Ông Tất quay lại, thì thấy trước cổng đền thờ là một viên tướng trẻ, cưỡi trên con ngựa bạch mã đi cùng còn có mấy chục viên lính khác, và đứng dưới chân con ngựa kia chính là thằng Hoàng. Ông Tất nhìn thấy thằng Hoàng đứng đó thì như hiểu ra mọi việc, ông nghiến răng chỉ tay vào mặt nó quát:
- Thằng ... thằng chó... mày ...
Thằng Hoàng ngước nhìn lên viên quan trẻ, hắn chỉ tay về phía ông Tất và nói:
- Chính là ông ta, thưa tướng quân.
Ông Tất sôi tiết, lao vội về phía thằng Hoàng đang đứng. Viên tướng trẻ nhanh như chớp, phi thân từ trên ngựa xuống, chỉ với một phát đánh vào gáy, ông Tất đã nằm gục xuống đất. Viên tướng trẻ ra lệnh cho quân lính dùng xích trói thật chặt ông Tất lại, vừa lúc này bà Tất chạy tới vội lao vào ôm lấy ông Tất kêu lên:
- Xin các ngài tha cho, chồng tôi vô tội mà...
Bà Tất gào khóc trong nước mắt, viên tướng trẻ quay lại hỏi:
- Bà là vợ của hắn?
Bà Tất gật đầu trong nước mắt, rồi bà quỳ sụp xuống trước viên tướng quân trẻ, ôm lấy chân hắn mà van xin:
- Xin tướng quân tha mạng cho chồng tôi ... tôi van xin tướng quân mà...
Viên tướng trẻ nói:
- Tội chồng bà thì chắc chắn không thể tha được, nếu bà là vợ ông ta thì đi theo chúng tôi luôn.
Rồi hắn ra lệnh cho hai binh lính lên áp giải luôn cả bà Tất đi, mặc cho bà Tất khóc lóc van xin. Ông quản gia đứng từ xa đã thấy mọi chuyện, ông vội trở về căn nhà, giục bảo Trần Các ôm hai con theo ông chạy trốn, vì thằng Hoàng đã làm phản, không lâu sau quân binh sẽ tới đây bắt hết cả nhà. Trần Các rất muốn đi cứu bố mẹ vợ, nhưng vì nghe lời khuyên của ông quản gia "sống hôm nay, để mai chiến đấu". Chàng ôm hũ tro của vợ, dắt hai con theo ông quản gia chạy thật xa khỏi ngôi làng đó, nhưng trong lòng nơm nớp nghĩ về bố mẹ Nguyễn Cơ.
Binh lính đưa cả hai người về một thành phố cách kinh thành năm mươi dặm đường. Khi đưa ông và bà Tất vào buồng giam, viên sĩ quan trẻ ra lệnh mốt hai người vào hai khu buồng giam riêng biệt, mặc cho bà Tất hết lòng van xin được ở cùng chồng mình. Ông Tất mặc dù đã bị nhốt vào một nhà giam kiên cố, nhưng ông vẫn bị trói chặt bởi những sợi dây xích to bằng cổ tay, và trói chặt toàn thân. Đặc biệt hơn cả, hai cô chân ông bị trói chặt vào hai cục sắt đặc hình tròn, điều đó khiến cho ông không thể nào mà chạy đi đâu được. Bà Tất được hai người lính đưa về một khu nhà giam giữ khác có vẻ sạch sẽ và ít binh lính canh gác hơn. Hai người binh lính cởi trói cho bà xong, họ ra ngoài và chỉ đóng hờ cách cửa nhà giam lại. Bà Tất thấy cánh cửa không được khóa lại, bà nghĩ đây là cơ hội tốt để tẩu thoát đi cứu chồng mình. Nhưng bà đã phải suy nghĩ lại khi mà vị tướng trẻ lúc nãy đang bê thức ăn vào tận nơi. Bà Tất vô cùng ngỡ ngàng, bà dường như còn quên cả cái ý định bỏ trốn lúc nãy. Viên tướng trẻ nhẹ nhàng để khay đồ ăn xuống, sau đó anh ta quỳ xuống trước mặt bà Tất với điệu bộ như chào vua vậy, anh ta nói:
- Mạt tướng Lê Long xin kính chào vương mẫu nương nương.
