Chương 55: Kỹ năng sinh tồn trên chiến trường

Thành thật mà nói, tôi rất tò mò về “kỳ quan âm thanh” trên núi này. Từng có hai lần, tôi ở trong một chuỗi khách sạn nhỏ dưới chân núi trong cơn giông bão, chỉ để nghe âm thanh đã xảy ra mấy trăm năm trước này, kiểu tiếng la hét của cái chết trên chiến trường cổ xưa.

Nhưng hiệu quả lại rất tệ, chỉ có thể nghe thấy loáng thoáng tiếng trống và tiếng la hét. Tuy nhiên, vì lúc đó sấm sét quá lớn và khách sạn vẫn còn cách xa địa điểm thực sự của trận chiến, cho nên có cảm giác không quá rõ ràng, nhưng tôi lại nghe thấy một ông cụ nhặt vải vụn ở gần đó nói, lúc ông ấy còn trẻ rất ngu ngốc và táo bạo. Ông ấy đã từng leo lên núi trong một cơn giông bão để nghe. m thanh đó quả thật rất đáng sợ, tựa như thực sự có thiên quân vạn mã ở xung quanh bạn đang chém gϊếŧ kêu to, cũng có những tiếng kêu thảm thiết thê lương, nhưng bạn chỉ có thể nghe thấy âm thanh mà không thể nhìn thấy gì. Cái cảm giác này quá kỳ lạ, cũng thật đáng sợ.

Tuy nhiên, ông cụ nhặt vải vụn cũng có ý tốt nhắc nhở tôi, đừng tùy tiện lên núi khi đang có giông bão. Nơi đó là khu vực có tỷ lệ sét đánh cao. Lần duy nhất ông lên núi trong cơn giông bão đã nhìn thấy một quả cầu lửa từ trên trời giáng xuống, nơi rơi xuống cách ông không xa, một vùng rộng lớn cây cỏ bị thiêu rụi, đó là một tia sét. Cho nên sau mỗi cơn giông, trên núi đều sẽ có cây cỏ bị sét đánh cháy xém.

Mà theo tôi phỏng đoán - sở dĩ người mù lựa chọn xuất hiện trên núi trong cơn giông tố, có thể có liên quan đến trận chiến khốc liệt đó - cậu họ của chị Lý cũng đồng tình với kết luận này của tôi, ông ấy còn giải thích thêm, theo tâm lý chiến tranh, đối với một cuộc chiến bi thảm thì ảnh hưởng tâm lý đến con người là vô cùng sâu sắc.

Nước Mỹ có rất nhiều cựu chiến binh Thế chiến thứ hai mắc bệnh Alzheimer. Tình trạng của họ nghiêm trọng đến mức họ thậm chí không còn nhận ra người thân bên cạnh mình. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ vẫn còn ấn tượng sâu sắc về cuộc chiến bi thảm mà họ đã trải qua hồi đó.

Nếu Cao Hạt Tử đã tham gia vào cuộc chiến bi thảm đó, vật tất nhiên sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong trí nhớ của ông ta, điều này sẽ gây ra hàng loạt ảnh hưởng đến hành vi của ông ta. Trong lúc giông bão, ông ta có khả năng do yếu tố cảm xúc đặc biệt mà lên núi.

Điều khiến tôi dựng tóc gáy là Cao Hạt Tử có thể đang ẩn nấp gần đó, với khả năng cải trang tuyệt vời của mình, có thể người đi ngang qua chúng tôi chính là ông ta. Sở dĩ ông ta chưa bao giờ rời xa nơi này, có phải là vì ông ta đang thủ vệ hài cốt của các tướng sĩ Minh triều trung thành ở đây không?

