Chương 11: Cán Cân Công Lí

Hai tháng sau.

Tại Tòa án Thành phố.

Trong một phiên xét xử có mặt của hai phía người bị cáo và người bị hại. Ánh và hai ông bà già đi chậm rãi, họ cười ra mặt vì có lẽ đã nắm chắc phần thắng trong phiên xét xử.

Trái lại, hai ông bà cũng sầu lo vì con gái của họ đã dang dở cuộc đời. Khốn kiếp! Họ không ngừng việc trách móc cái tên đáng ghét đã làm ra chuyện vô lương, hắn không đáng nhận khoan hồng từ pháp luật!

Ông thẩm phán đập ầm ầm làm cả khán phòng phải im tiếng không một ai dám hó hé một lời. Đống đơn thưa kiện của gia đình Ánh để lênh láng ở trên bục xét khảo, và chư vị bồi thẩm đoàn đã có mặt để tiến hành xử lí cáo buộc đến từ phía gia đình ông Thanh, nghĩa là cha của Ánh.

“Trật tự!”, ông chủ tọa nói lớn.

Ông Thanh lóng ngóng chưa chịu ổn định chỗ ngồi, liền phải chịu lắng nghe sự nhắc nhở khó khăn của một viên cảnh sát túc trực.

“Thưa ông, mời ông ngồi xuống cho.”

Có lẽ ông là người hiểu chuyện, nên ông đã lập tức ngồi xuống và thình lình quay mặt sang mẹ của Ánh.

“Đệ đơn cho người ta điều tra rồi, giờ tôi hi vọng là cái thằng khốn nạn kia phải trả giá đắc!”

Vợ ông đáp.

“Ông đã lo sòng phẳng với phía bồi thẩm đoàn chưa?”

“Yên tâm đi! Ổn!”, ông Thanh nhấn nhá qua một cái giọng khàn tiếng.

Ông chủ tọa người nhỏ con, mà tiếng văng vẳng tới tận phía cửa chính của khán phòng.

“Trật tự đi!”, ông lặp đi lặp lại trước sự ồn ào của đám đông.

Hoàng từ phòng tạm giam được cảnh sát đưa tới để cho tòa xét xử. Gương mặt hắn còn non choẹt, mà đã dính sẹo không có chỗ để chừa, nhưng nói thế cũng là nói cho cường điệu lên. Chẳng qua là trong hai mươi lăm ngày tạm giam, hắn phải gánh một vài trận nhừ tử ở trong khám.

“Thằng chó chết kia rồi!”, ông Thanh nói nhỏ vào tai vợ.

Phạm nhân được đưa ra trước sự xầm xì của người dự khán phiên tòa, có cả tiếng nói của Hội LGBT của Nhật, và Toàn, Thái, Cường. Họ không tìm ra Quang, không hiểu là anh ta đang trốn mất ở xứ nào. Lại tò mò mà ngoảnh mặt ngược xuôi, cuối cùng vẫn không tìm ra tăm tích của gã.

“Phiên xét xử bắt đầu!”, ông chủ tọa thông báo rõ.

Luật sư Khang là người bào chữa cho Hoàng, ông luật sư khét tiếng là bào chữa thua. Cái mỡ phệ của ông căng phồng ra sắp đứt cả cúc áo.

Ông ngồi khệ nệ vào chỗ của luật sư và chỉnh sửa cho phẳng chừ mép giấy đang đặt rớt lên rớt xuống ở chỗ ông.

“Ê! Thái!”, Toàn gọi một cách khẽ khàng.

Cậu nói tiếp.

“Sao tao không tin tưởng ông luật sư kia cho lắm.”

Thái đáp.

“Ừ phải rồi! Nhà thằng Hoàng không có tiền, nên phải mướn luật sư dỏm. Coi xung quanh đi! Có ba mẹ của thằng Hoàng không?!”

“Không có.”, Toàn vừa ngóng vừa trả lời.

Thái lập tức nói.

