Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Hai Thế Giới Âm Dương Tại Làng Chúng Tôi

Chương 71: Bí quyết thao túng vận mệnh

« Chương TrướcChương Tiếp »
Người con trai khó hiểu hỏi: “Vì sao ạ?"

Thiệu Ung tiếp tục giải thích: “Các loài chim có thể cảm nhận được những thay đổi của địa khí* tốt hơn con người. Hiện tại, việc chim Đỗ Quyên đang bay về phương Bắc, điều đó cho thấy địa khí đang di chuyển từ Nam lên Bắc, mà trạng thái bình thường thì lại ngược lại, địa khí một khi bị loạn, thì thiên hạ sẽ đại loạn, với lại gần đây, nhiều căn bệnh chỉ xuất hiện ở phía Nam cũng đã xuất hiện ở phía Bắc, xem ra Đại Tống nhất định sẽ có đại nạn.”

*Địa khí được hiểu là năng lượng cố định của một địa điểm, bao gồm các yếu tố như địa hình, hướng nhà, môi trường xung quanh và các yếu tố khác.

Con trai ông nhanh chóng hỏi ông nơi nào để tránh loạn, Thiệu Ung nói ra năm chữ: "Đất Thục tránh được loạn." Vào những năm cuối của thời Tống Tuyên Hòa, sau khi Thiệu Ung qua đời, con trai ông đã dẫn cả nhà chuyển đến Tây Thục, lúc này mới tránh được cuộc chiến xâm lược của dân tộc phía Bắc. Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho gia tộc mình. Thiệu Ung chọn "Đất Thục" để tránh hỗn loạn, đúng là ánh mắt độc đáo, bởi vì Tứ Xuyên quả thực là nơi tốt nhất để tránh chiến loạn. Điều đáng chú ý là cho đến khi diễn ra Chiến tranh chống Nhật, quân đội hung hãn của Nhật Bản cũng đã không thể tiến vào Tứ Xuyên. Hơn nữa, khi chiến loạn nổ ra ở Quan Trung vào giữa và cuối nhà Đường, cả Đường Huyền Tông và Đường Hi Tông đều chạy đến Tứ Xuyên để tránh loạn.

Sau khi Lý viên ngoại đọc nhiều câu chuyện của Thiệu Ung, ông dần hình thành một nhận thức về số phận: Trên thế giới này, kỳ thực nhiều điều đã được định sẵn. Cái gì phải đến thì sẽ đến, cái gì không đến thì có cầu cũng không được. Tóm lại, vận mệnh có thiên định, dù người có lăn lộn mù quáng cũng vô dụng.

Vì vậy, dần dần, Lý viên ngoại cũng sinh ra niềm yêu thích đối với bói toán và đoán mệnh, bởi vì càng cảm thấy vận mệnh đã được định đoạt, thì lại càng muốn biết vận mệnh của mình đã được “định sẵn" như thế nào.

Bất cứ khi nào có thời gian và cơ hội, ông đều bỏ ra rất nhiều tiền để đi xem bói và những việc tương tự. Nhưng tìm đi tìm lại, ông vẫn chưa gặp được một cao nhân thực sự nào làm ông bội phục.

Tục ngữ có câu, cố tình trồng hoa thì hoa không nở, vô tình cắm liễu liễu lên xanh, ngay lúc Lý viên ngoại không có ý định đi tìm thì lại tình cờ gặp được.

Một lần nọ, ông đi phương Nam làm ăn buôn bán, tình cờ gặp được một ông lão trong một ngôi chùa. Ông lão này có dung mạo bất phàm, râu tóc đều bạc trắng, dáng vẻ tiên phong đạo cốt, khiến người ta phải kính nể.

Sau khi ông lão đó cùng nói chuyện với ông vài câu, bèn nói với ông: “Ngươi là người trong quan trường, năm sau thì đã có thể tham gia khảo thí, vì sao không đi học vậy?”