Tôi rất muốn lên núi trong một ngày giông bão để chờ Cao Hạt Tử xuất hiện, đến gần ông ta xem ông ta có phải là ông Cao mà tôi từng tiếp xúc gần gũi không, rồi hỏi ông ta mọi chuyện mà vị kỳ nhân này đã trải qua, điều đó còn tuyệt vời gấp vạn lần bất kỳ cuốn tiểu thuyết hay bộ phim nào trên thế giới. Nhưng tôi cũng biết, đây chỉ là suy nghĩ mà thôi, căn bản không có khả năng thực hiện được.

Mặc dù không thể đến đó khi có giông bão nhưng đến đó vào một ngày bình thường vẫn không có vấn đề gì.

Một ngày nọ, tôi và chị Lý cùng nhau hẹn cậu họ đi lên núi để tìm hiểu ngọn nguồn. Thực ra tôi đã đến ngọn núi này một hai lần, nhưng khi biết thêm về mối quan hệ giữa ngọn núi này và Cao Hạt Tử, mọi thứ dường như đã khác.

Thật ra, cuộc chiến giữa quân Minh và quân Thanh vốn đã lâu đời, cho nên đã không còn dấu vết gì. Mặc dù sử sách ghi lại rằng ngọn núi này vào thời điểm đó gần như biến thành "núi xác" - xác chết bao phủ toàn bộ ngọn núi. Những con giòi trên xác chất cao tới hơn một mét, hơn nữa những con giòi ở tầng trên còn thường rơi xuống, tạo ra âm thanh lốp bốp như đậu phộng rang. Loại thảm trạng đó thực sự là địa ngục trần gian.

Điều kỳ diệu là tuy chiến tranh lúc đó không để lại dấu vết nào khác, nhưng những âm thanh của chiến trường thực tế lại được “ghi” trên đá bởi sự kết hợp của nhiều hoàn cảnh. Thật ra trên núi còn có một nghĩa trang lớn, nhưng lại là lăng mộ của các tướng lĩnh và binh sĩ chống Nhật ở địa phương. Nó không liên quan gì đến quân đội nhà Minh và nhà Thanh.

Phong cảnh trên núi cũng rất đẹp, tôi, chị Lý và cậu họ đi dạo dưới bóng cây trên núi, tận hưởng làn gió núi mát lạnh và nghe cậu họ thao thao bất tuyệt, kể đủ thứ lịch sử thú vị, rất thích thú.

Chúng tôi bước vào Nghĩa trang Liệt sĩ kháng Nhật và ngồi xuống nghỉ ngơi trong một cái đình. Chị Lý tri kỷ lấy trong túi ra vài lon đồ uống rồi phân phát cho tôi và cậu họ.

Cậu họ tuy đã hơn 70 tuổi nhưng thể lực rất tốt nhờ thường xuyên tập luyện, đi lên núi lâu như vậy mà cũng không hề cảm thấy mệt mỏi.

“Bác già như vậy mà sức khỏe còn tốt, thể lực còn mạnh hơn cháu, cháu đi bộ lâu như vậy đều mệt mỏi, nhưng bác vẫn có tinh thần phấn chấn.” Tôi nói một cách chân thành.

Cậu họ chỉ cười nhạt: “Thật ra sức khỏe của tôi chưa bao giờ tốt lắm, lúc còn trẻ có thể nói là bệnh tật ốm yếu. Cho đến hai năm gần đây, sức khỏe của tôi ngày càng sa sút, hơn nữa tôi còn bị bệnh xuất huyết não nhẹ. Nhưng nhờ có người đó mà hai năm qua tôi ít bệnh tật hơn, cảm thấy thể lực của tôi cũng thực sự ngày càng tốt hơn.”

Tôi nhìn theo hướng ngón tay của cậu họ, lại nhìn thấy một tấm bia mộ cách đó không xa. Trên bia mộ có viết "Ái Quốc Tướng lãnh Vương Chính Khôi Chi Mộ" - Vương Chính Khôi? Đó không phải là vị tướng Quốc Dân Đảng Vương Chính Khôi mà cậu họ nhắc đến khi kể chuyện người mù lần trước sao? Chẳng lẽ sau này ông đã chết trên chiến trường chống Nhật à?