“Đó! Kể cả hai ông bà già của nó còn không có mặt ở tại phiên tòa xét xử con của họ, mày nghĩ coi khả năng thằng Hoàng được giảm án còn khó huống chi là trắng án…”

Chưa dứt câu là Cường chen vào.

“Trắng con khỉ móc! Tao nghĩ là còn nặng án hơn!”

Toàn và Thái gật đầu rồi đồng lượt.

“Ờ đúng! Nói đúng!”

“Sao không đúng cho được?! Ba con Ánh quen với ông chủ tọa, lần trước xét xử vụ ông ấy kinh doanh trái phép cái chi chi đó quên mất rồi, cũng nhờ có quan hệ mà thoát một phen hú vía đó còn gì!”, Cường kể lại.

Thái gãi cằm rồi tạch lưỡi hỏi.

“Uạ! Nói thế là thằng Hoàng sẽ không có cửa phải không?”

Cường lắc đầu ngán ngẩm.

“Phần cao là vậy. Ông Thanh không dễ dầu gì bỏ qua cho nó đâu, chứ con gái ruột của gã mà.”

Cường chưa dừng câu.

“Không nhớ người ta nói gì hả? Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, còn bốn là…”

“Bốn là trí tuệ!”, Toàn nhanh miệng cắt ngang.

Cường cốc vào đầu Toàn một cái làm cho hắn xoa xoa mãi.

“Bốn là mặc kệ cái thằng cha trí tuệ! Đồ ăn cơm hớt!”

Phiên xét xử trôi qua được mười lăm phút, vẫn chưa có cơ hội dành cho luật sư Khang cứu chén cho Hoàng khỏi cáo buộc của gia đình Ánh. Ông chủ tọa cứ chần chừ việc tiếp tục phiên phúc thẩm trước tòa.

Luật sư Khang lên tiếng.

“Thưa ông chủ tọa! Tôi cho rằng việc cậu Hoàng và cô Ánh có diễn ra mối quan hệ mờ ám với nhau trước khi dẫn đến việc Ánh có con ngoài ý muốn.”

Luật sư Tài đại diện cho phía gia đình Ánh, có đôi lời chen ngang. Ông phản bác.

“Khoan! Tôi e là luật sư Khang không có quyền áp đặt vụ án theo nguyện vọng của ông. Ông chỉ có quyền kháng cáo chứ không có quyền sửa đổi chi tiết trong đơn tố cáo!”

“Luật sư Tài ngồi xuống! Phản bác vô hiệu lực! Để luật sư Khang nói tiếp!”, ông thẩm phán gõ một hồi nặng trịch xuống gầm bục.

Luật sư Khang nghiêng người đáp.

“Trong đơn tố giác có vài chỗ không hợp lệ.”

Nhất thời, ông luật sư Tài đứng thẳng người lên, cật lực hỏi.

“Ông nghĩ sao khi nói rằng có vài chỗ không hợp lệ cơ chứ?! Trong khi vụ án đã được xét đi xét lại trong vòng nửa tháng nay kể từ khi tạm giam người bị cáo!”

Ai cũng lắc đầu không hài lòng với sự phản kháng của luật sư Tài. Họ la ó trước cửa khán phòng làm cho cuộc xét xử chậm đi vì phải tốn thời gian để ổn định trật sự. Có người còn la lớn: “Hai ông luật sư cãi cọ làm hết giờ!”. Không sai, họ càng khiến cho mọi người phải nóng mắt chờ lâu.

“Thưa chủ tọa! Cho phép tôi tiếp cận với cô Ánh.”, luật sư Khang dõng dạc.

“Được!”, ông chủ tọa cho phép.

Ánh được một viên cảnh sát dìu ra ngoài vành móng ngựa để luật sư Khang khảo tra. Cô kém sắc hẳn so với sáng hôm Chủ Nhật khi lần đầu tiên xét xử vụ án. Không ai trao cho cô một xíu sự can đảm, cô vẫn nói.

“Dạ có tôi.”

