Chương 24: Ngoại truyện 2: Bùi Đức Duy

” Duy, em xin lỗi… “

Ánh mắt em mang đầy vẻ bất đắc dĩ, vẻ mặt ảo não không dám đối thẳng với tôi, nhưng lại dám dùng lời nói của em làm tổn thương tôi.

Tôi dù đã đoán từ lâu nhưng nghe thấy chính miệng em nói, vẫn không tránh khỏi cảm giác tổn thương.

Tôi biết đây là giấc mơ, nhưng dù vậy lòng vẫn quặn đau.

Tôi muốn thoát ra khỏi giấc mơ này…

Tôi căm ghét tất cả!

Rầm!!

- Ai ui mẹ văn kiếp! Gãy bố nó răng mất thôi!!!

Một loạt những tiếng va chạm vang lên bên tai cùng với tiếng kêu la oai oái phá bĩnh tâm trí tôi.

Khẽ mở mắt ra, thu vào trong mắt là bầu trời cao trong xanh với những áng mây trắng lững lờ trôi. Cảm giác mọi vật đều yên bình.

Haiz! Rõ ràng là định chạy bộ quanh khu phố này, kết quả lại nằm trên ghế đá rồi ngủ thϊếp đi lúc nào không hay.

Nhíu mày lại, tôi nhìn về nơi phát ra tiếng động. Một cậu nhóc đẹp trai mặc đồ cầu thủ bóng rổ đang ngồi dưới tán cây phượng bên vỉa hè, đầu gục xuống, hai tay ôm mặt rêи ɾỉ. Ngay cạnh đó là chiếc xe đạp thể thao màu tím nằm chổng vó.

Không cần tốn gì nhiều chất xám, tôi cũng có thể mường tượng ra được có lẽ là một vụ đυ.ng độ giữa xe và cây vừa xảy ra.

Tôi thấy cậu nhóc ấy lảo đảo đứng dậy, giận lẫy đạp mạnh vào thân cây phượng. Tất nhiên là đạp xong rồi thì lại ngồi xổm xuống, ôm mu bàn chân hậm hực chửi bậy.

Tôi tựa lưng vào ghế, nhìn biểu hiện đa dạng trên khuôn mặt nó.

Thật thú vị! Tự mình đạp xe kiểu mán mường gì đâm được vào cây, giờ lại bất mãn với cái cây. Lạ thật!

Cậu nhóc đó dường như đã phát hiện ra tôi đang chăm chú nhìn nó, liền quay ngoắt qua hằm hằm mặt, gằn từng chữ:

- Oh shit!!! Ông cố nội à! Không ra giúp người đương gặp nạn thì thôi, còn ngồi đấy mà cười!?

Tôi ngồi thẳng dậy, à một tiếng rồi khinh khỉnh hỏi lại:

- Ầy, thế chú em muốn anh giúp gì sao?

Cậu ta cười khẩy, nhổ nước bọt xuống lề đường, trợn mắt khinh bị nhấc xe lên và quay người đi.

Ngôi lên xe, cậu nhóc đạp vài cái sau đó liền phanh gấp lại rồi xuống xe ngó ngó cái lốp sau.

Lập tực, nó há hốc miệng ra, gầm rú inh ỏi làm hàng cây bên đường cũng muốn dao động theo:

- A A A! Má nó chứ! Mấy thằng ôn con khốn nạn cả đám dám rút van xe của tao! Ôi thảo nào đạp được có vài ba cái đã ngã chổng vó!

Tôi tặng lưỡi, dùng ánh mắt như của người thường “ban tặng” cho một thằng bệnh, chiếu thẳng vào bóng dáng nhỏ bé loắt choắt đang hí hoáy với cái lốp xe. Cậu ta hết bóp lốp rồi lại thò tay vào túi áo xoay sở lục lọi.

Loay hoay một hồi, rốt cục cũng oải, cậu nhóc dắt xe quay trở lại hiện trường vụ đυ.ng độ.

