- 🏠 Home
- Xuyên Không
- Lịch Sử
- Hào Khí Đông A
- Chương 9: Binh Khí, Binh Pháp
Hào Khí Đông A
Chương 9: Binh Khí, Binh Pháp
Phần thi này khá phong phú về chủng loại, có cương đao, cũng có gươm, có kiếm, thậm chí có cả kẻ dùng rìu chiến. Thượng vàng hạ cảm, tới gần hai chục loại binh khí. Trong đó khiến Nguyên Hãng để ý nhất là ba người.
Người thứ nhất là một tên cao gầy, người hắn quả thực rất cao. Hắn tên Hác, con một vị võ tướng, năm nay mười sáu tuổi. Nguyên Hãng cao chừng một mét sau, so với những đứ cùng tuổi đã là cao hơn rất nhiều rồi, nhưng thằng Hác này còn cao hơn, phải chừng một mét tám là ít.
Đứng giữa đám đông, một mình thằng này nổi bật nhất. Phần thi bộ cung và kỵ cung hắn thể hiện cũng khá bình thường, nhưng đến phần này mới thấy thằng này cũng là cao thủ. Vũ khí hắn sử dụng là một cây Đại thương.
Thương bính (cán thương) làm bằng gỗ sáp, dài tới ba mét, thân thương được ngâm dầu hỏa rồi lại hong khô nên vừa cứng lại vừa có sự đàn hồi, hơn nữa lại rất bền và khó nứt.
Thương nhận ( mũi thương hay còn gọi là “tiêm”) làm bằng tinh thiết, mũi thương hình thoi nhọn thuôn về mũi, có rãnh ở giữa để máu chảy ra, mũi thương có bản rộng hơn mũi giáo của Nguyên Hãng, vừa có thể đâm, lại vừa có thể chém.
Mặc dù có chung tên và phân loại với thương của Hoa tộc nhưng mũi thương của Việt tộc lại có thiết kế khác hẳn với Hoa tộc, cũng chính là khác “xuyên vân thương” và phá “ phá không thương” của Hoa tộc.
Phần giữa chính là thương khố, chính là phần chuôi thương để tra cán thương và gắn “ngù” ( sợi tua rua để trang trí ). Phần này có tác dụng ngăn máu chảy ngược về cán thương khiến cán thương trơn trượt.
Tên này luyện được một bộ thương pháp hai mươi bảy chiêu, có đâm, có chém. Mỗi chiêu điềm hiểm hóc vô cùng. Cán thương dài lại cộng thêm chiều cao vượt trội, cánh tay dài của tên Thạch tạo nên vùng sát thương rất rộng. Bán kính ba mét xung quanh hắn bị bao trùm bở ánh thương.
Thương có ưu điểm hơn so với giáo đó là cán thương có độ đàn hồi,dễ dàng hấp thu lực phần chấn, hơn nữa lại rất linh hoạt, biên độ chiêu thức lớn dẫn đến các chiêu số vô cùng đa dạng, khiến đối thủ rất khó đề phòng.
Nhưng nhược điểm cũng rất rõ ràng, đó là luyện tập thương pháp rất khó, không có chục năm tập luyện thì đừng hòng nắm được những điểm mấu chốt. Thằng này còn thành thục hơn so với Nguyên Hãng, đoán chừng đã tập luyện từ nhỏ, chứ không phải loại giữa đường xuất gia như cậu.
Người thứ hai là một tên bộ dáng cao lớn, lưng rộng, vai rộng, trông như như một con gấu hình người vậy. Vũ khí hắn sử dụng là một cây Đại Trùy có mũi nhọn.
Cán trùy dài chừng một mét tám, làm bằng loại gỗ cứng, thân to cỡ năm phân. Đầu trùy hình nửa quả trám, có sáu cạnh, bề ngang chỗ rộng nhất cỡ mười lăm phân, thon dần về phía cán thương. Phần mũi nhọn hình thoi, dài cỡ mười phân.
Loại Đại trùy này dùng cho kỵ kinh riêng phần đầu trùy cũng nặng tới gần hai chục cân, cả trùy phải đến hai mươi lăm cân. Loại vũ khí này thích hợp với việc đập, nện cần dùng rất nhiều sức. Tên này dáng người cao to, sức lực lại lớn, không ngờ cầm cái trùy nặng như vậy mà cứ như không.
Một bài trùy pháp hơn ba mươi chiêu thức hắn đánh xong mà mặt không đỏ, hơi thở không gấp. Chiêu thức không nhanh như giáo sóc của cậu, cũng không hiểm như thương pháp của thằng Hác, nhưng mõi chiêu, mỗi thức đều mang theo sức phá hoại kinh khủng, nền sân thi làm bằng đá khối mà bị thằng này nện ra mười mấy lỗ lớn.
