Chương 11: Bộc Lộ Mưu Lược

Giờ nghỉ trưa qua đi, bài thi cuối cùng diễn ra vào đầu giờ Mùi ( khoảng một giờ chiều). Lúc này sân thi đã được dọn trống hoàn toàn. Ở hai đầu sân đã cắm sẵn hai lá cờ lớn. Một lá màu đỏ, một lá màu xanh.

Khu vực thi được khoanh lại bằng hàng rào gỗ, dài khoảng bốn trăm mét, rộng ba trăm mét. Hai đội mỗi bên thủ một nửa sân. Vì đảm bảo an toàn, vũ khí được sử dụng đều không có đầu sắc nhọn, tất cả đều được đổi thành gậy gỗ, côn gỗ. Mà đầu của gậy đều có bọc vải, dù sao đều là vương công quý tộc, con cháu công hầu nếu bị thương quá nặng thì cũng không hay.

Tất cả thí sinh đều được phát một bộ giáp da tiêu chuẩn của quân đội, gồm một cái giáp thân, một mũ đội. Có thể bảo vệ đầu và phần thân của người sủ dụng. Nước Việt thời Lý Trần là nước nhỏ, dân ít , không có đủ tiểm lực để chế tạo khôi giáp bằng kim loại số lượng lớn trang bị cho quân đội.

Chỉ có một số ít đơn vị tinh nhuệ mới có được trang bị giáp sắt, còn lại đa phần là giáp da hoặc giáp mây. Nhưng dù là giáp da cũng chỉ trang bị đại trà cho quân cấm vệ đóng ở quanh kinh thành, còn lộ quân hay biên quân gần như không được trang bị.

Hơn nữa ngày thường cấm quân cũng ít khi mặc áo giáp, chỉ khi có chiến tranh thì mới dùng đến. Loại giáp da được phát nặng cỡ ba cân, là hai mảnh da một trước một sau may theo hình cơ thể, khâu lại với nhau bởi dây thừng bện từ cỏ đay. Loại da được sử dụng là thường là da trâu.

Da trâu được ngâm khoảng sáu tiếng trong nước, rồi vớt lên trộn với vôi, mỗi ngày đều phải đảo lên. Sau một tháng thì vớt, rửa sạch, cạo lông rồi cắt xén thành hình mong muốn. Sau đó lại dùng nước vỏ vẹt ngâm khoảng một tháng sẽ cho ra tấm da màu đỏ nâu.

Những tấm da thành phẩm được chuyển đến xưởng chế tạo vũ khí của triều đình, ở đây chúng được đo cắt, khâu vá để thành hình một bộ giáp. Mũ da được đóng thành hình chữ nhật, trên rộng dưới hẹp, có ba tấm vải hình vuông để che nắng ở hai bên tai và sau gáy.

Mỗi bộ áo giáp chị giá tới vài chục quan tiền, để trang bị cho đội quân hàng chục vạn người là một con số mà triều đình không thể chi nổi vào thời điểm này.

Giáp da có khả năng chống chịu sát thương từ các vết đâm chém hay tên bắn khá hiệu quả. Nếu sử dụng cung mềm cơ bản là không bắn xuyên được trong khoảng cách sáu mươi mét. Muốn xuyên thủng trúng nhất định phải sử dụng cung cứng hoặc nỏ tay.

Toàn bộ mặc áo giáp xong, lại quấn lên tay một mảnh vải nhỏ màu đỏ để phân biệt với đội bên kia. Ngoài gậy, côn còn có thể sử dụng cả khiên chắn. Loại khiên được sử dụng là khiên mây mà không phải khiên gỗ.

Quân đội nhà Trần sử dụng phổ biến loại khiên chắn làm từ mây rừng. Khiên hình tròn, đường kính cỡ bốn mươi phân, do làm bằng mây lên rất nhẹ, chỉ khoảng hai cân, nhưng lại có khả năng phòng ngự rất tốt.

Hai đội lần lượt vào sân, xung uqanh liền vang lên tiếng reo hò ầm ỹ. Hôm nay có rất nhiều người đến xem, phả gấp đôi hôm qua là ít. Các vị trí quanh sân đều đã bị đứng kín mít, chỗ nào cũng thấy người.

Ngay cả quan gia và thượng hoàng vốn chỉ xuất hiện một chút ngày hôm qua, hiện giờ cũng đến quan sát. Các vương hầu thì đang bàn luận rôm rả, thậm chí còn cá cược miệng với nhau. Mà hiện giờ dĩ nhiên nhiều người đều nghiêng về đội một, cứ nhìn vào xếp hạng thì rõ ràng đội đó đang có ưu thế lớn hơn nhiều.

