Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Hai Thế Giới Âm Dương Tại Làng Chúng Tôi

Chương 86: Cổ Người ác độc nhất

« Chương TrướcChương Tiếp »
Hóa ra, sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế không lâu, ông luôn cảm thấy sợ hãi và còn thường có một giấc mơ kỳ lạ - ông mơ thấy người ngồi trên ngai rồng không phải là mình mà là một người khác, thậm chí dáng vẻ của người đó thế nào, ông đều thấy rất rõ, hơn nữa lần nào cũng là người này ngồi trên ngai rồng, đều này khiến cho Chu Nguyên Chương cảm thấy vô cùng hoảng sợ.

Ông ra lệnh cho tâm phúc của mình đi tìm một đạo sĩ thông thạo mệnh lý chi thuật cao siêu để giúp phân tích lý do tại sao ông lại có giấc mơ kỳ lạ như vậy. Giấc mơ này đến tột cùng là báo hiệu điều gì?

Quả nhiên, vị đạo sĩ này rất có tài, sau một hồi tính toán, ông ta xác định trong phạm vi hơn mười dặm, có một người có sinh thần bát tự giống hệt Chu Nguyên Chương, người này cũng có mệnh đế vương. Người xuất hiện trong giấc mơ của Chu Nguyên Chương, ngồi trên ngai rồng, cũng chính là người này.

Khi Chu Nguyên Chương nghe điều này đã bị sốc, ra lệnh cho người của mình phải tìm ra người này bằng mọi giá. Kết quả là mấy vạn quan binh đã tiến hành truy quét diện rộng trong phạm vi mười mấy dặm để tìm kiếm. Tìm đi tìm lại, không ngờ lại tìm được người này, và sinh thần bát tự của người này lại hoàn toàn giống hệt Chu Nguyên Chương. Tuy nhiên, nghề nghiệp của người này lại hơi bất ngờ - là một người nuôi ong.

Khi người nuôi ong này được đưa đến trước mặt Chu Nguyên Chương, Chu Nguyên Chương rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng người ngồi trên ngai rồng trong giấc mơ của mình đúng là người nuôi ong này!

Chu Nguyên Chương đương nhiên đã chuẩn bị lập tức gϊếŧ chết người này, nhưng đạo sĩ vừa nghe nói hắn là người nuôi ong, liền khuyên Chu Nguyên Chương: “Bệ hạ, không cần phải lo lắng. Nếu người này đã là người nuôi ong, thì hắn đã trở thành "hoàng đế" rồi, bởi vì cũng giống như bệ hạ, hắn có "muôn vàn con dân" của mình, chẳng qua muôn vàn con dân của hắn chỉ là những con ong, hơn nữa còn có rất nhiều "ong binh và ông tướng" mà thôi."

Chu Nguyên Chương nghe vậy, cảm thấy đạo sĩ nói có lý, Mã hoàng hậu cũng nhiều lần khuyên ông không nên gϊếŧ người vô tội một cách bừa bãi, vì thế Chu Nguyên Chương đã thả người đàn ông đó đi.

Nhưng không lâu sau, Chu Nguyên Chương lại bắt đầu có giấc mơ tương tự, cho nên, cuối cùng ông đã bí mật sai người gϊếŧ người nuôi ong đó. Và sau đó, sau khi điều tra chi tiết, mới phát hiện ra rằng nơi ở của người nuôi ong đó lại là trang viên của Lưu Bá Ôn. Vì vậy, Chu Nguyên Chương cũng bắt đầu nghi ngờ Lưu Bá Ôn. Ông tin rằng người nuôi ong này chắc chắn đã được Lưu Bá Ôn bí mật đưa về trang viên của mình và nuôi dưỡng vì mục đích xấu. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều tra vẫn không có bằng chứng cụ thể, hơn nữa lúc đó thiên hạ mới ổn định, giang sơn còn chưa vững chắc, cho nên đã không xuống tay với Lưu Bá Ôn.

