- 🏠 Home
- Xuyên Không
- Lịch Sử
- Hàn Môn Kiêu Sĩ
- Chương 14: Diêu Lão Ngưu.
Hàn Môn Kiêu Sĩ
Chương 14: Diêu Lão Ngưu.
Học đường Lộc sơn do mấy thân hào nông thôn ở xã Hiếu Hòa cùng bỏ vốn khởi công xây dựng, nhưng cuối cùng lại trở thành một trong các chiến tích của Tri Huyện Thang Âm. Nhưng làm như vậy cũng có chỗ tốt, bởi vậy học đường Lộc Sơn trở thành một trong tám học đường nhỏ phụ thuộc huyện học, trở thành học đường nhà nước, đọc sách ở nơi này sẽ có quan hệ huyện học.
Khác biệt với triều Đường thượng võ, Đại Tống rất coi trọng đọc sách, huyện Thang Âm càng thêm quan tâm đọc sách, người có gia cảnh hơi dư dả ở xã Hiếu Hòa đều đưa con cái tới nơi này đọc sách.
Học đường căn cứ trình độ học tập khác biệt của học sinh mà chia làm ba phòng học đại trung tiểu, nhưng đều do một sư phụ dạy học, toàn bộ học đường cũng chỉ có một sư phụ.
Sư phụ lấy ý từ ‘Sư giả như phụ’ (Nhà giáo như cha), cũng là tôn xưng của triều Tống đối với giáo sư. Sư phụ học đường Lộc Sơn họ Diêu tên Đỉnh, xuất thân cử nhân, vốn dạy học ở huyện học, bởi vì tính tình của y rất cố chấp, ngày nào cũng cãi nhau với Học Chính quản lý giáo dục trong huyện, lại thêm bản thân y cũng là hương thân Hiếu Hòa, Học Chính liền đuổi gã đến học đường Lộc Sơn dạy học.
Diêu Đỉnh tuổi chừng ngoài năm mươi, thân thể gày đến mức không có chút mỡ, nhưng tinh thần cực kỳ quắc thước, có tiếng khôn khéo nghiêm khắc ở huyện học, có được một danh hiệu gọi là Diêu Lão Ngưu.
Lúc này, trong sư phòng, Diêu lão sư phụ đang hỏi thăm Lý Diên Khánh vừa mới nhập học hôm nay.
- Họ tên là gì?
- Học sinh Lý Diên Khánh, người thôn Lý Văn.
Diêu Đỉnh trừng mắt liếc hắn một cái:
- Ta không hỏi ngươi là người nơi nào, ta hỏi ngươi cái gì đáp cái đó, đã nghe ra chưa?
- Học sinh nghe được!
Lý Diên Khánh bất đắc dĩ cúi thấp đầu.
- Có tên chữ chưa?
- Còn chưa có.
- Ừ! Việc này không vội, lấy trước hai mươi tuổi là được. Ta hỏi ngươi, vì sao ngươi muốn đến học đường đọc sách?
Đây là câu hỏi cần thiết cho mỗi đứa trẻ lúc nhập học, mỗi đứa trẻ cảnh giới khác nhau, trả lời cũng khác nhau, phần lớn chịu ảnh hưởng của cha mẹ, muốn đề tên bảng vảng, muốn làm quan phát tài, cũng có đứa nhỏ cảnh giới cực kỳ cao sẽ trả lời, đọc sách vì trung quân báo quốc.
Nhưng vì sao Lý Diên Khánh muốn đọc sách chứ, ngay cả hắn cũng không rõ, trong lòng hắn rất bài xích khoa cử, tuyệt đối không muốn đề tên bảng vàng, làm quan phát tài lại có chút dụ hoặc, nhưng vừa nghĩ tới mười lăm năm sau gót sắt quân Hậu Kim sẽ quét sạch phương bắc, hắn không có suy nghĩ gì hết.
- Ta muốn đọc nhiều sách hơn!
Đây cũng là một lý do! Bản thân của việc đọc sách đúng là niềm vui thú cực lớn.
Có lẽ đây là đáp án lần đầu tiên Diêu Đỉnh nghe được. Y nghiêng đầu nhìn Lý Diên Khánh nửa ngày, trong lòng cũng có vài phần hứng thú với đứa trẻ này, y lại hỏi:
- Ngươi từng đọc sách sao?
- Bản thân từng đọc mấy quyển tại nhà..
- Ừ! Viết một bài Luận Ngữ.
Lý Diên Khánh phát hiện lão sư phụ này nghiêm cẩn, cũng không vì mình mới sáu tuổi, liền trực tiếp đá mình tới phòng tiểu học, mà dựa theo tài năng để dạy, đầu tiên phải tiến hành bài thi nhập học.
Bên cạnh có bàn và giấy bút, Lý Diên Khánh ngồi thẳng trước bàn, nâng bút hỏi:
- Sư phụ muốn ta viết bài nào?