Lý viên ngoại nghe vậy có chút kinh ngạc, nhanh chóng giải thích lý do ông không tham gia khoa cử là vì làm theo lệnh của mẫu thân, bởi vì mẫu thân không muốn ông đi vào con đường làm quan, mà muốn ông kế nghiệp phụ thân, lo làm ăn buôn bán.

Ông lão nghe xong liền gật đầu liên tục, gọi Lý viên ngoại là một hiếu tử. Ông lão cũng tự giới thiệu mình là người Vân Nam, là đệ tử đời thứ hai của Thiệu Ung thời nhà Tống. Khi Lý viên ngoại nghe nói ông lão là đệ tử đời thứ hai của Thiệu Ung, không khỏi vô cùng kích động, bởi vì ông đã đọc rất nhiều sách về Thiệu Ung, cho nên vô cùng ngưỡng mộ, thế nhưng không ngờ lại được gặp đệ tử của ông! Đây chẳng lẽ là ý trời sao? Vì thế, không thể lỡ mất dịp tốt, nên tìm mọi cách mời ông lão về nhà, cũng kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe.

Lão thái thái cũng là người khôn khéo, đã từng trải qua việc đời, bà có chút nghi ngờ về ông lão do con trai dẫn về này, nên đã quyết định thử trước một chút, sau khi nghĩ ngợi một lúc, đã nói: “Nếu vị tiên sinh này biết bói toán, vậy để ngài ấy xem cho con một ít việc khi con còn nhỏ đã trải qua, xem có đúng hay không."

Ông lão bình thản nhấp một ngụm trà rồi mỉm cười nhẹ nhàng gật đầu. Sau đó không chút hoang mang nói ra sinh thần bát tự của Lý viên ngoại.

Kết quả là những tính toán của Khổng tiên sinh rất chính xác, mặc dù đó là những điều rất nhỏ - sinh thần bát tự của Lý viên ngoại, những gì ông đã trải qua khi còn nhỏ, và thậm chí cả nguồn gốc của vết sẹo nhỏ trên má trái của Lý viên ngoại, ông lão đều nói rõ ràng.

Hai mẹ con Lý viên ngoại không khỏi sửng sốt. Cảm thấy ông lão này quả là có bản lĩnh thực sự, cách biệt một trời với những kẻ giang hồ lừa gạt người khác đó. Bây giờ nếu đã gặp được cao nhân, đương nhiên phải nhờ ông ấy giúp mình tính toán vận mệnh tương lai của mình, xem quá khứ chỉ là để thử ông ấy, còn xem tương lai của chính mình mới có giá trị.

Ông lão nói, Lý viên ngoại đã đọc rất nhiều sách về Thiệu Ung, mà ông ấy lại là đệ tử đời thứ hai của Thiệu Ung, xem như có duyên, cho nên dưới sự thỉnh cầu của hai mẹ con, ông lão đã cẩn thận xem cát hung phúc họa của cuộc đời Lý viên ngoại.

Ông lão giải thích rất rõ ràng từng giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của Lý viên ngoại - năm nào thi đỗ hạng mấy, năm nào đỗ Lẫm Sinh, năm nào làm Cống Sinh, sau khi học Cống sinh ra Cống vào năm nào ông được tuyển làm quan huyện ở một tỉnh nào đó. Sau khi nhậm chức quan huyện được ba năm rưỡi, ông từ chức về quê nhà. Thậm chí còn tính ra khi ông bốn mươi lăm tuổi, vào giờ sửu ngày 14 tháng 8, ông sẽ qua đời và chết tại nhà. Nhưng trong vận mệnh của Lý viên ngoại lại không có con trai, điều này khiến mẹ con Lý viên ngoại rất đau buồn.

Lý viên ngoại cũng ghi lại từng lời ông lão nói, sau đó ông ngừng kinh doanh và bắt đầu học lại. Từ đó trở đi, mỗi khi có kỳ thi, kết quả và thứ hạng đều đúng như ông lão đã tính toán.