Luật sư Khang hầm hầm đi đến. Ông ra vẻ kèo trên, giọng khá vững.

“Cô Ánh! Cô cho tôi biết…”

Luật sư Tài nóng giận, kịp nói to: “Thưa chủ tọa, hành động đó là gây áp lực lên thân chủ của tôi, tôi xin phép kiến nghị với chủ tọa không cho phép luật sư Khang đến quá gần vị trí của thân chủ!”

“Phản kháng có hiệu lực! Yêu cầu luật sư Khang không được đến quá gần người bị hại hòng thao túng tâm lí của cô ta!”, ông chủ tọa ra lệnh.

Hốc mắt của luật sư Khang cay xè đi, ông phải hết sức trấn tĩnh bản thân ông trước sức ép của đối phương đem tới. Lại luống cuống kẻo sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đuối lí thêm lần nữa.

Ông quả quyết.

“Hành động của Hoàng không thể nào có thể hoàn thành một cách dễ dàng nếu không có sự đồng lòng của cô Ánh. Tôi không nghĩ là một người như Hoàng, anh ta là một người vẫn còn đang đi học, làm sao có cơ hội tiếp cận được với Ánh. Nhất là khi cô cũng đang là một học sinh nghiêm túc và có được sự kiểm soát chặt chẽ của ông bà Thanh.”

Ông ngắt lời của chính ông. Rồi chồng thêm vào câu: “Có phải như vậy không, cô Ánh?”

Ánh gật đầu theo cảm tính, đột ngột cô gật đầu nửa vời như thể sợ rằng ông luật sư Khang sẽ chơi chiêu xảo quyệt với cô. Cô không muốn nói ra tiếng nói của lòng cô.

Cô không thể chọn lựa giữa chữ hiếu và chữ nghĩa.

Lại càng không thể sắm vai là một người phản bội trước mặt của mọi người học cùng lớp là hội LGBT của Nhật và Toàn, Thái, Cường. Điều đó càng khiến cho cô thêm khó xử. Hoàng hiểu cho cô và gia đình của cô.

Thế ai sẽ là người hiểu cho anh? Không ai cả!

Luật sư Tài trịch thương.

“Vô lí! Theo lời khai của phạm nhân, đêm diễn ra vụ việc cả hai cùng uống rượu và không hề khống chế được con quái vật trong người! Thử hỏi ông luật sư Khang, một người từ nhỏ cho đến khi lớn lên như cô Ánh đây không hề tiếp xúc với chất có cồn bao giờ, làm sao có thể gán ghép vào việc cô uống rượu rồi không tự chủ được kia chứ!”

Ông thẩm phán điều tiết cho không khí giảm đi sự căng thẳng quá mức, rồi miễn cưỡng chống lại quyết định trong đầu ông nghiêng về phía luật sư Khang. Thật ra, luật sư Tài không phải là không có lí.

“Phản kháng có hiệu lực! Luật sư Tài nói tiếp!”

Luật sư Tài cảm ơn ông chủ tọa, rồi chễm chệ quay mặt sang phía Hoàng. Chìa ngón cái ra, rồi ông xin phép viên cảnh sát dẫn Hoàng ra trước vành móng ngựa để khảo sát hắn ta, chỉ với mục đích nhằm khẳng định và chứng tỏ lời của ông nói là hoàn toàn khớp sự thật.

“Thưa anh Hoàng! Tôi không đến gần anh đâu vì tôi sợ luật sư của anh sẽ vạch lá tìm sâu mãi.”

Hoàng cứng đờ ra một lát. Rồi anh trầm ngâm lên tiếng.

“Thưa ông. Ông dài dòng quá! Xin ông vào trọng tâm.”

Luật sư Tài nhếch mép.

“Tôi muốn hỏi anh một điều.”

Ngập ngừng ngó qua luật sư Khang, ông Tài hỏi thẳng ra.

