Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là hai ngày trước vụ ám sát, ông đã thảo luận chi tiết về vụ ám sát Lincoln với Robert. Nói xong hai ngày sau liền phát sinh sự kiện ám sát. Phải chăng ông đã linh cảm rằng tai họa sắp ập đến. Tuy nhiên xét về khả năng dự đoán PK thì Garfield chỉ là một trường hợp nhỏ. Có rất nhiều người mạnh hơn ông ở khía cạnh này.
Vào ngày 5 tháng 12 năm 1938, theo tờ “Trình Báo” Thượng Hải đưa tin, một tấm bia đá “bí ẩn” đã được đào ra trong quá trình xây dựng cây cầu ở phía đông Chiết Giang. Tại sao lại cho là bí ẩn?
Dòng chữ trên tấm bia này là Lưu Cơ, chính là Lưu Bá Ôn, người được cho là giỏi bói toán vào thời nhà Minh. Điều huyền diệu hơn nữa là dòng chữ: “Khởi thất thất, chung thất thất. Ký, Ninh, Việt, Hán, ám vô thiên nhật. Dẫn Hồ thâm nhập, nhất cử tiêm diệt, Ngô Việt anh kiệt, nỗ lực nỗ lực.” Một vài dòng chữ này, lại mô tả chính xác một cách đáng ngạc nhiên tình trạng của Trung Quốc vào thời điểm đó. Chúng ta hãy phân tích từng câu một.
"Khởi thất thất" - Năm 1937, ở Trung Quốc đã xảy ra một "Sự kiện ngày 7 tháng 7" nổi tiếng, chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ toàn diện.
“Ký, Ninh, Việt, Hán, ám vô thiên nhật”—Tháng 12 năm 1937, Nhật Bản công chiếm Nam Kinh, sau đó là Từ Châu, Vũ Hán và Quảng Đông, đốt phá, gϊếŧ chóc và cướp bóc, đúng là hoàn toàn chìm trong bóng tối.
“Dẫn Hồ thâm nhập, nhất cử tiêm diệt” - có ý gì? Kẻ thù tuy hung hãn nhưng cũng không đáng sợ, nếu mang chúng vào, có thể tiêu diệt chúng trong một lần.
“Ngô Việt anh kiệt, nỗ lực nỗ lực”—— Ngô Việt chính là ám chỉ các khu vực Giang Tô, Chiết Giang và Giang Nam, Tùng Hỗ Hội Chiến đã xảy ra ở khu vực này. Chúng ta biết rằng Tùng Hỗ Hội Chiến là trận chiến dịch lớn nhất và khốc liệt nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật. Mà hàng trăm năm trước Lưu Bá Ôn tựa như đã dự cảm được về thảm kịch này, sau đó dường như đã cổ vũ và động viên cho những con cháu sau này.
Mà đây quả thật là do Lưu Bá Ôn 500 năm trước viết đấy sao? Làm thế nào nó có thể chính xác như vậy? Độ chính xác khiến chúng ta phải khϊếp sợ.
Tuy nhiên, ngoài tấm bia đá thần kỳ này, Lưu Bá Ôn còn có một bài hát gọi là "Thiêu Bính Ca" được lưu truyền rộng rãi hơn, được cho là có thể dự đoán chính xác hàng loạt sự kiện lịch sử quan trọng sẽ xảy ra ở Trung Quốc hàng trăm năm sau.
Cho dù lý do là gì đi chăng nữa thì trong văn hóa Trung Quốc, những hình tượng như Lưu Bá Ôn và Gia Cát Lượng, những người nửa người nửa tiên, đều có kiến
thức sâu rộng thần cơ diệu toán, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa biết nhân luân (hiểu biết quan hệ giữa con người với nhau) đều ùn ùn không dứt.
Con người thực sự có những nhân vật “đã khai thiên nhãn” như vậy sao?
Có thể lắm.
Gia Cát Lượng và Lưu Bá Ôn đã quá xa xăm so với thời đại của chúng ta đang sống. Về khả năng tiên đoán và trí tuệ thực sự của họ, có lẽ sau hàng ngàn năm huyền thoại và sự tốt đẹp hóa, chúng ta đã không còn có thể xác minh chính xác được nữa.
