Khương Xuân thường đẩy xe cút kít đi vào trấn, mất khoảng hai mươi phút.
Kết quả vì chiếu cố ma ốm Tống Thời An này, xe lừa đi còn chậm hơn đi bộ, ước chừng mất đến ba mươi phút mới đến nơi.
Cũng may là không gấp, nên Khương Xuân cũng không dong dài gì với hắn.
Sau khi đến trấn, nàng mua hai gói điểm tâm rẻ nhất, tốn mười sáu văn.
Rồi lại mua một bình rượu nước rẻ nhất, tốn bốn mươi văn.
Tống Thời An lén nhìn Khương Xuân một cái.
Trước khi ra ngoài, Khương Hà đã dặn dò nàng mua lễ vật đừng bủn xỉn, cứ chọn đồ tốt mà mua, nàng đáp ứng đầy miệng.
Kết quả khi đến thị trấn, nàng liền bằng mặt không bằng lòng, toàn chọn mua những món rẻ tiền.
Ngay cả cha ruột của mình cũng lừa gạt, thật là một gia hoả trong ngoài bất nhất.
*Gia hoả: Tiếng gọi đùa hoặc khinh miệt người khác, con vật khác: anh chàng này, cái con đó, v.v.
Khương Xuân cảm nhận được ánh mắt của hắn, liền vung tay nắm đấm về phía hắn: “Chàng quản cái miệng cho tốt, đừng nói bậy trước mặt cha thϊếp, nếu không cẩn thận thϊếp sẽ đấm chàng.”
Tống Thời An quay đầu đi, lười để ý đến nàng.
Khương Xuân dẫn xe lừa đến đầu phố Hoa Quế, nhảy càng xe nhảy xuống, sau đó xoay người, đưa tay ra với Tống Thời An: “Thϊếp đỡ chàng xuống dưới.”
Tống Thời An do dự một chút, rồi vẫn đưa tay cho nàng.
Xe lừa ở nông thôn không có buồng kín, chỉ có thùng mở ở phía sau, càng không tồn tại ghế nhỏ dưới xe để dẫm lên hay xuống dưới.
Nếu hắn trực tiếp nhảy xuống như Khương Xuân, với tình trạng cơ thể chính mình hiện tại, chắc chắn sẽ ngã như chó gặm bùn.
Khương Xuân tay dùng sức, đỡ ma ốm Tống Thời An xuống xe.
Sau đó, nàng buộc con lừa vào cây bên cạnh, rồi lấy thịt, điểm tâm và rượu từ thùng xe sau ra.
“Đi theo thϊếp.” Nàng nâng cằm về phía Tống Thời An, rồi bước về phía cửa tiệm có biển hiệu “Tiệm tạp hoá Vương Ký”.
Cửa hiệu mặt tiền này không lớn, bốn phía bày một vòng tủ hàng, chỉ chừa lại một khoảng không hẹp ở giữa.
Mà trên khoảng không hẹp này, còn đặt một cái máy dệt cũ.
Đại cô của Khương Xuân là Khương Khê đang ngồi sau máy dệt, mà dệt vải kẽo cà kẽo kẹt.
Khi nghe thấy có người vào tiệm, bà chưa kịp ngẩng đầu lên đã niềm nở chào hỏi: “Khách quan muốn mua gì?”
Khi nhìn thấy là chất nữ bên ngoại của mình, tức khắc kinh ngạc mà trừng lớn hai con mắt, ngạc nhiên nói: “Xuân nương, sao cháu lại đến đây?”
“Đại cô.” Khương Xuân gọi một tiếng, giương mắt đánh giá tiệm tạp hóa đơn sơ này một phen, lúc này mới trả lời: “Sắp đến Tết rồi, cha cháu bảo cháu đến thăm đại cô, tiện thể đưa cháu rể mới đến cho đại cô gặp một lần.”