- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- cả tẫn đào ca
- Hát Tiễn Hoa Đào, Chờ Người Quay Lại
- Chương 14
Hát Tiễn Hoa Đào, Chờ Người Quay Lại
Chương 14
Tôi ngẩng cao đầu, ưỡn ngực đi từ hậu đường vào sảnh trước, mọi người đều quay lại nhìn. Tạ thái phó trông thấy tôi liền dạy dỗ, căn dặn vài câu theo thói quen. Hai mắt tôi vằn đỏ lại còn phát ra tia lửa, ông ta ý thức được nên ngậm miệng lại.
Nhị hoàng tử Tiêu Lịch ngồi trên cao đường, nhìn thấy tôi thì nở một nụ cười cứng đơ thường thấy ở trên khuôn mặt các chính khách. Tôi liếc xéo, nhìn anh ta bằng tròng trắng mắt.
Tôi hỏi Tạ lão gia: “Nhị ca con đâu?”
Tạ thái phó đáp: “Sáng sớm đã có người đến gọi đi rồi, cũng không biết mò đi đâu nữa.”
Tôi trầm ngâm mất mấy phút, cho đến khi mặt suýt rơi xuống đất. “Con muốn nói chuyện riêng với điện hạ.”
Tạ phu nhân nói: “Theo lễ nghi…” Lập tức bị Tạ thái phó bịt miệng lại rồi kéo ra ngoài.
Đợi mọi người đi hết, tôi đóng chặt cửa. Tiêu Lịch bước lại, rất đoan chính hành lễ với tôi.
Tôi lập tức thi lễ lại với anh ta, mặt đầy vẻ châm chọc. “Tiểu nữ không dám nhận lễ này của điện hạ. Không biết điện hạ gặp chuyện gì mà chỉ một đêm bỗng thay đổi ý định, không muốn làm tỷ phu của tiểu nữ nữa?”
Con ngươi Tiêu Lịch khi ở trên sân bóng thì mười phần hùng dũng, nhưng khi đối diện với phụ nữ lại là một quý ông điển hình với nguyên tắc “đàn bà có thể lên cơn vô lý, đàn ông vẫn phải luôn luôn mỉm cười”. Tôi nhướng mày nhìn lại, vẻ mặt anh ta vẫn ôn hòa, thật là một sự đối đầu khéo léo.
Anh ta cất giọng dịu dàng: “Muội muội hãy lượng thứ, ta cũng rất khổ sở.”
“Hả?” Tôi vểnh tai lên đợi nghe lý do của anh ta.
Anh ta nói: “Hôn nhân của ta, ta không tự quyết định được. Mẫu thân chỉ cho phép ta được chọn thê tử trong vài nhà, trong số đó có nhà họ Tạ.”
Tôi nói: “Thế chẳng quá tốt sao, điện hạ thích tỷ tỷ tôi, đúng lúc tỷ ấy vừa bị đổ vỡ tình cảm, thật là thời cơ thích hợp cho điện hạ.”
Tiêu Lịch bắt đầu lẩn tránh ánh mắt của tôi. “Ta đúng là đã bộc lộ tâm ý với lệnh tỷ. Đêm qua nàng sai người mang đến cho ta một bức thư.”
“Thư nói gì?” Tôi có dự cảm chẳng lành.
Tiêu Lịch nói: “Nàng nói, nàng với muội tỷ muội tình thâm, không muốn rời xa. Nếu ta muốn cưới nàng thì phải lấy muội làm thê tử trước. Nàng nói muội cũng đã đồng ý.”
Tôi đứng ở đó, nghe gió thổi qua đại sảnh, hai tai toàn tiếng chim kêu, phẫn nộ ban đầu tựa nham thạch phun trào cuồn cuộn trong cơ thể, rồi từ từ lắng xuống nguội đi, chỉ còn lại một làn khói xanh.
Không phải là không tức giận, mà là khi giận đến cực điểm thì lại trở thành nguội lạnh. “Tạ Chiêu Kha nói vậy sao?”
Tiêu Lịch thấy tôi không thiêu rụi cả tiểu vũ trụ, cảm thấy yên tâm, liền mỉm cười gật đầu.
Tôi cười nhạt. Tỷ muội thân thiết đến mức không muốn xa rời, nên chung một chồng? Nàng Tạ Chiêu Kha kia sao không nói thẳng ra là hai chúng tôi có tình yêu đồng tính? Rõ hoang đường!
Tôi cười chắc hẳn trông rất biếи ŧɦái khiến Tiêu Lịch có chút hoảng hốt, hỏi: “Hay là muội muội có dự định gì khác?”