Ông cụ nhìn thấy vẻ mặt bối rối của tôi, cười nói: “Đúng, chính là Vương Chính Khôi mà lần trước tôi nhắc đến, nhưng ông ấy mới qua đời năm ngoái. Để tưởng nhớ công tích của ông trong cuộc kháng chiến chống Nhật, cấp trên đã xin Ban Công tác Mặt trận Thống nhất tỉnh phê duyệt ông được an táng tại đây.”

"Vậy chắc chắn bác đã từng có qua lại với Vương Chính Khôi đúng không ạ? Chắc hẳn đã hỏi ông ấy về người mù bí ẩn đó phải không?" Chị Lý cũng tò mò hỏi.

Cậu họ im lặng gật đầu, đôi mắt nhìn bia mộ của Vương Chính Khôi, như thể lại chìm đắm trong hồi ức ngày xưa. Trong cái đình nhỏ râm mát và hẻo lánh được bao quanh bởi những ngọn núi xanh, chị Lý và tôi đắm chìm trong thế giới tuyệt vời do cậu họ kể lại.

Cậu họ và Vương Chính Khôi biết nhau vào bốn năm trước. Tại một cuộc hội nghị kỷ niệm chiến thắng Chiến tranh chống Nhật, Vương Chính Khôi làm khách quý, được mời phát biểu trên sân khấu, mà cậu họ là thành viên của giới văn hóa, cũng tham dự hội nghị lần đó. Khi người dẫn chương trình báo ra tên "Vương Chính Khôi", cậu họ ngay lập tức bị sốc - ông ấy đã quá quen thuộc với cái tên "Vương Chính Khôi" này khi đang nghiên cứu giai thoại về người mù.

Có lẽ nào Vương Chính Khôi này chính là Vương Chính Khôi được ghi trong sách, người đã tiếp xúc trực tiếp với người mù? Chẳng lẽ là trùng tên trùng họ sao? Nhưng xét về kinh nghiệm và tuổi tác, Vương Chính Khôi này gần như hoàn toàn trùng khớp với trong sách.

Cậu họ vẫn luôn trong trạng thái tò mò và phấn khích, cuối cùng cũng đã đợi cho đến khi hội nghị kết thúc. Liền vội vã đi tới chào Vương Chính Khôi, thật trùng hợp là Vương Chính Khôi cũng là một độc giả trung thành của cậu họ, Vương Chính Khôi đều đã đọc kỹ một số cuốn sách do cậu họ viết và cũng đã sớm chú ý đến tác giả đã viết lên tác phẩm Hương Đảng này. Mặt khác, cậu họ lại nói bóng gió hỏi thăm quê quán và sự trải qua của Vương Chính Khôi. Cuối cùng đã chứng thực, Vương Chính Khôi này chính là người được nhắc đến trong sách.

Hai người ngay lập tức bắt tay và trò chuyện vui vẻ.

Suy cho cùng, cậu họ cũng là một người làm công tác văn hoá, tâm tư rất tỉ mỉ, ngay từ đầu cũng không có tùy tiện hỏi về chuyện người mù - bởi vì người mù bí ẩn này có quá nhiều điều cấm kỵ và bí mật. Ông sợ nếu nói ra điều đó ngay từ đầu, Vương Chính Khôi sẽ có phản kháng, như vậy sẽ không thể tìm hiểu sâu hơn được.

Điều khiến cậu họ ngạc nhiên là, kỳ thực Vương Chính Khôi vẫn luôn sống ở thành phố huyện nhỏ này! Vậy mà mình thậm chí còn không biết điều đó. Kể từ đó, cậu họ thường đến thăm Vương Chính Khôi, hai ông già chỉ cần vừa gặp đã dành hàng giờ để trò chuyện cùng nhau. Nhưng cậu họ lại rất thận trọng, luôn cảm thấy thời cơ chưa chín muồi nên chưa bao giờ chủ động hỏi thăm về người mù.

