Vì thế, tôi đã nghiêm túc đọc kỹ:
Heo. Có câu ngạn ngữ nghề nông nói rằng: “Khi heo ngậm cỏ trong miệng, sóng lạnh đến” và “Khi heo làm tổ thì tuyết rơi dày đặc”. Điều này là do mũi và miệng của heo gần như không có lông, da ở hai bộ phận này tương đối mỏng, các dây thần kinh tương đối dày đặc và còn tiếp xúc trực tiếp với không khí, cho nên đặc biệt nhạy cảm với cái lạnh, vì thế khi sóng lạnh đến, heo thường sẽ có dự cảm trước, chúng sẽ nhặt cỏ về làm tổ. Khi thời tiết trở lạnh, chúng sẽ thò miệng vào cỏ, nếu nhiệt độ tiếp tục hạ xuống, nó sẽ chui hẳn vào trong cỏ để tránh cái lạnh. Heo mẹ lại càng có dự cảm nhạy bén về cái lạnh hơn. Vì vậy, khi heo ngậm cỏ, xây tổ là báo hiệu một đợt rét đậm sắp tới.
Chó. Dân gian thường nói: “Chó ngâm nước thì trời mưa”, điều này cũng có cơ sở khoa học. Bởi vì chó không có tuyến mồ hôi, nên chúng không thể dựa vào lỗ chân lông để tản nhiệt trong mùa hè nóng nực, mà chỉ có thể dựa vào miệng và lưỡi để tản nhiệt. Trước khi trời mưa vào mùa hè, thời tiết sẽ bỗng trở nên oi bức hơn, lúc này, khả năng tản nhiệt qua miệng và lưỡi của chó không còn đủ nữa, vì thế chúng sẽ nhảy xuống ao, suối ngâm mình trong nước để thúc đẩy quá trình tản nhiệt. Vì vậy, nếu thấy “chó ngâm mình trong nước” nghĩa là trời sẽ mưa.
Cóc. Con cóc cũng là “chuyên gia” dự báo thời tiết. Cấu trúc sinh lý của nó rất đặc biệt. Là loài lưỡng cư, dù có phổi nhưng chức năng phổi của chúng rất hạn chế, nên chúng không thể chỉ dựa vào phổi để hô hấp, mà chúng nó còn phải dựa vào việc hô hấp qua da. Tuy nhiên, việc hô hấp qua da cần phải có điều kiện, đó là da phải được giữ ẩm để oxy trong không khí trước tiên có thể hòa tan trong chất nhầy của da, sau đó mới thắm qua da đi vào máu. Nếu da khô, thì tất nhiên da không thể tiến hành hô hấp được. Vì vậy, nó rất sợ ánh sáng mạnh và thời tiết hanh khô, đây cũng là lý do vì sao vào ban đêm chúng mới ra ngoài kiếm ăn. Trước khi có mưa lớn (khoảng một ngày), độ ẩm không khí cao, trong trường hợp này, cóc mới có thể xuất hiện vào ban ngày. Vì thế mà dân gian có câu ngạn ngữ “ban ngày có cóc ra khỏi hang, chắc chắn trời sẽ mưa”.
Cá. Cá sống bằng cách thở oxy hòa tan trong nước. Khi trời nắng, áp suất khí quyển cao, trong nước có nhiều oxy hòa tan nên chúng sẽ lắng lặng dưới đáy nước; trước khi trời mưa, áp suất không khí thấp, oxy ở sâu trong nước sẽ giảm đi nhiều, nên cá lần lượt lên mặt nước để thở, vì thế người ta có câu “cá nổi thì mưa”.
Chim én. Tục ngữ dân gian có câu: “Chim én bay thấp thì mưa”, đây là bởi vì chim én muốn ăn côn trùng. Thứ nhất, khi trời sắp mưa, trong không khí sẽ có nhiều hơi nước hơn, sẽ làm ướt cánh của một số loài côn trùng, giống như máy bay bị quá tải và không thể bay được, nhưng nếu chúng vẫn muốn bay thì chúng chỉ có thể bay gần xuống đất. Thứ hai, khi thời tiết chuyển sang mưa dầm, áp suất không khí thấp, hơi nước trong không khí tăng lên và một số loài côn trùng nhỏ trong đất cũng bò ra khỏi đất, vì vậy chim én phải bay thấp để bắt côn trùng ăn.