Tôi hỏi: “Hoàng hậu nương nương có biết điện hạ đến cầu thân không?”
Tiêu Lịch đáp: “Mẫu thân biết. Người đồng ý ngay từ đầu.”
Cũng phải, nếu Triệu đại ma không đồng ý, hắn cũng chẳng có gan đến. Tôi cứ cười nhạt như thế, cười cho cơn giận qua đi. Tiêu Lịch bồn chồn, bất an, lắp bắp biểu thị cáo từ để về đỡ đần lão nương ở nhà.
Tiễn anh ta đi rồi, vợ chồng họ Tạ mới rồng rắn bước vào. Tôi xuyên không đến đất này đã lâu như vậy mà đây mới là lần đầu tiên tôi được hiên ngang lên mặt trước họ.
Tôi hỏi: “Chắc cha mẹ đã nhận lời rồi?”
Tạ thái phó rất thẳng thắn nói: “Đây không phải là xin cưới, đây là hạ chỉ một cách uyển chuyển.”
Nhất Niệm Vĩnh Hằng
Tôi thở dài. Sự tình là do tôi gây ra, nếu như làm liên lụy khiến mấy chục, một trăm nhân khẩu nhà họ Tạ bị rơi đầu thì lương tâm của tôi cũng không cho phép.
Tôi đi ra. Tạ thái phó bất an, hỏi: “Tiểu Hoa, con đi đâu?”
Tôi ngán ngẩm: “Đi ngủ.”
Tôi quay về viện, việc đầu tiên là tắm táp thoải mái một chặp, sau đó lấy hết quần áo mà tôi có ra, mặc một bộ nữ phục hết sức bình thường rồi khoác ra bên ngoài một bộ cộc của đàn ông, sau đó cất một bộ váy gấm thêu vô cùng sang trọng, diễm lệ và mấy món trang sức cài đầu bình thường, không bao giờ dùng đến vào trong túi, sau đó chải kiểu đầu của nam giới.
Vân Hương cũng mặc một bộ trang phục đàn ông ra ngoài váy, sau đó cô ấy trèo lên tường, nói chuyện với một người bán hàng rong quen: “Dì Trương, tại sao dì vẫn ở đây?”
Trương đại ma liền hỏi: “Chuyện gì thế?”
Vân Hương đắc ý nói: “Dì còn không biết sao? Nhị hoàng tử cầu thân tiểu thư nhà tôi. Tiểu thư tôi sẽ vào cung để làm hoàng phi đấy!”
Trương đại ma kinh ngạc. “Có chuyện đó thật sao?”
Vân Hương đáp: “Chuyện lớn như vậy, tôi đâu dám nói sai? Lão gia nhà chúng tôi bây giờ đang ở cổng trước phát quà và ngân tử cho người đi đường đấy, dì còn không mau đi lấy sao?”
Trương đại ma hằng ngày bán hoa quả, giọng rao rất to, vừa mới nghe thấy vậy thì trong nháy mắt cả ngõ đã náo động. Một đồn mười, mười đồn trăm, người bán hàng lẫn mua hàng gần đó vừa nghe có người phát tiền thì tranh nhau chạy đến cổng chính nhà họ Tạ, giống hệt như đàn bà con gái nghe tin có cửa hàng mỹ phẩm đóng cửa để chuyển địa điểm phải thanh lý gấp. Đến cả chó nhà Vương tri phủ ở bên cạnh cũng sủa inh ỏi ở bờ tường, như thể không cam tâm mình không có phần.
Tôi với Vân Hương nhìn nhau thật nhanh. Người vừa đi hết, hai chúng tôi liền trèo ra khỏi viện, không đi đâu cả, chúng tôi đi theo đoàn người đó chạy đến trước cổng chính nhà mình.
Người đi nhận tiền đã vây kín trước cổng đến mức nước chảy không lọt. Quản gia vò đầu bứt tai. “Quà mừng với ngân tử cái gì? Các ngươi nghe ai nói vậy? Tránh ra, tránh ra!”
Tạ thái phó thông minh hơn ông ta, bỗng nhiên lớn tiếng sai: “Lập tức chạy đến phòng tứ tiểu thư xem thế nào!”
Tôi và Vân Hương trốn giữa đám đông cười trộm.
Người ở quay lại, mặt mũi trắng bệch. “Trong phòng tứ tiểu thư không có ai cả.”
Tạ thái phó giậm chân. “Còn đứng đực ra đó làm gì? Mau chạy đi tìm!”
Quản gia hỏi: “Thế còn đám người này?”
Tạ thái phó mắng: “Ở đây không có tiền! Thiếu tiền thì đi xin thần tài chứ!”
