phòng không có nước. Người học ngành y đều có chứng cuồng sạch sẽ ở những mức độ khác nhau, lúc này tôi mà không rửa tay thì bảo đảm sẽ ngủ không an giấc, cho nên khoác áo vào rồi rón rén ra ngoài tìm nước.
Ở thời đại này, ban đêm không có ánh đèn đô thị, tôi mò mẫm đi về phía bếp, trong gió lạnh bỗng nhiên nghe “soạt” một tiếng, sau đó có một vật thể không xác định rơi xuống giữa luống hoa trong sân vườn nhỏ. Giọng một người đàn ông kêu ái một tiếng.
Ý nghĩ đầu tiên trong đầu tôi là: Hoa tặc!
Lúc đó tôi không hề nghĩ tên trộm này đến “hái” tôi. Tiểu thư Tạ Chiêu Kha xinh đẹp nổi tiếng gần xa, tiếng thơm khắp chốn, người có đầu óc tính toán một chút ắt sẽ chọn nàng.
Tôi chọn cách đứng im bất động, hít thở thật khẽ, đợi tên hoa tặc tìm đúng hướng mà chạy đi. Tất nhiên tôi cũng có thể chọn cách không phải đợi chờ gì hết mà kêu to ngay lúc này, tên trộm sẽ điên cuồng rút dao chém đại, nhưng làm thế chẳng phải tôi lại chết oan uổng một lần nữa hay sao? Mà nếu hắn không gϊếŧ tôi, nhưng đợi đến khi bọn gia đinh cầm đuốc chạy đến thấy tôi áo quần xộc xệch thì tôi biết giải thích thế nào để chứng minh sự trong sạch của mình đây?
Trong lúc não bộ đang hoạt động siêu tốc, tên “hoa tặc” bước từng bước chậm rãi về phía tôi.
Tôi càng nghe càng thấy có gì đó không đúng. Người trèo tường khoét vách vơ của từng nhà, thì dù không đến mức như Hương Soái đến đi như gió không để lại một vết tích, cũng phải thân thủ nhẹ như chim, động tác nhanh như cắt chứ, tại sao người này lại đi từng bước khoan thai không chút sợ sệt như vậy?
Khi tôi còn đang nghi hoặc thì kẻ đó đã đến cạnh cửa phía sau lưng tôi. Cửa chưa khóa, hắn chỉ cần đẩy là mở.
Tôi không biết lúc này mình nên sợ hay nên mừng. Hay là hắn đến hái đóa hoa là tôi thật? Lại thấy không ổn, Vân Hương đang ngủ ở gian ngoài, nếu hắn không nhìn rõ lại hái nhầm thì sao?
Nghĩ vậy, tôi liền cẩn thận nhấc một chậu hoa nặng nhất mà tôi có thể vác ở góc tường lên, nín thở, rón rén đi theo sau kẻ đó.
Tên trộm bước vào khuê phòng của tôi mà cứ như ở chỗ không người, đi thẳng theo hướng phòng ngủ. Tôi thấy không đợi được nữa rồi, bèn dùng hết sức bình sinh, giơ chậu hoa trong tay lên cao.
Chỉ nghe thấy giọng nói ngái ngủ của Vân Hương cất lên: “Tiểu thư à?”
Tôi bị mất thăng bằng, ngã bổ nhào, lăn lông lốc vào một xó, đau đến mức nổ đom đóm mắt.
Kẻ kia còn ngạc nhiên và bình tĩnh kêu “ối” một tiếng, như thể không lý giải được hành vi đánh lén của tôi.
Vân Hương ngồi dậy thắp đèn dầu lên, nhìn gã đàn ông nọ, khẽ kêu lên một tiếng.
Tôi bò dậy nắm lấy tay Vân Hương. “Đừng sợ, ta không tin chính phải thua tà, hôm nay có dám bắt nạt người khác hay không? Ta nói với ngươi, trên ta còn có người khác!”
Gã kia tỏ ra vô cùng kinh ngạc.