#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}
Diêu Đỉnh khẽ giật mình:
- Ngươi có thể viết bài nào?
- Học sinh đều có thể viết được.
Diêu Đỉnh rất kinh ngạc, dĩ nhiên có thể viết được tất cả, hôm nào phải thử hắn cẩn thận một chút, y liền vuốt rây nói:
- Vậy thì viết một lần Công Dã trường thiên đi!
Lý Diên Khánh nâng bút viết: ‘Tử vị Công Dã trường: “Khả thê dã. Tuy tại luy tiết chi trung, phi kỳ tội dã. “Dĩ kỳ tử thê chi. ’
(Khổng Tử nói về Công Dã Tràng: ‘Có thể gả con gái cho Tràng, tuy nó bị ngồi tù nhưng tội này không do nó gây ra’. Sau đó Khổng Tử gả con gái cho Tràng.)
Tử vị nam dung: “Bang hữu đạo, bất phế; bang vô đạo, miễn vu hình lục. ” dĩ kỳ huynh chi tử thê chi.
(Khổng Tử nói về Nam Dung: ‘Nước có đạo, không bị phế truất; Nước vô đạo, không bị hình phạt’. Sau đó Khổng Tử gả cháu gái cho Dung.
…
Diêu Đỉnh đứng bên cạnh nhìn hắn viết, không khỏi thầm gật đầu, đứa nhỏ này viết chữ không tồi, mới sáu tuổi đã có thể viết cả bộ Luận Ngũ, hiển nhiên gia học thâm hậu.
Nghĩ đến gia học, Diêu Đỉnh lại cười hỏi:
- Diên Khánh, phụ thân ngươi là người nào?
- Tục danh gia phụ là Đại Khí, tộc nhân Lý thị.
Nghe nói là con trai Lý Đại Khí, sắc mặt Diêu Đỉnh lập tức trầm xuống, gập sách lại, vung chân rời đi, đi tới cửa mới lạnh lùng nói:
- Ngươi tới phòng trung học đọc sách!
Lý Diên Khánh khó hiểu, chẳng lẽ phụ thân mình từng đắc tội y? Ngày đầu tiên gặp mặt đã lên mặt với mình.
Hắn cũng không vui vẻ trong lòng, mặt lạnh lùng tiến vào phòng trung học sát vách.
Diêu Đỉnh nhìn bóng lưng của hắn, mũi hừ lạnh một tiếng.
Phòng trung học trên cơ bản đều là học sinh tám đến mười tuổi, chừng ba bốn mươi người, phòng rất rộng rãi, không hề có vẻ chen chúc.
Lúc này sư phụ đang dạy học sinh phòng tiểu học đọc sách, học sinh phòng trung học đang viết chữ luyện kinh, mặc dù trong phòng học rất yên tĩnh, nhưng đám học sinh lại có không ít động tác, làm mặt quỷ, viết chữ, so nắm đấm, đấu cỏ đấu dế, học sinh thực sự thảnh thơi viết chữ chỉ là thiểu số.
Điều này cũng khó trách, một tiết là một buổi sáng, nhưng đứa trẻ nam tính tình hiếu động này làm sao kìm nén nổi.
Lý Diên Khánh vào phòng, thấy Lý Nhị liều mạng vẫy tay với hắn, chỉ vào một chỗ ngồi trống bên cạnh.
Lý Diên Khánh đi tới ngồi vào vị trí trống, vô số ánh mắt nhìn qua hắn. Không biết là ai hú lên quái dị ‘Ha! Lại có tên ngớ ngẩn thôn Lý Văn tới. ’, tiếng cười lập tức vang lên.
Đúng lúc này, bên ngoài cửa truyền đến tiếng ho khan, trong phòng học lập tức lặng ngắt như tờ, mỗi đứa trẻ đều bắt đầu giả vờ viết chữ.
Chỉ thấy lão sư phụ của họ đang nên bước khoan thai đi tới, tay cầm một cái bao vải. Y trực tiếp đi tới trước mặt Lý Diên Khánh, đặt bao vải xuống bàn hắn:
- Đồ của ngươi đều ở bên trong, bánh gia tính, thiên tự vân đều đã học tại phòng tiểu học, hiện giờ đang dạy Công Dã trường thiên trong Luận Ngữ, mặc dù ngươi đã biết rồi, nhưng vẫn phải theo quy củ của ta, hôm nay viết Công Dã trường thiên một trăm lần, viết chữ có xóa sửa không đúng tăng gấp đôi, sáng ngày mai giao lên.
Nói xong, Diêu Đỉnh vung roi trúc đánh một học sinh bên cạnh, vừa rồi là gã hú lên quái dị dẫn tới tiếng cười vang.
Đánh mạnh vài roi, Diêu Đỉnh quay đầu nhìn chằm chằm đám học sinh:
- Nếu như ta lại nghe ồn ào, đêm nay ai cũng đừng trở về.