Người còn lại là một tên mặt đen, dáng người cũng không cao, còn thấp hơn Nguyên Hãng. Vũ khí hắn sử dụng là một cây “Đại phủ việt”. Đây là lại vũ khí đặc chưng của người Việt.
Cán phủ dài cỡ một mét rưỡi, làm bằng gỗ loại gỗ cứng, mặt ngoài phủ lớp sơn đen bóng.
Đầu phủ gồm hai bộ phận hợp thành : một lưỡi búa lớn và một mũi thương nhọn. Lưỡi búa hình trăng khuyết, dài chừng hai mươi phân, dày cỡ năm phân, được mài sắc phần lưỡi. Phần mũi thương dài cỡ ba mươi phân, là loại mũi thương hai lưỡi, ở giữa có rãnh nhỏ.
Cây đại phủ việt này nhẹ hơn trùy nhưng lại nặng hơn giáo sóc nhiều, hơn nữa vừa có thể đâm, chém, lại có thể nện, chặt. Là một thứ vũ khí vô cùng lơi hại.
Chỉ thấy cây đại phủ việt lúc khai, lúc hợp, công phòng kín kẽ. Đoán chừng thằng này cũng có căn cơ từ bé rất tốt.
Trừ ba thằng này ra, Nguyên Hãng cũng thấy có vài thằng khác gọi là khá, võ công cũng có thể nói là có chút thực dụng. Nhưng đa phần đều là con võ tướng hoặc quan lại, còn tôn thất công hầu thì rặt một đám vô dụng.
Chiêu thức nhìn thì đẹp mắt nhưng tính thực chiến lại không cao, nếu đυ.ng phải một trong ba tên kia đoán chừng ba chiêu cũng không qua nổi. Thực ra điều kiện luyện võ của đám con cháu tôn thất này tốt hơn những tên kia nhiều, nhưng toàn đám ăn chơi thì giỏi chứ chịu khổ thì rõ ràng không thằng nào chịu được.
Đa phần chỉ luyện được vẻ bề ngoài chứ không nắm được phần tinh túy, không chịu khổ, không bỏ công thì làm sao có thành quả. Đám này đúng là sống trên phúc của tổ tông để lại, đã vô dụng đến mức không còn gì để nói.
Thực ra nếu không có xáo trộn kỳ lạ thì hiện giờ Nguyên Hãng cũng là một trong số chúng nó, gần một năm trước cậu cũng có khác gì đám kia đâu. Cứ như thế này bảo sao vương thất không bị diệt vong, không có Hồ Quý Ly, thì cũng có Lý Quý Ly, Phạm Quý Ly mà thôi.
Ngày hôm sau mở đầu bằng việc thi binh pháp, cái này chính là thi viết rồi. Hai trăm cái bàn lớn đặt ở giữa sân, mỗi bàn cách nhau hai mét, mỗi người một bàn. Đề mục chỉ có một cái, nếu phương pháp hành quân cắm trại và các thủ đoạn phòng vệ của doanh trại.
Thời gian làm bài là một giờ đồng hồ, câu hỏi này không khó nhưng phạm vi lại khá rộng. Phải viết liên tục mới kịp. Nguyên Hãng chăm chú viết, phần này ở võ thái học đã dậy rồi, hơn nữa cậu lại có sư phụ chỉ dạy riêng, thêm vào cậu nghiêm túc học tập nên có thể nói câu hỏi này với cậu không hề có tính thử thách.
Nhưng với một số đứa thì không như vậy, có thể thấy thỉnh thoảng lại có thằng gãi đầu gãi tay, không thì mồm ngậm cây bút, thậm chí có thằng được một nửa thời gian mới chỉ viết được vài chữ. Bọn này ngày ngày đi học nhưng cơ bản chẳng để ý nghe giảng hay ghi nhớ bao giờ, không to nhỏ chuyện nhà thì cũng bàn nhau đi quậy phá.
Cả sân có chừng hai mươi vị quan giám khảo đi lại giám sát nên chẳng thể dở nổi trò gì. Thời gian chậm chậm trôi qua.
Khỏang năm mươi phút sau, Nguyên Hãng cuối cùng cũng viết xong, cậu đã viết kín ba trang giấy, mấyy nghìn chữ. Điều duy nhất khiến cậu không hài lòng đó là chữ viết, thời này Đại Việt dùng chữ Hán và chữ Nôm là chủ yếu, đặc biệt là chữ Nôm đã được phổ biến tương đối rộng rãi.
Đối với một người quen viết chữ Quốc ngữ, toàn là ký tự latinh như Hãng, việc chuyển sang dùng chữ Hán quả là việc khó. Nhìn khá rối mắt, mặc dù có trí nhớ của tên Hãng cũ nhưng thằng này cũng không phải dạng ham học cho cam, nên chỉ nhận được những chữ thường thấy mà thôi.