Vân Hương kéo tay áo tôi từ phía sau. “Tiểu thư, tiểu thư, đó là... nhị...”
Tôi ngắt lời cô ấy: “Đừng nói gì!”
Vân Hương cuống, kéo tôi thật mạnh. “Không... không phải thế! Tiểu thư, đó là...”
“Hôm nay hắn có chạy được khỏi viện này của ta thì cũng không thể thoát khỏi Tạ phủ, chạy ra ngoải Tạ phủ được thì cũng không thoát nổi hoàng thiên vương pháp!”
“Tiểu thư, không phải thế, đây là... là nhị... nhị... nhị...”
Tôi tức phát điên, giậm chân bình bịch. “Nhưng nhị gì cô nói ra đi!”
“Nhị thiếu gia!” Vân Hương cuối cùng cũng thốt ra được cái từ đó.
“Hả?” Tôi quay sang trợn mắt nhìn vị khách không mời mà đến. “Nhị ca?”
Tạ Chiêu Anh nhìn tôi cười rất thân thiện. “Tứ muội, muội không nhận ra ca sao?”
Tôi cười đáp lại anh ta theo phản xạ có điều kiện, cảm thấy không phải, lại nghiêm mặt nói: “Nhị ca, đêm hôm khuya khoắt, nhị ca vào phòng muội làm gì?”
Tạ Chiêu Anh đáp: “À, từ Tây Thành về nhà, từ chỗ muội nhảy tường vào là gần nhất.”
“ Ca có thể đi cửa ngách mà.”
“Cha ra lệnh, ban đêm hoàn toàn giới nghiêm không được mở cửa.”
Gia pháp của Tạ phủ nghiêm ngặt vậy, xem ra không phải đề phòng trộm, mà là phòng anh ta.
Tôi lại hỏi: “Thế nhị ca vào phòng muội làm gì?”
“À, ca quên mất. Lúc trước muội chưa khỏi, buổi tối toàn bị nhốt ở trên lầu. Hôm nào ca về nhà muộn thì sẽ vào đây lấy trà mát uống.”
Tôi ngồi phịch xuống, Vân Hương lập tức khoác áo vào đi rót nước pha trà cho Tạ Chiêu Anh.
Tạ Chiêu Anh tò mò sán lại gần nhìn tôi. Lúc này tôi mới nhìn rõ anh ta. Nhà họ Tạ ai cũng đẹp đẽ, gương mặt Tạ lão nhị đường nét rõ ràng, thân hình tuấn tú, cao ráo, da dẻ trơn láng, tóc mai xanh rì, trông khá giống Huỳnh Hiểu Minh. Đặc biệt là đôi mắt đào hoa kia, phóng điện chiu chíu, áo gấm thì tỏa ra mùi rượu, quả là một thanh niên nhà giàu ăn chơi điển hình.
Tôi ngắm nhìn anh ta đến khi mặt đỏ ửng, tim đập dồn, Tạ lão nhị dường như chẳng mảy may để ý gì khi thấy em gái trong nhà mặc áo ngủ, hào hứng kéo tôi lại hỏi han linh tinh.
“Tiểu Hoa, ca nghe nói muội ngã một cú xong thì khỏi bệnh, chuyện đó có thật à?”
Tôi lườm anh ta: “Nếu không phải là thật thì muội nói chuyện nãy giờ với ca, là cái trò gì?”
Anh ta bị lườm nhưng cũng chẳng hề tỏ vẻ ấm ức, vẫn rất vui vẻ. “Thế thì tốt quá. Thế những chuyện trước đây muội có nhớ không?” Tôi thật thà lắc đầu. Anh ta càng vui mừng. “Thế thì càng tốt nữa.”
Con người này điên điên khùng khùng, nói năng chẳng rõ ràng, còn ngốc hơn cả Tạ Chiêu Hoa ngày xưa. Tôi không muốn phân bua với anh ta nữa nên ngáp một cái rõ to không thèm giấu giếm, ra điều tôi buồn ngủ lắm rồi, anh ta nên lượn sớm.