Tại vị trí của các thân vương, cuộc bàn luận đnag trở lên nóng hơn bao giờ hết,mà trung tâm chính là hai vị phụ thân của hai đội trưởng; Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục và Cung Tín vương Trần Thiên Trạch.

- Ta nói kết quả đã rõ ràng quá rồi còn gì, Nguyên Hãng tuy tài giỏi nhưng lực lượng bên đội hai kém hơn nhiều so vưới đội một. Thiên Trạch, lát mà Nguyên Hãng có thua cũng đừng trách thằng anh họ nó không nể tình nhé hahaha.

- Hahaha huynh trưởng không nên kết luận sớm như vậy, hai quân đối chiến đâu phải cứ mạnh hơn là sẽ dành chiến thắng. Ngày xưa các vị tổ tiên chống giặc Thát Đát nếu cũng gặp mạnh mà bại thì liệu cơ nghiệp của triều ta có còn đến bây giờ.



Hai bên ai nói cũng có lý, nhất thời không ai chịu ai. Tuy chỉ là cuộc đấu nhỏ của đám thiếu niên, nhưng cha nào mà không thích con mình tài giỏi, có đứa con đứng đầu đám cùng thế hệ thì làm cha cũng được mát mày mát mặt.

Tuy bình thường hai người tình cảm rất thân thiết, nhưng lúc này ai cũng không chịu ai, cuộc nói chuện dần có xu hướng ngày càng to. Khi hai bên đang đỏ mặt tía tai tranh luận, chợt có một giọng cười nhỏ nhẹ vang lên.

- Hai vị hoàng đệ có chuyện vui gì mà tranh luận như vậy.

Nghe thấy tiếng nói, lại nhìn về nới phát ra, mọi người liền mau chóng hành lễ. Kể cả hai vị đang tranh cãi đến đỏ mặt tía tai cũng đồng dạng dừng lại, cùng tiến lên hành lễ.

- Tham kiến thượng hoàng.

- Tham kiến quan gia.

Chí thấy thượng hoàng khẽ vẫy tay.

- Các khanh miễn lễ.

Mà quan gia ở phía sau thi mìm cười với mọi người, cũng không có nói gì. Mà mọi người dường nhưu cũng đã quen với cảnh này lên lần lượt đứng lên, chừo hầu chuyện vưới thượng hoàng. Lúc này Cung Túc vương và Cung Tín vương mới lần lượt giải thích sự việc cho thượng hoàng.

Vừa nghe hết đầu đuôi câu chuyện thượng hoàng liền gật gù, hai người ai nói cũng đều có lý của mình. Ngài cũng không rõ bên nào mới là người thắng cuối cùng. Suy nghĩ một lát, ngài bèn cười nói.

- Đều là hoàng thân, hai vị hoàng đệ không nên tranh cãi như vậy. Thế này đi, ta sẽ làm trọng tài, bên nào thắng ta sẽ cho bên đó một ân huệ. Như thế nào?

Thượng hoàng bất ngờ đưa ra yêu cầu khiến mọi người đều ngỡ ngàng. Vốn xưa nay người đều không quan tâm đến việc bên ngoài, không ngờ hiện giờ đã phá lệ đến xem thi đấu, lại còn có ý định làm trọng tài cho hai vị thân vương.

Tuy khó hiểu nhưng ý của thượng hoàng ai dám không nghe, liền đồng loạt vâng dạ. Tiếng trống trong sân đấu vang lên cắt ngang cuộc nói chuỵen của mọi người, giừo thi đã đến, quan gia và thượng hoàng đã trở lên ghế rồng, các vị thân vương công hầu cũng lần lượt trở về chỗ ngồi.

Mà những người trong sân lúc này cũng không biết mình đã trở thành một việc đánh cược với bề trên. Hai đội lần lượt tiến lên thi lễ với nhau, sau đó lần lượt trở về khu vực của mình.

Phía bên đội xanh vẫn sử dụng loại đội hình bộ binh cơ bản được giảng dạy khi còn ở trong võ thái học. Một trăm người chia thành hai nhóm, một nhóm hai mươi người xếp thành hình tròn bảo vệ quanh cột cờ lớn, nhóm còn lại dàn thành ba hàng chữ nhất ( hàng ngang )

Trên tay kẻ cầm côn ngắn, kẻ cầm gậy dài, có kẻ dùng khiên, có kẻ chỉ tay không. Cơ bản là sử dụng theo ý thích. Kế hoạch của bọn này cũng rất đơn giản, lấy lợi thế về võ lực, xông mạnh về phía lá cờ, quét sạch đối phương trong một lần công kích.