Tuy nhiên, cận đại lại có một kỳ nhân dường như có khả năng dự đoán tuyệt vời và sự nhạy cảm đáng sợ với nhiều thứ. Ông ấy “thần kỳ” đến mức nào?
Ông đã dự đoán chính xác sự kết thúc của Thế chiến thứ nhất trên tờ New York Sun vào ngày 20 tháng 12 năm 1914.
Không những vậy, ông còn dự đoán chính xác sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai.
Những dự đoán này được công bố trên các tờ báo và phương tiện truyền thông đại chúng, đồng thời được ghi chép đầy đủ và không thể làm giả được.
Điều này chưa đủ thần kỳ đâu, vị kỳ nhân này còn từng là nhân viên của Edison, nhưng nhiều phát minh của ông, Edison lại không thể so sánh được, mặc dù ông không nổi tiếng bằng Edison.
Người này cả đời đã phát minh ra khoảng 1.000 phát minh. Mặc dù Edison đã thực hiện hơn 2.000 phát minh trong đời, nhưng hầu hết các phát minh của Edison đều đến từ đội ngũ thực nghiệm tận tâm của công ty ông, mà những phát minh của vị kỳ nhân này về cơ bản là kết quả nỗ lực đơn đả độc đấu của ông. Nhân vật tuyệt vời này được gọi là Tesla. Edison đã từng nói: Thiên tài là 1% cảm hứng, cộng thêm 99% sự siêng năng - nhưng có một nửa câu sau của Edison ít được biết đến - tuy nhiên, 1% cảm hứng còn quan trọng hơn sự siêng năng rất nhiều!
Có người nói rằng, Tesla là một thiên tài truyền cảm hứng, trong khi Edison là một thiên tài làm việc chăm chỉ.
“Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là khả năng cảm thụ đáng kinh ngạc của Tesla về vạn vật: ông có thể nghe thấy tiếng tích tắc của đồng hồ cách đó ba cái phòng; âm thanh của một con ruồi đậu trên bàn, với ông mà nói nó gần giống như một âm thanh sấm sét bị bóp nghẹt; vào năm 1899, Tesla 43 tuổi, có thể nghe rõ tiếng sấm ở cách xa 880 km. Cao Hạt Tử thuộc loại nhân vật tài năng này."
Sau khi nghe lý lẽ dài dòng và có căn cứ của cậu họ chị Lý, tôi và chị Lý càng lúc càng cảm thấy những kỳ nhân như Cao Hạt Tử, thật sự có tồn tại. Trước đây, chúng tôi luôn cảm thấy rằng những điều kỳ diệu khác nhau về Cao Hạt Tử có thể chỉ là truyền thuyết, nhưng nghiên cứu sâu sắc của cậu họ chị Lý về vấn đề này đã thuyết phục chúng tôi rằng, kỳ nhân chân chính đó thực sự tồn tại.
Nói xong cũng đến lúc ăn cơm, mặc dù mợ họ chị Lý nấu không nhiều nhưng món nào cũng rất ngon, lúc đầu tôi có chút dè dặt nhưng lòng tốt và sự nhiệt tình của hai vợ chồng già khiến tôi nhanh chóng thả lỏng, mà một khi thả lỏng, cũng trở nên háu ăn, ăn nhiều đến nỗi “no cành hông”.
*Câu mãn hào bình: 沟满壕平: thành ngữ Trung Quốc, ý nghĩa là sự đầy đủ. (Ở đây mình xin dùng “no cành hông” để thay thế.)
Trong bữa ăn, tôi và chị Lý vẫn muốn nói nhiều hơn về chuyện của Cao Hạt Tử, nhưng không hiểu sao mợ họ luôn cố tình chuyển hướng cuộc trò chuyện, như thể không muốn nói về chủ đề này. Chị Lý và tôi cũng nhanh chóng nhận ra điều đó nên chúng tôi khôn ngoan tránh nói về chủ đề này trước mặt mợ.
Sau đó, tôi lén hỏi cậu họ tại sao mợ lại nhạy cảm với chủ đề này như vậy, cậu họ khẽ thở dài nói: "Bà ấy không phải nhạy cảm với chủ đề này, mà là sợ, ôi, thực ra việc này cũng trách tôi."