Tạ Chiêu Anh đích thị là người không biết ý tứ gì, lại còn dịch mông lại gần, nói với tôi: “Tiểu Hoa, thế giao hẹn trước đây giữa chúng ta còn tính không?”
“Giao hẹn?” Giao hẹn gì cơ?
Tạ Chiêu Anh hỏi dồn: “Cả chuyện này muội cũng không nhớ sao?”
Tính hiếu kỳ của tôi bị kích động: “Rốt cuộc là giao hẹn gì?”
Tạ Chiêu Anh vẫn không chịu nói, mà còn có vẻ thở phào nhẹ nhõm: “Nếu như muội quên cả rồi thì coi như không có giao hẹn đó nữa. Thôi, cũng đã khuya rồi, muội đi ngủ đi, ca về phòng đây.”
Tôi chào tạm biệt nhị ca mấy lần liền, anh ta không hề quay đầu lại, trèo phắt lên tường, chân tay thoăn thoắt không khác gì Spider Man, trong nháy mắt đã biến mất vào màn đêm dày đặc. Rõ thật là, ngay cả vào nhà mình mà cũng phải leo tường nhảy rào. Tạ lão gia tại sao lại nuôi dạy được đứa con ngoan thế cơ chứ?
Bữa cơm chiều ngày hôm sau, tôi lại gặp Tạ Chiêu Anh. Tạ Chiêu Anh của ngày hôm nay trông khác hôm qua một trời một vực. Anh ta quấn tóc bằng khăn vàng, mặc chiếc áo choàng có họa tiết mây trắng, lưng đeo một dây ngọc xanh, dáng dấp thanh tú, phong độ ngời ngời như cây tùng đón gió. Anh ta đổi sang lớp vỏ này khiến tôi suýt nữa không nhận ra.
Tôi gập người quỳ gối thi lễ với anh ta, anh ta đỡ tôi dậy, nói vài câu thân tình rất có vai có vế. Tôi thật thà nổi hết cả da gà. Vị hôn thê của anh ta là Bạch tiểu thư đứng bên cạnh nhìn anh ta đắm đuối không rời mắt, trong khi anh ta lại tảng lơ như không thấy gì.
Tạ phu nhân nói với con trai thứ: “Lần này con về thì ở nhà lâu lâu một chút. Sắp đến Tết rồi, nhà có nhiều việc, con phải đỡ đần một chút.”
Anh ta đáp lời: “Nhi tử biết rồi. Làm mẫu thân phiền lòng rồi.”
Lúc này bọn gia nhân bưng đĩa thịt thái miếng nấu cay lên. Món này ở Đông Tề vốn không có, tôi đến mới chỉ đạo nhà bếp làm. Đa số người nhà họ Tạ đều có khẩu vị thanh đạm, không phải là do không thích ăn cay mà là Đông Tề xưa nay chẳng có món cay nào hấp dẫn. Tôi vào vai Dae Jang Geum phiên bản Đông Tề, đích thân vào bếp làm vài món Tứ Xuyên, lập tức thu phục được nhân tâm. Từ đó về sau, những món cay xuất hiện thường xuyên trên bàn tiệc gia đình.
Tạ Chiêu Anh nhìn tôi ăn thun thút, kinh ngạc kêu lên: “Tứ muội, muội thay đổi khẩu vị từ bao giờ vậy?”
Tạ phu nhân nói: “Tiểu Hoa sau khi khỏi bệnh, vị giác bỗng đậm đà hẳn lên, cũng không biết học được từ đâu kỹ thuật nấu ăn. Mấy món trên bàn như gà xào ớt, cá hấp thịt băm, còn cả món vịt hầm nữa, đều làm theo cách Tiểu Hoa bày cả đấy, mùi vị rất thơm ngon, con thử xem sao.”