Cái từ vương mẫu nương nương dường như làm cho bà Tất ngạc nhiên, tại sao người này lại gọi bà là vương mẫu nương nương, hơn thế nữa cái tên này có ý nghĩa gì. Bà Tất bối rối liền quỳ xuống trước mặt Lê Long mà nói:
- Sao tướng quân làm thế, tôi chỉ là một người dân bình thường ... sao dám nhận nghi lễ của tướng quân cơ chứ.
Thấy vậy, Lê Long vội đỡ bà Tất dậy và nói:
- Xin vương mẫu nương nương đừng làm thế, mạt tướng tự biết mình có tội vì đã không thể đón tiếp nương nương được tốt hơn.
Đỡ bà Tất dậy, xong Lê Long ra mở to cánh cửa phòng giam, anh ta nhìn quanh khi thấy không còn có một ai mới quay lại cúi đầu nói:
- Kính mời vương mẫu nương nương ra ngoài này ngồi, mạt tướng xin được phép thưa chuyện.
Thấy điệu bộ của Lê Long có vẻ thực lòng, bà Tất liền tiến ra cái bàn gỗ ngoài đó ngồi. Tiến theo sau là Lê Long với khay đồ ăn, sau khi đã đặt khay đồ ăn lên bàn, chỉ có bà Tất là ngồi, còn Lê Long chỉ dám đứng bên cạnh. Bà Tất quay ra nói:
- Sao tướng quân không ngồi ăn cho vui?
Lê Long kính cẩn đáp:
- Thưa nương nương, kính mời nương nương dùng tạm đồ này, còn hạ thần xin phép được đứng cho phải phép ạ.
Càng nói, bà Tất càng không hiểu nổi có chuyện gì đang diễn ra, không biết viên tướng quân này có trêu mình hay không, bà nói:
- Xin tướng quân chớ có lễ nghĩa, nếu tướng quân không ngồi, thì tôi quyết ko ăn đâu.
Thế rồi bà tất đặt bát đũa xuống bàn thấy vậy, Lê Long vội chắp cui đầu mà nói:
- Nếu nương nương đã có ý nhưu vậy, mạt tướng đành vô phép vậy.
Thế rồi Lê Long ngồi xuống cạnh bà tất, trong lúc bà Tất ngồi ăn, Lê Long bắt đầu câu chuyện. Đầu tiên, Lê Long tự nhận mình là một thiên tướng, một trong những tướng trung thành nhất của địa mẫu. Sở dĩ tất cả mọi chuyện xảy ra đến nông nỗi này đối với gia đình bà Nguyễn Tất là vì gia đình bà là một gia đình hết sức sùng bái thiên phụ địa mẫu trên mảnh đất hình con rồng này. Điều đó khiến cho thiên phụ và địa mẫu hết sức hài lòng. Tuy nhiên, thiên phụ thấy rằng nếu cuộc sống của gia đình bà Nguyễn Tất mà cứ mãi êm ái thế này thì cái việc mà nhà bà luôn sung bái là điều đương nhiên. Cuối cùng, thiên phụ đã đưa ra một quyết định đó là thử thách gia đình bà, bắt gia đình bà phải trải qua đau khổ, đắng cay, thậm chí là cả sinh ly tử biệt. Địa mẫu biết được chuyện đã hết sức can ngăn, nhưng không thể nào lay chuyển nổi thiên phụ. Thế cho nên bà đã ngấm ngầm giúp đỡ gia đình bà, ví dụ như con rể Trần Các và hai đứa cháu bà còn sống đến bây giờ cũng là nhờ địa mẫu che trở. Nhưng chỉ tiếc có một điều rằng quyền phép của địa mẫu không thể nào bằng được thiên phụ, nên cả hai đứa con của bà đã phải chết một cách đau đớn.
Nghe đến đoạn này, bà Tất dường như không nuốt nổi đồ ăn nữa, bà khóc, khóc khi nghĩ rằng chính địa mẫu là người đã cho phép con trai bà trở về trần gian để gặp bà lần cuối, chính địa mẫu đã che trở cho hai cháu và người con rể sống sót. Chơt bà nhớ đến hai đứa cháu, bà vội hỏi:
- Thế ông quản gia, còn rể tôi, và hai cháu đâu rồi?
Lê Long vội đáp:
- Bẩm nương nương, cả bốn người đó đã chạy trốn kịp thời rồi.
