Chương 44

Hán đế muốn bỏ Thái tử Doanh, lập Như ý, quần thần can gián, Hán đế theo lời, không nghĩ đến việc ấy nữa.

Cách vài hôm sau, có quan Thái thú Triệu Ðại sai người vê triều báo rằng:

- Quân Phiên lại kéo đến đánh phá nơi biên giới, dân chúng bỏ chạy trốn, các quận, huyện không làm sao cự nổi, nếu triều đình không kíp phái binh đến e cả vùng Yên, Triệu đều phải thất thủ.

Hán đế chưa biết tính lẽ nào, quần thần ai nấy đều lo lắng. Trần Bình tâu:

- Cứu binh rất gấp, Anh Bố và Bành Việt đều ở xa, không thể gọi ngay được. Hàn Tín thì trí sĩ vô quyền, không thể dùng, duy có Trần Hy, trí dũng gồm đủ, xin Bệ hạ sai đem quân ra biên giới mới cự nổi giặc.

Hán đế cho triệu Trần Hy đến phán:

- Trẫm lâu nay đã mỏi việc binh, lần này quân Phiền lại đến phá rối nữa, thanh thế rất lắm. Nay khanh nên vì ta cử binh mười vạn, đem theo các quân dụng do Hàn Tín trước kia chế ra, đến Ðại Châu trừ khử quân giặc.

Trần Hy tâu:

- Thần vâng chiếu mệnh Bệ hạ, đâu dám chẳng ra công. Nhưng e binh lực không đủ chống với quân giặc chăng?

Hán đế nói.

- Trẫm sẽ ban cho khanh ấn phù, nếu binh mã phong đủ thì đi đến đâu lấy thêm đến đấy.

Trần Hy bái biệt Hán đế, đem mười vạn quân đến Ðai Châu.

Nhân lúc đi ngang qua nhà riêng của Hàn Tín, Trần Hy nghĩ mình trước kia chịu ơn Hàn Tín rất nhiều,

lại nhờ Hàn Tín chỉ dạy binh pháp nên ghé vào để vấn kế.

Hai người gặp nhau thi lễ xong, Trần Hy nói:

- Tôi vâng mệnh Hoàng thượng đem quân đến Ðại Châu bình Phiên tặc. Nhân ghé sang đây nhờ đại nhân chỉ bảo đôi lời.

Hàn Tín lưu Trần Hy ở lại chơi, đặt tiệc khoản đãi.

Trong lúc đối ẩm, Hàn Tín đuổi hết tả, hữu ra ngoài, rồi nói:

- Ông đem quân bình Phiên sẽ gặp nhiều gian nan khổ sở. Tuy nhiên, cái công khó ấy chẳng đem lại lợi ích gì.

Hàn Tín nói đến đấy, thấy Trần Hy ngơ ngác chưa hiểu, liền nói tiếp:

- Công bình Phiên của ông ngày nay với công phá Sở của tôi trước kia ai hơn?

Trần Hy nói:

- Công phá Sở của đại nhân là cái công muôn đời! Tôi sánh sao kịp?

Hàn Tín nói:

- Thế mà ngày nay tôi bị bỏ rơi, ngồi một xó. Ô dẫu có bình được giặc Phiên cũng chẳng ích gì. Chi bằng sẳn dịp ông đang cầm đại binh trong tay, mưu việc lớn, đoạt thiên hạ. Tôi sẽ tùy cơ làm nội ứng giúp đỡ ông.

Trần Hy suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Tôi nghe theo lời dạy của đại nhân.

Hai người bàn định xong, Trần Hy từ biệt ra đi.

Ðại binh kéo đến Triệu Ðại, Trần Hy truyền lệnh đóng quân lại, chờ xem địch tình rồi sẽ quyết định.

Quân do thám đi dò xét vài hôm, rồi trở về báo:

- Quân Phiên có bốn trại lớn mỗi trại có chừng vạn người. Phiên vương đóng trại ngoài thành Ðại Châu quân hơn ba mươi vạn. Thủ hạ Phiên vương có một kiện tướng là Cáp Duyên Xích, sử dụng cây búa lớn nặng trăm cân, muôn người không địch nổi. Nếu Nguyên soái dùng kế gì dụ được tướng ấy đến hàng thì phá quân Phiên không khó.