Chỉ nói nhiều hơn về trải nghiệm của Vương Chính Khôi khi chiến đấu với quân Nhật trên chiến trường. Vương Chính Khôi đã được đào tạo chính quy tại học viện quân sự và có rất nhiều kinh nghiệm thực tế nên khi nói đến đánh giặc, ông ấy liền nói không ngừng nghỉ.

Có một lần, hai người đang tập thể dục trong công viên, nhìn thân hình cường tráng của Vương Chính Khôi, cậu họ đã nói đùa: “Vương tướng quân à, với vóc dáng của ngài như vậy, có phải mục tiêu khá lớn hay không? Nếu cùng có mặt trên chiến trường, tỷ lệ trúng đạn, có phải cũng sẽ lớn hơn một tên lính nhỏ rất nhiều đúng không, cho nên nói ngài có thể trải qua mưa bom bão đạn mà còn sống được, quả thực là không dễ dàng đó nha."

Vương Chính Khôi nghe xong cười lớn, nhưng lại nghiêm túc trả lời: “Đây là cảm giác trực quan nhất, có người cho rằng binh lính càng nhỏ thì khả năng bị trúng đạn càng nhỏ. Nhưng mà có đúng không? Điều này có một mức độ ý nghĩa nhất định.

Khi chúng tôi chiến đấu với quân Nhật, tôi có một người lính cần vụ vóc dáng rất gầy, có một lần, khi đang hành quân, bị máy bay Nhật càn quét dữ dội, cả hai mặt áo khoác bông của cậu ta đều bị đạn xuyên thủng, nhưng bởi vì thân thể cậu ta nhỏ gầy, nên viên đạn chỉ xuyên qua chiếc áo khoác độn bông dày rộng. Nếu cơ thể cậu ta vạm vỡ hơn một chút thì hai viên đạn đã không “xuyên qua áo bông” như vậy.

Những người có vóc dáng nhỏ bé, cũng đúng là có tỷ lệ bị trúng đạn thấp hơn. Ví dụ như những người lính hành động nhanh nhẹn từ Tứ Xuyên sẽ có nhiều khả năng sống sót hơn những người lính cao lớn từ các tỉnh khác tham gia cuộc chiến cùng lúc.

Nhưng ngoài vóc dáng, tâm trạng của một người khi chiến đấu càng có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến sự sống còn của một người trên chiến trường.

Hai cảm xúc cực đoan - sợ hãi quá mức và "không sợ hãi" quá mức - đều có thể dễ dàng khiến các cá nhân chiến đấu chết trước khi phát huy hết khả năng chiến đấu của mình.

Tôi từng có một đại đội trưởng dưới quyền, không hiểu sao trước trận chiến, cậu ta lại có vẻ mặt đờ đẫn và buồn bã. Mà trong quá trình tác chiến, cậu ta biết trong ngôi nhà ở một khu nhà có lính Nhật, nhưng vẫn liều lĩnh lao vào, kết quả bị gϊếŧ ngay tại chỗ.

Nếu phân tích tâm lý về đại đội trưởng này, trạng thái tinh thần của cậu ta trong lúc tác chiến rất có vấn đề: Có một cảm giác buồn chán và buồn bã không thể giải thích được. Mà trạng thái tinh thần tiêu cực này chắc chắn sẽ dẫn đến phản ứng chậm và suy giảm nghiêm trọng khả năng tập trung, phán đoán.

Khi tôi còn học ở Trường Quân đội Trung ương, một huấn luyện viên người Mỹ đã từng nói với chúng tôi, nếu chúng tôi rơi vào trạng thái buồn chán và bi ai tột độ thì phản ứng của chúng tôi với những thứ xung quanh sẽ trở nên lơ đãng và chậm chạp. Hiệu quả và tỷ lệ lỗi của công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu những cảm xúc như vậy tồn tại trên chiến trường, vậy kết quả sẽ rất trí mạng.”