Chợt như nhớ ra còn thằng Hoàng, bà hỏi:
- Thế còn thằng Hoàng, tôi thấy lúc nãy nó đứng cạnh tướng quân cơ mà.
Lê Long nhìn bà đáp:
- Bẩm nương bương, hạ thần đã chém đầu nó rồi.
Bà Tất nghe xong thì vô cùng kinh hãi, lúc này Lê Long mới giải thích cho bà Tất nghe đầu đuôi câu chuyện. Câu chuyện bắt đầu từ trước khi Nguyễn Thiên, con bà Tất bị bao vây và bắt ở trường. Thiên phụ đã đích thân dáng trần, dưới một hình hài khác để gặp thằng Hoàng. Lúc đầu, mục đích của thiên phụ chỉ là để thử thách lòng trung thành của nó đối với Nguyễn Thiên và gia đình bà mà thôi. Lúc đầu thiên phụ dưới hình hài là một viên quan cao cực phẩm, đích thân lời ngon tiếng ngọt, dụ giỗ Hoàng hãm hại, cầm giấy tờ giấu vào trong trường học để đổ tội cho Nguyễn Thiên. Lúc đầu thằng Hoàng nhất quyết không làm. Sau đó, thiên phụ hiện nguyên hình và ra lệnh cho thằng Hoàng phải làm theo lời ông, vì thứ nhất đó là ý trời, thứ hai là ông ta muốn thử lòng trung thành của gia đình bà. Thằng Hoàng lúc đầu có vẻ còn lưỡng lự, nên thiên phụ đã có ý định thôi sẽ không thử thách gia đình bà nữa. Nhưng chính câu hỏi của Hoàng đã làm cho thiên phụ quyết tâm phải thử thách nhà bà cho bằng được. Nói đến đây, bà Tất vội chen ngang, bà hỏi:
- Thế thằng Hoàng nó nói gì?
Lê Long nhìn bà Tất, anh ta thở dài mà nói:
- Thằng Hoàng đã hỏi thiện phụ rằng, nếu làm như vậy thì nó được cái gì?
Câu nói này như một tiếng sét ngang tai bà Tất, thật không thể ngờ được, một người đã cùng con bà lớn lên trong vòng mười mấy năm lại có thể như vậy. Lê Long kể tiếp, thiên phụ hứa nếu mọi chuyện như ý ông muốn, thằng Hoàng sẽ được thăng thẳng lên thiên đình, nhân quan phong tước. Nhưng sau cái ngày Nguyễn Thiên bị vây bắt, thằng Hoàng có vẻ như hối hận, nó dường như đã biết được việc nó làm là trái với đạo nghĩa. Lê Long lại thở dài, anh ta nói:
- Chỉ đáng tiếc cho thằng Hoàng không hiểu, những gì mà nó đang làm chỉ khiến cho thiên phụ thêm nổi nóng, và muốn thử thách con người hơn.
Lê Long quay qua nhìn bà Tất, cưởi mỉm và nói:
- Nương nương biết không, đã mấy trăm năm kể từ ngày loài người được sinh ra rồi còn gì nữa. Như mạt tướng đây cũng là người trần thế, nhưng tu thân tích đức, nên được địa mẫu thương nên cho thăng làm tướng quân đó thôi. Chỉ tiếc là sau khi đã là thần tiên thì không nhớ được rằng mình đã sinh ra ở nơi nào trên trần thế, để mà được nhìn ngăm quê hương từ trên.
Thì ra cái việc mà Lê Long nói là những hành động của thằng Hoàng sau ngày Nguyễn Thiên bị bắt càng khiến cho thiên phụ nổi giận và quyết tâm thử thách nhà ông bà Tất đến cuối cùng là vì thiên phụ không còn hiểu được con người nữa rồi. Đúng là thiên phụ đã ban cho họ linh hồn, cho họ sự sống, cho họ cảm súc, tính cách. Tuy nhiên, ông ta không thể lường trước được rằng tính cách của con người có thể thay đổi đến mức như thằng Hoàng. Lê Long còn nói thêm là địa mẫu đã hết lòng âm thầm giúp đỡ gia đình bà, và đang ngấm ngầm ngăn chặn thiên phụ. Bà Tất nghe câu chuyện mà lòng buồn vô cùng, bây giờ bà đã hiểu đầu đuôi, bà không khóc mà đơn giản là niềm tin của bà vào thánh thần có lẽ đã giảm đi rất nhiều. Thế rồi bà hỏi Lê Long:
- Thế chuyện gì xảy ra với thằng Hoàng? Liệu cậu ta có được làm thiên tướng không?
