Chương 56.2: Địa ngục trần gian

Cậu họ nhận thấy Vương Chính Khôi có vẻ không quá kiêng kỵ khi nói về người mù này, nên đã lấy hết can đảm hỏi thẳng: “Trong biên niên sử của huyện chúng ta, có mấy cuốn sách viết về những điều kỳ lạ về người mù, hơn nữa những người mù được ghi lại trong những cuốn sách này dường như đều là cùng một người, nhưng khoảng chiều dài thời gian lại đến hơn ba trăm năm, cho nên, bản thân điều này rất kỳ dị, với lại sự tích của những người đã tiếp xúc với người mù đó, đều được ghi lại chi tiết trong sách.”

Nghe xong, Vương Chính Khôi mở to mắt, ngạc nhiên hỏi: "Thật sao? Làm sao có người biết rõ ràng như vậy? Tôi chưa từng đề cập với ai về chuyện này, ông nói cho tôi biết xem, trong sách ghi lại chuyện gì về người mù đó."

Cậu họ liền kể về việc người mù làm sao cải trang thành lang trung và làm sao lên kế hoạch gϊếŧ Phản Điền, cũng dùng mưu kế gϊếŧ tất cả những tên lính leo núi Nhật Bản đã huyết tẩy ngôi làng của Vương Chính Khôi.

Vương Chính Khôi sửng sốt, không khỏi khâm phục. Chờ đến khi cậu họ nói xong hồi lâu, ông mới phục hồi tinh thần lại, thở dài nói: “Tôi chưa từng nghe nói đến đoạn này, không ngờ những điều đó lại là ông ấy làm, cổ thư nói ‘vạn nhân địch’(một mình có thể đánh lại mười ngàn người), có lẽ ông ấy có loại bản lĩnh này.”

Thấy Vương Chính Khôi không hề bất an khi nói về người mù, cậu họ cũng đánh mất mối bận tâm trước đó. Ông ấy thận trọng hỏi Vương Chính Khôi: "Hiện tại ngài xem như là người duy nhất tiếp xúc gần gũi với người mù, vậy kể từ sau khi người mù xuống núi ám sát Phản Điền, các người chưa bao giờ gặp lại à?"

Vương Chính Khôi không vội trả lời mà chỉ vén ống quần bên chân trái lên, để lộ một vết sẹo kỳ lạ to bằng lòng bàn tay ở bắp chân - vết sẹo này giống như tổ ong, tức là trên da thịt có những lỗ nhỏ lõm sâu vào. Cậu họ không thể tưởng tượng được, vết thương nào có thể gây ra vết sẹo như vậy.

Tiếp theo, Vương Chính Khôi cũng không trả lời trực tiếp câu hỏi của cậu họ, mà kể về sự trải qua của mình ở Dã Nhân Sơn trong Chiến tranh chống Nhật: “Dã Nhân Sơn được gọi là ‘lòng chảo Hồ Khang’ trong tiếng Miến Điện, có nghĩa là ‘nơi ở của ma quỷ’.

Quân tiến vào Dã Nhân Sơn có 40.000 người, nhưng khi ra ngoài chỉ còn 8.000 người. Nói cách khác, trong năm người chỉ có một người có thể bước ra ngoài.

Nơi đó quả thật còn đáng sợ hơn cả địa ngục.

Một trong những người phụ tá của tôi ngã bệnh và nằm nghỉ dưới gốc cây lớn một đêm, ngày hôm sau đã biến thành một đống xương trắng —— bị kiến ăn. Ngay cả những con kiến

ở Dã Nhân Cốc cũng rất hung mãnh.

Còn có đỉa, muỗi, các loại côn trùng độc hại, bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt ban đỏ và tiêu chảy đều là những mối đe dọa lớn đối với tính mạng con người, lúc đó lại không có thức ăn để ăn, mà trời lại mưa, hạt mưa to như những quả trứng nhỏ, vài phút là có thể rơi xuống đất một hai thước, làm sao ngủ được? Đầm lầy dưới đất đôi khi sâu đến thắt lưng và mỗi bước đi đều phải trả giá rất đắt.