"Có phải trong đêm diễn ra vụ việc trên, anh đã uống rượu rồi không thể nào kiểm soát được hành động của bản thân, nên đã xâm phạm đến tiết hạnh của cô Ánh? Khi cô ta chống cự lại sự bạo hành của anh, trong cơn nóng giận, anh đã ném cô ta vào cạnh giường có phải?”

“Thưa vâng!”, Hoàng khép nép đáp.

Luật sư Tài kiên định.

“Nói vậy, quả là anh đang chấp nhận việc anh làm cho cô Ánh có con ngoài ý muốn. Thêm một điều nữa là không ai có thể ném một người mới vừa qua đêm với họ xong mà không hề có động cơ gì đặc biệt khác hay sao?”

Ông Thanh không kiềm chế được cảm xúc riêng tư của ông, nên bất chấp việc ngăn cản của vợ, ông vẫn gạt ra.

Đột ngột, trước sự đấu khẩu của hai người luật sư và sự chứng kiến của chư vị bồi thẩm đoàn, ông vẫn hồ đồ nói.

“Thằng Hoàng vu khống cho con tôi! Không hề có việc con gái tôi đồng ý đi khách sạn với nó! Nó đã giở trò bắt cóc con gái tôi!”

Ông chủ tọa bất mãn trước dáng vẻ mập mạp của ông Thanh, rồi đập liên hoàn vào bục gầm, tiếng của ông như sét đánh xuống đầu của ông Thanh một cái làm kinh động.

“Nhắc nhở ông Thanh lần đầu! Không được phép lên nêu ý kiến khi chưa có sự cho phép của tòa án!”

Hoàng hi vọng một điều kì diệu sẽ giúp anh thoát khỏi sự truy tố đau lòng, anh đinh ninh với tất cả thông qua sự kiệm lời tương đối. Anh yêu người con gái đang ngồi ở hàng ghế phía trước mặt, một hàng ghế của kẻ ăn trên ngồi trước, kẻ có tiền và có quyền nắm trong tay hàng tá mối quan hệ với thế lực chủ chốt ở Thành phố.

Làm gì mà anh có cơ hội trắng án.

Anh buông xuôi và gần như tuyệt vọng. Nào là, một thân một ngựa, đầu đường xó chợ, nghiện ngập, chịu cảnh bạo hành trong gia đình, rồi người ta tố cáo anh là người cưỡиɠ ɧϊếp, anh phải ra tòa mà không có ai kề cận đi theo. Ôi oan nghiệt mà cũng không oan nghiệt!

Xã hội đã góp phần xô anh ngã vào con đường cám dỗ. Vả lại, điều đó cũng là do anh chọn, chỉ là tội nghiệp cho một kẻ đã chọn sai đường.

Thái và Cường không tưởng tượng nổi một phiên tòa sôi nổi đến cỡ đó trong đời của hai người. Liền đồng loạt níu vai của Toàn, hỏi.

“Ghê chưa? Lâu lâu cho mày đi coi như vậy, mày chịu không?”

Toàn thẫn thờ đáp.

“Ý là hai đứa mày mong cho người ta ở tù dài dài đó sao?”

Cường kéo vai của Toàn sang phía anh, rồi thều thào cái gì đó không rõ lắm. Chỉ ngỡ là anh nhóp nhép đôi ba lời không đâu, nhưng cái môi kia dần dà khô nẻ đi mới hiểu là anh đang dặn dò Toàn về tương lai của Ánh.

Rồi không ai nói năn gì trước cảnh tượng trước mắt, riêng Thái vẫn đăm chiêu khó tả. Anh sốt sắng trông đợi vào một phán quyết cuối cùng, cả đám người khát khô hết cả cổ họng mà hai ông luật sư cứ như thánh như thần không biết khát là gì. Họ mải gông cổ lên mà cãi.

Cãi vì tiền, vì sự tín nhiệm của hai phía thân chủ khác nhau. Cuộc chiến hẳn còn là một dấu son rực rỡ cho sự nghiệp của kẻ chiến thắng. Họ phải giành phần thắng để còn khẳng định tên tuổi ở Thành phố đông đúc này.