Mà phía bên Trần Cảnh thì lại trái ngược hoàn toàn, chiến lược đưa ra là thủ trước công sau. Đội hình cũng xếp thành ba nhóm riêng biệt. Ở trung tâm là đội ngũ một trăm năm mươi người xếp thành ba hàng hình cánh cung.



Hàng đầu tiên một tay cầm khiên, một tay cầm côn ngắn, hàng thứ hai thì đồng loạt cầm gậy dài. Hàng thứ ba lại tiếp tục như hàng đầu. Nhóm này có nhiệm vụ chính là bảo vệ lá cờ do Nguyên Hãng trực tiếp làm chỉ huy.

Còn lại năm mươi người thì chia thành hai nhóm, mỗi nhóm hai mươi lăm người, dấu ở ngoài cùng của đội hình vòng cung. Mỗi người đều cầm khiên tròn, đoàn côn. Thằng Đáng chỉ huy một nhóm, Lê Đinh chỉ huy nhóm còn lại.

Sau khi thấy Nguyên Hãng đứng ở đầu đội hình, lại thấy người của cả đội hai co cụm lại phòng thủ, phía bên đội một liền vang lên tiếng cười cợt, mỉa mai. Mấy thằng trong hoàng thất đều lớn tiếng chế giễu Nguyên Hãng hèn nhát, chỉ biết rụt đầu làm rùa.

Thằng Thạch, thằng Bảo càng haha cười lớn. Chỉ thấy thằng Thạch đứng lên phía trước nói to.

- Mọi người thấy rồi đó, đám bên kia đều là lũ thỏ đế, ngay cả dũng khí đấu với chúng ta cũng không có, chỉ biết rụt đầu rụt cổ với nhau. Trận này chúng ta chắc thắng. Mọi người phải nhất tế xông lên đánh tan đám bọn chúng, thể hiện sự dũng mãnh của chúng ta cho thượng hoàng và quan gia thấy.

Một đám xung quanh như ăn phải máu chó, hô hào ầm ĩ. Tuy nhiên trong đám người vẫn có vài kẻ tỉnh táo, rõ ràng cũng thấy nghi ngờ về việc co cụm lại của đội hai. Mà nhất là hai tên Hác và Manh, chính là hai kẻ được Nguyên Hãng chú ý khi trước.

Hai thằng này ngoài võ nghệ rất cao còn có sự tài trí mà người thường không có, khác với thằng dùng đại phủ việt hữu dũng vô mưu. Chí thẩy hai đứa nháy mắt với nhau, đều hiểu được ý của đối phương, khẽ nhích gần nhau nói gì đó.

Khi hồi trống thứ hai vang lên mọi ánh mắt đều đổ dồn xuống sân thi, cuộc đấu đã chính thức bắt đầu.

Tiếng trống vừa vang lên, thằng Thạch liền phất tay, đội ngũ mau chóng tiến về phái trước. Dù so cũng đều là thiếu niên, chư atừng trải qua huấn luyện, đi vài mét đầu tiên còn có thể miễn cưỡng giữ hàng lối, nhưng càng về sau càng lộn xộn.

Đội hình có đứa cao đứa thấp, bước đi không đều lên đến vị trí giữa sân đã có chút không thành hình dáng rồi. Hơn nữa vô tình hữu ý những đứa không ưa đám thằng Thạch, mà dẫn đầu là đám thằng Hác lại dồn cả về hàng sau cùng, bước đi cũng chậm hơn một nhịp so với hai hàng trước.

Nguyên Hãng đứng ở vị trí trung tâm của hàng đầu, nhìn rất rõ khung cảnh phía trước, bất giác miệng nở nụ cười nhạt. Lấy lại tinh thần, bước lên phía trước vài bước, nói với đám người phía dưới.

- Anh em, trận này chỉ cần chúng ta đoàn kết một lòng, hành động như đã bàn bạc từ trước, ai cũng ra sức thì chiến thằng chắc chắn sẽ nằm trong tay chúng ta. Chúng ta phải cho mọi người thấy sức mạnh của sự đồng lòng, cho mọi người thấy ai mới là kẻ cười cuối cùng.

Nói xong, Nguyên Hãng lại lấy đoản côn đập mạnh vào tấm khiên chắn, miệng hô to.

- Chiến.

Bên dưới trăm người như một, đều hô to

- Chiến