Có một lần, dựa theo tính toán ban đầu của ông lão, số gạo mà Lẫm sinh nhận được phải đạt chín mươi mốt thạch* năm đấu*, mới có thể ra Cống. Nhưng khi ông lãnh được 71 thạch gạo, học đài liền phê chuẩn ông đỗ Cống Sinh.

*thạch/đấu: đơn vị tính khối lượng thời phong kiến. Một đấu tương đương với một ki lô gam, một thạch tương đương 150kg

Khi đó, Lý viên ngoại đã từng hoài nghi tính chính xác trong lời tiên đoán của ông lão.

Nhưng sau đó, đơn xin thăng cấp lên Cống Sinh cuối cùng của ông, trải qua cấp bậc quan viên càng cao thẩm tra, đã không thông qua, nên việc đề bạc lần đó của học đài đã không thành hiện thực. Mãi đến năm Đinh Mão, ông mới được thăng làm Cống Sinh, lúc đó tổng số gạo ông nhận được đúng là chín mươi mốt thạch năm đấu - đúng như lời tiên đoán của ông lão. Sau khi Lý viên ngoại trải qua sự việc này, ông càng thêm tin tưởng: Một người vinh nhục được mất, thăng quan phát tài, vận may vận rủi, kỳ thật đều đã được định sẵn. Cái gì phải đến thì sẽ đến, cái gì phải đi thì sẽ đi, của mình thì sớm hay muộn cũng sẽ là của mình, còn không phải của mình thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ chiếm được. Vì vậy, mọi thứ ông đều xem rất nhẹ, chỉ thuận theo tự nhiên, không còn muốn kiên trì và cố gắng thay đổi điều gì đó nữa.

Khi nhân sinh đã đến cảnh giới này, đã không còn cần phải thất vọng, cũng không còn cần phải hy vọng, bởi vì nếu đã biết rất rõ ràng và rõ ràng những giai đoạn quan trọng của cuộc đời, mình không thể thay đổi nó, và cũng không thể từ chối nó, cho nên lòng của Lý viên ngoại cũng tĩnh lặng như nước.

Nhưng chuyện xảy ra tiếp theo, nhân sinh vốn đã định sẵn của ông lại đột nhiên có một bước ngoặt bất ngờ. Sự thay đổi này quá kỳ lạ.

Sau khi Lý viên ngoại thi đậu Cống Sinh, dựa theo quy định, ông phải đến cơ quan biên soạn lịch sử ở kinh thành để đảm nhiệm chức vụ, trước khi chính thức nhận chức, ông quyết định đến núi Tề Hà để bái kiến Vân Cốc Thiền sư, đây là một vị cao tăng đắc đạo.

Sau khi Lý viên ngoại gặp được Vân Cốc Thiền sư, ở trong thiện phòng, Vân Cốc nhìn ông rất kinh ngạc hỏi: “Xem ra tu vi hiện tại của ngài rất lợi hại, bởi vì từ khi ngài bước vào, ta chưa từng thấy ngài có một chút ảo tưởng nào, nếu không phải người có tu vi cực kỳ thâm hậu, thì không thể đạt đến cảnh giới cao thâm đến thế, làm sao ngài có thể làm được vậy?”

Lý viên ngoại kể chi tiết cho Vân Cốc nghe về ông lão mà ông đã gặp và việc ông lão đã tiên đoán chính xác cuộc đời của ông như thế nào, cuối cùng nói: “Cuộc đời của ta đã được ông lão đó tính sẵn rồi, khi nào sinh, khi nào tử, khi nào đắc ý, khi nào thất ý, đều có định số cả rồi, không có cách nào thay đổi. Vì vậy, một khi đã biết cuộc đời mình đã được định sẵn, thì sẽ không còn hy vọng bất cứ điều gì, trong lòng sẽ không còn ảo tưởng.”

Vân Cốc Thiền sư sau khi nghe xong cười lớn nói: “Ta vốn tưởng rằng ngài là một đại anh hùng, nhưng sau khi ngài nói xong, ta mới biết, hóa ra ngài cũng chỉ là một phàm phu tục tử tầm thường mà thôi.”