Cậu họ nhìn thấy vẻ mặt bối rối của chúng tôi nên đã giải thích thêm.
Trong khoảng thời gian cậu họ nghiên cứu sâu về Cao Hạt Tử, mợ họ luôn nói rằng vào ban đêm, bà ấy có thể mơ hồ nhìn thấy khuôn mặt của một ông già trên kính cửa ra vào và cửa sổ. Ông già đó có hốc mắt hãm sâu, gầy trơ cả xương, trông không có một cái răng, nhưng khi cười, thì miệng lại đầy những chiếc răng sứt mẻ màu trắng.
Cậu họ ban đầu không coi trọng chuyện đó, nghĩ là mợ họ hoa mắt, hoặc ảo giác sau khi gặp ác mộng tương tự vào ban đêm, cho đến một đêm, ông ấy đang ở trung tâm văn hóa, đọc một cuốn sách về giai thoại của người mù bí ẩn, cũng đang nghiên cứu, khi thống kê phạm vi hoạt động của người mù, ông chợt phát hiện ra một quy luật - trong hai ba trăm năm qua, trong số mấy nhà nghiên cứu đã chết thảm vì muốn tiếp cận người mù, có bốn người đã chết gần đó, trong phạm vi có đường kính không quá một km. Khi cậu họ nhìn thấy kỷ lục này, ông ấy đã toát mồ hôi lạnh. Đột nhiên nghĩ đến, chẳng phải hình dáng của ông già mà vợ mình nhìn thấy trên kính hoàn toàn khớp với hình ảnh Cao Hạt Tử được mô tả trong sách sao?
Để không làm vợ thêm lo sợ, ông không nói với vợ về phát hiện này, nhưng vợ lại mơ hồ biết, cậu họ đang nghiên cứu một người mù bí ẩn, hơn nữa bởi vì nghiên cứu về người mù mà trong hai ba trăm năm, đã có năm sáu người đã chết vì chuyện này, cho nên bà cụ cho rằng Cao Hạt Tử này là điềm xấu, tốt nhất là không nên nhắc tới.
Tại sao Cao Hạt Tử lại sợ người khác hiểu mình? Thậm chí vì thế mà không tiếc gϊếŧ người? Hơn nữa tại sao hầu hết lại chọn gϊếŧ người ở thị trấn? Điều này cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Tuy nhiên, thành phố huyện của chúng tôi lại là một nơi rất lịch sử và rất kỳ diệu. Nghe nói ở vùng núi gần thành phố huyện này, quân Thanh và quân nhà Minh từng xảy ra cuộc đọ sức sinh tử với hàng chục nghìn người. Trận chiến đó diễn ra rất khốc liệt, hai bên thế lực ngang nhau và đều chịu thương vong nặng nề. Hơn nữa, trận chiến diễn ra vào đêm mùa hè, lúc ấy còn có sấm sét và mưa lớn tầm tã. Tiếng kêu chết chóc, tiếng sấm sét và tiếng mưa trộn lẫn với nhau, khiến nó trở nên vô cùng tàn khốc.
Nhưng kể từ đó, một điều rất kỳ diệu đã xảy ra - mỗi khi có giông bão, tiếng kêu gϊếŧ chóc chấn động này sẽ lại xuất hiện. Nếu giông bão dữ dội hơn, tiếng la hét gϊếŧ chóc này lại sẽ to hơn. Qua mấy trăm năm sau, vẫn cứ như vậy, người ta vẫn luôn tương tuyền là do trong chiến tranh có quá nhiều oan hồn, mới mấy trăm năm âm hồn vẫn không tan. Mỗi lần giông bão, những vong linh này sẽ đồng thanh kêu to. Vì vậy, người dân trong thành phố, đặc biệt là những khu vực gần núi đó, mỗi khi có giông bão, đều sẽ khϊếp sợ trước những tiếng thét kinh thiên động địa đó, dù nhà ở khu vực đó rẻ hơn những khu vực khác trong thành phố rất nhiều, nhưng rất ít người chịu sống ở đó. Vì vậy, khu vực gần núi ấy từng là nơi dân cư thưa thớt và hẻo lánh nhất trong toàn thành phố.