Trên thực tế, người nuôi ong đó, quả thực là "Cổ Người" do Lưu Bá Ôn cố tình hạ. Mà "Cổ Người" là gì? Chính là loại Cổ sử dụng bằng con người, loại “Cổ Người” này có thể được dùng như một “chú ngữ” để nguyền rủa vận mệnh của người khác. Người nuôi ong này chính là "chú ngữ" sống mà Lưu Bá Ôn dùng để nguyền rủa Chu Nguyên Chương - nếu Chu Nguyên Chương không gϊếŧ người nuôi ong này, thì Chu Nguyên Chương sẽ bị tra tấn bởi những cơn ác mộng vô tận cho đến khi ông suy sụp tinh thần, nếu Chu Nguyên Chương gϊếŧ "Cổ Người" này, thì con cháu đời sau của Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế sẽ bị nguyền rủa.

Mà đây là loại nguyền rủa gì? Điều mà người Trung Quốc sợ nhất, chính là đoản mệnh, và không có con nối dõi. Lời nguyền này đúng lúc dành cho hai tác dụng này. Cũng do nguyền rủa này, đã rút ngắn tuổi thọ của người thừa kế ngai vàng và giảm bớt số lượng người nối dõi, từ đó làm giảm đi một nửa sự tồn tại của nhà Minh. Triều đại nhà Minh đúng lý có thể tồn tại được sáu trăm năm, nhưng thực tế nó chỉ tồn tại chưa đầy ba trăm năm.

Chú ngữ này đúng là độc.

Nhìn vào lịch sử nhà Minh thì quả thực là có loại tình huống này.

Trong số mười sáu vị hoàng đế của nhà Minh, ngoại trừ Thái Tổ Chu Nguyên Chương, Thành Tổ Chu Đệ, sống trên 60 tuổi, thì những người khác tuổi thọ đều rất ngắn. Từ Nhân Tông đến Võ Tông liên tục bảy Đại hoàng đế, tuổi thọ trung bình lại không đến bốn mươi tuổi.

Nhân Tông 49 tuổi.

Tuyên Tông 38 tuổi.

Anh Tông 38 tuổi.

Đại Tông 31 tuổi.

Hiến Tông 41 tuổi.

Hiếu Tông 36 tuổi.

Võ Tông 31 tuổi.

Gia Tĩnh đạt đến sáu mươi tuổi mụ, còn Vạn Lịch đã đến năm mươi tám tuổi, đã được coi là "cao tuổi", các hoàng đế khác phần lớn chỉ trên dưới bốn mươi tuổi đã qua đời. Thiên Khải có tuổi thọ ngắn nhất, chỉ mới hai mươi ba tuổi mụ, còn Chính Đức cũng chỉ có ba mươi mốt tuổi mụ.

Mặc dù ở thời cổ đại, tuổi thọ của hầu hết mọi người đều không dài, nhưng đoản mệnh như vậy cũng rất hiếm. Ví dụ, nhiều quan viên trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh đều có người trên 60 hoặc 70 tuổi. Khi các quan viên nội các nhà Minh gia nhập nội các, về cơ bản họ đều trên 50 tuổi, các quan đại thần thường trên 70 tuổi. Vào đầu thời nhà Thanh, ngoại trừ Thuận Trị chết sớm vì bệnh đậu mùa, hầu hết các hoàng đế khác đều sống trường thọ. Vậy tại sao hoàng đế nhà Minh lại chết sớm?

Hoàng đế Thành Hóa của nhà Minh lúc chưa đầy 30 tuổi, đã thở dài rằng “lão tướng đến”, điều này cho thấy thể lực của ông kém đến mức nào, Minh Hiếu Tông trước khi lên ngôi, thân thể đã không tốt, điều này cho thấy sức khỏe bẩm sinh của ông đã chẳng ra gì; thể chất của các thế hệ Gia Tĩnh, Long Khánh và Vạn Lịch đều rất kém, cho nên đi được vài bước là thở hồng hộc; còn sức khỏe của mấy hoàng đế Thái Xương và Thiên Khải thậm chí còn tồi tệ hơn.