Có một sư đoàn trưởng bị thương nằm trên cáng, cùng bộ đội rút lui vào Dã Nhân Sơn. Do môi trường tự sưởi ấm khắc nghiệt, vết thương đã trở nên tồi tệ hơn, cuối cùng đã không thể bước ra khỏi Dã Nhân Sơn. Sư đoàn trưởng này có một tài xế đã đi cùng nhiều năm, lần này sư đoàn trưởng ra ngoài chiến đấu không dẫn Vương Bồi Thanh đi cùng, mà để ở nhà chiếu cố người nhà. Một đêm nọ, người tài xế ở hậu phương dường như có một giấc mơ kỳ lạ khi đang nửa tỉnh nửa mê: Anh ta mơ thấy sư đoàn trưởng mặc quân phục chỉnh tề bước vào một ngôi chùa trên núi, sau đó mở cửa chùa và nhìn một lúc, sau đó cánh cửa trang trọng đóng lại.

Không lâu sau đó, tài xế Vương liền nhận được điện tín cho biết sư đoàn trưởng đã bỏ mình khi đang làm nhiệm vụ. Sau đó, một sĩ quan tham mưu đi cùng sư đoàn trưởng lúc đó xác nhận sư đoàn trưởng đã chết trong một ngôi chùa trên núi.

Còn có một chỉ huy quân đội khác mắc bệnh sốt xuất huyết và hôn mê trên cáng suốt hai ngày đêm. Để nâng ông, hơn hai mươi người lính trẻ đã hy sinh mạng sống quý giá của mình. Một trong số họ còn có tiểu đoàn trưởng cận vệ của ông.

Khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy tư liệu như vậy trong một cuốn sách - hơn hai mươi năm sau, có một nhóm du kích từ Khắc Khâm Bang ở Miến Điện tiến vào Dã Nhân Sơn để đánh du kích. Khi họ bước vào một hang động có lối vào bị dây leo bao phủ, họ đã rất sốc: Bên trong tràn đầy hài cốt! Đây là lúc Đỗ Duật Minh đi qua Dã Nhân Sơn vào năm ấy, có một đội đã đến hang động này để tránh mưa hoặc nghỉ ngơi, bởi vì hang động ở Dã Nhân Sơn thường đều có chướng khí, với lại những binh sĩ này đều đã mệt mỏi và suy yếu, thế cho nên cả tập thể đã chết trong hang động này. Đó đều là những người anh em đã sát cánh chiến đấu cùng chúng tôi.

Tôi nhớ rõ có một đại đội trưởng tên là Vương Phương, anh ta có mối quan hệ rất tốt với một lính cần vụ dưới quyền, người lính cần vụ đó chân bị thương nên không thể đi lại, Vương Phương không nỡ bỏ hắn lại nên đã cõng hắn suốt chặng đường. Nhưng khi đến chân một sườn núi rất dốc, mỗi người cần phải kéo dây mới có thể leo lên. Vương Phương phải đối mặt với một quyết định cực kỳ khó khăn:

Tiếp tục cõng người lính bị thương này trên lưng đã không được nữa, chỉ có thể để người lính bị thương này ở đây, nơi này sẽ là nơi an nghỉ cuối cùng của hắn, nhưng nhìn người lính trẻ bị thương này, trong mắt tràn đầy khát vọng được sống, huống chi rất nhanh đã có thể ra khỏi Dã Nhân Sơn.

Phải làm gì đây?

Các sĩ quan phía sau nhìn thấy đám người Vương Phương đang do dự, vội vàng chạy tới xem chuyện gì đang xảy ra. Sau khi người chỉ huy hiểu rõ tình hình, đã nhanh chóng đưa ra quyết định, lặng lẽ ra lệnh vào tai Vương Phương.

Vương Phương không còn cách nào khác, chỉ có thể tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy mà đôi mắt rưng rưng - lặng lẽ kéo viên đạn cuối cùng của khẩu súng tiểu liên lên, nhân lúc người lính trẻ bị thương ấy không chú ý đã gϊếŧ chết hắn chỉ bằng một phát súng.”