Rắn. Rắn thường trốn trong hang vào ban ngày và ra ngoài vào ban đêm để tìm thức ăn, uống nước, tắm rửa, lột da, v.v… Nhưng trước khi trời mưa, thời tiết sẽ vô cùng ẩm ướt và oi bức, cho nên rắn cũng thường xuất hiện vào thời điểm này. Vì vậy, khi rắn chui ra khỏi hang vào ban ngày là dấu hiệu trời sắp mưa. Đặc biệt vào cuối mùa thu đầu mùa đông, khi thời tiết se lạnh, nếu có rắn lớn chui ra khỏi hang thì không quá một hai ngày chắc chắn sẽ có mưa. Đúng là “Đại xà xuất động, mưa to thùng thùng(rắn lớn chui ra khỏi hang, mưa lớn kéo tới)”, “rắn xuyên qua lối đi, mưa tới”.
Gà. Tục ngữ có câu “Gà về muộn, báo mưa dầm”. Gà không có tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn, do bởi thiếu cơ quan tản nhiệt nên gà rất sợ nóng. Nhiệt độ lý tưởng cho gà trưởng thành là 20°C. Khi nhiệt độ vượt quá 30°C, chúng thường há miệng và dang rộng cánh để giúp tản nhiệt. Vào buổi chiều tối mùa hè oi bức sắp đổ mưa, chuồng gà lại càng nóng và oi bức hơn, cho nên người ta thấy gà không muốn vào chuồng, dây là dấu hiệu sắp có giông. Ngoài ra, trước khi trời mưa, không khí có nhiều hơi ẩm nên chuồng gà càng ẩm ướt, mùi phân gà nồng nặc hơn nên gà không muốn vào chuồng.
Kiến. Kiến rất nhạy cảm với áp suất không khí, nhiệt độ và độ ẩm. Nếu chúng làm tổ cao 2-3cm hoặc 4-5cm thì dự đoán sẽ có mưa nhỏ hoặc mưa to và chắc chắn sẽ có mưa trong vòng 2-3 ngày. Trước khi mưa một giờ, chúng sẽ bịt kín lối vào để chống ngập, rồi mở lỗ thông gió ở nơi cao và chỉ mở lối vào sau khi hết mưa và trời quang đãng.
Tôi đọc bài viết này một cách rất thích thú rồi đưa nó cho chị Lý. Tôi nghĩ chị ấy cũng sẽ cảm thấy rất hứng thú. Sau khi đọc bài viết này, tôi không thể không thắc mắc tại sao người mù lại chọn lên núi khi có giông bão — liệu có liên quan đến độ ẩm, áp suất không khí và nhiệt độ đặc biệt của giông bão hay không?
Sau khi đọc bài viết này, tôi cảm thấy sở dĩ động vật có thể dự đoán được mưa, là vì khi trời mưa, độ ẩm, nhiệt độ và áp suất không khí của không khí sẽ thay đổi, chúng có thể cảm nhận rất rõ ràng những thay đổi tinh tế này.
Chẳng lẽ những thay đổi này có tác động đến người mù à?
Chờ chị Lý đọc xong, tôi nói ra ý tưởng này ra
để cùng chị ấy thảo luận, nhưng cả hai chúng tôi đều cảm thấy càng thảo luận càng bối rối, đúng vậy, lý do thực sự khiến người mù chọn lên núi trong một cơn giông bão là gì?
Tệ hơn nữa, vào lúc bốn, năm giờ chiều, tuy trời có vài đám mây nhưng trời vẫn nắng, thôi xong, có thể hôm nay trời sẽ không mưa! Lát nữa sẽ tan làm, ngày hôm nay cũng sẽ sớm kết thúc, tại sao trời lại không có vẻ sắp mưa nhỉ?