Rồi Cường khăng khăng là…

“Không phải là tao trông cho người ta vô khám dài dài, vấn đề là những lần xét xử là những lần mày có thể học hỏi kinh nghiệm qua trường đời được.”

Thái chỉnh sửa một xíu.

“Chưa hẳn.”

“Chứ còn gì nữa?!”, Cường cãi.

Thái nói tiếp.

“Nếu công lí vốn dĩ không bị xen vào bởi thế lực xấu xa và vô số thủ đoạn khó lường khác thì may ra mày mới học hỏi được!”

Cường cốc thêm vào đầu người ta một cái nữa, phen này tới lượt đầu của Thái.

“Điếc à?! Không nghe tao nói rõ “trường đời” sao?”

Thái bâng khuâng hỏi.

“Nghĩa là sao?”

“Là tất cả những gì Thái nói đều có ở trong hai chữ đó hết rồi! Có hiểu chưa Thái?!”, Cường đáp.

Thái gật đầu nhẹ.

“Ờ… ờ…”

Bỗng ông luật sư Khang nêu quan điểm của ông.

“Tôi cho rằng không thể nào chấp nhận việc cô Ánh không có tội, mà còn là có tội tương đương với thân chủ của tôi nếu như thân chủ của tôi bị khép vào cái tội cưỡиɠ ɧϊếp người khác và làm xấu nhân phẩm, danh dự của người khác!”

Luật sư Tài cự nự.

“Không thể!”

“Sao lại không?!”, ông Khang vẫn ngang xương.

Ông Tài tiếp lời của chính ông.

“Một là ông nên rút lại lời bào chữa, còn hai là tôi đề nghị ông nên về học lại luật sẽ tốt hơn cho ông và thân chủ của ông.”

“Tại sao ông phê phán tôi?”, Khang thắc mắc.

“Không phải là tôi phê phán gì ông. Trái lại, tôi đang tích cực trong việc giúp đỡ ông. Ông nói rằng cô Ánh không thể thoát tội nếu thân chủ của ông phạm tội là hoàn toàn không hợp lí.”

Luật sư Tài tằng hắng một cái thiệt lớn, rồi ông phản bác tiếp.

“Không ai có thể chấp nhận giao cấu với người khác rồi quay sang thưa kiện họ, hoặc là trừ trường hợp gia đình ông Thanh cố ý gài bẫy Hoàng và gia đình anh ta.”

Lưỡng lự một hồi, ông tiếp tục.

“Hoặc trừ khi giao cấu xong rồi quyết định tống tiền anh, ngoài ra không có ít nhất là một động cơ nào của Ánh có thể trở thành bằng chứng ngoại phạm cho Hoàng được!”

“Phản kháng có hiệu lực”, ông chủ tọa chấp nhận.

Cả khán phòng ca ngợi cái tài năng của ông luật sư Tài, ông có được một dịp mở mũi trước người dân ngoài cửa. Họ tán thán trước sức công phá không ngừng nghỉ mà ông Tài đã kì công dành tặng riêng cho luật sư Khang. Cái tên của ông đã nói lên tất cả, giờ không có nhiều thời gian loay hoay cho luật sư Khang nữa rồi.

Không lẽ ông Khang lâm vào cảnh á khẩu sao?

Chưa hẳn!

Ông còn phải giở ra chiêu nịnh nọt lần cuối trước khi phiên tòa phúc thẩm lần hai chấm dứt mà không hề đem lại cho ông một phần nào khả năng giành chiến thắng. Rồi ông liền vuốt khẽ phần đuôi tóc ở phía sau gáy, trông ông phập phệ không khác gì một gã nhà giàu ưa chuộng việc chọn ngành luật để làm trò tiêu khiển và lãnh hoa hồng sống phây phây cho hết tháng hết năm.

Ông phán.

“Còn một chi tiết nữa mà ông đã bỏ qua đó luật sư Tài.”

Luật sư Tài hỏi.