Trần Hy nghe nói mừng rỡ, hội các tướng, nói:

- Quân Phiên thế mạnh, không thể dùng sức đánh được, phải dùng kế thủ thắng.

Nói xong ban lệnh cho các tướng thi hành.

Ngày hôm sau, Trần Hy đem quân ra trận khiêu chiến. Phiên vương xông ngựa ra trước trận, gọi Trần Hy nói:

- Hán đế nhà ngươi đánh không nổi Mặc Ðặc, phải gả con cho Mặc Ðặc để cầu hòa, thật là xấu hổ. Ta đây binh lực còn mạnh hơn Mặc Ðặc lẽ nào lại không đòi hỏi ở Hán đế một quyền lợi nào sao?

Trần Hy nói:

- Hán đế là một Hoàng đế thiên triều há lại không trị nổi nhà ngươi hay sao?

Dứt lời cầm đao đâm tới. Phiên vương tránh sang một bên ra hiệu cho một Phiên tướng ra đánh.

Phiên tướng cầm búa chém tới rất mạnh, Trần Hy đưa đao ra đỡ. Hai bên đánh nhau một hồi, Trần Hy yếu sức quất ngựa bỏ chạy. Phiên tướng giục ngựa đuổi theo chạy được ba mươi dặm, đến một hòn núi cao, trước mặt có một khe suối cạn. Trần Hy quất ngựa lội qua suối, Phiên tướng cũng cho ngựa băng qua. Nhưng lúc Phiên tướng vừa đến giữa suối thì bỗng nước suối chảy xuống ầm ầm, sâu hơn hai trượng.

Phiên tướng thất kinh, muốn quảy ngựa trở lại nhưng không còn kịp nữa.

Quân Hán đã phục sẵn hai bên suối, nổi dậy dùng tên bắn Phiên tướng nhào xuống ngựa.

Phiên tướng ấy chính là Cáp Duyên Xích, kiện tướng của Phiên vương.

Phiên vương đem quân tiếp cứu, đến nơi thấy nước suối chảy ầm ầm, quân Hán đang vây gϊếŧ quân Phiên tở mở.

Phiên vương toan đốc quân vào giải vây, thì chợt có quân đến báo:

- Quân Hán thừa lúc Ðại vương dân quân đi ứng cứu, đến cướp trại và đốt lương thảo quân ta cháy sạch.

Phiên vương nghe nói không dám trở về trại, dàn quân mã bản bộ nhắm đường Bắc Phiên mà chạy về.

Trần Hy đại thắng, phá vỡ hơn bốn mươi vạn quân Phiên. Ngày hôm sau vào thành đặt tiệc khao thưởng tướng sĩ.

Rượu được vài tuần, Trần Hy nâng cốc nói với các tướng:

- Ta dùng kế thắng quân Phiên, nhưng thực ra nhờ ở sự tận tâm của các tướng. Ðó là một vinh dự, đáng khen. Chỉ hiềm có một điều là Hán đế không bét thương kẻ cực nhọc, lúc biên thì trọng tướng thương quân, lúc bình thì sanh tâm nghi kỵ. Xem như Hàn Tín, công lao phá Sở rất lớn. thế mà nay vẫn bỏ xó không dùng, lại còn muốn tìm cơ hãm hại. Cứ như thiển y của ta, chúng ta đóng quân nơi đây, trấn giữ những nơi hiểm yếu, tích thảo dồn lương mưư việc thiên hạ. Hán đế hiện nay tuổi tác đa cao, việc binh nhung trễ biếng. Còn trong triều không ai giỏi hơn Hàn Tín, chúng ta còn sợ gì. Nếu nghiệp cả được thành, phú quý ta sẽ cùng các ngươi chung hưởng.

Các tưởng đồng thanh nói:

- Vâng! Chúng tôi xin nguyện làm theo ý của tướng quân.