Gia đinh chạy ra xua người. Hai chúng tôi liền theo đám đông tản đi.
Cửa thành phía bắc là gần đây nhất, xa nhất là cửa phía tây, tôi đưa Vân Hương đi qua cửa phía nam là nơi dành cho bà con dân nghèo và quan tài qua lại. Dù sao tôi cũng lớn lên ở thời đại mới, là thế hệ mới được học tập kiến thức khoa học để trưởng thành, tôi có thể không mê tín một cách có lựa chọn.
Ra khỏi thành thuận lợi, chúng tôi mua hai con lừa.
Vân Hương hỏi: “Tiểu thư, tiếp theo chúng ta sẽ đi đâu?”
Tôi nói: “Cứ ra khỏi thành đã rồi tính.”
Vân Hương băn khoăn nói: “Nhỡ may lão gia cho người đi tìm chúng ta thì làm thế nào?”
Tôi đáp: “Chắc chắn ông ta sẽ sai người đi bắt ta, nhưng ta không vì lý do đó mà không chạy trốn.”
Chết tiệt, vốn định lưu lại vài hôm đã, hoặc là theo Tạ Chiêu Anh bỏ nhà đi lang thang, không ngờ nhân duyên trời giáng khiến tôi hoa mắt chóng mặt. Bây giờ không trốn chạy, e rằng chẳng bao giờ chạy thoát được nữa.
Chúng tôi ra khỏi thành, đi về hướng tây nam, người càng ngày càng thưa thớt. Đi hơn nửa ngày thì đến một nơi có tên là thôn Khẩu Tử. Không biết người dân ở đây có nấu rượu hay không, nếu có thì nên đặt tên là Khẩu tử tửu lắm chứ, danh tiếng sẽ lưu truyền Nam Bắc, tiêu thụ ra tận nước ngoài…
Tôi và Vân Hương đều đã mệt, đúng lúc nhìn thấy một miếu thờ thổ địa ở bên đường bèn dừng lại uống nước, nghỉ ngơi một lát. Ngôi miếu này bị đổ nát lại hóa hay, nắng lọt mưa dột mang thêm không khí dã ngoại, cũng lại gọn gàng thích hợp cho người nghỉ tạm.
truyện ngôn tình full
Tôi ở lại trong miếu, còn Vân Hương vào làng kiếm chút gì ăn. Cô ấy đi khoảng mười phút thì thời tiết bắt đầu thay đổi. Từng cơn gió nam thổi đến những đám mây đen cuồn cuộn, tôi đang than “thôi hỏng rồi” thì trên trời sấm chớp đùng đoàng, mưa ào ào như trút.
Nước bắt đầu dột chảy trong miếu, tí tách thánh thót nhưng không giống nhịp điệu bài hát. Tôi bối rối, co rúm trốn vào trong xó, cởi bộ trang phục đàn ông vắt lên vai, lúc này biến thành nạn dân đích thực. Vân Hương chắc hẳn đã bị kẹt trong làng vì mưa to, tôi rêи ɾỉ vì đói bụng nhưng cũng chỉ biết cắn răng đợi mưa tạnh, vừa chửi thầm tên Tạ Chiêu Anh khốn khϊếp kia sao vẫn chưa thấy mặt.
Trong tiếng mưa rơi ào ào, tôi nghe thấy có tiếng người đi tới.
Một giọng đàn ông nói vội vã: “Phía trước có căn miếu, công tử cố gắng lên, chúng ta sắp đến rồi!”
Tiếng bước chân vội vã và tiếng vó ngựa vọng lại, sau đó có mấy hảo hán với vóc dáng cao lớn vừa xốc vừa bế một thanh niên hôn mê bất tỉnh đi vào, thận trọng đặt người đó xuống chỗ khô ráo.
Chớp giật sấm rền, mưa to như thác đổ, đất trời vần vũ khiến cho ngôi miếu càng yên tĩnh đến kỳ dị.
Mấy nam tử kia thân thủ lanh lẹ, đầy kinh nghiệm y như đặc vụ Mỹ. Họ cẩn thận sắp xếp cho người thanh niên hôn mê kia xong thì tản ra, hai người đứng trước cửa miếu, còn lại túc trực ở các góc. Mắt ai cũng sáng quắc, như thể có chức năng tia tử ngoại nhìn trong đêm, quét và phóng to tất cả các đồ vật có trong miếu, sau đó thấu thị vào trong mưa. Đại thúc cầm đầu lúc vào trong cửa nhìn tôi thăm dò, chắc thấy tôi cũng vô hại nên trong mắt họ, tôi dần mờ nhạt và hòa tan vào không khí.