- Mèng ơi mất tiêu cái của quý của con rồi…

Cậu bới bới đám cỏ, thỏ đầu xuống nhìn gầm ghế, còn nhìn vào cả cống thoát nước ven đường.

- Ê, làm gì vậy nhóc!? Hơ hơ, “của quý” nào của chú em rớt dưới cống à?

Tôi mở miệng hỏi, một phần vì tò mò, một phần mang ý trêu tức. Tôi chính là thế, rảnh rỗi sinh nông nổi.

- Nhóc cái con cóc! – Nó chán nản cầm cục gạch ném xuống hồ nước, tủi thân gắt lên – Tìm ví! Đui à??

Chẹp chẹp miệng, tôi tiến tới ngồi xuống cạnh cậu ta, nửa đùa nửa thật mà hỏi:

- Bộ…cái ví được chôn dưới lòng đất này à?

- Không!

- Thế sao như thể muốn đào tung mọi thư nên thế?

- Thì…tìm cho có thôi! – Nó tựa đầu vào thân cây, vẻ mặt u ám như ma đòi mạng – Mất ví ở đâu giờ hổng có nhớ nữa!

Liếc xéo bộ dạng sầu não đó, tôi cố gắng vận công nén cười, đưa thay che miệng ho khụ khụ:

- È hèm! Thế trỏng còn nhiêu tiền?

Thằng nhóc nghe đến đó cả người cứng đờ người, nó vò đầu bứt tai lí nha lí nhí đáp lại:

- Éc…hic, hình như còn có nghìn lẻ thôi…

Tiếng nói tưởng như tiếng muỗi vo ve, càng nói thì lại càng nhỏ dần. Tất nhiên là đủ để tôi nghe lọt hết. Một lời đấy rót vào tai làm tôi có cảm giác muốn cắm đầu cái phập xuống đất xem mình đang lo chuyện bao đồng quái quỷ gì!

Giời ơi đất hỡi! Tôi muốn đâm đầu ra biển đảo mà gào thét! Có nghìn lẻ giắt ví mà cũng la ó như chơi cổ phiếu đến phá sản vậy!!

- Ê thím! – Cậu nhóc bỗng dưng xoay người đối diện với tôi, thái độ quay ngoắt một trăm tám mươi độ. Nó chắp hai tay trước trán, đôi mắt long lanh chớp chớp linh động – Thím à! Thím còn đồng nào dính túi hông co con vay cái thím ơi!

- What the fuck!? Thím???

Nó đặt hai tay lên bả vai tôi, cười meo meo, nói:

- Thím ơi, bố thí được càng tốt, không thì cho con vay đi thím! Con thề con hứa con đảm bảo con sẽ trả cả vốn lẫn lời cho thím! Không thì thím cứ đến tìm con rạch mặt ăn vạ ấy! Con – Nguyễn Minh Thư – con người của Đảng cần kiệm liêm chính, công dung ngôn hạnh. Con năm nay học lớp chín, vài tháng nữa thôi là đủ tuổi công dân. Số điện thoại của con là O12xxx. Nhà con ở ngõ số 191 đường L. Đặc điểm nhận diện ngôi nhà là cách nhà tầm một mét có cây cột điện cao hơn ba lần con, bên cạnh cây cột điện xích một con chó, con bên cạnh con chó đặt sẵn cái chuồng gỗ sơn màu nâu… Ầy, rắc rối, tóm lại thím cứ đến đường đấy tìm ngõ nào to hơn các ngõ nhỏ khác, rẽ vào đó và đi thẳng, thấy cái nghách nhỏ đầu tiên thì quành vào, tiếp theo…

Tôi mất kiên nhẫn hít một hơi thật sâu và sau đó thì điên tiết gắt lên:

- Câm mõm ngay cho tao thằng bệnh!

Tôi muốn bóp cổ nó chết khô tại đây ngay và luôn!

Tôi mất kiên nhẫn hít một hơi thật sâu và sau đó thì điên tiết gắt lên:

- Câm mõm ngay cho tao thằng bệnh!