Đột nhiên một người đưa thư đến văn phòng của chúng tôi, tôi thấy anh ta đổ mồ hôi đầm đìa và quần áo ướt đẫm như thể vừa được vớt lên khỏi mặt nước. Bởi vì anh ta thường chuyển phát nhanh đến văn phòng của chúng tôi nên chúng tôi khá quen thuộc với anh ta, còn thỉnh thoảng trò chuyện với nhau nữa.
"Ôi, văn phòng của cô cậu mát quá, bên ngoài oi bức muốn chết, tôi chưa bao giờ gặp phải một ngày oi bức như thế này, còn nóng hơn buổi sáng hôm đó nữa, xem ra trời sắp mưa thật rồi." Những lời này của anh ta chợt khiến tâm trạng của tôi và chị Lý bỗng nhiên dâng trào.
Tôi vội vàng rót cho anh ta một ly nước một cách vui vẻ, nhiệt tình rồi hỏi: “Bên ngoài nóng lắm à? Văn phòng chúng tôi có điều hòa rất mát, nên cũng không thấy nóng chút nào, anh mau uống chút nước cho mát đi.”
"Ôi, vẫn là cô cậu sướиɠ, kiếm tiền dễ dàng, trong phòng này thoải mái quá, tôi có một đồng nghiệp vừa bị say nắng phải nhập viện đấy, không chỉ là nắng nóng thông thường thôi đâu, mà còn ngột ngạt, quả thật khiến người ta gần như không thở nổi, lát nữa cô cậu tan làm thì phải về nhà thật nhanh đấy, để tránh bị ướt nhé. Không phải dự báo thời tiết hôm qua đã nói, chiều tối nay sẽ có giông sao, theo tôi thấy, mưa này nhất định không nhỏ đâu.”
Anh ta hoàn toàn không biết, chị Lý và tôi muốn nghe những lời này từ anh ta đến mức nào.
Khi tôi tan làm lúc 5 giờ 30, đột nhiên mây đen từ từ kéo đến từ phía đông của bầu trời vốn trong xanh, trong bầu không khí ngột ngạt vốn có, đột nhiên có một làn gió mát nhẹ thổi đến, hơn nữa cơn gió mát này càng lúc càng mạnh, ai cũng biết là trời sắp mưa, hơn nữa xét theo tình hình hiện tại thì cơn mưa này chắc chắn sẽ không nhỏ, cho nên dù đang đi bộ, lái xe hay đi xe đạp, tóm lại, ai đang ở bên ngoài, đều vội vã tăng tốc để chạy về nhà.
Tôi không định lái xe về nhà mà định ở cùng chị Lý trong một khách sạn cách nơi làm việc không xa, vì vậy chúng tôi cũng không chút hoang mang, vừa đi bộ chậm rãi về phía khách sạn trong gió mát trước khi trời bắt đầu mưa, vừa ngắm khung cảnh đường phố trước cơn mưa, cảm thấy thật thú vị, cũng rất thích.
Khi chúng tôi mới đến khách sạn còn ở dưới lầu, những hạt mưa to đã bắt đầu rơi, đồng thời, trên bầu trời cũng vang lên vài tiếng sấm rền. Tôi và chị Lý nhanh chóng chạy vào trong khách sạn, cảm thấy gần như ngay lập tức, sấm sét ầm ầm và mưa to đã trút xuống.
Chị Lý và tôi đang ở trong phòng, nghe thấy tiếng sấm càng lúc càng to bên ngoài, cũng như tiếng mưa rơi dồn dập, chúng tôi cảm thấy phấn khích không thể giải thích được.
Chúng tôi biết, trong cơn sấm chớp ầm ầm và mưa to tầm tã này, trên núi, có thể đã có điều gì đó bất ngờ và bí ẩn đang xảy ra.