Tháng bảy năm ấy, Trần Hy truyền hịch ước hội dùng với bọn Vương Hoàng để cùng nhau ứng viện. Ðoạn tự lập lên làm vua, cướp bóc các quận, huyện ở miệt Triệu Ðại.

Ngụy Vương hay việc ấy vội vã viết hịch về triệu cấp báo.

Hán đế xem biểu thất kinh, vội vã triệu Tiêu Hà, Trần Bình vào thương nghị.

Hán đế nói:

- Ta đãi Trần Hy không bạc, cớ sao hắn lại phản?

Tiêu Hà nói:

- Trần Hy vốn có mưu lược lại võ nghệ tinh thông, cả triều không ai địch nói. Duy có Anh Bố và Bành Việt là hai tay đối thủ. Vậy xin Bệ hạ kíp xuống chiếu vời hai người ay đến đánh Trần Hy thì mới xong.

Hán đế theo lời, viết chiếu thôi thúc Anh Bố và Bành Việt đem binh dẹp loạn.

Bấy giờ, Hàn Tín được tin Trần Hy làm phản, lại nghe Hán đế lấy quân Sở, Lương để đánh Trần Hy, liền viết một mật thư, sai người đến hai nước xui Anh Bố và Bành Việt đừng đem quân đi đánh Trần Hy.

Anh Bố và Bành Việt được mật thư của Hàn Tín vội mở ra xem. Trong thư đại khái viết:

" Tôi là người có công lớn, thế mà Chúa thượng không tưởng đến công lao, đối xử tệ bạc. Nếu hai ông vâng chiếu đánh Trần Hy, khi Trần Hy bị bắt, ắt các ông cũng bị gϊếŧ. Bởi vì, Hán đế là người chỉ có thể cùng ở trong lúc ly loạn, mà không có thể cùng ở trong lúc thái bình.

Các ông càng lập được công to, càng dễ bị gϊếŧ, không mong gì được ngồi yên ở đất Hoài Nam và Ðại Lương đâu.

Tín tôi sợ hai ông không tỉnh ngộ, sa vào cạm bẫy nên sai người đến tỏ bày, mong hai ông đừng dẫm trên bước chân tôi mà hối hận. "

Anh Bố và Bành Việt xem thư xong thác bệnh không chịu xuất quân.

Sứ giả trở vê triều tâu lại, Hán đế lo lắng đòi Trần Bình đến bàn rằng:

- Bành Việt và Anh Bố đều cáo bệnh không đến, phải làm thế nào?

Trần Bình nói:

- Trần Hy làm phản bởi ba nguyên nhân. Một là Trần Hy thấy Hàn Tín bị bãi chức không còn ai có thế đối địch với hắn. Hai là hắn nghĩ Bệ hạ lâu nay chán việc binh, không muốn chinh phạt, nên sanh ra cuồng vọng. Ba là Triệu Ðại, hai nơi ấy đất rộng người đông, dễ bề cố thủ. Nay xin Bệ hạ đừng nản việc binh, cử binh chinh phạt, tạm giao cho Tiêu Hà giúp Hoàng hậu giữ đất Bao Trung, như thế chư hầu mới bái vọng.

Hán đế theo lời, sai Chu Bột, Vương Lăng làm tiên phong, Phàn Khoái, Tào Tham, Hạ Hầu Anh làm tả chi, hữu dực, dẫn bốn mươi vạn quân tấn phát.

Trước khi xuất quân, Hán đế vào cung nói với Lã hậu:

- Nay Trần Hy làm phản, xâm chiếm Triệu Ðại, tự xưng vương vị. Trẫm đã xuống chiếu sai Anh Bố và Bành Việt đem quân đi đánh, nhưng hai người ấy đều cáo bệnh, không tuân. Xét lại các tướng trong triều, không ai địch nồi Trần Hy, nên trẫm phải đem quân trừ loạn. Ái khanh ở nhà coi việc triều đình, nhất là phải để ý đến Hàn Tín, vì Hàn Tín lâu nay bất mản, có ý ngấm ngầm phản loạn, e thừa túc ta ra ngoài làm kế nội gián. Nếu ái khanh có điều gì khó khăn nên bàn với Trần Bình rồi sẽ quyết định.