Tuy nhiên gần một năm cũng khiến cậu khá quen với việc viết chữ Hán rồi, lại nói thời kỳ này chữ nôm chỉ dùng để khắc một số chữ trên tượng đá hay trên chuông hoặc làm các bài thơ, văn bàng Hàn luật chứ việc sử dụng trong các văn bản của chính quyền thì chưa được sử dụng rộng rãi cho lắm, đa phần vẫn là dùng chữ Hán.
Chúng ta nên phân biệt được việc sử dụng chữ Hán không có nghĩa là dân ta nói tiếng Trung Quốc, chữ Hán có thể phát âm được bàng tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn và cả tiếng Việt. Còn chữ Nôm thì do người Việt phát minh ra nên nó chỉ có thể phát âm bằng tiếng Việt.
Ngẩng đầu nhìn xung quanh, Hãng cũng phát hiện ra nhiều đứa còn chưa viết nổi một mặt giấy, lắc đầu ngao ngán. Hãng nộp bài chõ một vị quan giám khảo rồi quay về khu nghỉ ngơi, sau khi thi binh pháp xong có một giờ để nghỉ, chờ đến thi đối kháng theo đội, cũng là phần thi cuối cùng.
Hôm nay lượng người đến xem vẫn rất đông, thậm chí có xu hướng đông hơn hôm qua. Nguyên Hãng cũng vô tình trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Ngày hôm qua cậu biểu hiện xuất sắc nhất, ba vòng thi cậu đang có năm mươi sáu điểm, vững vàng đứng thứ nhất. Bỏ xa người đứng thứ hai tới tám điểm.
Xếp thứ hai không ngờ là thằng Đáng, được bốn mươi tám điểm, thằng này nhìn phất phơ mà cũng có bản lĩnh gớm. Hôm qua bài thi binh khí Nguyên Hãng nhớ thằng này dùng một thanh đại đao, coi như cũng là một thằng có thực lực nhưng cũng không phải quá xuất sắc, hơn nữa phần thi cưỡi ngựa bắn cung nó cũng chỉ vừa đạt yêu cầu.
Không ngờ hôm nay dán bảng công bố tạm thời tên nó lại lù lù đứng ở vị trí thứ hai, trong khi ba tên hôm qua Nguyên Hãng liẹt vào hàng đối thủ thì lại chỉ đứng ở vị trí thứ năm, tám và mười. Xen vào đó toàn là con cháu vương thất.
Thằng Đáng, thằng Thạch xếp vào tốp mười còn miễn cưỡng tính là chấp nhận được, nhưng mấy thằng còn lại thì không hiểu kiểu gì lại xếp vào được tốp mười. Đặc biệt thằng xếp vị trí thứ chín, Nguyên Hãng còn lạ gì nó, Trần Thiên Bảo con của Cung Giản vương.
Thằng này hôm qua thi bộ cung ngay sau Nguyên Hãng, bắn mười mũi tên được hai mươi mốt điểm, coi như tạm được. Nhưng cưỡi ngựa bắn cung chỉ trúng được ba mũi, chỉ vừa đủ yêu cầu, thi binh khí thì sử dụng một cây trường kiếm song thủ, thực sự nếu để nó đấu với Nguyên Hãng thì chỉ một chiêu cậu cũng đập bay được cây kiếm.
Vốn thằng này thân hình đã ẻo lả yếu đuối nên không sử dụng được binh khí quá nặng, cây kiếm nó dùng chỉ nặng cỡ hai cân mà thôi. Mấy chiếu kiếm pháp thì rõ hoa mỹ nhưng toàn động tác thừa, vừa tốn sức mà còn lắm sơ hở.
Vậy mà nó vẫn lọt tốp mười, điều này khiến Nguyên Hãng bắt đầu nghi ngờ tính chất của cuộc thi. Bởi lẽ nếu nằm trong tốp mười sẽ nhận được chức doanh trưởng, tương đương với quan văn thất phẩm, còn lại cùng nắm là được chứ vị phó đô hoặc phó doanh, thậm chí chỉ là ngũ trưởng.
Rõ ràng sự hấp dẫn của quan chức sẽ khiến nhiều người tìm cách chạy trọt cho con cháu để lọt vào được tốp mười. Cái này có lẽ mọi người đều biết, nhưng cũng chảng ai nói được gì, hiện giờ nề nếp của triều đình đã xuống đến mức thấp nhất từ khi thành lập vương triều rồi.
- 🏠 Home
- Xuyên Không
- Lịch Sử
- Hào Khí Đông A
- Chương 9: Binh Khí, Binh Pháp