Tạ Chiêu Anh mặt đầy nghi hoặc gắp một miếng thịt lên, bỏ vào miệng chậm rãi nhai. “Quả thật rất ngon. Tứ muội học ở đâu vậy?”
Tôi vội tìm lý do: “Cảm hứng tức thì.”
Tạ Chiêu Anh chọc ngoáy bằng được. “Cảm hứng lấy từ đâu?”
Tôi tức tối đáp: “Có con gà ban đêm chạy vào viện của muội, uống trà của muội, muội bèn gϊếŧ thịt, phát hiện ra thịt rất tươi ngon. Kể từ đó muội chỉ chọn gà uống trà để chế biến món ăn, mới sáng chế ra món ngon tuyệt thế, thiên cổ lưu danh, tên là gà trà.”
Sau đó tôi thường xuyên va phải Tạ Chiêu Anh trong Tạ phủ. Hình như anh ta chẳng có việc gì làm, ở nhà đợi già, cả ngày không động tay vào việc gì, hai người già nhà họ Tạ có vẻ không còn hy vọng gì vào anh ta nên cũng không cố dạy bảo gì nữa.
Một lần, tôi đi ngang qua hòn non bộ trong vườn hoa, bỗng nghe thấy Tạ Chiêu Anh nói bằng giọng vô cùng âu yếm: “Linh Nhi, nàng có biết chăng, nếu nàng là ngọn gió, ta sẽ là hạt cát. Ta với nàng vĩnh viễn bên nhau…”
Lời thoại như bom nguyên tử khiến tôi suýt chút bị hất bay đến tận sao Diêm Vương.
Chắc tại tôi đã phát ra tiếng động, một đứa nha hoàn đỏ bừng mặt cúi đầu chạy ra, nháy mắt đã không thấy tăm hơi đâu nữa. Tôi nhớ hình như nó là nha hoàn của Tạ phu nhân thì phải. Tạ Chiêu Anh giỏi thật, dám mò đến tận sát bên mẫu thân đại nhân để ăn vụng.
Bên này, Tạ Chiêu Anh chỉnh đốn áo quần mũ mão, thong dong chậm rãi đi từ sau hòn non bộ ra nhìn tôi, vẻ mặt thể hiện thái độ ngẫu nhiên tình cờ, không hiểu vì sao lại tương phùng ở nơi này: “Tứ muội, muội cũng đến chơi vườn hoa à?”
“Đúng thế.” Tôi cười ruồi. “Ánh trăng mê hoặc lòng người, thế cái gì khiến ca trằn trọc ngủ không yên vậy?”
Ánh mặt trời mùa đông ấm áp chiếu rực rỡ trên người chúng tôi. Tạ Chiêu Anh nở nụ cười lay động lòng người.
Nhưng lúc đó tôi hoàn toàn không thấy Tạ Chiêu Anh có gì đặc biệt. Đẹp trai thì có ích gì, ăn tiệm xong có lấy cái mặt đó để cà thẻ thanh toán được không? Hơn nữa Tạ Chiêu Anh cũng quá bận rộn, bảo sắp Tết rồi nên nhiều việc, đi sớm về muộn, người lúc nào cũng đẫm đủ các loại mùi hương khác nhau, chẳng cần nghĩ cũng biết chắc chắn ban đêm anh ta đi tìm chốn miên hoa túc liễu.
Hồi này chưa có Durex, anh ta không sợ dính bệnh sao?
Hằng ngày tôi vẫn đến trường tư thục học chữ thánh hiền của thầy giáo Tống dịu dàng nho nhã, tuy chẳng thuộc được bao bài nhưng cũng luyện được chữ viết vốn nguệch ngoạc như gà bới của tôi khá hơn chút. Tôi nghĩ đây ít nhiều cũng là thu hoạch, hy vọng tương lai có thể xuyên không về lại cơ thể cũ, nếu vẫn viết được như vậy thì tốt.
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- cả tẫn đào ca
- Hát Tiễn Hoa Đào, Chờ Người Quay Lại
- Chương 2