Lã hậu tâu:

- Hàn Tín trước kia quyền binh tại thủ, lợi dụng thế lực lập nhiều công lớn. Song hiện nay đã bãi chức, hắn chỉ là một đứa thất phu, có gì đáng ngại. Xin Bệ hạ cứ an lòng xuất chinh.

Hán đế lại gọi Tiêu Hà đến trước điện, phủ dụ:

- Trẫm nay phải ngự giá thân chinh, đất Quan Trung không có người coi giữ. Trẫm giao cho khanh ở nhà giúp cho Hoàng hậu coi việc nhϊếp chánh. Phàm việc gì lớn nhỏ đều phải bàn bạc kỹ càng, chớ nên sơ xuất.

Tiêu Hà dập đầu bái lĩnh và tâu:

- Hạ thần chỉ mong Bệ hạ dẹp yên phản tặc, còn việc nhϊếp chính thần xin hết lòng lo lắng.

Xa giá khởi hành, trăm quan đưa đón. Ðại binh nhắm miền Triệu Ðại tấn phát.

Một hôm, xa giá đi đến Hàm Ðan, vào thành an nghỉ, các tướng túc trực ứng hầu, Hán đế hỏi:

- Trần Hy hiện nay đóng quân ở đâu, binh mã được bao nhiêu?

Các tướng đòi những quan thị trấn đến hỏi, rồi tâu:

- Quân Trần Hy hiện đóng ở Khúc Dương, binh mã bản bộ và các nơi họp lại ước hơn năm mươi vạn, tướng tá hơn hai mươi người do bọn Lưu Võ cầm đầu.

Hán đế băn khoăn, quay lại hỏi quần thần:

- Theo ý trẫm, Hàm Ðan là hiểm địa, thế mà Trần Hy không thủ nơi đây, lại đóng quân ở Khúc Dương. Xem đó thì kiến thức Trần Hy cũng chẳng đáng sợ.

Quần thần đều khen lời của Hán đế rất phải Hán đế liền sai Chu Xương ra các quận, huyện chung quanh lựa bốn người tráng sĩ đến dùng làm hướng đạo.

Chu Xương lựa được bốn người đem vào dâng nạp.

Hán đế hỏi:

- Các người có dám vì trẫm đi trước dẫn đường cho đại binh chăng?

Bốn tráng si đều tâu:

- Thiên binh của Hoàng thượng từ xa đến đây, thinh thế lẫy lừng. Tuy nhiên chưa rõ đường lõi thì chưa nên tấn binh vội. Quân pháp có câu: "Muốn thắng địch phải nắm vững trận thế trước khi điều binh". Vậy xin Bệ hạ cho chúng tôi đi dò thăm trước đã.

Hán đế liền phong cho bốn người đó làm chức Thiên Hộ, và ban thưởng rất hậu.

Bốn tráng sĩ mừng rỡ, nhảy nhót ra đi. Các tướng thấy vậy nói với Hán đế:

- Bốn tráng sĩ chưa có tác công nào, một sớm Bệ hạ đã ban thưởng trọng chức là ý gì vậy?

Hán đế nói:

- Trần Hy làm phản, sách nhiễu dân chúng. Nay binh thiên triều đến đây, nếu không ban ân để mua chuộc lòng dân thì ai còn kể đến cái nhân nghĩa của ta. Phong thưởg bốn người, mà cả dân Triệu, đều ngưỡng vọng, như thế chẳng lợi hơn sao?

Tả, hữu nghe nói đều bái phục.

Rồi đó, bốn tráng sĩ ăn mặc giả làm thương dân đất Ðại đi đến Khúc Dương, dò nghe hư thực.

Chẳng bao lâu, bốn người trở về Hàm Ðan, vào yết kiến Hán đế, tâu:

- Trần Hy dùng bọn tướng tá toàn là những lái buôn vàng ngọc. Nếu Bệ hạ chịu tốn phí một ít vàng bạc, đến mua chuộc họ, thì việc bắt Trần Hy chẳng khó khăn gl.

Hán đế triệu quần thần đến hỏi:

- Bây giờ ai dám len lõi vào trong quân của Trần Hy, đem vàng bạc đút lót, khiến cho các tướng làm nội phản. Như vậy ắt Trần Hy phải thất thủ.