Nhưng điều kỳ lạ là hầu hết con cháu của các con trai của Chu Nguyên Chương vốn làm Phiên Vương đều rất trường thọ. Trong số các con cháu này của Chu Nguyên Chương, việc họ sống đến bảy mươi tám mươi tuổi là chuyện rất bình thường, thậm chí có người còn sinh ra cả trăm người con trai, duy chỉ có một nhánh của hoàng đế Chu Đệ, không những đoản mệnh, mà còn có rất ít con nối dõi. Thậm chí có mấy đời chỉ có một người con trai duy nhất, còn có một số hoàng đế bị tuyệt hậu, nói cách khác họ chưa sinh được con trai thì đã chết.

Có thể thấy vấn đề nằm ở Chu Đệ. Hầu hết con cháu của anh em ông không chỉ sống lâu mà còn có khả năng sinh sản mạnh mẽ nhưng chính nhánh của ông lại gặp vấn đề nghiêm trọng.

Đây liệu thực sự có phải là do tác dụng của "Cổ Người" của Lưu Bá Ôn không? Vậy “Cổ Người” này phát huy tác dụng như thế nào?

Nó hoạt động thông qua một người nằm vùng bí mật. Bề ngoài, người nằm vùng bí ẩn này luôn cố gắng hết sức để giúp Chu Đệ thành công trong cuộc tạo phản, lật đổ Kiến Văn Đế khỏi ngai vàng. Trên thực tế, mục tiêu cuối cùng là làm suy giảm đáng kể toàn bộ vận số của nhà Minh và khiến họ rơi vào tình trạng cốt nhục tương tàn, phá hỏng kế hoạch kế thừa ngôi vị hoàng đế đã định sẵn ban đầu của Chu Nguyên Chương. Hơn nữa, người nằm vùng này còn là một hòa thượng và có mối quan hệ thân thiết với gia tộc của Lưu Bá Ôn. Vị hòa thượng bí ẩn này tên là Diêu Quảng Hiếu.

Diêu Quảng Hiếu là người gốc Tô Châu, gia tộc ông ta đã nhiều đời hành nghề y, hơn nữa Diêu gia cũng được coi là một gia tộc lớn ở vùng đó, cùng tổ tiên của Lưu Bá Ôn là Lưu tiên sư có quan hệ mật thiết.

Diêu Quảng Hiếu từ nhỏ đã rất thông minh, đọc nhiều sách vở. Sau này ông ta xuất gia với một hòa thượng gọi là Đạo Diễn. Diêu Quảng Hiếu thông thạo Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, đồng thời cũng am hiểu về “Chu Dịch” và Thuật m Dương.

Vào ngày nọ, Diêu Quảng Hiếu cùng những người bạn của mình đang đàm kinh luận đạo tại Thiếu Lâm Tự ở Tung Sơn, Hà Nam, tình cờ gặp Viên Củng, bậc thầy tướng số nổi tiếng nhất lúc bấy giờ. Viên Củng vừa nhìn thấy Diêu Quảng Hiếu thì vô cùng kinh ngạc: “Hiện tại thiên hạ đã thái bình, sao lại có một vị tăng nhân có tướng mạo kỳ dị như vậy? Hãy nhìn đôi mắt hình tam giác kỳ lạ và phi phàm này, khuôn mặt giống như một con hổ ốm yếu, nhưng trong xương cốt lại lộ ra một luồng sát khí, đây hẳn là một cao nhân giỏi mưu quyền, tương lai chắc chắn sẽ đạt được thành tựu to lớn."