Trên đầu lại có tiếng sấm sượt qua. Người thanh niên đang hôn mê bỗng nhiên nấc lên một tiếng. Đại thúc vội chạy lại. “Công tử?”
Nam thanh niên có sắc mặt vàng vọt, đôi môi tím ngắt, vẻ mặt đau đớn. Đại thúc cầm lấy bình nước, rót vào miệng anh ta vài ngụm, sau đó hỏi đồng nghiệp: “Lão Cát vẫn chưa có tin tức gì sao?”
Người được hỏi lắc đầu. “Ở đây nhiều ngã rẽ, lại mưa to như thế, e rằng bọn họ không tìm ra ngay được.”
Giọng bọn họ mang âm địa phương nhưng tôi không nghe ra là người từ vùng nào.
Người thanh niên nằm trên nền đất như chết rồi ho lên mấy tiếng, một dòng máu tươi từ khóe miệng chảy ra. Tuy anh ta mặc y phục lụa điều thượng đẳng nhưng đã bị rách mấy miếng to, để lộ ra cánh tay trắng bệch khiến tôi nhìn thấy trên làn da anh ta có từng đám ban đỏ, to bằng ngón tay cái.
Tôi nhớ hình như có đọc được hiện tượng bệnh này trong sách của Trương Thu Dương.
“Thiên thu hồng?”
Mọi người đều ngoảnh lại nhìn, tôi vội đưa tay bịt miệng. Hai mắt đại thúc như phát quang, vừa như cảnh cáo lại vừa có ý vui mừng, nói: “Ngươi biết loại độc này?”
Tôi rón rén gật gật đầu.
Bóng đại thúc sượt đến nhanh như trong phim truy đuổi, chộp lấy tay tôi. “Cô nương biết bắt bệnh?”
Tôi lịa gật gật đầu.
Đại thúc đẩy thẳng tôi lại: “Mau khám cho công tử của chúng tôi!”
Tôi xềnh xệch đi theo ông ta rồi quỳ bên cạnh người thanh niên, trông như thể khách đến khóc lóc gia chủ qua đời. Bọn họ người thì đông thế thì mạnh, lại có vũ khí, tôi vội vàng bắt mạch cho vị công tử đó.
Kiểm tra xong, tôi nói: “Chính xác là thiên thu hồng, còn bị nội thương nhẹ nữa.”
Thiên thu hồng là độc tố có tính nóng, người trúng độc ngoài nóng trong lạnh, khá giống kem viên rán, có điều không ngọt ngào, đẹp đẽ mà cực kỳ đau đớn. Người thanh niên có dung mạo bình thường, lông mày nhíu chặt, mồ hôi lạnh túa ra, trông đau đớn, quằn quại thấy rõ.
Tôi nói: “Thuốc giải phải bào chế, chỉ châm cứu được thôi.”
Mặt mũi đại thúc dữ dằn, miệng gầm gừ: “Người phải chắc chắn là cứu được!”
Tôi lườm. “Thế thôi, tôi đứng sang bên đợi vậy.”
“Từ từ!” Đại thúc thỏa hiệp. “Tin cô một lần vậy.”
Tôi kê một đơn thuốc, sau đó rút bộ kim bạc lúc nào cũng mang bên mình ra, châm cứu cho vị công tử đó.
Người thanh niên có thân hình mảnh dẻ, cân đối, cơ bắp nổi rõ, chắc là có tập luyện thường xuyên. Anh ta có một vết thương hình chữ thập nhỏ ở ngực bị sưng đỏ tấy, chính là chỗ trúng độc.
Tôi vừa cố gắng nhớ lại cách chữa ghi ở trong sách vừa cắm kim chích máu cho anh ta, đổ thuốc giữ mạch. Châm pháp tổng cộng có sáu bước, tôi thực hiện từng bước một, người thanh niên thổ ra rất nhiều huyết đen tanh ngòm, vết thương ở ngực đã biến thành màu tím sẫm.
Tôi thu kim lại, sau đó phủ phục người xuống.
Đại thúc bỗng nhiên túm chặt lấy tôi. “Cô định làm gì?”
Làm gì? Dưới ánh mắt nhìn chăm chú của mọi người, có muốn làm gì luống cuống cũng chẳng được.
Giọng tôi chẳng vui vẻ gì: “Hút độc cho anh ta.”
Đại thúc nghe nói vậy, lại thêm bệnh hoài nghi, nói: “Không dám phiền đến cô nương, để tại hạ làm.”