Lê Long chỉ cười mỉm, rồi cậu ta đáp:
- Thưa nương nương, linh hồn thằng Hoàng sau khi lên gặp thiên phụ đã bị ông ta nhốt vào trọng vô cực giam rồi. Đợi mọi việc xong xuôi sẽ xét sử.
Bà Tất hỏi tiếp:
- Việc gì xong ?
Lê Long nghe bà hỏi câu đó, thì vờ như không nghe thấy, mà nói qua chuyện khác, bà Tất hỏi dồn, cuối cùng Lê Long phải quỳ xuống dưới chân bà Tất mà nói:
- Bẩm nương nương, đây là thiên cơ đáng lẽ không được nói. Nhưng vương mẫu nương nương đã hỏi, mạt tướng không giám giấu. Cửu trụ thiên trên trời đã có dấu hiệu bị xỉ mầu và rạn nứt, thiên phụ và địa mẫu lo sợ rằng, có đại loạn sắp xảy ra, và người gây ra việc đó không phải ai khác mà chính là ông Nguyễn Tất.
Bà Tất nghe xong thì đứng bật dậy nói lớn:
- Không! không thể nào!
... Ngay lúc đó, tại buồng giam của ông Tất ...
Ông Tất ngồi trong cái phòng giam tối tăm lạnh lẽo này đây, toàn thân bị trói chặt bới những sợi dây xích to và đặc. Ông cứ thế ngồi lặng im, trong đầu ông Tất bây giờ có nhiều ý nghĩ lắm, nhưng ý nghĩ lớn nhất đó là ông hận đời, hận cái cuộc sống đang tươi đẹp bỗng nhiên trở nên tối tăm. Ông đã mất hết, hai đứa con của ông, nhà cao cửa rộng, và hơn cả nữa, có lẽ ông cũng đã mất đi cái ý nghĩa của cuộc sống này. Ông Tất ngồi đó, và đợi cho tới ngày mai, khi họ đưa ông về kinh thành xét sử, cùng lắm ông nghĩ cũng chỉ là bị tra tấn rồi chém đầu là cùng mà thôi. Còn đang ngồi nghĩ ngợi, chệt bên tai ông Tất xuất hiện những tiếng ù ù rất khớ chịu, tiếp theo đó là một cơn đau đầu dữ dội. Ông Tất nhăn mặt bắt đầu lăn lộn, ông không la hét nhưng cái cơn đau đó khiên ông đổ mồ hôi hột. Đang lăn lộn chợt cơn đau vụt tắt, một tiếng nói vang lên:
- Mới có như vậy mà đã không chịu được thì làm sao đánh được ngọc hoàng đại đế cơ chứ?
Ông Tất nghe giọng nói thì giật nẩy mình, ông từ từ mở mắt ra. Thật là kì lạ, người đang đứng trước mặt ông bây giờ chính là ông Tất. Ông ta ngồi dậy nhìn chằm chằm vào người đó, người này nói:
- Lạ lắm sao mà nhìn? Tôi chính là tâm ma của ông đây.
Ông Tất nhắm mắt, cố xua đuổi cái ý nghĩ rằng ông đang nhìn thấy bản thân mình đứng trước mặt và đang nói. Lúc ông mở mắt ra thì người này đã ngồi xổm ở trước mặt ông từ bao giờ, người này nói:
- Ông không bị ảo giác đâu, tôi là thật đó. Tôi là sự hận thù, đau đớn trong con người ông. Đến ngày hôm nay tôi mới được có cơ hội thoát ra ngoài.
Ông Tất vẫn không nói gì, chỉ quay mặt đi làm ngơ. Người này nổi nóng dùng hai tay bẻ cổ ông Tất quay lại về phía mình nói lớn:
- Ông nghe tôi nói đây! Cái lũ trên kia, chúng nó có quyền gì mà làm cho cuộc sống của ông đến nỗi này cơ chứ? Chúng nó là ai? Và có cái quyền gì mà ngồi trên đó? Tại sao không nhân cơ hội này mà vùng lên, bước thẳng lên trên đó, lật đổ chúng nó?