Diêu Quảng Hiếu nghe xong lời này, không những không tức giận mà còn âm thầm vui mừng. Ông ta vội vàng nắm lấy tay Viên Củng và giới thiệu là bạn tri kỷ.

Vào năm Hồng Vũ thứ mười lăm (1382), lúc Diêu Quảng Hiếu 47 tuổi, cuối cùng cũng tìm được cơ duyên. Năm này, thê tử kết tóc của Chu Nguyên Chương là Mã Hoàng hậu, không may qua đời vì bệnh tật, Chu Nguyên Chương đã tìm kiếm các cao tăng trong khắp thiên hạ và giao cho các hoàng tử, các cao tăng ở trong các vùng đất

của phiên vương xây dựng chùa chiền để tụng kinh cầu phúc cho Mã hoàng hậu. Diêu Quảng Hiếu được tiến cử và nằm trong số những ứng cử viên. Khi Chu Nguyên Chương sắp xếp cho những vị cao tăng này gặp các vị phiên vương, Diêu Quảng Hiếu ngay lập tức nhìn trúng Chu Đệ, hoàng tử thứ tư được phong làm Yến Vương.

Diêu Quảng Hiếu thấy Yến Vương Chu Đế tướng mạo uy nghiêm, khí vũ hiên ngang, là tướng giống hoàng đế nhất, nên tự tiến cử đi theo Chu Đệ. Nhìn thấy Diêu Quảng Hiếu có đôi mắt hình tam giác và thân hình mập mạp, Chu Đệ có phần không muốn ông ta. Diêu Quảng Hiếu đi tới trước mặt Chu Đệ, âm thầm nói với Chu Đệ: “Nếu bần tăng có thể phục vụ cho điện hạ, nhất định sẽ dâng bạch mũ lên cho ngài.” Chu Đệ cảm thấy lời nói của hòa thượng này có ẩn ý, “vương” đội mũ “trắng” còn không phải là “hoàng” sao?* Thế là Chu Đệ đã đưa ông ta vào phòng trong để nói chuyện chi tiết. Diêu Quảng Hiếu thảo luận về thời xa xưa cho đến hiện tại, phân tích thời cuộc và đưa ra những hiểu biết sâu sắc. Sau khi nghe điều này, Chu Đệ liên tục nói đồng ý, ngay lập tức thỉnh cầu Chu Nguyên Chương trao Diêu Quảng Hiếu cho mình.

*王: Vương

白: trắng

皇: hoàng

Không lâu sau đó, Diêu Quảng Hiếu đến Bắc Bình (sau đổi thành Bắc Kinh) cùng với Yến Vương, trên danh nghĩa trụ trì chùa Khánh Thọ, nhưng thực tế ông ta thường xuyên ra vào phủ Yến Vương, trở thành mưu sĩ và tâm phúc quan trọng nhất của Yến Vương.

Giúp Yên Vương hoạch định quân đội

Vào năm Hồng Vũ thứ ba mươi mốt, Chu Nguyên Chương qua đời vì bệnh tật và truyền ngôi cho cháu trai là Chu Duẫn (tức Kiến Văn Đế). Diêu Quảng Hiếu cảm thấy cơ hội đã đến. Ông tìm đủ mọi cách để giúp Chu Đệ tạo dựng lòng tin và xúi giục ông ta mau chóng khởi binh cướp lấy ngôi vị hoàng đế.

Chu Đệ mặc dù đã thèm muốn ngai vàng từ lâu, nhưng nếu thật sự muốn tạo phản, ông ta vẫn không có lòng tin, không dám khinh suất thực hiện. Bằng không, nếu tạo phản thất bại, Vương gia chẳng những không làm được, mà e rằng sẽ dẫn đến họa diệt môn.