Tôi muốn bóp cổ nó chết khô tại đây ngay và luôn!

Có lẽ do thân người tên nhóc này không lộ tướng, bởi thế mà khi nãy đứng từ xa nhìn bao quát cứ nghĩ rằng nó loắt choắt. Giờ đứng trước mặt mới thấy nó cũng bằng bả vai tôi, có lẽ tầm mét sáu mấy. Tuy nhiên, một thằng con trai mười lăm tuổi mà mét sáu là thấp, tôi cứ tưởng mới chỉ lớp sáu hay lớp bảy gì đó thôi! Nhưng tôi lại không nghĩ rằng nó bằng tuổi tôi cơ đấy, tìm đâu ra người có thể ngây thơ mà đi vay tiền người khác thế kia!

Thằng nhóc nghe tôi quát thì đờ người ra, hai mắt tròn xoe thẳng tắp hướng tôi. Chừng vài giây sáu nó mới cử động, nhưng là chĩa chĩa hai đầu ngón trỏ vào nhau, bĩu môi nói:

- Xin cho có thôi! Thừa biết cái bản mặt thím trông đã thấy keo kiệt! Đến cục ghèn trong mắt chắc cũng ngại lấy ra chứ huống chi rút tiền trong túi bố thí cho người khác?! Còn nữa, tôi không phải thằng mà là con, cũng không phải nhóc! Đừng cứ nửa câu lại có một từ nhóc nghe ngứa tai lắm à nha! Tôi đang cao dần đấy thím ơi!

Tôi hít sâu một hơi để cố kiềm chế lại cơn điên đến mức muốn gϊếŧ người. Ra người trước mặt tôi là con nhóc chứ không phải thằng nhóc. Vậy mà tôi nhìn ngược nhìn xuôi thế nào cũng không thấy giống một đứa con gái hết trơn!

Hơi mím môi, tôi không đỏ mặt chút nào, thẳng căng bốc phét:

- Hừm, đừng có gọi anh bằng thím, anh lớn hơn cô một tuổi đó! Gọi nữa anh thọc họng!

Nó gật đầu như bổ tỏi, nhoẻn miệng cười đến là dễ mến:

- Anh ơi anh à! Cho em mượn tiền! Nhé nhé nhé!?

Tôi à một tiếng, khảng khái rút ví trong túi bên phải ra…

- Thôi vậy, anh nghĩ…anh không cho đâu!

Và sau đó, tôi nhét chiếc ví vào túi bên trái, lướt qua người nó, dứt khoát quay người bước đi.

Ngu gì cho mượn! Dù gia cảnh nhà tôi vốn cũng thuộc diện có tí màu mè, cơ mà ba mẹ tôi vốn kiệt kiết xác sẵn thì tôi không có lý nào lại không học tập họ?! Con nhà nông không giống lông thì cũng giống cánh!

Quay người không ngoảnh lại, nhưng tôi vẫn nghe đâu vọng lại tiếng c.hửi tầm bậy tầm bạ của Thư phía sau lưng. Đấy là ấn tượng đầu tiên của tôi về Thư.

Dù vậy, đại loại là ngay khi tràng tiếng c.hửi kia kết thúc, tôi thấy nhỏ dong xe lách cách chạy tới cạnh tôi.

Nhỏ trân trân cái bản mặt, bâng quơ nói:

- Tôi cần sửa xe!

Như một điều hiển nhiên, tôi đáp lại:

- Vậy thì đi sửa đi! Đâu ai cấm!

Nhỏ trợn mắt, hậm hực quát tháo:

- Thì tôi đã bảo ông anh là tôi không có tiền mà! Giỡn mặt nhau ha?!

- Oh, thế thì về mà lấy tiền!

- Chết tiệt! – Nhỏ xoay ngang xe, chặn đường tôi. Bộ dạng hống hách như đang đòi nợ – Thế muốn tự đưa hay bị trấn lột??