Nghe những lời nói đó, ông tất ấp úng đáp:
- Nhưng ... nhưng ...
Tên này cười lớn, hắn buông đầu ông Tất ra, đứng lên đi lại mấy vòng và nói:
- Con người ta luôn có hai mặt đó là tốt và xấu, thiện và ác, chính và tà. Nhiều khi cái mặt tốt, thiện, chính kia quá yếu đuối. Chỉ có những người như tôi là cái mặt xấu, ác, hay tà mới có thể mang lại cho con người ta một sức mạnh tuyệt đối.
Ông Tất nghe những lời nói đó, vẫn không tin vào tai mình:
- Không, không thể nào. Nhà người không thể là thực được.
Lúc này đây, có một viên lính canh ở ngoài thấy ông tất ngồi nói chuyện một mình, kèm theo những hành động kì quặc. Người lính này lớn tiếng quát:
- Ông kia! Im lặng mau.
Ông Tất lúc này quay qua nhìn người lính trẻ vùng với kẻ có hình dáng giống ông. Thế rồi tên này nhìn ông nói:
- Ông có thể ra khỏi đây, thì việc gì phải chịu khổ ở chỗ này. Hãy trốn chạy đi thật xa, luyện phép thuật lúc đó hãy quay về và lật đổ ngọc hoàng đại đế.
Ông Tất nhìn tên này hỏi lớn:
- Chạy trốn? tôi trạy chốn kiểu gì khi mà tôi bị trói chặt thế này?
Tên kia mỉm cười, hắn dần tan biến và nói:
- Hãy tin vào bản thân ông, hãy để tôi lên điều khiển cơ thể ông, đừng quên là ông đã làm được những gì...
Ông Tất nhìn tên này dần tan biến, ra sức hỏi:
- Ý nhà người là sao? Là sao???
Người lính đứng canh thấy ông Tất vẫn ồn ào, liện chạy tới cầm gậy đập mạnh lên những thanh xong sắt mà quát:
- Ông có im ồm không? tôi vào đập cho một trận bây giờ!
Ông Tất quay qua nhìn người lính, chợt cái sự tức giận căm hờn của ông dâng trào. Ông có cảm giác người mình nóng rực lên, tim đập nhanh, măt long song sọc. Ông Tất gồng người lên những sợi dây xích trói quanh người ông bị đứt đồng loạt. Nhanh như chớp, ông Tất thò tay ra ngoài tóm cổ viên lính , ông gồng lực bóp nát xương cổ người lính đến mức người này không chịp chớp mắt chỉ nghe rắc một phát. Những người lính khác thấy vậy vội cầm gươm giáo xông lại, ông Tất bẻ xong sắt lao ra tay không gϊếŧ chết mấy người kia. Mấy viên lính cứ ra sức chém với đâm nhưng dường như ông Tất không cảm thấy một chút đau đớn nào. Một mình tay không, ông Tất gϊếŧ chết hơn ba mươi tên lính canh, một số tên khác vì quá sợ hãi đã bỏ chạy.
... Quay trở lại Lê Long và bà Tất ...
Lê Long đang ngồi giải thích cho bà Tất nghe rằng anh ta cũng không biết tại sao mọi việc lại như vậy, thì chợt tiếng tường đổ ở đâu vọng lại khiến cả hai người hoảng hốt. Một tên lính bị thương chạy khập khiễng vào, quỳ xuống trước mặt Lê Long nói:
- Báo cáo tướng quân... phậm nhân ... phậm nhân Nguyễn Tất đã gϊếŧ chết nhiều binh lính của ta .. và ... và đã phá tường bỏ chạy về khu rừng phía Tây rồi ạ...
Lê Long nghe xong thì vô cùng hoảng hốt, còn bà Tất thì cứ đứng đó như không tin vào tai mình. Lê Long nói với người lính:
- Mau đưa bà Tất đến nơi an toàn.
Lê Long lao đi, thì bà Tất gọi lại:
- Tướng quân ... tướng quân định làm gì ...
Lê Long quay lại nhìn bà Tất không nói gì, chỉ chắp tay cúi chào từ biệt rồi lao vội ra ngoài.