Một người bước ra tâu:

- Hạ thần xin lãnh trách nhiệm ấy.

Hán đế xem lại, thấy người vừa nói là quan Trung đại phu Tùy Hà, lòng mừng rỡ, phán:

- Nếu khanh lành trách nhiệm này thì trẫm không lo gì nữa.

Tùy Hà đem một trăm thoi vàng và mấy người tùy tùng ra đi. Trước hết, Tùy Hà viết một bực thư, nói dối là Hán đế gởi đến dụ hàng.

Trần Hy nghe tin Tùy Hà đưa thư đến dụ hàng, nghĩ thầm:

- Tùy Hà là một gã thuyết khách. Bức thư ấy chắc là hắn dối trá chứ không phải do Hán đế sai đến.

Liền sai tả, hữu mời Tùy Hà vào. Tùy Hà vào trông thấy Trần Hy chào theo lễ vua tôi.

Trần Hy nói:

- Quan Ðại phu với tôi cũng là đồng hàng, cớ sao lại dùng lễ ấy.

Tùy Hà nói:

- Túc hạ cầm quân trăm vạn uy dậy hai nước, nay cùng Hoàng thượng tranh hùng để đồ vương định bá, tôi đâu dám vô lễ mà đem cổ thử gươm!

Trần Hy nói:

- Quan Ðại phu nói quá lời. Sở dĩ tôi đóng quân nơi đây là vì thấy Hán đế hay nghi ky, lúc biến cùng khổ, nhưng lúc bình không được cùng hưởng, lẽ ấy chắc quan Ðại phu cũng rõ. Nhưng chẳng hay quan Ðại phu đến đây muốn phủ dụ tôi như thế nào?

Tùy Hà nói:

- Tôi vâng mệnh Hoàng thượng đến đây để chiêu phủ túc hạ bãi việc chiến tranh. Nếu túc hạ bằng lòng, Hoàng thượng sẽ phong cho túc hạ làm Ðại vương, cai trị miền đất Ðại này.

Trần Hy biết là kế của vua Hán, bụng bảo dạ:

- Nếu ra hàng tất bị bắt.

Liền nói với Tùy Hà:

- Hán đế đã đem quân đến đây, chưa cùng tôi giao chiến, sao quan Ðại phu đã đem thư chiêu phủ. Tôi e thư này không phải thực bụng chăng?

Tùy Hà nói:

- Hoàng thượng lúc mới đến, cũng muốn cùng túc hạ giao tranh, song vừa rồi các tướng can gián, bảo phải trọng sinh mệnh thiên hạ, vì vậy Hoàng thượng đổi ý sai tôi đi dụ hàng. Nếu túc hạ không tin, tôi trở về bẩm mệnh chứ biết làm sao?

Trần Hy nói:

- Hàn Tín công rất lớn lao, thế mà Hoàng thượng còn nghi kỵ, giả cách ra chơi Vân Mộng để bắt, huống hồ tôi đây là kẻ tạo

phản, làm sao tin được lời nói của Chúa thượng. Xin phiền quan Ðại phu trở về tâu lại.

Tùy Hà cố ý kéo dài câu chuyện với Trần Hy trong nữa ngày.

Giữa lúc đó, bọn tùy tòng đã đem vàng bạc đút lót cho bọn tướng lĩnh Trần Hy, khuyên đừng nghe lệnh của Trần Hy nữa.

Các tướng lĩnh được vàng, vui vẻ nhận lời.

Tùy Hà giã biệt Trần Hy trở về, yết kiến Hán đế tâu hết mọi việc. Ngày hôm sau Hán đế dẫn quân ra trận, gọi Trần Hy ra nói chuyện.

Trần Hy trông thấy Hán đế, ngồi trên ngựa nghiêng mình nói:

- Bệ hạ xuân thu đã cao, tội gì đem quân ra chỗ chiến địa.

Hán đế nói.

- Trẫm chưa hề phụ ngươi, sao ngươi nỡ phản ta?