“Đó là gì?!”

Luật sư Khang khéo léo đáp.

“Hẳn ông có nghe lời của ông Thanh nói lúc nãy.”

“Ông ta nói gì?!”

“Ông ta nói rằng Hoàng đã bắt cóc con gái của ông! Thế xin hỏi luật sư Tài, một người nào đó làm con tin sẽ ngoan ngoãn nghe theo lời của phạm nhân mà đi vào khách sạn nghênh ngang cùng với hắn sao?”

Ông Thanh nghe xong thì đâm ra quẩn trí, không khác gì một kẻ vạch áo cho người ta xem lưng.

“Chết rồi!”

Vợ ông Thanh trấn an chồng.

“Điềm tĩnh đi ông, ông rối rắm một hồi là có tai họa nữa đó!”

Ông luống cuống như người mất hồn.

“Tôi sợ là luật sư Tài cãi không nổi trước ông luật sư kia, ông kia nói thế là chỉ có nước chết thôi bà ơi!”

Kẻ có quyền lực như ông Thanh đôi khi cũng sợ quyền lực của kẻ khác cao hơn mình và có hiệu lực trong việc đi trước ông một đoạn. Khi đó, ông ý thức được tầm chủ quan của ông trong việc đặt trọn niềm tin vào công lí. Khác hẳn so với quá khứ trước kia, khi công lí còn là một điều hiển nhiên sẽ thuộc về người chính nghĩa, còn giờ đây công lí kia đều được quy định bởi những kẻ có thế lực đương thời mà không một ai có thể xen vào được.

Tiền bạc có khả năng mua được mọi quyền lực cho ông, và nó cũng có khả năng giúp ông điều khiển được kẻ nắm giữ quyền lực. Quyền lực! Phải! Đó là cách mà ông đã kiếm ra được đồng tiền vào cái hồi còn xưa lắt xưa lơ.

“Đồng tiền và quyền lực là hai cái được mạ vào bởi lớp sơn sáng loáng của tư bản!”

Ông nghĩ thầm.

Rồi ông nghĩ nữa, nghĩ mãi.

“Vậy chẳng lẽ tư bản có thể trường tồn mãi vì bản chất của con người sao?”

Cái đó ông chịu.

Ông đã đấu tranh cả đời cho vai diễn chiếm đoạt, cho vai diễn tranh giành. Và giờ ông mặc nhiên vẫn đóng tiếp một vai diễn đó luôn cả phần của con gái ông.

Vợ của ông ngó qua luật sư Khang, rồi ngó xuống đất ưu tư một khoảng không lâu. Lại an tâm mà vuốt ve chồng.

“Không sao đâu. Ông có đi cửa sau chưa đó?!”

“Tôi đi rồi, nhưng sao vẫn có cảm giác không bảo đảm. Không lẽ thằng phạm tội khốn nạn kia nó lắm tiền lắm của hơn tôi sao? Không bao giờ! Chắc là do ông Tài hơi đuối lí một chút, chứ ông ta thông minh lắm cơ mà!”

Rồi ông vẫn chắc chắn. Song, ông tự trấn an ông mà không cần đến sự giúp đỡ nào khác.

“Tôi đảm bảo là thằng khốn kia sẽ ngồi trong khám ít nhất là mười lăm năm vì cái tội cưỡиɠ ɧϊếp con gái tôi cho bà coi.”

“Sao ông chắc là mười lăm năm?”

“Sao không chứ? Thậm chí nếu có thể, tôi sẽ đẩy tội của nó lên thành hai mươi hoặc hai mươi lăm năm nữa kìa! Thời đại nào rồi! Tiền bạc là xương cốt của tòa án! Không có tiền bạc là tòa án mục rữa ngay! Đồng tiền có thể biến mọi điều trên đời từ trắng thành đen!”

Vợ ông Thanh thở dài ra tiếng, rồi bà cũng không biết phải nói gì thêm cho chồng bà giảm đi sự kiêu căng trên mặt.