Sau đó, để bài trừ mê tín, chính quyền huyện đã đặc biệt mời các chuyên gia của Viện Khoa học Trung Quốc đến nghiên cứu xem hiện tượng này là chuyện gì đang xảy ra. Nhóm chuyên gia bao gồm các nhà sử học, nhà địa chất, nhà vật lý và các học giả liên quan khác.
Trải qua mấy tháng nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra kết luận sơ bộ: Căn cứ sách sử ghi lại, trên ngọn núi đó đúng là đã xảy ra một trận chiến với hàng chục nghìn người, hơn nữa trong lúc chiến đấu, cũng đúng là đã xảy ra giông tố. Nhưng tại sao sau này, mỗi khi có giông bão, tiếng kêu gϊếŧ chóc chấn động ấy lại xuất hiện như bóng ma? Sau khi phân tích kỹ lưỡng, các chuyên gia đã đưa ra lời giải thích khoa học - những tảng đá trên ngọn núi này không phải là đá thông thường, mà chúng chứa một lượng lớn nam châm, khi gặp sét sẽ tạo ra "điện" và "từ" giống như nguyên lý của một máy ghi âm, "Từ tính" hoạt động nên âm thanh sẽ được ghi lại. Nói cách khác, do có loại đá chứa magnetite đặc biệt và được bổ sung thêm tia sét nên viên đá đã trở thành “máy ghi âm”, sẽ ghi lại những âm thanh phát ra từ ngọn núi. Khi gặp lại tia sét, những âm thanh lưu trữ trong magnetite sẽ được "kích hoạt" lại, do đó được giải phóng.
Vì vậy, những âm thanh mà mọi người nghe thấy mỗi khi có giông bão thực sự là những tiếng hét chết chóc được tạo ra trong trận chiến khốc liệt cách đây hai ba trăm năm. Những âm thanh này đã được “ghi lại” do gặp được điều kiện thời tiết và địa lý đặc biệt.
Sau khi báo cáo nghiên cứu này được đưa ra, sự nghi ngờ của hầu hết mọi người đã bị xua tan, một số người thậm chí còn cố tình chọn cách lên núi trong cơn giông bão để có thể nghe rõ hơn tiếng kêu gϊếŧ chóc của trận chiến hàng trăm năm trước, thế cho nên đã xảy ra vài vụ bị sét đánh. Cho nên chính quyền địa phương đã phải đặt nhiều biển báo dưới chân sườn núi để nhắc nhở người dân không lên núi khi có giông bão.
Mà cậu họ của chị Lý cũng phát hiện ra một điều, bốn nhà nghiên cứu đã chết ấy, đúng lúc đều chết trong cơn giông bão, không biết đó là sự trùng hợp hay là nguyên nhân nào khác. Sau nhiều lần suy nghĩ, ông đã đưa ra một phỏng đoán táo bạo: Mỗi khi có giông bão, người mù bí ẩn đó sẽ xuất hiện trên núi, sau khi mấy nhà nghiên cứu đã chết ấy biết được quy luật này, cho nên đã mạo hiểm leo lên núi trong cơn giông bão. Về phần họ bị sét đánh chết hay do người mù bí ẩn này gϊếŧ, thì điều này đã không rõ.
Một lý do thú vị khác cũng nảy sinh - tại sao người mù bí ẩn lại xuất hiện trên núi trong cơn giông bão?
Tôi kể cho ông cụ nghe kết luận mà Dương Huy đã nói với chúng tôi khi đến thăm anh ấy ở tỉnh lỵ lần trước - Cao Hạt Tử là người ủng hộ việc phản Thanh phục Minh. Ông ta vì thế cũng đã ám sát các tướng lĩnh của quân Thanh. Phải chăng, trong trận chiến giữa quân Minh và quân Thanh đó, Cao Hạt Tử cũng tham gia? Ông ta leo lên núi trong cơn giông tố, có lẽ để tưởng nhớ những binh sĩ nhà Minh đã hy sinh trong trận chiến.
Tất nhiên, tất cả những điều này vẫn chỉ là giả thuyết.