Rõ buồn cười. Tôi đâu phải là đàn ông, công tử nhà các người càng không phải là cô nương xinh đẹp. Công tử nhà các người nếu mà đang tỉnh chắc chắn sẽ sẵn lòng để cô nương làm việc này. Còn lão gia già cỗi thế kia trèo lên người trai trẻ nhà người ta thì hình ảnh đó mới là kỳ dị.
Tôi cất lời: “Ông làm cũng được thôi, nhưng lỡ may ông cũng trúng độc, tôi không còn sức để cứu một lần nữa đâu.”
Độc Thiên thu hồng không thuộc loại độc khó giải nhưng điều quan trọng là phải hút được độc cho người bị nhiễm. Độc tính của thiên thu hồng rất bá đạo, người hút độc nếu không dự phòng từ trước thì cũng sẽ bị trúng độc. Ai cũng biết quý trọng tính mạng mình, tránh xa độc tố. Người ta phải hút độc cho người khác là bởi vì ái tình, còn tôi hút độc cho một người vô danh vô tính này là vì tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo quốc tế. Tôi đã cao thượng và vĩ đại như vậy mà các người còn không biết giá trị.
Người đàn ông đứng bên cạnh cũng khuyên giải: “Đại ca, thôi cứ để vị cô nương này làm đi, tôi thấy cô ấy không có ý xấu gì.”
Đôi mắt đại thúc như nhìn thấu được tôi, tôi thản nhiên mỉm cười.
Đại thúc uy hϊếp tôi: “Nếu người có ý động chân động tay thì đừng nghĩ có thể sống sót mà rời khỏi đây.”
Tôi nghĩ bụng, nếu như tôi là thích khách thì các người đã hạ độc tôi thành một vũng nước từ lâu rồi.
Bên ngoài vẫn mưa như trút nước, điên cuồng cuốn phăng cả mấy miếng ngói ở trên đỉnh mái nhà. Tôi phủ phục người hút độc từng ngụm, từng ngụm cho người thanh niên kia. Máu độc vừa tanh vừa hôi nhưng lại có vị tương hạt cải, xộc lên khiến nước mắt tôi trào ra, người không biết sự tình chắc chắn phải cảm động trước cảnh lệ tuôn đầy mặt tôi, cho rằng tôi đang xả thân cứu tình lang.
Vất vả như thế hơn nửa tiếng đồng hồ, cổ tôi mỏi rũ, vết thương trên ngực chàng trai cuối cùng cũng hết tím đen, thân nhiệt hạ xuống. Tôi bắt mặt cho anh ta rồi nói: “Mạng đã được cứu, tiếp theo uống thuốc cân bằng, nghỉ ngơi khoảng mười ngày là khỏi hẳn.”
Đại thúc cảm kích nói: “Công tử quả là có số gặp người tốt.”
Miệng tôi đang cay, nghe thấy câu này thì phì một tiếng. Miệng đầy máu, chẳng khác gì phim của Châu Tinh Trì, cũng giống như trúng nội thương.
Đại thúc vẫn cảm động rưng rưng, thuộc hạ của ông ta đành ra mặt cảm ơn tôi, thì bỗng nhiên đại thúc la lớn: “Công tử tỉnh lại rồi ư?”
Tôi sờ lên miệng, quay đầu lại nhìn, đúng lúc người thanh niên kia đang từ từ mở mắt ra. Ngũ quan của anh ta bình thường, duy có cặp mắt là đen láy, chăm chú nhìn tôi.
Tôi đưa tay sờ trán anh ta kiểm tra nhiệt độ. “Tỉnh lại là tốt rồi. Uống nhiều nước vào nhé!”
Anh ra vẫn còn rất yếu, chưa nói được, chỉ dùng ánh mắt để cảm ơn tôi. Tôi cười với anh ta. Anh ta nhắm mắt lại, ngủ mê mệt.
Người đứng canh ở cửa bỗng nói: “Có người đang đến!”
Đại thúc nghiêm mặt. “Là Lão Cát ư?”
“Không phải.” Người đó nghe ngóng. “Đông lắm, đều không biết võ công.”
Tôi nghiêng đầu nghe ngóng hồi lâu, chẳng thấy tiếng gì, chỉ phát hiện ra mưa sắp tạnh. Đang nghĩ không biết Vân Hương ở đâu thì có một giọng nói quen thuộc cất lên: “Nhanh lên! Trong cái miếu đằng trước kia!”
Vương quản gia ư?
Tôi thất kinh. Đất trời rộng lớn như vậy mà ông ta có thể tìm đến đây, không biết là do thiên phú bẩm sinh hay chỉ là mèo mù vớ cá rán?
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- cả tẫn đào ca
- Hát Tiễn Hoa Đào, Chờ Người Quay Lại
- Chương 14