Trần Hy nói:

- Bệ hạ gϊếŧ hại công thần, vô ân bội nghĩa, dẫm chân lên vết xe đổ của Tần Chính, Hạng Vũ, lẽ nào tôi lại không làm phản.

Hán đế nổi giận, quay nhìn các tướng nói:

- Có tướng nào dám ra bắt tên phản loạn đó chăng?

Phàn Khoái, Chu Bột vỗ ngựa xông đến cùng Trần Hy giao chiến. Ðánh nhau được hơn vài mươi hiệp, Vương Lăng và Chu Xương xông ra trợ lực. Trần Hy cự không lại dẫn quân chạy về hướng Nam cố ý chờ bọn Lưu Võ đem quân tiếp cứu.

Nhưng bọn Lưu Võ đã nhận vàng bạc của Hán đế, không tiếp cứu, cứ đóng quân trong trại ngồi xem.

Quân Trần Hy rối loạn, quân Hán đế đuổi theo, chém gϊếŧ rất hăng.

Trần Hy chạy được hai mươi dặm, đàng sau quân Hán đuổi theo rất gấp, bỗng phía trước mặt có một doanh trại lập rất uy nghi, quân kỳ tề chỉnh. Trần Hy vừa chạy đến đó thì một tiếng pháo lệnh nổ, cửa trại mở ra bốn mặt, quân sĩ ùa ra cứu ứng cho Trần Hy, đánh lùi quân Hán đế lại.

Hán đế thấy trời đã tối, vội vã thu quân về trại, nói với chư tướng:

- Ngày nay tuy chiến đấu mỏi mệt, song đêm nay không nên ngủ, cần phải đề phòng địch quân cướp trại.

Trần Hy bị thua một trận, song nhờ cứu binh, không đến nổi thiệt hại nặng lắm.

Khi về đến bản doanh Trần Hy gọi bọn Lưu Võ đến trách:

- Các ngươi thấy ta lâm trận sao chẳng ứng cứu.

Nếu ta không lập trước cái trại này để phòng bị thì còn gì tánh mạng. Sau này nếu tướng nào còn vi lệnh, ta quyết chẳng dung.

Các tướng đều sợ sệt, lùi ra.

Ngày hôm sau, Hán đế thăng tướng, cùng các tướng đàm luận.

Vương Lăng bước ra tâu:

- Trần Hy là tay mưu lược, xem như trận vừa rồi, Trần Hy lập sẵn trại quân cứu ứng, tỏ ra lối dùng quân rất chu đáo. Nếu ở đây đánh mãi với hắn khó thắng. Chi bằng lui về Hàm Ðan, lấy quân các lộ chư hầu, tích thảo dồn lương, quyết một trận thư hừng, mới bắt Trần Hy nổi.

Hán đế nói:

- Ta tự nhiên lui quân, e bị Trần Hy truy kích.

Vương Lăng nói:

- Quân ta vừa thắng trận, Trần Hy là tay lão luyện, dám đâu đuổi theo. Hắn cũng biết rằng quân lực của ta chưa hao mòn, một khi rút lui tất có binh phục.

Hán đế khen phải. Ðêm ấy phân phối các tướng mai phục hai bên ven đường, rồi truyền lệnh kéo đại binh về Hàm Ðan.

Quân thám thính được tin ấy vào báo. Trần Hy nói:

- Hán đế lui quân là vì thấy đóng nơi đây bất lợi.

Vả lại từ xa kéo đến, lương thực thiếu thốn, không thể đóng lâu được.

Các tướng nói:

- Ta nên nhân cơ hội này truy kích đánh cho quân Hán tan tành.

Trần Hy nói:

- Hán đế lui binh vì thấy bất lợi quân cơ chớ đâu phải bại tẩu. Nếu ta đuổi theo không khỏi bị quân phục đánh chết.

Các tướng không tin, cho người dò xét, quả có quân Hán mai phục hai bên lộ, lòng khen ngợi Trần Hy chẳng cùng.

Hán đế lui quản về Hàm Ðan, an dinh hạ trại. Từ đó hai bên chì đóng quân canh giữ, chưa nghĩ đến chuyện đánh nhau nữa.