Diêu Quảng Hiếu khuyên ông ta mau chóng phát binh, nhưng ông ta lại lo lắng nói: “Hiện tại Hoàng đế Kiến Văn vẫn chưa mất đi sự ủng hộ của dân chúng, ta khởi binh không được lòng dân, kết quả sẽ khó lường!" Diêu Quảng Hiếu nói: “Thần vẫn luôn nghiên cứu thiên văn và lịch pháp, biết rõ hiện tại thiên hạ nên do điện hạ thống trị, ông trời đang đứng về phía chúng ta, đừng lo lắng về dư luận." Nhưng Chu Đệ vẫn chưa hạ quyết tâm được, mỗi ngày hãy còn thở ngắn than dài, không thể làm được gì.

Hai người đang cùng nhau đọc sách, Chu Đệ chợt đọc một câu: “Trời đông giá rét, từng chút nước đều biến thành băng.” Diêu Quảng Hiếu ở bên buột miệng thốt ra: “Thế loạn dân bần, vương không ra mặt ai làm chủ.” Ý của ông ta là lòng dân bây giờ không đứng về phía Kiến Văn Đế, bởi vì Kiến Văn Đế mạnh mẽ giảm bớt quyền lực của các vị phiên vương, nên thiên hạ đại loạn chỉ là chuyện sớm hay muộn, nghe nói ở kinh thành phố lớn ngõ nhỏ, đã lưu truyền một bài đồng dao như thế này: "Không ai trục yến, trục yến bay cao theo mặt trời, bay cao lên trời!" Ý nghĩa của bài đồng dao này là, đừng ép Yến vương, nếu không thì Yến vương sẽ bay cao và cuối cùng trở thành hoàng đế. Đây chính là ý nghĩa của câu “Trục yến bay cao theo mặt trời, bay cao lên trời!”

Dưới sự thuyết phục không mệt mỏi của Diêu Quảng Hiếu, Chu Đệ bắt đầu có chút cám dỗ, nhưng ông ta vẫn còn băn khoăn.

Diêu Quảng Hiếu dùng trí tuệ siêu phàm của mình tích cực giúp đỡ Chu Đệ chuẩn bị về mặt quân sự. Ngày đêm không ngừng chế tạo binh khí, thao luyện tướng sĩ. Bởi vì việc chế tạo binh khí sẽ tạo ra âm thanh leng keng và việc huấn luyện tướng sĩ cũng sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý, Diêu Quảng Hiếu đã mở một tầng hầm trong phủ Yến Vương, phía trên xây phòng ốc, xung quanh xây những bức tường dày và chôn những chiếc chum lớn nhỏ xung quanh các bức tường, để loại bỏ tiếng ồn. Ông ta cũng yêu cầu người trong phủ Yến vương nuôi gà, vịt và ngỗng, bởi vì tiếng kêu ồn ào của những con gia cầm này có thể che đậy tối đa âm thanh chế tạo vũ khí và huấn luyện binh lính.

Cùng lúc đó, Diêu Quảng Hiếu hàng ngày cùng Chu Đệ thảo luận kế hoạch chiêu binh. Một ngày nọ, khi hai người đang thảo luận một vấn đề quan trọng thì một cơn mưa lớn và gió mạnh bất ngờ thổi bay những viên ngói trên mái nhà, làm cho những mảnh ngói rơi xuống đất. Yến Vương giật mình, trên mặt lộ ra vẻ sợ hãi nói: "E rằng đây là điềm xấu, chẳng lẽ chúng ta vẫn không thể khởi binh sao?" Diêu Quảng Hiếu nghe xong cười lớn nói: "Điện hạ, đây chính là điềm lành! Ngài chưa từng nghe câu ‘rồng bay trên trời, mưa gió theo sau’ hay sao? Ngài chính là chân long thiên tử, một khi hành động, đương nhiên là phải có mưa gió đi cùng, hơn nữa ngói trong nhà rơi xuống, có nghĩa là ý trời đã bảo ngài rằng mái ngói nên được thay thế bằng ngói vàng của hoàng cung.”
« Chương TrướcChương Tiếp »