Lý viên ngoại có chút bối rối trước đánh giá của Vân Cốc Thiền sư. Vân Cốc Thiền sư giải thích thêm: “Loại vận mệnh mà ngài đang nói đến thực ra chỉ là cuộc đời của người thường. Đối với một số người có tu vi cực cao, vận mệnh của họ không phải là định số, mà là một biến số. Thánh nhân đều là bằng lòng với số mệnh, nhưng không nhận mệnh, mà là dũng cảm phấn đấu, tích cực chủ động, thì cuộc đời hắn sẽ nắm ở trong tay hắn, định số của số phận hắn sẽ không thể trói buộc được hắn. Ý nghĩa đầu tiên của chương mở đầu trong ‘Dịch’ là: ‘Nhà tích thiện sẽ luôn có phúc’. Tức là, những người tích cực làm việc thiện, vận mệnh vốn có của họ sẽ từ từ thay đổi, hơn nữa còn thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Vì vậy, vận mệnh có thể tự mình thay đổi, Phật giáo cho phép mọi người hiểu được sức mạnh của nguyên lý cực thiện và cực ác, một khi hiểu được thì hãy làm theo đó, mệnh là tự mình ta tạo ra, phúc là tự ta tìm kiếm; ta làm điều ác thì đương nhiên sẽ giảm phước, ta tu thiện thì đương nhiên sẽ được phước. Từ xưa những gì trong các thi thư đã nói, quả thực là chính xác, một bài học rõ ràng và rất hay. Kinh Phật chúng ta có nói: Người cầu tài thì được tài; cầu con thì được con; cầu trường thọ thì được trường thọ!" Vân Cốc Thiền sư nói thì rất phức tạp, kỳ thực ý nghĩa cốt lõi chỉ là một câu - vận mệnh của mình nằm trong tay chính mình.

Lời nói của Vân Cốc đã thức tỉnh Lý viên ngoại, ông cũng bắt đầu sống một cuộc sống năng động và đầy hứa hẹn, tích lũy những việc làm tốt cho cuộc đời mình.

Kể từ đó, Lý viên ngoại rất thận trọng trong mọi hành động, lời nói và cử động của mình. Ví dụ, ngay cả trong một căn phòng tối trống rỗng, ông cũng sẽ đối xử một cách trang trọng, không la mắng hay chửi bới lung tung, bởi vì sợ đắc tội thiên địa, xúc phạm quỷ thần.

Khi gặp người ghét mình, phỉ báng mình, Lý viên ngoại cũng có thể bình tĩnh chấp nhận, không tranh cãi so đo với người khác. Vào năm thứ hai sau khi gặp Vân Cốc Thiền sư, khi Lý viên ngoại đến Lễ Bộ để tham gia khoa cử, lời tiên đoán của ông lão về số phận, đột nhiên bắt đầu không linh nghiệm - Theo dự đoán ban đầu của ông lão, Lý viên ngoại hẳn là thi đỗ hạng thứ ba, nào biết kết quả vừa ra, Lý viên ngoại thế nhưng đã đỗ hạng nhất! Ông lão cũng không dự đoán được tương lai Lý viên ngoại sẽ thi đậu cử nhân, nhưng trong kỳ thi hương mùa thu, Lý viên ngoại thực sự đã đậu cử nhân! Mà những tương lai của hiện tại này lại không phải là trong vận số đã định sẵn của ông.

Thấy nỗ lực thay đổi vận mệnh của mình có kết quả đáng chú ý như vậy, Lý viên ngoại càng thêm tự tin.

Sau đó, ông phát nguyện làm ba ngàn việc thiện. Từ ngày phát nguyện, ông trở nên tích cực hơn trong việc làm các việc thiện. Sau hơn mười năm nỗ lực, cũng đã hoàn thành được 3.000 việc thiện. Kết quả là phu nhân của ông sinh được một đứa con trai. Tất nhiên, người vợ này chính là người vợ trước Trương thị.
« Chương TrướcChương Tiếp »