Tôi rốt cuộc nhịn không nổi, gục mặt xuống, cười run rẩy cả hai bả vai.

Trời ơi là đất! Lần đầu tiên có người nói muốn trấn lột tôi. Tôi lại nghĩ có khi giờ minh nhanh nhanh chạy đi làm cái hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phòng trường hợp xấu rố xảy ra quá!

Cười mất nửa mạng một hồi, cuối cùng cũng trấn tĩnh lại được. Tôi ho khan mấy tiếng:

- Khụ khụ…Không là không! Vay người khác!

Thư ngó nghiêng xung quanh, xong, nó nghệt mặt ra, uể oải thở dài rồi nài nỉ:

- Làm ơn đấy! Tôi giờ mà về lấy tiền thế nào mẹ cũng gϊếŧ tôi!

- Hở? Mẹ cô gϊếŧ cô liên quan quái gì tới anh đây?

- Please~

Thư chà chà hai lòng bàn tay, đắm đuối nhìn tôi, trong đáy mắt mang đầy vẻ chờ mong.

Tôi sau này khi nhớ lại khoảnh khắc ấy, trái tim vẫn rung lên từng nhịp vì nghĩ lại khoảnh khắc ấy mình ngu thấy ớn!

Tất nhiên là có nguyên do! Điều chết tiệt là tôi đã bị vẻ mặt ngây thơ thánh thiện và giả bộ đáng thương của Thư lừa tình.

Lừa tôi bỏ tiền túi ra, lừa tôi đi lòng vòng cả khu phố, lừa tôi rẽ vào chợ lớn để rồi lang thang thế nào mà Thư chạy mất hút không tăm hơi.

Đó là quả chơi khăm cay cú nhất, để lạh vết nhơ lớn trong đời tôi vì bị xỏ mũi dắt đi. Cho nên, lúc tôi nhận ra thế giới này thật luẩn quẩn đó là lúc tôi gặp Thư ở trường cấp ba. Không chỉ vậy, tôi còn gặp lại cậu bạn ngồi cùng bàn với tôi ngày xưa – Thanh Phong – người đã tồn tại rất lâu trong lòng người tôi yêu mến và trong sự căm ghét của tôi.

Phần bên lề

Tôi không hay biết có một người luôn dõi theo tôi.

Kể từ khi còn bé, cậu thường hay bắt nạt tôi, việc đó tạo cho tôi suy nghĩ cậu ấy thật khó ưa!

Trong tâm trí tôi lúc nào cũng văng vẳng: Mình tuyết đối không bao giờ thích người như Thu Minh!

Tôi cứ cho điều này là hiển nhiên, cho dù sau này tôi nghĩ thoáng hơn rồi, nhưng vẫn mặc niệm như vậy.

Tôi không hay tôi đã làm tổn thương cậu nhiều đến thế.

Cho đến khi cậu đứng bên bờ biển, cậu nói tôi ngu ngốc, còn nói rất nhiều điều, rồi lẳng lặng quay người đi.

Tiếng sóng biển xô vào bờ át đi tiếng khóc của cậu. Nhưng tôi thấy cậu che mặt và thấy cả nước mắt của cậu.

Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng xua đuổi điều đó vào quên lãng.

Đến lúc tôi bị thất tình lần nữa, và cậu lại như vậy, ngồi bên cạnh tôi, cười nói với tôi. Tôi mới chợt nhận ra mình đã bỏ lại cậu phía sau lưng quá xa.

Cậu ở bên cạnh tôi, với tôi vốn dĩ điều đó đã trở thành một thói quen. Mà thói quen thì con người không bao giờ để ý đến.

Cho đến giờ mới nhận ra, tôi lại chỉ muốn tự đập vào đầu mình về sự ngu ngốc của bản thân!

Ngày trước cậu hay làm tôi khóc, nhưng cho tới tận bây giờ, chẳng ai quan tâm tôi hơn nhiều cậu và cũng chẳng ai lắng nghe tôi nhiều hơn cậu.