Đám học sinh câm như hến, không ai còn dám ngẩng đầu. Diêu Đỉnh quay người tới phòng bên cạnh. Học sinh vừa bị đánh vẽ một con trâu trên giấy, một mũi trường kiếm đâm trên thân trâu đẫm máu.
Lý Diên Khánh mở bọc sách của hắn ra, lấy bút giấy nghiên mực và một bản Luận Ngữ thật mỏng bên trong ra. Hôm qua Dương Đại quản gia đã giao cho hắn mười quan tiền, đây chính là học phí và tiền sách của hắn năm năm sau, nhưng mười quan tiền hiển nhiên không đủ, chẳng qua nếu là học đường nhà nước, bộ phận không đủ sẽ do huyện học gánh chịu.
Học đường nhỏ phải đọc sách năm đến bảy năm, sau đó các nhà nhìn tình hình học hành của đứa trẻ mà nghĩ tới tiền đồ, không phải loại thực sự ham học thì về nhà làm nông, gia cảnh giàu có lại không cần chút lao lực này thì dùng tiền tới huyện học đọc sách.
Nếu như gia cảnh bần hàn nhưng học nghiệp có thành tựu, thì có thể tham gia thi huyện học, thi đậu có thể tới huyện học đọc sách, mỗi ngày có phụ cấp huyện lệ một thăng bốn đấu gạo, cũng coi như sinh viên lẫm thiện của Đại Tống rồi.
Đương nhiên, triều Tống cũng không có sinh viên lẫm thiện, tài chính các Châu các Huyện nộp toàn bộ lên trên, mỗi sinh viên nghèo cũng không có tiền lương phụ cấp, bởi vì huyện Thang Âm là huyện lớn sản xuất lương thực, ít nhiều có chút lương thực dư, lại thêm không khí học tập nồng đậm, mới có thể cho học sinh bần hàn chút trợ cấp, loại chuyện trợ giúp học tập này triều đình cũng không phản đối, liền mắt nhắm mắt mở.
Chẳng hiện giờ còn chưa cần cân nhắc chuyện xa như vậy, Lý Diên Khánh thấy trên hành lang có một thùng nước nhỏ, liền tiến tới dùng thìa gỗ múc nước vào trong nghiên mực, ngồi xuống chậm rãi mài mực.
Lúc này, Lý Nhị viết hai tờ giấy nhét vào bàn hắn, trên đó viết ‘Coi chừng Quý Thiên Vương ra oai phủ đầu. ’
Lý Diên Khánh không nhịn được cười lên.
…
Thời gian nghỉ ngơi giữa trưa hơn nửa canh giờ, học sinh sống trên thị trấn đều trở về nhà mình, các học sinh còn lại thì tập trung tốp ba tốp năm nói chuyện chơi đùa, không ít đứa trẻ còn mang theo điểm tâm ăn trưa.
Buổi sáng Lý Diên Khánh lưu lại hai cái bánh bao không nhân, chờ lúc giữa trưa lấp đầy bao tử, lúc này hắn đã đói tới ngực dán vào lưng, chỉ muốn tìm chỗ yên tĩnh gặm bánh bao không nhân của hắn, Lý Nhị lại như cái đuôi đi theo sau lưng hắn.
Lý Diên Khánh trèo lên đầu tường, Lý Nhị cũng trèo lên ngồi bên cạnh hắn, lấy một chiếc bánh nướng ăn thừa trong gói giấy ra đưa cho Lý Diên Khánh:
- Ăn cái này của ta, có thịt.
Lý Diên Khánh không khách khí nhận lấy gặm hai cái, là bánh nhân hành lá thịt dê, chỉ là hơi mặn, đoán chừng làm bằng thịt muối, nhưng vẫn cực kỳ ngon lành. Lý Nhị thấy hắn ăn ngon lành, lại đưa cho hắn một miếng, Lý Diên Khánh lại không nhận, nếm thử thì được, ăn nhiều sẽ làm hỏng dạ dày.
Lý Diên Khánh gặm một cái bánh bao không nhận, lại hỏi:
- Giữa trưa sao không thấy sư phụ?
Lý Nhị bĩu môi:
- Lão Ngưu ăn no cỏ rồi liền buồn ngủ, lúc ngủ trưa sét đánh không dậy, coi như ném pháo trên giường hắn, hắn cũng không tỉnh được.
Đúng lúc này, Lý Tam vội vàng hấp tấp chạy tới:
- Khánh ca nhi, Vương Quý và Thang Hoài tới tìm ngươi làm phiền.
Lý Diên Khánh ngẩng đầu một cái, thấy mười đứa trẻ vây quanh hai đứa trẻ nhà giàu mặc gấm vóc khác nhanh chóng bước về phía này.
- 🏠 Home
- Xuyên Không
- Lịch Sử
- Hàn Môn Kiêu Sĩ
- Chương 14: Diêu Lão Ngưu.