Tôi đứng trước cửa sổ, nhìn bầu trời u ám và mưa to bên ngoài, thỉnh thoảng lại chìm vào suy nghĩ sâu xa. Chị Lý ôm chặt tôi từ phía sau, bộ ngực đầy đặn gợi cảm áp sát vào lưng tôi, nhẹ nhàng thì thầm vào tai tôi như tự nhủ: “Tôi nghĩ, trong một ngày giông tố thế này, cậu họ chắc hẳn đã nghĩ đến điều gì đó khác với những người khác, nhưng bây giờ, vào một ngày giông tố, cả hai chúng ta và cậu họ, có thể sẽ nghĩ đến điều tương tự."
"Vậy bây giờ chị có muốn gọi điện cho cậu họ không, nói với bác ấy kế hoạch chúng ta đang thực hiện, bác ấy chắc chắn sẽ rất vui và hào hứng. Tuy nhiên, trước tiên chị phải xác định xem bác ấy có bị bệnh tim hay không, nếu không, đột nhiên vui mừng đột ngột, có lẽ sẽ nguy hiểm cho bác ấy."
"Đồ vô lại nhà cậu, sao lại trù ẻo cậu tôi hả, cậu ấy không có bệnh tim đâu, sức khỏe rất tốt đấy." Chị Lý hờn dỗi nói: "Nhưng mà tôi nghĩ, bây giờ gọi cho cậu ấy thì thích hợp hơn, không biết tại sao, tôi lại vô cùng tò mò và cũng rất sợ hãi về những gì được camera ghi lại, nếu như xem cùng cậu họ thì tâm lý của tôi mới vững vàng hơn.”
Lời nói của chị Lý chợt chạm vào đáy lòng tôi. Tôi cũng có cảm giác giống như chị Lý - tôi rất muốn xem những thứ ghi lại được, nhưng cũng rất sợ phải nhìn thấy, lỡ có cảnh nào cực kỳ đáng sợ thì sao. Nhưng cậu họ lại giống như trụ cột của chúng tôi, chỉ cần có ông ấy ở bên, chúng tôi cảm thấy rất yên tâm.
Hiện tại đang có giông tố đang xen, gọi điện thoại trong điều kiện thời tiết như vậy rất nguy hiểm, cho nên chúng tôi quyết định đợi đến ngày mai mới gọi cho cậu họ, sau đó lấy camera xuống núi mang đến nhà cậu họ cùng xem - tất nhiên, điều này đòi hỏi cậu họ phải nói cho mợ họ hiểu trước.
Giông tố kéo dài đến khoảng 11 giờ tối rồi mới từ từ tạnh. Tôi thậm chí còn xúc động muốn lái xe tới lấy camera ngay, nhưng cũng may chị Lý vẫn bình tĩnh, chị ấy nói sau khi trời mưa to, đường sẽ có nhiều nước và mặt đường sẽ trơn trượt, ban đêm lại rất khó nhìn rõ, sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa với lượng mưa lớn như vậy, nếu xảy ra lở đất trên núi thì sao?
Tôi nghĩ những gì chị ấy nói rất có lý, cho nên tôi phải kìm nén sự tò mò tột độ của mình. Sau hai cuộc đam mê điên cuồng, chúng tôi ôm nhau ngủ thϊếp đi.
Khi tôi thức dậy thì đã là một ngày mới sau cơn mưa và bầu trời trong xanh. Đêm đó tôi ngủ rất say, có lẽ vì tối hôm trước ngủ quá ít, khi thức dậy tôi cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Chị Lý cũng hào hứng như tôi.
Nhưng chúng tôi vẫn chưa thể lên núi lấy camera ngay, bởi vì còn phải đi làm. Lại là một ngày làm lơ đãng nữa, nhưng mà tâm trạng hôm nay rõ ràng rất khác so với hôm qua – hôm qua tôi bồn chồn và lo âu nhiều, nhưng hôm nay tôi lại vui mừng và hào hứng.
Sau khi chịu đựng xong, cuối cùng cũng đến lúc tan làm. Trong vài phút cuối cùng, tôi cảm thấy chị Lý và tôi quả thực chính là “sống một giây bằng một năm”. Khi hết thời gian, chúng tôi không ở lại thêm một giây nào nữa, vội vã bước ra ngoài, vội vàng đến mức suýt nữa quên bấm thẻ.