Cậu luôn cười nhiều như thế, mà lại chẳng bao giờ vui.

Cậu rất ít bạn, bạn thân lại càng không. Chỉ có mình tôi, mà tôi lại chẳng bao giờ quan tâm tới cậu.

Buổi tối hôm sinh nhật cậu, tôi đi lựa quà sinh nhật. Chọn qua chọn lại mà chẳng chọn được gì, tôi mới hay tôi chẳng biết gì về cậu. Tôi đành mua bánh ga tô và mang đến nhà cậu.

Lúc cậu cậu mở cửa ra và thấy tôi đứng đó, cậu tỏ ra rất ngạc nhiên giống như hình dáng của tôi kì quái lắm vậy!

Như người khác, lúc tôi đưa bánh chúc mừng sinh nhật thì chắc chắn là sẽ vui vẻ nhận lấy. Còn cậu, cậu ngây người ra đó, chỉ vào món quà và hỏi đó có đúng là dành cho câu không.

Tôi không biết làm gì hơn ngoài tự trách bản thân trước giờ toàn quên sinh nhật của cậu.

Những tưởng rằng cuộc sống của cậu quá mỹ mãn nên nhàm chán đi phá bĩnh người khác. Vậy mà ngày sinh nhật của cậu lại buồn đến vậy.

Chỉ có chút món ăn tối đơn giản vừa mới được nấu, một vài quyển tạp chí để xem gϊếŧ thời gian.

Tôi hỏi: Ba mẹ không tổ chức sinh nhật cho bà sao?

Cậu nghe thế, thoáng im lặng rồi mỉm cười giống như đây là chuyện thường tình: Chắc họ quên rồi!

Cậu nói rằng ba mẹ cậu thường xuyên như vậy nên cậu đã quá quen rồi, cậu nói rằng họ rất bận chẳng có thời gian chú ý đến cậu, cậu nói rằng dù sao cậu cũng thích ở nhà một mình.

Vậy trước khi biến điều đó trở thành thói quen, bà đã làm những gì?

Trước câu hỏi đó, cậu chỉ trầm mặc và đáp lại: Không gì cả!

Xong, cậu thu dọn chén bát mang đi rửa. Cậu không biết rằng một câu nói ngắn ngủi của cậu đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều.

Tôi bắt đầu nhìn cậu nhiều hơn.

Cậu luôn ngồi một mình, đeo tai nghe nhạc và nhìn ra ngoài cửa sổ. Thỉnh thoảng ngồi cầm thước kẻ chắn đường, nghịch ngợm con kiến nhỏ bò loạn trên bàn. Không thì cậu ngồi xé vụn mẩu giấy nháp rồi đếm từng mẩu vụn, hoặc là vẽ mặt trời vào góc quyển vở, quyển sách.

Tất cả đều thu vào trong mắt tôi. Tất cả những hành động của cậu đều khiến tôi không khỏi bật cười. Nhưng ngay sau đó lại trong lòng lại như kim châm.

Cậu cô độc là thế, tủi thân là thế, nhưng chưa bao giờ đòi hỏi ở ai.

Cậu như một đứa trẻ nổi loạn vì muốn dành được sự quan tâm nhưng chẳng ai chú ý đến cậu.

Khi tôi cần ai đó bên cạnh, cậu luôn là người đầu tiên. Nhưng cậu mới là người luôn phải cần ai đó ở bên, nhưng khi nhìn xung quanh thì người đầu tiên lại chính là cái bóng của cậu.

Cậu thích rất nhiều cái, trong đó có cái tên ngu ngốc như tôi, nhưng cậu cho việc đòi hỏi là xấu hổ nên bao giờ cũng tỏ ra chẳng quan tâm đến.

Tuy nhiên, tôi biết cậu quan tâm hơn bất cứ ai.

Đến lúc này, khi mà cậu hết hy vọng với mọi thứ, tôi mới biết đến điều này.

Liệu…như vậy có phải hay không đã quá muộn?